BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- NGÔ THỊ MINH THÊ KHẢO SÁT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG PHÂN KALI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯA HẤU KHÔNG HẠT Citrillus lanantu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
NGÔ THỊ MINH THÊ
KHẢO SÁT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG PHÂN KALI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯA HẤU
KHÔNG HẠT (Citrillus lanantus) TRỒNG TẠI
HUYỆN THỦ THỪA, LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
-
NGÔ THỊ MINH THÊ
KHẢO SÁT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG PHÂN KALI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯA HẤU
KHÔNG HẠT (Citrillus lanantus) TRỒNG TẠI
HUYỆN THỦ THỪA, LONG AN
Trang 3KHẢO SÁT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG PHÂN KALI ĐẾN NĂNG
lanantus) TẠI HUYỆN THỦ THỪA, LONG AN
NGÔ THỊ MINH THÊ
Hội đồng chấm luận văn:
1 Chủ tịch: PGS TRỊNH XUÂN VŨ
Tung tâm công nghệ sinh học TPHCM
2 Thư ký TS BÙI MINH TRÍ
Đại học Nông Lâm TP.HCM
3 Phản biện 1 GS TS MAI VĂN QUYỀN
Viện công nghệ sau thu hoạch
4 Phản biện 2 TS PHẠM THỊ MINH TÂM
Đại học Nông Lâm TP.HCM
5 Ủy viên TS VÕ THÁI DÂN
Đại học Nông Lâm TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
Trang 4Từ năm 2005 đến nay làm việc tại Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên nay thuộc Khoa Môi trường và Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9 năm 2007 theo học cao học ngành Trồng trọt tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Tình trạng gia đình: Chồng Trương Trần Quang Phương, kết hôn năm 2002 Các con Trương Ngô Minh Hạnh sinh năm 2004 và Trương Ngô Quang Minh sinh năm 2008
Địa chỉ liên lạc: 56/18 Chương Dương, Tổ 9, Khu phố 1, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TPH CM
Điện thoại: (08)38969861 hoặc 0935.222.276
Email: ntmthe05@yahoo.com
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Ký tên
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi đã được sự giúp đỡ của quý thầy cô, đồng nghiệp, cộng tác viên, gia đình và người thân Xin chân thành cảm ơn đến:
- TS.Võ Thái Dân, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian làm luận văn
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cùng quý thầy cô Khoa Nông học, phòng Sau Đại học đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
- Quý thầy cô khoa Môi trường & Tài nguyên đã tạo điều kiện tốt và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài
- Ban Giám đốc Công ty An Điền, Công ty Syngenta đã giúp đỡ và hỗ trợ kinh phí cho tôi hoàn thành đề tài này
- Gia đình anh Nguyễn Nam Phi và gia đình anh ba Dần tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã cộng tác tốt trong quá trình tôi thực hiện đề tài này
- Cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp, cùng toàn thể các anh chị em đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi
Xin chân thành cảm ơn
Trang 7
TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát giống và ảnh hưởng phân kali đến năng suất và chất lượng dưa
hấu không hạt (Citrullus lanatus) trồng tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An”
được thực hiện nhằm chọn ra 1 - 2 giống dưa hấu không hạt cho năng suất cao, phẩm chất tốt và xác định được liều lượng bón phân kali kết hợp thời điểm bón để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng cây trồng
Đề tài gồm hai thí nghiệm với 3 lần lặp lại tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An Thí nghiệm 1: Khảo sát bảy giống dưa hấu không hạt trồng vụ Đông Xuân 2009 - 2010, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố; Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng liều lượng phân kali kết hợp số lần bón đến năng suất và chất lượng giống dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ trồng vụ Hè Thu 2010, được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố, với yếu tố chính là lượng kali và yếu tố phụ là số lần bón phân Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 Kết quả như sau:
- Thí nghiệm 1 so sánh các giống dưa hấu không hạt cho thấy, giống TWT2812 có thời gian sinh trưởng 62 ngày, sinh trưởng và phát triển mạnh, tỷ lệ sâu bệnh hại thấp (9 % cây bị bọ trĩ và 2 % do bệnh nứt thân gây hại), trọng lượng quả bình quân đạt 3,8kg/quả, năng suất đạt khá cao (35,9 tấn/ha), vỏ mỏng (1,1 cm), màu sắc thịt quả đỏ đậm và giòn, độ Brix đạt cao (13 %), và tương đương so với giống đối chứng Mặt trời đỏ đang được thị trường ưa chuộng
- Kết quả thí nghiệm 2 về phân bón cho thấy giống dưa hấu không hạt Mặt trời
đỏ được bón với lượng phân kali 180 (kg/ha) K2O cho hai lần bón, cây đã sinh trưởng
và phát triển khá tốt Số cây cho thu hoạch trên nghiệm thức bình quân đạt khá cao với 16,5 cây (tương đương số trái thu hoạch), trọng lượng quả bình quân đạt 3,5 kg, năng
Trang 8suất lý thuyết đạt khoảng 35 tấn/ha và năng suất thực tế bình quân đạt khoảng 30 tấn/ha, độ Brix khá cao với 13 %
Có sự tương quan khá chặt (r > 0,8) giữa mức phân kali và các chỉ tiêu về trọng lượng quả, năng suất lý thuyết, năng suất thực tế, chiều dài quả và độ chắc thịt quả
Trang 9ABSTRACT
The thesis “Effects of some seedless watermelon varieties, potassium fertilizer, and the fertilizer supplying methods on yield and quality of the seedless watermelon
(Citrullus lanatus (Thumb) Mansf)” was conducted at My Phu village, Thu Thua
