4.3 Hiệu lực của phân kali kết hợp số lần bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả của giống dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ
4.3.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Để quả phát triển tốt về trọng lượng cũng như chất lượng, tất cả các ô trong thí nghiệm được cắt tỉa quả và chỉ để lại một quả duy nhất/cây. Số cây cho thu hoạch trên
ô tương đương số quả cho thu hoạch trên ô. Số quả trên ô tỷ lệ thuận với năng suất, nếu số quả cho thu hoạch càng nhiều thì năng suất sẽ càng tăng.
Kết quả theo dõi thí nghiệm trên các ô cho thấy, số quả dưa hấu không hạt MTĐ được bón ở mức 180 kg/ha K2O cho số quả thu hoạch cao nhất bình quân đạt 16,6 quả/ô và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức bón 120, 150 và 210 kg/ha K2O. Số lần bón phân kali không ảnh hưởng đến số cây cho thu hoạch và giữa các nghiệm thức cũng không có sự khác biệt.
Ở 4 liều lượng kali kết hợp số lần bón phân kali có ảnh hưởng đến số cây cho thu hoạch. Bón ở liều lượng 180 kg/ha K2O kết hợp hai lần bón cho số cây thu hoạch cao nhất (18 cây/ô) và cao hơn các liều lượng bón khác có ý nghĩa thống kê (Bảng 4.25).
Bảng 4.25 Số cây cho thu hoạch (cây/ô) của giống MTĐ
Lượng kali (kg K2O/ha)
Số lần bón Trung bình
(Lượng K2O)
1 lần 2 lần 3 lần
120 15,7 bcd 15,7 bcd 17,0 ab 16,1 AB
150 16,7 ab 14,0 d 15,7 bcd 15,4 BC
180 15,3 bcd 18,0 a 16,3 abc 16,6 A
210 14,7 cd 14,0 d 14,7 cd 14,4 C
TB (lần bón) 15,6 15,4 15,9
CV(%) = 7,0 FBns FK** FBK*
Ghi chú: trong cùng một nhóm trung bình, các số liệu có cùng ký tự đi kèm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt rất
có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,01); *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,05);
K: liều lượng phân kali; B: số lần bón.
4.3.2.2 Trọng lượng quả
Bảng 4.26 Trọng lượng quả của giống Mặt trời đỏ (kg/quả)
Lượng kali (kg K2O/ha)
Số lần bón Trung bình
(Lượng K2O)
1 lần 2 lần 3 lần
120 2,6 3,1 2,9 2,9 B
150 3,3 3,0 3,2 3,2 AB
180 3,8 3,3 3,5 3,5 A
210 3,4 3,1 3,3 3,3 AB
TB (lần bón) 3,3 3,2 3,2
CV(%) = 12,7 FBns FK* FBKns
Ghi chú:. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,05); K: liều lượng phân kali; B: số lần bón.
Trọng lượng quả ở 4 mức kali khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, bình quân từ 2,9 – 3,5 kg/quả, nghiệm thức bón 180 kg/ha K2O cho trọng lượng quả cao nhất (3,5 kg/quả), kế đến là nghiệm thức bón 210 kg/ha K2O cho trọng lượng quả đạt 3,3 kg/quả tương đương với mức bón 150 kg/ha K2O (3,2 kg/quả) và nghiệm thức bón 120 kg/ha K2O cho trọng lượng quả thấp nhất (2,9 kg/quả). Về yếu tố số lần bón ở mức bón một lần cho trọng lượng kg/quả có xu hướng cao hơn so với số lần bón hai hoặc ba lần bón. Ở số lần bón 1 lần với liều lượng 120 kg/ha K2O cho trọng lượng quả thấp nhất (2,9 kg/quả). Không có sự khác biệt giữa hai yếu tố mức phân kali và số lần bón
cho trọng lượng quả ở các nghiệm thức tương đương nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (Bảng 4.26).
Phân tích về sự tương quan giữa yếu tố kali và chỉ tiêu trọng lượng quả, kết quả chỉ ra rằng có sự tương quan rất chặt giữa hai yếu tố này với hệ số tương quan của phương trình hồi quy r = 0,933 (R2 = 0,93). Với mức phân bón kali tăng từ 120 đến 180 kg/ha, trọng lượng quả cũng tăng theo từ 2,9 kg/quả đến 3,5 kg/quả. Tuy nhiên, khi mức phân kali tăng đến 210 kg/ha K2O, trọng lượng quả giảm xuống còn 3,3 kg/quả.
