thấy, nhìn chung, các học sinh, sinh viên còn ít được quan tâm trong việc hìnhthành, nuôi dưỡng, phát triển những kỹ năng kiểm soát, kỹ năng biểuhiện một cách có văn hoá cảm xúc của mình
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HẢI
NHỮNG CÔNG TRÌNH
ĐÃ CÔNG BỐ
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC BẢN THÂN CỦA
SINH VIÊN SƯ PHẠM
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62.31.80.05
HÀ NỘI -2014
Trang 2Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt, cảm xúc là động lực thúc đẩy cánhân hoạt động có hiệu quả, mặt khác, nếu không được quản lý và định hướngđúng đắn, cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hànhđộng của cá nhân, dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên
“mù quáng” và sai lầm Vì vậy, quản lý và định hướng cảm xúc để trở thànhđộng lực tích cực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quảhoạt động Thực tế cho thấy, những người hiểu được các cảm xúc của mình,nắm được và làm chủ được chúng, đoán được những cảm xúc của người khác
và biết hòa hợp với họ một cách hữu hiệu, là những người có lợi thế trong tất
cả các lĩnh vực của cuộc đời để thành công và hạnh phúc Ngược lại, nhữngngười không kiểm soát được đời sống cảm xúc của mình sẽ thường xuyênphải chịu những xung đột nội tâm, từ đó năng lực tập trung chú ý và tư duycủa họ sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến hiệu quảhoạt động cũng như cuộc sống của họ
Cảm xúc và quản lý cảm xúc của con người hình thành, phát triển vàthay đổi trong các giai đoạn lứa tuổi Những thành công, niềm vui, hạnh phúchoặc những thất bại, khó khăn, đau khổ… của mỗi con người phụ thuộc rấtnhiều vào cảm xúc, trong đó quản lý cảm xúc của bản thân đóng vai trò rất
Trang 3quan trọng Trong những năm cuối thế kỷ 20, nghiên cứu cảm xúc đã ngàycàng được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các trườnghọc Giáo dục phẩm chất nhân cách của học sinh, sinh viên là những nội dungcốt lõi đều có liên quan đáng kể đến cảm xúc và quản lý cảm xúc bản thân Ởnước ta chủ yếu nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và đã thu được một số kếtquả đáng nghi nhận Các kết quả đó làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận vàthích nghi các phương pháp, kỹ thuật đánh giá và điều tra thực trạng trình
độ phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh, sinh viên Vấn đề hình thành
và phát triển những kỹ năng kiểm soát và kỹ năng năng biểu hiện cảmxúc cho thanh thiếu niên nhằm phát triển nhân cách hài hòa, thuận lợi ítđươc quan tâm nghiên cứu
Tại Việt Nam, số liệu năm 2013 được Bộ Giáo dục và đào tạo ĐT) đưa ra, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinhđánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày) Cũng theo thống
(GD-kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánhnhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9trường thì có một trường có học sinh đánh nhau Đáng lo ngại hơn, theothống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội.Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm sốlượng cao nhất Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới
30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).Theo số liệu thống kê từđường dây nóng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thươngbinh và Xã hội) công bố năm 2013, so với 10 năm trở về trước, số vụ bạohành tại trường học tăng gấp 13 lần (trong khi bạo hành tại cộng đồng tăngbảy lần, bạo hành với trẻ tại gia đình tăng gấp ba lần)
Có nhiều nguyên nhân như yếu tố xã hội, tác động của văn hóa truyềnthông, hành vi lây lan nhưng trong đó một nguyên nhân chủ yếu là lớp
Trang 4trẻ thiếu kỹ năng quản lý các cảm xúc của bản thân Từ góc độ giáo dục cóthể
Trang 5thấy, nhìn chung, các học sinh, sinh viên còn ít được quan tâm trong việc hìnhthành, nuôi dưỡng, phát triển những kỹ năng kiểm soát, kỹ năng biểuhiện một cách có văn hoá cảm xúc của mình Điều này làm cho họ lúngtúng, vụng về trong hợp tác với những người xung quanh, trong việc bày
tỏ thái độ của mình với những người cùng giao tiếp và có thể dẫn đếnnhững hậu quả đáng tiếc
Sinh viên sư phạm là những giáo viên trong tương lai Nhân cách của
họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách củahọc sinh khi họ trở thành người giáo viên thực thụ Một mặt người giáo viênphải làm chủ cảm xúc để làm chủ các tnh huống sư phạm diễn ra rất đadạng, phong phú Mặt khác, họ phải định hướng và giáo dục cho học sinh kỹnăng quản lý cảm xúc giúp các em làm chủ cảm xúc của mình nhằm phát triểnnhân cách hài hòa, thuận lợi Vì vậy, tác động hình thành cho sinh viên sưphạm kỹ năng quản lý cảm xúc là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn Đây là
lý do để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng quản lý cảm xúc
bản thân của sinh viên sư phạm”.
