Kích thước và phẩm chất quả của giống Mặt trời đỏ

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG PHÂN KALI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯA HẤU KHÔNG HẠT (Citrillus lanantus) TRỒNG TẠI HUYỆN THỦ THỪA, LONG AN (Trang 89 - 97)

4.3 Hiệu lực của phân kali kết hợp số lần bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả của giống dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ

4.3.3 Kích thước và phẩm chất quả của giống Mặt trời đỏ

4.3.3.1 Chiều rộng quả

Chiều rộng quả của giống Mặt trời đỏ tại các mức phân kali khác nhau biến động khoảng 16,3 – 17,3 cm. Tại các mức bón phân 150, 180 và 210 kg/ha K2O có chu vi quả bình quân tương đương nhau và cùng cao hơn mức bón 120 kg/ha K2O rất có ý nghĩa thống kê. Áp dụng hai lần bón phân kali, kết quả cho thấy chu vi quả đạt 17,4 cm, cao hơn việc áp dụng bón 1 lần hoặc bón 3 lần rất có ý nghĩa thống kê. Có sự khác biệt giữa hai yếu tố số lần bón (B) và lượng kali (K), chu vi quả của nghiệm thức bón

hai lần với liều lượng 150 kg/ha K2O đạt 17,9 cm và cao hơn các nghiệm thức trong thí nghiệm rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (Bảng 4.29).

Bảng 4.29 Chiều rộng quả của giống Mặt trời đỏ (cm)

Lượng kali (kg K2O/ha)

Số lần bón Trung bình

(Lượng K2O)

1 lần 2 lần 3 lần

120 15,7e 16,6d 16,6d 16,3 B

150 16,5d 17,9a 17,1c 17,2 A

180 17,4bc 17,5bc 17,1c 17,3 A

210 17,8ab 17,5bc 16,4d 17,2 A

TB (lần bón) 16,9 B 17,4 A 16,8 B

CV(%) = 1,0 FB** FK** FBK**

Ghi chú: trong cùng một nhóm trung bình, các số liệu có cùng ký tự đi kèm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,01); *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,05);

K: liều lượng phân kali; B: số lần bón.

4.3.3.2 Chiều dài quả

Kết quả phân tích chỉ ra rằng, tại mức bón 180 kg/ha K2O cho chiều dài quả bình quân đạt khá cao (20,1 cm), cao hơn các mức kali 120, 150 và 210 kg/ha K2O khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Với việc bón hai hoặc ba lần đều có chiều dài quả như nhau (19,7 cm), đồng thời cao hơn bón một lần rất có ý nghĩa thống kê. Ảnh hưởng của phân kali đến chiều dài trái ở 4 mức phân kết hợp bón một, hai hay ba lần đều khác biệt rất có ý nghĩa thống kê

Có sự khác biệt giữa bốn liều lượng phân và số lần bón đến chiều dài trái. Ở nghiệm thức bón 180 kg/ha K2O chia hai lần bón cho chiều dài quả hơn các mức phân kết hợp khác và khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (Bảng 4.30).

Bảng 4.30 Chiều dài quả của giống Mặt trời đỏ (cm)

Lượng kali (kg K2O/ha)

Số lần bón Trung bình

(Lượng K2O)

1 lần 2 lần 3 lần

120 18,2 e 19,0 e 18,8 e 18,7 C

150 19,7 bcd 19,4 d 20,1 b 19,8 B

180 19,9 bc 20,6 a 19,8 bcd 20,1 A

210 19,8 bcd 19,6 cd 19,9 bc 19,8 B

TB (lần bón) 19,4 B 19,7 A 19,7 A

CV(%) = 0,9 FB(**) FK(**) FBK(**)

Ghi chú: trong cùng một nhóm trung bình, các số liệu có cùng ký tự đi kèm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,01); *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,05);

K: liều lượng phân kali; B: số lần bón.

Kết quả phân tích tương quan giữa yếu tố kali và chỉ tiêu chiều dài quả đã chỉ ra rằng, có sự tương quan chặt giữa hai yếu tố này, với hệ số tương quan của phương trình hồi quy r = 0,999 (R2 = 0,99). Tại mức phân bón kali tăng từ 120 đến 180 kg/ha, chiều dài quả cũng tăng từ 18,7 cm đến 20,1 cm. Tuy nhiên, khi mức kali tăng đến 210 kg/ha, chiều dài quả giảm xuống còn 19,8 cm. Như vậy, chiều dài quả ở mức bón phân kali K3 (180 kg/ha) đạt khá cao (Hình 4.5).