district, Long An province The objectives of this study are to select 1 or 2 potential seedless watermelon varieties with high productivity, good quality; to determine the suitable doses of potassium fertilizer and the period of applying potassium fertilizer in the cultivation of seedless watermelonvariety Mat Troi Do in winter - spring season of
2009 – 2010
The two experiments and 3 replications were conducted at My Phu village, Thu Thua district, Long An province The evaluation of seven seedless watermelon varieties with Randomized Complete Block Design (RCBD) The second one was designed with two factors, potassium fertilizer doses is the main factor and the period
of applying is the sub - factor The data from these experiments were collected and analyzed by Excel and SAS version 9.1
The evaluation of seedless watermelon varieties characteristics showed that the variety TWT2812 needed 62 days for maturity This veriety had strong growth, and a low pestiferous percentage (9% of total population damaged by thrips and 2% of the total affected by stem rupture),the average weight of fruit was about 3.8 kg, the yield was approximately 35.9 tons/ha The TWT2812 fruits had thin rind (1.1 cm), red and crispy flesh The brix index was 13% and equivalent to that of the variety Mat Troi Do
The evaluation of the potassium fertilizer doses, the number of fertilizer applying time, and the seedless watermelon Mat Troi Do variety showed that with the dose of 180 kg K 0/ha, Mat Troi Do variety expressed strong growth capacity
Trang 10including the length of main stem, the number of real leaves, and the leaf size The average fruits per plant got farely high with 16.5 fruits, weight of fruit was 3.5 kg, the average yield got about 30 tons/hectare, the fruit size was about 20.1 cm, and the Brix index was 13% The correlation between potassium dose and these data such as fruit weight, theorical and real yield, fruit size and fruit firmness were so strong with the correlative coefficient r > 0.8
Trang 11MỤC LỤC
Trang
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
TÓM TẮT v
ABSTRACT vii
MỤC LỤC ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG xiv
DANH SÁCH CÁC HÌNH xvi
Chương 1GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 2
1.3 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2
1.3.1 Mục đích 2
1.3.2 Yêu cầu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Sơ lược về nguồn gốc và lịch sử phát triển cây dưa hấu 4
2.2 Thành phần dinh dưỡng và giá trị sử dụng 5
2.3 Đặc điểm thực vật học cây dưa hấu 6
2.4 Các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa hấu 7
2.4.1 Thời kì cây con và sinh trưởng dinh dưỡng 7
2.4.2 Thời kì ra hoa đậu quả 7
2.5 Điều kiện ngoại cảnh của dưa hấu không hạt 7
Trang 122.6 Đặc điểm của một số giống dưa hấu không hạt trồng ở Việt Nam và trên thế giới
9
2.6.1 Ở Việt Nam 9
2.6.2 Trên thế giới 10
2.7 Nhu cầu dinh dưỡng 12
2.7.1 Yếu tố đạm (N) 12
2.7.2 Yếu tố lân (P) 12
2.7.3 Yếu tố kali (K) 12
2.8 Quy trình sản xuất dưa hấu không hạt 14
2.9 Qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu 15
2.9.1 Thời vụ trồng 15
2.9.2 Gieo hạt, ươm cây 15
2.9.3 Chuẩn bị đất trồng 16
2.9.4 Mật độ, khoảng cách trồng 17
2.9.5 Bón phân 17
2.9.6 Chăm sóc khác 18
2.9.7 Một số sâu bệnh hại chính trên dưa hấu 19
2.9.7.1 Sâu hại chính 19
2.9.7.2 Bệnh hại chính 20
2.10 Một số kết quả nghiên cứu dưa hấu không hạt trên thế giới 21
2.10.1 Giống 21
2.10.2 Phân bón 21
Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Nội dung đề tài 23
3.2 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 23
3.2.1 Điều kiện đất đai 23
3.2.2 Điều kiện thời tiết 24
Trang 133.3 Vật liệu thí nghiệm 25
3.4 Phương pháp nghiên cứu 25
3.4.1 Điều tra diện tích và các giống trồng dưa hấu trong vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại Long An 25
3.4.2 Khảo sát đặc điểm của 7 giống dưa hấu không hạt tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An vụ Đông Xuân 2009 – 2010 26
3.4.2.1 Bố trí thí nghiệm 26
3.4.2.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 27
3.4.3 Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất và chất lượng giống dưa hấu không hạt MTĐ vụ Hè Thu 2010 tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An 29
3.4.3.1 Bố trí thí nghiệm 29
3.4.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 31
3.5 Quy trình kỹ thuật 31
3.5.1 Giai đoạn vườn ươm 31
3.5.2 Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất 32
3.6 Xử lý số liệu 34
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Cơ cấu giống và diện tích trồng dưa hấu vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại huyện Thủ Thừa – tỉnh Long An 35
4.2 Đặc điểm của 7 giống dưa hấu không hạt tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An vụ Đông Xuân 2009 – 2010 36
4.2.1 Đặc điểm của các giống ở giai đoạn vườn ươm 36
4.2.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống dưa hấu không hạt ngoài đồng 38
4.2.2.1 Sự phát triển chiều dài thân chính 38
4.2.2.2 Đặc điểm về lá dưa hấu không hạt 41
Trang 144.2.3 Các đặc điểm về hoa 44
4.2.4 Tình hình sâu bệnh hại 45
4.2.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống 47
4.2.6 Chỉ tiêu về chất lượng quả 49
4.2.6.1 Màu sắc vỏ và dạng quả 49
4.2.6.2 Kích thước quả 50
4.2.6.3 Màu sắc và chất lượng thịt quả 52
4.2.6.4 Độ chắc quả, dày vỏ và độ Brix 53