2 Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sưphạm, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc củasinh viên sư phạm, đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện kỹnăng quản lý cảm xúc bản thân cho sinh viên sư phạm
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên
sư phạm
3.2 Khách thể nghiên cứu
Trang 6Khách thể nghiên cứu gồm 360 sinh viên, trong đó có: 120 sinh viên củaTrường Đại học Sư phạm Hà Nội, 121 sinh viên của Đại học Sư phạm Nghệthuật Trung ương và 119 sinh viên của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Trang 74 Giả thuyết nghiên cứu
4.1 Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm ở mứctrung bình với 4 kỹ năng: Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểmsoát cảm xúc bản thân, kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân, kỹ năng sửdụng cảm xúc bản thân trong đó kỹ năng nhận diện cảm xúc tốt hơn những
kỹ năng còn lại
4.2.Giữa các kỹ năng có sự tương quan: sinh viên nhận diện cảm xúctốt sẽ kiểm soát, điều khiển và sử dụng tốt các cảm xúc bản thân và ngượclại Sinh viên tự đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân cao tuynhiên khi tham gia tnh huống kết quả là thấp Đây là cơ sở để làmthực nghiệm tác động nhằm cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bảnthân của sinh viên sư phạm
4.3 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý cảm xúc bản thâncủa sinh viên sư phạm như: khí chất, giới tính, năng lực học tập, khách thểgiao tiếp trong đó năng lực học tập (kết quả học tập) và khách thể giao tiếp(giảng viên và bạn bè) có ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng quản lý cảm xúcbản thân của sinh viên sư phạm
4.4 Có thể cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sưphạm bằng việc tổ chức lớp bồi dưỡng về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thâncho sinh viên
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúcbản thân của sinh viên sư phạm, xác định những khái niệm cơ bản của vấn
đề nghiên cứu như: cảm xúc, kỹ năng, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thâncủa sinh viên sư phạm
Trang 85.2 Xác định thực trạng biểu hiện và mức độ kỹ năng quản lý cảm xúcbản thân của sinh viên sư phạm, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lýcảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.
Trang 95.3 Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện kỹ năng quản lýcảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiệnmức độ kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm trong nhàtrường, chủ yếu là trong quá trình học tập qua 4 kỹ năng thành phần: kỹnăng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân, kỹnăng điều khiển cảm xúc bản thân, kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân
6.2 Về khách thể nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu trên khách thể là sinh viên của 03trường đại học sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sưphạm Nghệ thuật Trung ương, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên).Đây là các trường Sư phạm lớn ở miền Bắc của Việt Nam, đại diện các trường
sư phạm đào tạo giáo viên về khoa học cơ bản, nghệ thuật và kỹ thuật Luận
án chỉ nghiên cứu ở sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ 3, không nghiêncứu năm thứ 4 vì quá trình nghiên cứu kéo dài nên phạm vi nghiên cứukhông cho phép nghiên cứu sinh viên năm thứ 4 vì tính chất sắp ra trường
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp chuyên gia
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
7.2.4 Phương pháp quan sát
7.2.5 Phương pháp trắc nghiệm
7.2.6 Phương pháp thực nghiệm
7.2.7 Phương pháp phân tích chân dung tâm lý
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Trang 108 Đóng góp mới của luận án