Hình 4.5. Tương quan giữa lượng phân kali và chiều dài quả 4.3.3.3 Độ Brix

Độ Brix là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ ngọt của quả dưa hấu và khi độ ngọt cao thì người tiêu dùng ưa chọn.

Kết quả phân tích cho thấy bón mức kali từ 150 – 210 kg/ha, có độ Brix tương đương nhau (13,0 %) và cao hơn mưa K1 rất có ý nghĩa thống kê. Việc áp dụng bón phân hai hoặc ba lần có độ Brix như nhau (13 %) và cao hơn một lần bón rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Có sự tương tác giữa yếu tố số lần bón và lượng kali về độ Brix, độ Brix biến thiên từ 12,2 đến 13,9 %, trong đó, nghiệm thức B2K4 cho độ Brix đạt khá cao (13,9 %) so với các nghiệm thức khác trong thí nghiệm rất có ý nghĩa thống kê (Bảng 4.31).

Bảng 4.31 Độ Brix của giống Mặt trời đỏ (%)

Lượng kali (kg K2O/ha)

Số lần bón Trung bình

(Lượng K2O)

1 lần 2 lần 3 lần

120 12,2 f 12,2 f 12,5 ef 12,3 B

150 12,7 de 12,9 cd 13,6 ab 13,1 A

180 12,8 cde 13,1 c 13,1 c 13,0 A

210 12,5 ef 13,9 a 13,2 bc 13,2 A

TB (lần bón) 12,5 B 13,0 A 13,1 A

CV(%) = 1,8 FB** FK** FBK**

Ghi chú: trong cùng một nhóm trung bình, các số liệu có cùng ký tự đi kèm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,01); *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,05);

K: liều lượng phân kali; B: số lần bón.

4.3.3.4 Độ chắc thịt quả

Độ chắc thịt quả là chỉ tiêu đánh giá độ chắc của ruột và làm tiền cho quá trình bảo quản quả, ở mỗi quả có độ chắc thịt quả cao sẽ bảo quản được lâu hơn so với những trái cùng loại có độ chắc thịt quả thấp.

Độ chắc thịt quả bình quân của mức bón 210 kg/ha K2O đạt cao nhất (5,02 kg/cm2) kế đến các liều lượng bón 180, 150 và 120 kg/ha. Ở mức bón 120 kg/ha K2O đã cho độ chắc thịt quả thấp nhất (4,17 kg/ cm2) và có khác biệt rất có ý nghĩa thống kê. Với hai lần bón cho độ chắc thịt quả khá cao (4,71 kg/cm2), tương đương với ba lần bón nhưng cao hơn một lần bón rất có ý nghĩa thống kê. Có sự khác biệt giữa hai yếu tố này đến chỉ tiêu độ chắc thịt quả, trong đó nghiệm thức bón 2 lần với lượng 210

kg/ha K2O cho độ chắc thịt quả cao nhất (5,13 kg/cm2), tương đương với hai nghiệm thức bón 2 lần với lượng 180 kg/ha K2O và bón một lần với lượng với lượng 210 kg/ha K2O, cao hơn các nghiệm thức khác trong thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (Bảng 4.32).

Chứng tỏ khi tăng liều lượng phân kali lên đã ảnh hưởng đến độ chắc thịt quả, liều lượng kali càng cao thì độ chắc ruột quả càng cao.

Bảng 4.32 Độ cứng thịt quả của giống Mặt trời đỏ (kg/cm2)

Lượng kali (kg K2O/ha)

Số lần bón Trung bình

(Lượng K2O)

1 lần 2 lần 3 lần

120 4,03e 4,27cde 4,20de 4,17 D

150 4,30cd 4,50c 4,47cd 4,42 C

180 4,47cd 4,93ab 4,83b 4,74 B

210 5,07ab 5,13a 4,87b 5,02 A

TB (lần bón) 4,47 B 4,71 A 4,59 AB

CV(%) = 3,3 FB** FK** FBK**

Ghi chú: trong cùng một nhóm trung bình, các số liệu có cùng ký tự đi kèm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,01); *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,05);

K: liều lượng phân kali; B: số lần bón.