4.3 Hiệu lực của phân kali kết hợp số lần bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả của giống dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ 55
4.3.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của dưa hấu MTĐ 56
4.3.1.1 Chiều dài thân chính 56
4.3.1.2 Số lá thật 59
4.3.2.3 Ảnh hưởng của kali đến kích thước lá 62
4.3.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 64
4.3.2.1 Số cây cho thu hoạch 64
4.3.2.2 Trọng lượng quả 66
4.3.2.3 Năng suất lý thuyết 68
4.3.2.3 Năng suất thực tế 69
4.3.3 Kích thước và phẩm chất quả của giống Mặt trời đỏ 71
4.3.3.1 Chiều rộng quả 71
4.3.3.2 Chiều dài quả 72
4.3.3.3 Độ Brix 74
4.3.3.4 Độ chắc thịt quả 75
4.3.3.5 Độ dày vỏ quả 77
4.4 Hiệu quả kinh tế 79
Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81
Trang 155.1 Kết luận 81
5.2 Đề nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 84
Trang 16DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất tại điểm thí nghiệm 1 (độ sâu 0 – 50 cm) 24
Bảng 3.2 Một số yếu tố khí hậu khu vực thí nghiệm 24
Bảng 3.3 Danh sách và đặc điểm chính của các giống thí nghiệm 25
Bảng 4.1 Diện tích các giống dưa hấu trồng trong vụ Đông Xuân 2009 – 2010 35
Bảng 4.2 Đặc điểm của các giống dưa hấu không hạt trong giai đoạn vườn ươm 37
Bảng 4.3 Chiều dài thân chính (cm) của bảy giống dưa hấu không hạt 39
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính (cm/3 ngày) 40
Bảng 4.5 Số lá trên cây (lá/cây) của bảy giống dưa hấu không hạt 41
Bảng 4.6 Tốc độ ra lá của bảy giống dưa hấu không hạt (số lá/3 ngày) 42
Bảng 4.7 Kích thước lá (cm) của bảy giống ở 33 NST 43
Bảng 4.8 Thời gian phát dục của các giống và ngày thu hoạch (NST) 44
Bảng 4.9 Tỉ lệ sâu bệnh hại (%) trên bảy giống dưa hấu 46
Bảng 4.10 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 48
Bảng 4.11 Mô tả đặc điểm bên ngoài của bảy giống dưa hấu không hạt 50
Bảng 4.12 Kích thước quả (cm) của các giống 51
Bảng 4.13 Màu sắc thịt quả 52
Bảng 4.14 Độ chắc thịt quả, độ dày vỏ và độ ngọt (Brix) quả của giống 53
Bảng 4.15 Ước tính hiệu quả kinh tế trồng dưa hấu không hạt so với dưa hấu có hạ55 Bảng 4.16 Phân tích kali trong đất sau thí nghiệm 56
Bảng 4.17 Chiều dài thân chính (cm) của giống Mặt trời đỏ ở 15NST 57
Bảng 4.18 Chiều dài thân chính (cm) của giống Mặt trời đỏ ở 24 NST 58
Bảng 4.19 Chiều dài thân chính (cm) của giống Mặt trời đỏ ở 33 NST 59
Bảng 4.20 Số lá thật của giống Mặt trời đỏ ở 15 NST (số lá/cây) 60
Bảng 4.21 Số lá thật của giống Mặt trời đỏ ở 24 NST (số lá/cây) 61
Trang 17Bảng 4.22 Số lá thật của giống Mặt trời đỏ ở 33 NST (số lá/cây) 62
Bảng 4.23 Chiều rộng lá trưởng thành (cm) 63
Bảng 4.24 Chiều dài lá trưởng thành (cm) 64
Bảng 4.25 Số cây cho thu hoạch (cây/ô) của giống MTĐ 65
Bảng 4.26 Trọng lượng quả của giống Mặt trời đỏ (kg/quả) 66
Bảng 4.27 Năng suất lý thuyết của giống Mặt trời đỏ (tấn/ha) 68
Bảng 4.28 Năng suất thực tế của giống Mặt trời đỏ (tấn/ha) 70
Bảng 4.29 Chiều rộng quả của giống Mặt trời đỏ (cm) 72
Bảng 4.30 Chiều dài quả của giống Mặt trời đỏ (cm) 73
Bảng 4.31 Độ Brix của giống Mặt trời đỏ (%) 75
Bảng 4.32 Độ cứng thịt quả của giống Mặt trời đỏ (kg/cm2) 76
Bảng 4.33 Độ dày vỏ quả của giống Mặt trời đỏ (cm) 78
Bảng 4.34 Chi phí sản xuất của 4 nghiệm thức thí nghiệm tính trên 1ha qui đổi 79
Trang 18DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Các dạng giống dưa hấu không hạt được trồng ở Việt Nam 9
Hình 2.2 Các dạng giống dưa hấu không hạt được trồng trên thế giới 11
Hình 2.3 Qui trình sản xuất dưa hấu không hạt 14
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát đặc điểm của 7 giống dưa hấu không hạt trồng vụ Đông Xuân 2009 – 2010 tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An 26
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của phân kali đến năng suất và chất lượng giống dưa hấu không hạt MTĐ vụ Hè Thu 2010 tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An 30
Hình 4.1 Thụ phấn cho dưa hấu không hạt 45
Hình 4.2 Tương quan giữa lượng phân kali và trọng lượng quả 67
Hình 4.3 Tương quan giữa lượng phân kali và năng suất lý thuyết 69
Hình 4.4 Tương quan giữa lượng phân kali và năng suất thực tế 71
Hình 4.5 Tương quan giữa lượng phân kali và chiều dài quả 74
Hình 4.6 Tương quan giữa lượng phân kali và độ chắc thịt quả 77
Trang 19Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Dưa hấu (Citrullus lanatus (Thumb) Mansf) là loại rau ăn trái có chứa hàm
lượng nước cao cho cảm giác mát mẻ khi ăn và chứa hàm lượng lớn đường, vitamin
A, B và C (Kutevin và Turkes, 1987; Gunay, 1993) rất được người tiêu dùng ưa chuộng
Những nghiên cứu gần đây cho thấy dưa hấu chứa nhiều lycopene chất chống oxy hóa, có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch và ung thư tuyến tiền liệt, chống nhiễm trùng nhờ trong dưa hấu chứa nhiều beta carotin, làm nhanh lành vết thương nhờ có chứa chất citrulin và giảm stress do trong dưa hấu có chứa nhiều kali (Chu Chu, 2009) và gần đây nhất các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công dầu sinh học ethanol từ dưa hấu (Nguyễn Xuân, 2009)
Dưa hấu là loại cây trồng có thể trồng được quanh năm, trên nhiều loại đất khác nhau và chủ yếu ở các vùng có khí hậu nhiệt đới Tuy nhiên từ trước tới nay chủ yếu trồng các giống dưa hấu có hạt Một hạn chế của dưa hấu có hạt là có quá nhiều hạt gây bất tiện cho người dùng phải lựa hạt trong khi ăn và dễ gây hóc hạt đối với trẻ
em Ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển con người có nhu cầu thưởng thức ngày càng cao, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất thành công nhiều loại trái cây không hạt được trồng ở Việt Nam trong đó có dưa hấu không hạt Cây dưa hấu không hạt phát triển với tốc độ nhanh và trở thành một trong những cây trồng có giá
Trang 20trị và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống nông dân Tuy nhiên lợi tức thu được từ dưa hấu không hạt tùy thuộc vào năng suất và chất lượng quả
Người dân còn quá ít những nghiên cứu về dưa hấu không hạt, nguồn giống chưa phong phú và việc bón phân không cân đối, bón quá nhiều phân đạm, ít sử dụng phân kali làm cho ruột dưa thường bị úng nước chất lượng dưa hấu không hạt giảm
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Khảo sát giống và ảnh hưởng của phân kali
đến năng suất và chất lượng dưa hấu không hạt (Citrullus lanatus) tại huyện Thủ
Thừa – tỉnh Long An” đã được thực hiện
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
- Kết quả của đề tài khảo sát giống nhằm cung cấp các giống mới cho người trồng dưa hấu không hạt cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn Để cải thiện cơ cấu giống và chuyển dịch cây trồng tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
- Việc xác định được liều lượng bón phân kali kết hợp số lần bón cho năng suất cao và chất lượng tốt vừa tiết kiệm chi phí đầu tư
1.3 Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu
- Đánh giá một số giống dưa hấu đang trồng phổ biến trong vụ Đông Xuân
2009 – 2010 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An;
- Tuyển chọn được giống dưa hấu không hạt cho năng suất cao và phẩm chất tốt nhằm phục vụ sản xuất tại địa phương
- Xác định được liều lượng bón phân kali kết hợp số lần bón thích hợp cho năng suất và chất lượng đối với dưa hấu không hạt
Trang 211.3.2 Yêu cầu
- Thu thập số liệu về giống của các hộ nông dân trồng dưa hấu trong vụ Đông
Xuân 2009 – 2010 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
- Theo dõi đặc tính sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của bảy giống dưa hấu không hạt trồng trong vụ Đông Xuân 2009 – 2010, tại Long An
- Theo dõi đặc tính sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng dưa hấu không hạt giống Mặt trời đỏ ở các liều lượng phân kali kết hợp với số lần bón khác nhau
- Bước đầu tìm hiểu sự tương quan giữa các mức phân kali và số lần bón đến năng suất và chất lượng dưa hấu không hạt
Trang 22Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về nguồn gốc và lịch sử phát triển cây dưa hấu
Dưa hấu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới miền nam Châu Phi (Candolle, 1882)
có tổ tiên từ Citrullus vulgaris (Shosteck, 1974) Thieret (1963) cho rằng tên của dưa hấu là Citrullus lanatus (Thumb) Mansf., thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), bộ
Cucurbitales; có 4 loài citrullus như sau: Citrullus lanatus (Thunb.) Mansf.; C colocynthis (L.) Schrad.; C ecirrhosus Cogn và C naudinianus (Sond.) Hook Tất cả
bốn loài có số nhiễm sắc thể 2n = 22; có thể thụ phấn chéo lẫn nhau Hạt của chúng nảy mầm tốt, cây con F1 sinh trưởng tốt (Tạ Thu Cúc, 2005)
Dưa hấu không hạt tam bội thể được nghiên cứu đầu tiên bởi Kihara và sau đó được cải thiện bởi đồng nghiệp của ông là Eigsti và công trình này được báo cáo tại hội nghị Di truyền học Quốc Tế lần 3 tại Stockholm, Thụy Điển vào năm 1948 Đến năm 1986 Kihara mất, Eigsti thành lập công ty American Sunmelon tiếp tục phát triển dưa hấu không hạt lai tam bội thành tiêu chuẩn trên toàn thế giới như ngày nay, đến năm 1998 ông bán công ty American Sunmelon cho công ty Syngenta
Theo Wehner (2008) dưa hấu không hạt được lai tạo thành công đầu tiên bởi nhà lai tạo giống người Mỹ tên Warren Barham vào năm 1953 Ngày nay khoa học phát triển các nhà lai tạo đã tạo ra những giống dưa hấu không hạt đạt năng suất cao, chất lượng ngon ngọt
Trang 23Các giống dưa hấu không hạt được du nhập vào Việt Nam năm 2004, và được trồng ở một số tỉnh ĐBSCL; chủ yếu ở các tỉnh Long An và Tiền Giang Giống dưa hấu không hạt được trồng phổ biến khi đó là Happy Sweet do công ty giống Syngenta cung cấp Nhược điểm của giống này dễ bị sâu bệnh và sinh trưởng kém vào vụ mưa Ngoài ra vào các dịp tết cổ truyền còn xuất hiện nhiều giống dưa hấu không hạt như giống Nhất Bảo được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty Gino và giống Tiểu hắc long được nhập khẩu và phân phối của công ty Trang Nông
Đến năm 2007 xuất hiện giống dưa hấu không hạt Mặt Trời Đỏ, giống này cho năng suất cao, cây sinh trưởng khỏe, ít bị sâu bệnh do đó giống này được người dân lựa chọn trồng phổ biến cho đến nay Riêng giống Happy Sweet không thấy người dân lựa chọn để sản xuất
2.2 Thành phần dinh dưỡng và giá trị sử dụng
Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt dưa hấu có chứa 7,55g carbohydrat; 6,2g đường; 0,4g chất xơ; 91,45g nước; 0,61g protein; 0,15g chất béo; 3 % vitamin A;
3 % vitamin B1; 1 % vitamin B2; 1 % vitamin B3; 4 % vitamin B5; 3 % vitamin B6;
1 % vitamin B9; 14 % vitamin C; 1 % canxi; 2 % sắt; 3 % magiê; 2 % phốt pho; 2 % kali; 1 % kẽm (USDA, 2000)
Dưa hấu là loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới, cách sử dụng rất phong phú và đa dạng Hầu hết các nước dùng dưa hấu như quả tươi, để tráng miệng hoặc giải khát Người Nga dùng dưa hấu để sản xuất bia, sirô Ở vùng Địa Trung Hải dưa hấu là thực phẩm cho cả người và gia súc Vùng cận nhiệt đới châu Phi, dưa hấu được xem là thực phẩm cơ bản và là nguồn thức uống Ở nước ta, dưa hấu được sử dụng rộng rãi từ Bắc tới Nam được dùng làm quả tươi giải khác là chủ yếu Có nơi người dân dùng quả non để nấu canh chua Người dân Phan Rang, Phan Rí có tập quán trồng dưa lấy hạt phục vụ nhu cầu Tết cổ truyền (Tạ Thu Cúc, 2005)