Luận án đã hệ thống hóa và xác định rõ một số vấn đề lý luận về cảmxúc, kỹ năng, kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm, cụ thể hóađược 4 kỹ năng thành phần trong kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân củasinh viên sư phạm (Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểmsoát cảm xúc bản thân, kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân, kỹ năng sửdụng cảm xúc bản thân)
Luận án chỉ ra được thực trạng biểu hiện mức độ kỹ năng quản lý cảmxúc bản thân của sinh viên sư phạm ở mức trung bình với 4 kỹ năng thànhphần và những yếu tố ảnh hưởng tới các kỹ năng quản lý cảm xúc bảnthân của sinh viên sư phạm (khí chất, giới tính, năng lực học tập, khách thểgiao tiếp) Kết quả của thực trạng giúp cho sinh viên sư phạm chú ý họctập và luôn luôn cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân được tốt hơn
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cácgiảng viên, sinh viên trong giảng dạy, học tập và làm việc ở các trường đạihọc sư phạm, cao đẳng sư phạm, nhất là khi giảng dạy kỹ năng và kỹ năngquản lý cảm xúc cho sinh viên
9 Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm: mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục
Trang 11CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC BẢN THÂN
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
1.1 Tình hình nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Cảm xúc và quản lý cảm xúc là lĩnh vực được quan tâm nghiên cứutrong tâm lý học và đã thu được nhiều thành tựu Có thể khái quát thànhmột số hướng chính:
1.1.1.1 Nghiên cứu cảm xúc với tư cách là hiện tượng tâm lý cá nhân
Theo hướng này quy tụ rất nhiều nhà nghiên cứu Có thể điểm qua cáccông trình của L.X.Vưgotxki [1997], X.L Rubinxtein [1989], V.A.Cruchetxki [1982], R.S.Feldman[2003], Jo.Goderfroid [1998], Richard J.Gerrig và Philip G.Zimbardo [2013], Nicky Hayes [2005], Carrol E Izard[1992] Trong các công trình này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu cácvấn đề về định nghĩa cảm xúc, biểu hiện, độ ổn định, sự xuất hiện và nguồngốc của cảm xúc, phân loại cảm xúc và sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm- sinh
lí cá nhân đến cảm xúc và ảnh hưởng của cảm xúc đến các hoạt động của cánhân Chẳng hạn, trong công trình “Những cảm xúc của người”, Carrol E.Izard [1992] đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về cảm xúccủa cá nhân: cảm xúc là gì? Các loại cảm xúc, biểu hiện cảm xúc qua nét mặt,điệu bộ, mối quan hệ và ảnh hưởng của cảm xúc đến nhận thức, ý thức
và hành vi của cá nhân v.v P.A Ruđich [1986], trong cuốn “Tâm lý học” đã đềcập tới định nghĩa và đặc điểm cơ bản của cảm xúc, quan hệ giữa cảm xúc vớinhu cầu, vai trò của cảm xúc trong đời sống của con người, cơ sở sinh lí của
Trang 12cảm xúc, những nét và biểu hiện bên ngoài của cảm xúc qua nét mặt Trongtác phẩm “Tâm lý học (nguyên lí và sử dụng)”, Stephen Worchel- Wayne
Trang 13Shebilsue [2007], đã đề cập tới hàng loạt vấn đề về cảm xúc, từ việc đi tmmột định nghĩa phổ biến về cảm xúc, đến việc giới thiệu hàng loạt thuyếttâm lý học về cảm xúc như thuyết Jemce -Langer về cảm xúc và cho rằng sựxuất hiện cảm xúc là kết quả của những tác động bên ngoài, của các thayđổi nội tại trong phạm vi vận động chú ý và không chú ý Kế thừa và pháttriển quan niệm cảm xúc của Darwin, S Freud [2002] cho rằng cảm xúc cónguồn gốc từ các năng lượng tính dục, bản năng Tổng hợp những cảm giácgắn liền với những thay đổi đó chính là trạng thái cảm xúc Theo James, cảmxúc gắn với phạm vi rộng lớn các thay đổi ngoại biên còn Langer lại cho rằngcảm xúc với trạng thái phân bổ thần kinh và độ thông của các mạch máu;Thuyết Canon- Bar; các thuyết về nhận thức, thuyết xoma về cảm xúc, thuyếtphản hồi của Tomkins [1962], sau đó được Izard và Ekman [1977], Friesen[1971] đào sâu và hiện vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu năng động….