Như vậy, trọng lượng quả ở mức bón phân kali 180 kg/ha đạt ở mức cao nhất (Hình 4.2)
y = ‐0.125x2 + 0.775x + 2.225
R2 = 0.9333
0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0
120 150 180 210
Luong phan Kali (kg/ha)
Trong luong trai (Kg)
Hình 4.2. Tương quan giữa lượng phân kali và trọng lượng quả
4.3.2.3 Năng suất lý thuyết
Kết quả phân tích số liệu cho thấy, năng suất lý thuyết ở các mức kali là tương đương nhau, không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, bình quân khoảng 31,3 – 34,9 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất lý thuyết ở mức bón 180 kg/ha K2O có xu hướng đạt khá cao.
Về yếu tố số lần bón cũng cho kết quả tương tự, bình quân đạt 33,4 - 33,9 tấn/ha. Không có sự khác biệt giữa hai yếu tố mức kali và số lần bón, năng suất lý thuyết ở các nghiệm thức tương đương nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
< 0,05 (Bảng 4.27).
Bảng 4.27 Năng suất lý thuyết của giống Mặt trời đỏ (tấn/ha)
Lượng kali (kg K2O/ha)
Số lần bón Trung bình
(Lượng K2O)
1 lần 2 lần 3 lần
120 26,0 31,5 29,1 28,8 B
150 33,0 30,0 32,0 31,7 AB
180 38,0 33,0 35,0 35,3 A
210 34,0 31,1 33,0 32,3 AB
TB (lần bón) 33,4 33,6 33,9
CV(%) = 8,5 FBns FK* FBKns
Ghi chú: trong cùng một nhóm trung bình, các số liệu có cùng ký tự đi kèm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,01); *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,05);
K: liều lượng phân kali; B: số lần bón.
Phân tích về sự tương quan giữa yếu tố kali và chỉ tiêu năng suất lý thuyết, kết quả chỉ ra rằng có sự tương quan rất chặt giữa hai yếu tố này với hệ số tương quan của phương trình hồi quy r = 0,93 (R2 = 0,93). Với mức phân bón kali tăng từ 120 đến 180 kg/ha, năng suất cũng tăng từ 28,8 tấn/ha đến 35,3 tấn/ha. Tuy nhiên, khi mức phân kali tăng đến 210 kg/ha, năng suất giảm xuống còn 32,3 tấn/ha. Như vậy, năng suất lý thuyết ở mức bón phân kali 180 kg/ha đạt khá cao (Hình 4.3).
y = ‐1.25x2 + 7.75x + 22.25
R2 = 0.9333
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0
120 150 180 210
Luong phan Kali (kg/ha)
Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
Hình 4.3. Tương quan giữa lượng phân kali và năng suất lý thuyết 4.3.2.3 Năng suất thực tế
Kết quả phân tích cho thấy, năng suất thực tế của giống Mặt trời đỏ ở các mức kali khác nhau biến động khoảng 23,0 – 27,9 tấn/ha, năng suất bình quân ở mức K3 (180 kg/ha) cao hơn các mức kali khác trong thí nghiệm rất có ý nghĩa thống kê với p <
0,01. Năng suất thực tế bình quân đạt 23,9 - 26,4 tấn/ha và không khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các lần bón phân kali. Không có khác biệt giữa hai yếu tố mức kali và số lần bón khác nhau, năng suất ở các nghiệm thức tương đương nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, biến động từ 22,2 tấn/ha đến 32,1 tấn/ha (Bảng 4.28).
Kết quả trên cũng khá phù hợp với các kết quả nghiên cứu trên dưa lê của Võ Thị Bích Thủy và ctv (2005), bón 160 kg K2O/ha cho hiệu quả cao về năng suất quả thương phẩm (14,7 tấn/ha).
Bảng 4.28 Năng suất thực tế của giống Mặt trời đỏ (tấn/ha)
Lượng kali (kg K2O/ha)
Số lần bón Trung bình
(Lượng K2O)
1 lần 2 lần 3 lần
120 23,1 22,2 23,8 23,0 B
150 23,0 24,3 27,2 24,8 B
180 32,1 25,6 31,3 29,7 A
210 22,8 23,9 23,0 23,2 B
TB (lần bón) 25,3 23,9 26,4
CV(%) = 10,5 FBns FK** FBKns
Ghi chú: trong cùng một nhóm trung bình, các số liệu có cùng ký tự đi kèm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,01); *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,05);
K: liều lượng phân kali; B: số lần bón.
Phân tích tương quan giữa yếu tố kali và chỉ tiêu năng suất thực tế đã chỉ ra rằng có sự tương quan khá chặt giữa hai yếu tố này với hệ số tương quan của phương trình hồi quy là r = 0,8 (R2 = 0,64). Với mức phân bón kali tăng từ 120 đến 180 kg/ha, năng suất cũng tăng từ 23,0 tấn/ha đến 29,7 tấn/ha. Tuy nhiên, khi mức phân kali tăng đến
210 kg/ha, năng suất giảm xuống còn 23,2 tấn/ha. Vậy năng suất thực tế ở mức bón phân kali K3 (180 kg/ha) đạt khá cao (Hình 4.4).