Trang 242.3 Đặc điểm thực vật học cây dưa hấu
Rễ: hệ thống rễ phát triển mạnh nhưng cạn, riêng rễ cọc thì ăn sâu 0,5 – 1,0 m Cây dưa hấu có khả năng hình thành các rễ bất định ở mỗi mắt lá, không có khả năng hồi phục khi bị đứt, nếu tiêu diệt rễ cái sớm sẽ cho năng suất cao hơn (Bassett, 1986)
Thân: thân thảo hằng niên, dây bò, thân có góc cạnh, có nhiều lông tơ rải đều thân cây; thân có nhiều mắt, mỗi mắt có 1 lá Ngoài ra còn có thân bụi lùn, ít bò leo, cành nhánh phát triển sớm khi cây còn nhỏ
Lá: lá hình quả tim, lá chia ra 3 – 7 xẻ thùy, xẻ thùy sâu hay cạn tùy thuộc vào giống, các lá đầu tiên không xẻ thùy, cuống lá dài, lá có nhiều lông trắng
Hoa: hoa nhỏ và ít rực rỡ hơn các loại hoa của các cây thuộc họ bầu bí khác, có
5 lá đài và 5 cánh hoa màu vàng, hoa mọc ngay nách lá, hoa đơn tính đồng chu, hoa đực xuất hiện sớm hơn hoa cái Hoa đực đầu tiên ít phấn và sức sống kém, hoa cái thường xuất hiện ở nách lá thứ 6 hoặc 7 trở đi, có vòi nhụy ngắn có bầu noãn hạ, thụ phấn nhờ côn trùng Hoa nở ra thời gian ngắn (thường trong ngày) và thời gian thụ phấn tốt nhất từ 6 – 9 giờ sáng; thường hoa cái ở vị trí lá thứ 12 – 20 dễ đậu trái và dạng trái đẹp hơn
Trái: trái có nhiều hình dạng khác nhau: oval, bầu dục, tròn, dài tùy thuộc vào giống, nặng từ 0,5 – 119 kg Vỏ trái cứng có nhiều màu sắc khác nhau: xanh, đen, nâu vàng, vàng, xanh nhạt và có loại có sọc, ruột trái có nhiều màu sắc đỏ, vàng, trắng, cam Riêng dưa hấu không hạt thường có vỏ xanh nhạt sọc xanh đậm có trọng lượng trái 3 – 8 kg
Hạt: hạt nhỏ, dẹp; có khoảng 1.000 hạt/trái Hạt có nhiều màu trắng, đỏ, đen, nâu Riêng dưa không hạt có ít hơn 10 hạt/trái và những phôi hạt trắng (pip) (Chu Hữu Tín, 2005)
Trang 252.4 Các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa hấu
2.4.1 Thời kì cây con và sinh trưởng dinh dưỡng
Dưa hấu không hạt thường nảy mầm kém hơn dưa hấu thường do vỏ hạt dày Trong khoảng 15 ngày đầu, dưa hấu không hạt tam bội có thể sinh trưởng chậm, thậm chí có nhiều cây không bình thường do trong khi nảy mầm vỏ hạt thường dính vào lá mầm, do đó để hạn chế tình trạng này khi gieo nên đặt mày hạt hướng lên trên một góc 45 – 900 Cây ít phân cành, rễ phát triển dài hơn thân (Hodges, 2007)
2.4.2 Thời kì ra hoa đậu quả
Đối với dưa hấu không hạt, do không tự tạo ra hạt phấn có sức sống, do đó thời
kì này cần phải tiến hành thụ phấn bổ sung Hạt phấn được lấy từ dưa hấu có hạt và việc thụ phấn có thể thực hiện nhân tạo hay bằng ong; trường hợp thụ phấn không đầy
đủ trái sẽ có dạng tam giác, rỗng ruột và chất lượng không ngon (Chu Hữu Tín, 2007)
Thời kì trái phát triển và thu hoạch: sau khi thụ phấn xong, kích thước trái phát triển rất nhanh và phát triển chậm lại khi trái chuẩn bị chín, giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất dưa hấu tùy thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết,
vị trí lấy trái và phân bón (Trần Thị Ba, 1993)
2.5 Điều kiện ngoại cảnh của dưa hấu không hạt
Nhiệt độ: Dưa hấu là cây trồng vùng nhiệt đới, nên nhiệt độ thích hợp cho sinh
trưởng là 25 – 300C; dưới 180C và trên 350C thì cây sinh trưởng chậm Nhiệt độ thích hợp nảy mầm là 280C – 300C ban ngày, ban đêm 18 – 20oC, dưới 170C hoặc cao hơn
400C hạt khó nảy mầm Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ cây con 25 – 270C, nhiệt độ thích hợp cho hoa nở và thụ phấn là 250C và nhiệt độ thích hợp cho trái lớn và chín
Trang 26300C (Trần Thị Ba, 1995) Ngoài ra đối với dưa hấu không hạt trong điều kiện nhiệt độ quá cao cây dễ bị stress và gây ra trái có nhiều hạt cứng khoảng từ 20 hạt trở lên (Maynard, 2003)
Ẩm độ: Dưa hấu không hạt đặc biệt mẫn cảm với ẩm độ đất bão hòa hơn bất
kỳ hạt giống dưa nào khác, hạt cần nhiều oxy cho quá trình nảy mầm và quá ẩm ướt
sẽ làm giảm khả năng nảy mầm của hạt giống (Hodge, 2007), trong quá trình sinh trưởng phát triển khí hậu quá ẩm ướt cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển gây nhiều bệnh, đặc biệt giai đoạn gần thu hoạch nếu lượng nước trong đất cao như mưa kéo dài sẽ làm giảm chất lượng dưa và giảm thời gian bảo quản
Ánh sáng: Dưa hấu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên cần nhiều ánh sáng để
sinh trưởng và phát triển Thời gian chiếu sáng tối thiểu cần thiết cho dưa hấu là 600 giờ thì cây mới sinh trưởng bình thường (Phạm Hồng Cúc, 1999), thiếu ánh sáng dưa hấu chậm quá trình phát dục ra hoa, trái, cây dễ bị bệnh (Bayraktar, 1981; LoCascio et al., 1976)
Gió: Cần bố trí dưa thuận chiều gió để tránh cây dưa hấu bị gió lây gãy, lỏng
gốc, rụng hoa, rụng nụ làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển
Đất: Chọn đất thoát nước tốt, cơ cấu nhẹ, tầng canh tác sâu, không quá phèn,
dưa hấu chịu đất có pH từ 5 – 7 Đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ hay đất cát pha đều
là lí tưởng để trồng dưa (Trần Thị Ba, 1995) Tuy nhiên, dưa hấu có thể sinh trưởng trên đất thịt trung bình nhưng cần bón phân hữu cơ để cải tạo đất (Tạ Thu Cúc, 2005)
Nước: Dưa hấu cần nhiều nước đặc biệt trong giai đoạn ra hoa, đậu trái nếu