1.1.1.2 Nghiên cứu cảm xúc với tư cách là một động lực thúc đẩy cá nhân trong hoạt động và trong cuộc sống
Cảm xúc với tư cách là một động lực tâm lý được đề cập trong hầu hếtcông trình nghiên cứu tâm lý học cá nhân, tâm lý học phát triển Từ các thựcnghiệm của B.Skinner [1953], S Freud [2002], A.Maslow[1970], Carrol E.Izard [1992], Goderfroid [1998], Richard J Gerrig và Philip G.Zimbardo[2013], Nicky Hayes [2005], Helen Greathead (2007), James L Gibson[2011], Daniel Goleman [2002, 2007],Virender Kapoor [2012], Strongman K.T[1987], Keith Oatley & Fennifer M.Jenkins [1995], Maurice Reuchlin[1995]…Trong các công trình này, cảm xúc được nhìn nhận là một động lực thúc đẩy
cá nhân hành động Vì vậy, vấn đề là làm thể nào để duy trì, thỏa mãn haycủng cố những cảm xúc của cá nhân Nếu S Freud quy kết cảm xúc vào tronglĩnh vực động cơ vô thức, gắn với các yếu tố cơ thể và cần được thỏa mãn[2002], thì B.Skinner và các nhà tâm lý học hành vi lại chú trọng tới khía
Trang 14cạnh tác động xã hội tới các hành vi cảm xúc Theo đó, các hành vi cảmxúc của cá nhân được quyết định bởi các củng cố tích cực, tiêu
Trang 15cực hay sự trừng phạt [1953] Trong công trình “Tâm lý học và đời sống”,
Richard J Gerrig và Philip G.Zimbardo hướng đến các chức năng của cảmxúc đối với nhận thức và hành vi của cá nhân, trong đó nhấn mạnh đến chứcnăng động cơ hành động, chức năng điều chỉnh sự tương tác xã hội Cảm xúcđược ví như chất keo kết dính xã hội hoặc là tác nhân để cá nhân xa lánh,
từ bỏ xã hội Đặc biệt, cảm xúc vừa là động lực vừa là người dẫn đường chocác hoạt động nhận thức của cá nhân [2013] Những kết quả nghiên cứu củaRichard J Gerrig và Philip G.Zimbardo cũng có thể tm thấy trong công trình
“Những cảm xúc của người” của Carrol E Izard [1992], “Tâm lý học” của P.A Ruđích [1986],“Các con đường của tâm lý học” của Goderfroid [1998],
“Đời sống tnh cảm của học sinh” của P.M.Iacopxon [1997].
1.1.1.3.Các nghiên cứu cảm xúc theo lứa tuổi
Với hướng nghiên cứu này có các công trình sau:
* Nghiên cứu sự phát triển của cảm xúc ở giai đoạn trẻ sơ sinh
Những nghiên cứu của Lewis hướng tới những thay đổi trong giai đoạnđầu tiên của sự phát triển trong tnh cảm, được thể hiện ở hai nhóm cảm xúcchính, đó là cảm xúc nền tảng và cảm xúc tự ý thức Cảm xúc nền tảng là xuấthiện trong 6 tháng đầu đời còn cảm xúc tự ý thức được xuất hiện khoảngtừ
1,5 tuổi đến 2 tuổi (Lewis, 2002)
Các nghiên cứu về khả năng giao tiếp bằng cảm xúc và nghiên cứu cảmxúc của trẻ được thể hiện qua các cung bậc khác nhau Chẳng hạn, nghiêncứu về như “Khóc” của Klein, & Marshall [1992]; các nghiên cứu về “cười”của Emde, Gaensbauer, Harmon [1976]; Lewis, Hitchcock, & Sullivan [2004]; các nghiên cứu về sự “Sợ” của Emde, Gaensbauer, & Harmon [1976].Các nghiên cứu này đã phát hiện khá nhiều điều thú vị về cảm xúc của trẻ sơsinh Chẳng hạn, nhà hành vi học John Watson (1928) cho rằng cha mẹ dànhquá nhiều thời gian phản ứng với trẻ sơ sinh khóc, điều đó giống nhưphần thưởng và càng làm tăng tỷ lệ khóc của trẻ Nghiên cứu của Jacob
Trang 16Gewirtz (1977) cho thấy rằng, sự đáp ứng nhanh chóng, nhẹ nhàng củangười chăm