Kết quả phân tích tương quan giữa yếu tố kali và chỉ tiêu độ chắc thịt quả đã chỉ ra rằng, có sự tương quan chặt giữa hai yếu tố này, với hệ số tương quan của phương trình hồi quy r = 0,999 (R2 = 0,99). Với mức phân bón kali tăng từ 120 kg/ha đến 210 kg/ha, độ chắc thịt quả cũng tăng từ 4,17 kg/cm2 đến 5,02 kg/cm2. Như vậy, bón kali

càng tăng theo các mức trong thí nghiệm thì độ cứng quả dưa không hạt Mặt trời đỏ càng cao (Hình 4.6).

Hình 4.6. Tương quan giữa lượng phân kali và độ chắc thịt quả 4.3.3.5 Độ dày vỏ quả

Độ dày vỏ quả là chỉ tiêu làm tiền đề để đánh giá cho quá trình vận chuyển giống, ở những giống có độ dày vỏ mỏng thì khó vận chuyển nhưng người tiêu dùng ưa chuộng và ngược lại vỏ dày thì dễ vận chuyển nhưng người tiêu dùng ít ưa chuộng.

Kết quả phân tích thí nghiệm chỉ ra rằng, độ dày vỏ quả ở mức bón kali 120 kg/ha (K1) đạt khá cao (1,46 cm) và cao hơn các mức kali khác rất có ý nghĩa thống kê. Ở mức bón 180 kg/ha K2O và 210 kg/ha K2O cho độ dày vỏ mỏng hơn bón 150 kg/ha K2O. Việc áp dụng ba lần bón cho độ dày vỏ cao nhất (1,37 cm) và cao hơn độ dày vỏ khi bón một hoặc hai lần rất có ý nghĩa thống kê.

Ở 4 mức bón phân kali kết hợp với các lần bón có sự khác biệt rất ý nghĩa. Mức bón hai và ba lần với lượng bón 120 kg/ha K2O cho độ dày vỏ cao hơn so với bón một lần (Bảng 4.33).

Như vậy theo kết quả cho thấy bón tập trung phân kali vào giai đoạn đang nuôi trái đã cho độ dày vỏ thấp hơn so với bón chia hai hay ba lần bón.

Bảng 4.33 Độ dày vỏ quả của giống Mặt trời đỏ (cm) Lượng kali

(kg K2O/ha)

Số lần bón Trung bình

(Lượng K2O)

1 lần 2 lần 3 lần

120 1,37b 1,50a 1,50a 1,46 A

150 1,33bc 1,17ef 1,40ab 1,30 B

180 1,13ef 1,20def 1,23cde 1,19 C

210 1,10f 1,30bcd 1,33bc 1,24 BC

TB (lần bón) 1,23 C 1,29 B 1,37 A

CV(%) = 4,8 FB(**) FK(**) FBK(**)

Ghi chú: trong cùng một nhóm trung bình, các số liệu có cùng ký tự đi kèm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,01); *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức α = 0,05);

K: liều lượng phân kali; B: số lần bón.

Tóm lại: Giống dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ trồng vụ Hè Thu 2010 tại Thủ Thừa Long An được bón với lượng phân kali 180 kg/ha, đã sinh trưởng và phát triển khá tốt, với chiều dài thân chính, số lá thật, kích thước lá phát triển mạnh. Số quả trên ô bình quân đạt khá cao với 16,5 quả, trọng lượng quả bình quân đạt 3,5 kg, năng suất lý thuyết đạt khoảng 35 tấn/ha và năng suất thực tế bình quân đạt khoảng 30 tấn/ha, chiều dài quả khá với 20,1 cm, độ Brix khá cao với 13 %.

Với hai lần bón phân kali cho kết quả tương đương với ba lần bón, cây sinh trưởng và phát triển tốt thông qua các chỉ tiêu về chiều dài thân chính, số lá thật và kích thước lá, số quả trên ô bình quân đạt 15,4 quả, trọng lượng trái bình quân đạt 3,4 kg, năng suất lý thuyết đạt 33,6 tấn/ha và năng suất thực tế bình quân đạt khoảng 24 tấn/ha, chiều dài quả khá với 19,7 cm, độ Brix khá cao với 13 %.

Có sự tương quan khá chặt với hệ số tương quan r > 0,8 giữa mức phân kali và các chỉ tiêu về trọng lượng quả, năng suất lý thuyết, năng suất thực tế, chiều dài quả và độ cứng quả.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG PHÂN KALI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯA HẤU KHÔNG HẠT (Citrillus lanantus) TRỒNG TẠI HUYỆN THỦ THỪA, LONG AN (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)