thiếu nước trái bị tóp đầu, thối đáy trái và hình dạng trái bị biến dạng, còn nếu dư nước thì trái bị rỗng ruột và bị rối loạn các giống không hạt bị nặng hơn các giống có hạt (Maynard, 2003), nhu cầu nước giảm dần khi trái gần chín để trái tích lũy đường
Trang 27làm cho chất lượng ngon, ngọt hơn tuy nhiên dưa hấu chịu úng kém, nếu bị úng cây bị
vàng và chết (Trần Thị Ba, 2008)
2.6 Đặc điểm của một số giống dưa hấu không hạt trồng ở Việt Nam và trên thế
giới
2.6.1 Ở Việt Nam
Hình 2.1 Các dạng giống dưa hấu không hạt được trồng ở Việt Nam
(Nguồn: Syngenta Việt Nam, 2010)
Mặt trời đỏ Tiểu hắc long
Trang 28- Giống Happy Sweet: trái dạng oval, vỏ xanh nhạt có sọc xanh đậm, trọng lượng trái 2 – 4 kg, hàm lượng đường 13 – 14 % Brix, được trồng từ năm 2004
- Giống Mặt Trời Đỏ: dạng trái oval, vỏ xanh nhạt có sọc xanh đậm, trọng lượng trái 3 – 5 kg, hàm lượng đường 12 – 14 % brix, được trồng từ năm 2007
- Giống Nhất Bảo: dạng trái hình oval, vỏ xanh đen có sọc xanh mờ, trọng lượng trái từ 7 – 9 kg
- Giống Tiểu Hắc Long: dạng trái hình oval, vỏ xanh đen, sọc mờ giống Nhất Bảo, trọng lượng trái 5 – 7 kg
2.6.2 Trên thế giới
- Crimson Trio: dạng trái hình oval, vỏ màu xanh nhạt sọc lớn xanh đậm
- Genesis: dạng trái oval tròn, vỏ xanh nhạt sọc xanh vừa
- King of Hearts: dạng trái hơi thuôn, trọng lượng trái trung bình 4 – 6 kg vỏ dày xanh sậm có sọc xanh mờ
- Merrilee III (W1025): quả dạng trái oval, vỏ xanh nhạt có sọc xanh đen lớn
- Summer Sweet 5244: dạng trái oval, vỏ xanh nhạt có sọc xanh đậm, trọng lượng trái 6 – 8 kg, kháng bệnh thán thư
- Millionaire: dạng trái hình oval, vỏ xanh nhạt, sọc lớn xanh đậm
- Scarlet Trio: dạng trái oval, vỏ xanh nhạt, sọc xanh đậm
- Summer Sweet 5232: dạng trái oval, vỏ xanh nhạt, sọc xanh đậm, trọng lượng trái 4 – 6 kg, kháng bệnh tháng thư
Trang 29- Tiffany: dạng trái Oval tròn, vỏ xanh vừa, sọc xanh đen, ngắn ngày
- Tree – X – 313: dạng trái thuôn, vỏ dày vừa, da xanh đậm, sọc xanh đen, thời gian trồng đến thu hoạch 75 – 80 NST (USDA, 2003)
Hình 2.2 Các dạng giống dưa hấu không hạt được trồng trên thế giới
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục, Đại học Florida, 2003)
Trang 302.7 Nhu cầu dinh dưỡng
Theo Trần Khắc Thi (1996) và Tạ Thị Thu Cúc (1979), sự cân bằng 3 yếu tố đạm, lân, kali là yêu cầu quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sản lượng và chất lượng trái dưa hấu
2.7.1 Yếu tố đạm (N)
Đạm có vai trò quan trọng trong việc sinh trưởng và phát triển của dưa hấu Trong giai đoạn đầu, đạm giúp cho cây sinh trưởng và phát triển, tăng khả năng phân cành và kiến tạo năng suất Thiếu đạm dưa phát triển kém, lá vàng và ảnh hưởng đến năng suất (Công Doãn Sắt, 1995)
2.7.2 Yếu tố lân (P)
Lân có vai trò quan trọng trong sinh trưởng và phát triển, thúc đẩy phát triển hệ
rễ, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong
quá trình quang hợp
Nồng độ lân trong lá thay đổi từ 0,2 - 0,6 % chất khô, nồng độ lân trong lá đang tăng trưởng tích cực cao hơn lá trưởng thành và P trong hạt cao hơn các bộ phận khác P kích thích sự tăng trưởng rễ, nên bón sớm lúc đầu vụ, bón thúc P ít hiệu quả
P trong đất bị cố định nên bón theo băng gần rễ có hiệu quả hơn bón rãi, nhưng bón theo băng có thể làm giảm sự hấp thu khoáng vi lượng dẫn đến giảm năng suất Nhu cầu P thay đổi từ 110 đến 180 kg/ha tùy loại đất (William, 1993)
2.7.3 Yếu tố kali (K)
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các chất, giúp hoạt hóa các enzyme, tổng hợp protein, giúp vận chuyển và hấp thu ion,
Trang 31tăng cường khả năng quang hợp, hô hấp của cây tích lũy đường và các loại vitamin Kali làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, hạn, rét và tăng khả năng đậu quả, hạn chế quả rụng Ngoài ra kali còn có vai trò làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần tăng năng suất cây trồng Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và tăng khả năng bảo quản quả
Thiếu kali: xuất hiện đầu tiên trên các lá già sau đó chuyển dần lên các lá non
và chuyển lên đỉnh lá thông qua các libe với triệu chứng các sọc nhỏ màu vàng chạy dọc theo các mép lá bắt đầu từ đỉnh lá rồi lớn dần dọc theo các mép lá và cuốn lá
Dư kali: triệu chứng không rõ nhưng làm giảm sinh trưởng và năng suất cây trồng, dư kali làm ảnh hưởng đến hấp thu các cation khác (Ca+, Mg+, Na+) của cây Mức độ tập trung kali trong cây dưa hấu từ 25 – 35 mg K/g chất khô (Mengel, 2007)
Lượng kali mất đi trên dưa hấu sau một vụ mùa: với năng suất 40 tấn/ha thì đất mất đi 180 kg K2O (BASF, 2005)
Theo Trần Khắc Thi (1996), K có tác dụng tăng khả năng chín sớm của cây Ngoài ra, hỗn hợp kali và lân có tác dụng tốt tới chất lượng trái, tăng lượng đường trong thịt trái
Kali ở dưa hấu biến động từ 2 - 6 % chất khô và hiện diện trên cây non nhiều hơn cây trưởng thành Kali di động trong cây và di chuyển từ mô lá vào trái, khi cây dưa hấu thiếu kali thì kali di chuyển từ lá già đến lá non và làm cây tăng trưởng chậm, chóp lá bị mất diệp lục tố và bị hoại tử, trái phát triển không bình thường, đồng thời gia tăng sự phát triển một số bệnh (William, 1993)
Trang 322.8 Quy trình sản xuất dưa hấu không hạt
Số nhiễm sắc thể của dưa hấu bình thường (diploid) là 2n = 22, để sản xuất được dưa hấu không hạt tam bội (triploid) 3n phải có sự lai chéo giữa dưa hấu bình thường 2n và dưa hấu tứ bội (tetraploid) 4n Cây dưa hấu tứ bội được sử dụng làm cây
mẹ và cây dưa hấu nhị bội được sử dụng làm cây bố Tuy nhiên dưa hấu tứ bội chỉ sản xuất được khoảng 5 – 10 % số lượng hạt so với số lượng hạt của dưa hấu nhị bội