Trang 17sóc càng làm trẻ tăng số lần khóc Ngược lại, các nghiên cứu MaryAinsworth (1979) và John Bowlby (1989) về trẻ sơ sinh cho rằng, trẻ sơ sinhđược mẹ trả lời nhanh chóng khi chúng đã khóc lúc 3 tháng tuổi đã khóc íthơn ở giai đoạn sau này trong năm đầu tiên của cuộc sống (Ainsworth, 1972).Các nghiên cứu về “cười” của Emde, Gaensbauer, Harmon [1976]; Lewis,Hitchcock, & Sullivan [ 2004] phát hiện, “cười” xã hội không xảy ra cho đến khitrẻ được 2 tháng tuổi (mặc dù một số nhà nghiên cứu tin rằng trẻ sơ sinh cười
để đáp ứng với tiếng nói khi được 3 tuần tuổi) (Sroufe & Waters[1976]) v.v
Một hướng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là nghiên cứu
về việc điều chỉnh cảm xúc trong năm đầu tiên của trẻ Eisenberg, năm 2001;Eisenberg, Spinrad [2004], Thompson [1994], Grolnick [1996] Đến hai tuổi,trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ để xác định trạng thái cảm xúc của mình
và những yếu tố gây khó chịu (Kopp & Neufeld, 2002) Một em bé có thể nói:
"Cảm thấy xấu hoặc là cảm thấy sợ con chó" Điều này, có thể giúp trẻ emtrong việc điều chỉnh cảm xúc
* Nghiên cứu sự phát triển cảm xúc của trẻ ở lứa tuổi ấu
thơ
Các nghiên cứu tập trung vào việc phát hiện khả năng hiểu cảm xúc củamình ở trẻ em như nghiên cứu của Lewis [2002], phát hiện trẻ có thểhiểu được cảm xúc của bản thân mình và biết phân biệt với những ngườikhác lúc
2,5 tuổi; Nghiên cứu của Harter [1999] cho thấy, trẻ 3 tuổi bắt đầu nhận thấy
sự xuất hiện của những cảm xúc tự ý thức như xấu hổ, tội lỗi, bối rối và tựhào Trong các nghiên cứu của Stipek [1995] cho thấy trẻ ở tuổi trước khi đếntrường đánh giá thành tích của của chúng và phản ứng cảm xúc đối vớithành công và thất bại, biểu hiện kinh nghiệm vui thích, không hài lòng khôngchỉ đối với nhiệm vụ mà còn đối với chính bản thân trẻ
Một hướng nghiên cứu khá phổ biến về cảm xúc trẻ em tuổi ấu thơ làcảm xúc dưới góc độ giới Các nghiên cứu của Stipek, Recchia, & McClintic
Trang 18[1992] cho rõ các em gái thường thấy xấu hổ hơn và tự hào hơn các em trai.Còn các nghiên cứu của Cummings, Braungart-Rieker, & Du Rocher-
Trang 19Schudlich [2003] phát hiện khía cạnh giới của các nguy cơ rối nhiễu cảm xúctrẻ em tuổi ấu thơ Em gái có nhiều nguy cơ bị rối loạn nội tâm, chẳng hạnnhư sự lo lắng và trầm cảm, trong đó cảm giác xấu hổ và tự phê bìnhthường rõ ràng (Cummings, Braungart-Rieker, & Du Rocher-Schudlich, 2003).
Các nghiên cứu về sự phát triển cảm xúc và nhận dạng các cảm xúc củatrẻ em như nghiên cứu của Kucbli [1994], Ridgeway, Waiters và Kuczaj[1985], Denham [1998]; Denham và những người khác [2003]; Bruce, Olen
và Jensen, [1999]; Havighurst, Harley [2004]; Thompson [2006] Chẳng hạn,trẻ từ 2 đến 4 tuổi, số lượng các thuật ngữ mà trẻ sử dụng để mô tả cảm xúctăng lên (Ridgeway, Waiters, và Kuczaj, 1985) Trẻ cũng học về nhữngnguyên nhân và hậu quả của cảm xúc (Denham, 1998; Denham và nhữngngười khác, 2003) Khi được 4-5 tuổi, khả năng phản ánh về cảm xúc ở trẻtăng, trẻ thấy cần phải quản lý cảm xúc của mình để đáp ứng các tiêuchuẩn xã hội (Bruce, Olen, và Jensen, 1999); phụ huynh, giáo viên, và ngườilớn khác có thể giúp trẻ hiểu và điều chỉnh cảm xúc của bản thân (Havighurst,Harley, 2004; Thompson, 2006, Thompson, 2005)