Cây mẹ nhị bội được xử lý colchicines để cho ra cây mẹ tứ bội có da trơn và cây mẹ tứ bội (4n) lai với cây bố nhị bội (2n) cho ra con tam bội (3n), dùng để sản xuất dưa hấu không hạt Màu sắc vỏ của dưa hấu tứ bội thường có màu xanh nhạt, vừa
và đậm nhưng không có sọc, ngược lại màu sắc vỏ của dưa hấu nhị bội có sọc, kết quả
là dưa hấu không hạt tam bội thừa hưởng sọc này từ bố Tuy nhiên thỉnh thoảng người trồng cũng có thể tìm thấy một số trái dưa hấu không hạt không có sọc do quá trình tự thụ xảy ra trong quá trình sản xuất dưa không hạt tam bội
QUI TRÌNH SẢN XUẤT DƯA HẤU KHÔNG HẠT TAM BỘI (3n)
Hình 2.3 Qui trình sản xuất dưa hấu không hạt
MẸ TỨ BỘI (4n) X
BỐ NHỊ BỘI (2n)
CON TAM BỘI 3N
DƯA HẤU KHÔNG HẠT
MẸ NHỊ BỘI (2n)
Xử lý Colchicines
Thụ phấn (2n)
Trang 33Dưa hấu không hạt tam bội thường không có hạt nhưng thực tế cũng có vài hạt cứng và những phôi hạt trắng, nhỏ gọi là pip, theo tiêu chuẩn của Mỹ dưa hấu được gọi là không hạt khi trong một trái dưa có ít hơn 10 hạt cứng kể cả các hạt pip
(Maynard, 2003)
2.9 Qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu
Dưa hấu rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh và các biệp pháp kỹ thuật canh tác cũng ảnh hưởng đến chất lượng dưa hấu không hạt
2.9.1 Thời vụ trồng
Các vụ chính ở ĐBSCL như sau (Trần Thị Ba, 2008):
- Dưa Noel: gieo trồng 20 tháng 9 đến 1 tháng 10;
- Dưa tết: gieo 15 – 25 tháng 10 âm lịch;
- Dưa lạc hậu: gieo từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch;
- Dưa hè thu: gieo trồng trong suốt mùa mưa
Vụ chính ở miền Bắc: gieo tháng 1 và tháng 3
Vụ chính ở miền Trung: từ vụ dưa tết kéo dài đến tháng 7
2.9.2 Gieo hạt, ươm cây
Làm bầu: bầu làm bằng lá chuối, bịch nylon hoặc khay ươm, kích thước bầu 3
x 5 cm, đặt bầu nơi thoát nước tốt sau 24 giờ mới gieo hạt Nên làm thêm khoảng 10
% bầu để dự phòng
Trang 34Hỗn hợp giá thể: gồm xơ dừa và tro trấu đã được đốt trộn với tỉ lệ 1:1, trộn thêm khoảng 0,5 kg Basudin 10H cho 500 bầu để giết kiến và các loại côn trùng khác
Gieo hạt: hạt được gieo trực tiếp vào bầu, mỗi bầu gieo 1 hạt, sâu 2,5 – 3,0 cm, đặt mép hạt hướng lên trên 1 góc 45 – 900 để giảm vỏ hạt dính vào lá mầm phủ hạt lại bằng tro trấu (Hodges, 2007)
Tưới nước: do hạt giống dưa hấu không hạt rất mẫm cảm với ẩm độ cao nên sau khi gieo hạt chỉ cần tưới ướt 1 lần, lấy bao bố tủ kín bầu lai để hạt nhanh nảy mầm hơn, sau khoảng 36 giờ hạt nảy mầm đều mới dỡ bao bố ra rồi tưới lại nếu dỡ bao bố trễ cây sẽ bị vóng, tưới mỗi ngày một lần vào buổi sáng sau khi gieo 4 – 5 ngày, giai đoạn này cây có 2 lá mầm đem trồng ngoài đồng
Lưu ý: đối với dưa không hạt nhiệt độ nảy mầm tốt nhất từ 26 – 300 và rất mẫn cảm với nước nên không ngâm ủ như các loại dưa hấu khác Do đó nên ươm trong bầu để dễ dàng kiểm soát nhiệt độ và ẩm độ (Hodges, 2007)
Làm mái che: để tránh mưa, nắng
2.9.3 Chuẩn bị đất trồng
Chọn đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, không nhiễm phèn nặng, dễ thoát nước hoặc những loại đất cát pha chứa nhiều hữu cơ, đất có độ pH 6 – 7 là thích hợp nhất, đất trồng dưa hấu nên luân canh với các loại cây lúa, bắp hoặc họ đậu, đất phải được cày bừa tơi xốp (Trần Thị Ba, 2008)
Làm liếp: lên liếp cao 30 - 40 cm tùy mùa vụ, rộng 1 m, mặt liếp phải làm bằng phẳng để rễ dễ phát triển, nên làm giữa liếp cao hơn 2 đầu liếp để nước khỏi ứ đọng trên liếp Đào mương rộng 30 - 50 cm, khoảng cách giữa 2 tim mương 4,0- 4,5 m
Trang 35- Bón lót: bón toàn bộ vôi khoảng 500 kg/ha, phân chuồng 20 – 30 m3/ha và 1/3 tổng lượng phân hóa học 500 kg/ha, trộn phân và rãi đều trên liếp
- Phủ màng phủ nông nghiệp: dùng màng phủ khổ rộng 1,0 – 1,6 m, diện tích màng phủ càng rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao, chiều dài mỗi cuộn màng phủ 400 m Tưới nước ướt trước khi đậy màng phủ, dùng que tre ghim mép màng phủ và lấy đất đắp lên hai bên mép màng phủ để tránh gió tốc, sau đó đục lỗ màng phủ đường kính 10 cm, lỗ cách lỗ 35 – 40 cm
- Xử lí mầm bệnh: phun thuốc validacin (20 cc/10 lít nước) để ngừa bệnh
Lượng phân cho tính cho 1.000 m2 (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 2008): 50 -
80 kg vôi + 1 - 2 tấn phân chuồng (hoặc 50 - 100 kg phân hữu cơ vi sinh) + 5 - 7 kg urea + 80 - 100 kg phân hỗn hợp NPK 16-16-8 + 5 - 7 kg kali nitrate được chia cho các lần bón:
- Bón lót: toàn bộ vôi, phân chuồng và khoảng 1/3 tổng lượng phân hoá học
- Tưới phân vào gốc: 5 - 7 kg urea 2 lần trước và sau rãi phân vào đất lần thứ nhất (18 - 20 NSG); 5 - 7 kg kali nitrate ở 48 và 55 NSG
Trang 36- Rãi phân vào đất: 2 lần
+ 18 - 20 NSG: rãi 1/3 tổng lượng phân NPK 16-16-8 phía dây dưa bò, vén màng phủ cách gốc 20 cm đến bìa liếp, tưới nước đậy màng phủ lại
+ 35 - 40 NSG: rãi 1/3 tổng lượng phân NPK 16-16-8 phía ngược lại (phía không có dây dưa bò), cũng tưới nước cho ướt phân rồi đậy màng phủ
Ngắt ngọn: khi cây được 5 – 6 lá thật, tức khoảng 15 – 18 NST, tiến hành ngắt ngọn, để lại hai nhánh phụ Tỉa bỏ tất cả các nhánh phụ, nhánh thứ cấp khác nhằm làm giảm sâu bệnh và tập trung dinh dưỡng để nuôi trái Sau khi chọn trái xong tiếp tục cắt tất cả ngọn cây dưa cách vị trí trái 6 – 7 lá
Thụ phấn: do dưa hấu không hạt 3N không tự tạo ra hạt phấn được nên phải thụ phấn, phấn được lấy từ hoa đực của cây dưa hấu có hạt úp vào nhụy hoa cái của dưa hấu không hạt Thời gian thụ phấn tốt nhất từ 6 – 9 giờ sáng, do đó phải trồng thêm từ 15 – 20 % dưa hấu có hạt để lấy phấn
Chọn trái: chọn trái thứ 2 hoặc thứ 3 tức là vị trí trái từ lá thứ 11 – lá thứ 19 để hình dạng trái đẹp, độ đồng đều trái cao và cho năng suất, chất lượng cao
Trang 372.9.7 Một số sâu bệnh hại chính trên dưa hấu
2.9.7.1 Sâu hại chính
* Bọ trĩ (Thrips palmi): bọ trĩ gây hại nặng ở những vùng chuyên canh dễ gây thành
dịch trong mùa nắng Bọ trĩ nhỏ có thể thấy bằng mắt thường, ấu trùng màu trắng hơi vàng, thành trùng có màu nâu Bọ trĩ sống và chích hút tập trung quanh lá non và đọt non làm chùn và khô ngọn, khi mật số cao chích hút làm nhựa chảy ra ngoài như phủ một lớp dầu bóng
* Sâu ăn tạp (Spodoptera litura): thành trùng là 1 loại ngài làm thành ổ dưới mặt lá
Sâu non nở sống tập trung và gây hại mặt dưới lá chỉ còn lại lớp biểu bì, khi lớn sống phân tán và phá hoại vỏ trái Chúng thường sống trong đất và làm nhộng dưới đất
* Ruồi đục lá (Liriomyza trifoii) : thành trùng là ruồi nhỏ màu đen, cánh màng dài, đẻ
trứng trên lá, ấu trùng nở đục vào biểu bì tạo thành những đường ngoằn ngoèo trên lá làm lá khô và giảm diện tích quang hợp, đồng thời tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập
* Sâu ăn lá (Diaphamia indica): thành trùng là loại ngài, đẻ trứng rời rạc trên đọt
non, ấu trùng màu xanh nhạt có sọc trắng trên lưng, chúng kéo tơ cắn phá lá non và hoa cái, cạp vỏ trái khi trái lớn
* Bọ dưa (Aulacophora similis): thành trùng thuộc bọ cánh cứng, màu vàng cam có
kích thước nhỏ, đẻ trứng dưới đất quanh gốc dưa, hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều mát, cắn phá lá non thành vòng tròn trên lá Bọ dưa gây hại làm giảm diện tích
lá, gây hại nặng khi dưa còn nhỏ Khi dưa ra hoa kết trái ấu trùng dưới đất có thể đục vào gốc làm cho cây héo chết
Trang 38* Rầy mềm (Aphis gossipii và Myzus persicae): rầy nhỏ, dài nhỏ hơn 2 mm, màu
vàng đến xanh đen, có cánh hay không cánh, tập trung chích hút đọt non hoặc lá non làm cho phiến lá nhăn nheo và phủ một lớp muội đen
2.9.7.2 Bệnh hại chính
* Bệnh thán thư (Collectotrichum lagenarium): bệnh gây hại trên lá, thân, trái Trên
lá thì vết bệnh có hình tròn đồng tâm, viền ngoài màu nâu, trên thân vết bệnh màu xám nâu, trên trái vết bệnh tròn, lõm sâu và nâu sậm, bệnh gây thối trái, nhũn nước
* Bệnh héo cây có 2 tác nhân gây bệnh
- Bệnh do nấm Fusarium oxysporium gây ra làm cho dưa héo từng phần sau đó chết
cả cây
- Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas sp gây chết cả cây, lá non còn tươi 2 – 3 ngày cây
mới héo hoàn toàn
* Bệnh sương mai (Phytophthora melonis): bệnh phát sinh ở những lá gần nơi mang
trái và lá nơi mang trái Lá cháy từ rìa vào, vết bệnh nhũn nước khi ẩm ướt, khô giòn khi khô, bệnh lây lan mạnh khi ẩm độ không khí cao
* Bệnh nứt thân, chảy mủ (Mycosphaerella melonis): đầu tiên trên thân có vết bệnh
hình bầu dục, hơi lõm, có màu vàng nhạt, khi bị nặng làm thân nứt thành vệt dài, chảy nhựa rất nhiều, bệnh làm cây bị chùn ngọn, trái không phát triển
* Bệnh khảm do virus Cucumber mosaic (CMV) gây ra làm cây sinh trưởng kém,
lóng ngắn, lá đọt nhỏ, xoắn lại hoặc có màu xanh loang lổ Bệnh nặng cây không cho trái hay trái không lớn, sần sùi
Trang 39* Bệnh chết rạp cây con bệnh gây hại do nấm trong đất tấn công như nấm
Rhizoctonia sp., Pythium sp Bệnh làm thối rễ, teo tóp thân cây con, lá mầm và lá thật
héo, bệnh có thể làm chết hàng loạt cây con trong vườn ươm
* Bệnh đốm phấn (do nấm Pseudoperonospora cubensis): Vết bệnh có hình đa giác
có góc cạnh rất rõ, có màu vàng nhạt sau chuyển thành nâu, sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng, vết bệnh lúc già rất dòn và dễ vỡ Bệnh thường xuất hiện từ lá già dưới gốc đi lên lá non, bệnh phát triển mạnh vào điều kiện thời tiết ẩm độ cao
2.10 Một số kết quả nghiên cứu dưa hấu không hạt trên thế giới
2.10.1 Giống
Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu, Đại học Delaware
do hai tác giả Tracy Wootten và Edkee thực hiện năm 1997 cho thấy năng suất trung bình của 18 giống dưa hấu không hạt trồng trong nhà kính tại Delaware đạt từ 18.519
lbs/acre (giống Millionaire) – 70.448 lbs/acre (HMX 7928)
Theo Dainello (2004), năng suất trung bình của 16 giống dưa hấu không hạt thí nghiệm đạt từ 22 – 35 tấn/ha
Theo Troldahl và Napier (2009), độ đường trung bình của 8 giống dưa hấu không hạt đạt từ 9,6 – 10,5; trọng lượng trung bình trái đạt từ 3,95 – 5,76 kg, độ chắc ruột (kg/ cm2) từ 1,00 – 1,92; năng suất đạt từ 38,5 – 52,1 tấn/ha
2.10.2 Phân bón
Theo kết quả nghiên cứu của Seitz (2007), trong 4 sản phẩm phân bón phân giải chậm khác nhau: JMAXX (47 % N), Super Urea (46 % N), Nitamin (31 % N) và Calcium Nitrate (15,5 % N) với lượng bón 45 kg/4.000 m2, phân bón Calcium Nitrate
Trang 40Ca(NO3)2 rất hiệu quả trên dưa hấu với tỉ lệ cho trái thương phẩm cao và thu nhập cao nhất, cụ thể là lô thí nghiệm bón super urea có số trái 5.148 trái, với 25 % trái đạt kích
cỡ trái thương phẩm; lô thí nghiệm bón Calcium Nitrate có số trái 4.653 ít trái hơn super urea nhưng tỉ lệ trái bán được cao hơn, tới 42 %
Okur và Yagmur (2004) đã tiến hành thí nghiệm 3 mức phân K2O: 120 kg
K2O/ha, 240 kg K2O/ha và 360 kg K2O/ha và đối chứng không bón kali Thí nghiệm được bố trí khối ngẫu nhiên và 120 kg/ha N, 80 kg/ha P2O5 và được thực hiện trong nhà kính với giống dưa hấu F1 Pannonia Kết quả cho thấy liều lượng 240 kg/ha K2O cho năng suất cao nhất là 54,32 tấn/ha và được ghi nhận kali cũng cải thiện chất lượng, trọng lượng và độ to trái