Trong một nghiên cứu tiến hành trong bối cảnh tương tác cùng bạn bèhàng ngày, cho thấy sự phát triển khả năng tự điều chỉnh cảm xúc xã hội củatrẻ (Fabes & những người khác 1999) Những trẻ em kiểm soát phản ứngcảm xúc tốt có nhiều khả năng ứng xử theo tiêu chuẩn xã hội trong một tnhhuống cảm xúc đầy khiêu khích (như khi một trẻ khác nói xấu hoặc lấy mộtcái gì đó của trẻ)
* Sự phát triển cảm xúc của trẻ ở giai đoạn tuổi nhi đồng
Một khía cạnh quan trọng của sự trưởng thành xã hội liên quan đến sự
hiểu biết về cảm xúc Các nghiên cứu của P.L Harris [1994], Saarni, Mumme,
& Campos [1998] về việc sử dụng tên gọi của các cảm xúc để nói về cảm xúccủa mình; Nghiên cứu của Josephs [1994], Saarni[1998] về sự che dấu cảm
Trang 20xúc; Nghiên cứu của Kuebli [1994]; Wintre & Vallance [1994] về sự thay đổicảm xúc của trẻ em tuổi nhi đồng Chẳng hạn P.L Harris, Saarni, Mumme, &
Trang 21Campos phát hiện, ở tuổi này, trẻ có xu hướng biểu lộ cảm xúc của bản thântrong mối liên quan với người, vật, hoặc sự kiện làm tăng mức độ cảm xúc vàtrẻ thường tiếp cận bằng cách nói về vui mừng vì sinh nhật Cole [1986] đãcho thấy trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cố gắng để che đậy sự thất vọng bằng cáchmỉm cười khi nhận được món quà đáng thất vọng, nhưng trẻ không thể chegiấu cảm xúc tiêu cực khi trẻ ở một mình Saarni và cộng sự [1998] cho rằng,những tín hiệu xã hội có thể hướng dẫn trẻ đưa ra phản ứng xã hội thích hợp.Trẻ 6 tuổi thường tm đến người cho quà tặng để cung cấp một gợi ý
về những phản ứng cảm xúc mong đợi, ở trẻ lớn hơn đã không cần đến cáctín hiệu xã hội Các nghiên cứu (Josephs, 1994, Saarni, 1998) cho thấy, trẻ từ
4
-5 tuổi có thể che dấu người khác bằng cách áp dụng một biểu hiện gây hiểulầm khi nói dối Trẻ cũng có thể giả vờ rằng một ly nước ép trái cây đã đượcngọt, để lừa một người lớn, và cảm thấy thỏa thích dự đoán phản ứng củangười lớn như thế nào khi phát hiện ra rằng ly nước thực sự chua Nghiêncứu của Joseph cũng cho thấy, các trẻ ở tuổi mẫu giáo thường cười khúckhích hoặc che miệng bằng hai bàn tay để che giấu một nụ cười khi người lớn
bị lừa về nước trái cây chua
Điều chỉnh cảm xúc là khả năng theo dõi, đánh giá và bổ trợ đáp ứngcảm xúc của chính mình nhằm để hoàn thành một nhiệm vụ(Thompson,1994) Điều chỉnh cảm xúc cần phải có khả năng để định dạng,hiểu được và làm nhẹ đi cảm xúc của mình khi thích hợp Điều chỉnh cảm xúc
có thể liên quan đến việc ức chế hoặc làm dịu bớt các phản ứng cảm xúc, vídụ: trẻ có thể thở sâu, đếm đến 10 nhằm giúp trẻ bình tnh khi đối mặtvới cảm xúc khó chịu Điều chỉnh cảm xúc cũng có thể liên quan đến việcgia tăng cường độ thức tỉnh cảm xúc nhằm để đạt được một mục tiêu Ví
dụ, trẻ có thể gia tăng sự tức giận nhằm để có được can đảm đứng trướcmột kẻ bắt nạt, hoặc trẻ có thể gia tăng các cảm xúc tích cực bằng cách nhớ
Trang 22lại hoặc tái diễn lại một kinh nghiệm vui vẻ Thực chất, điều chỉnh cảm xúccho phép trẻ là “ông chủ của chính mình”- theo cách nói của một thân chủtrẻ em Kuebli,
Trang 23[1994]; Wintre & Vallance [1994] đã phát hiện trẻ ngày càng phát triển nhậnthức về quản lý và kiểm soát cảm xúc của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn xãhội và có sự thay đổi quan trọng trong sự phát triển cảm xúc: Khả năng hiểucác cảm xúc phức tạp tăng lên, như là niềm tự hào và sự xấu hổ; tăngkhả năng hiểu được có thể trải nghiệm nhiều cảm xúc hơn là một cảm xúctrong một tnh huống cụ thể; có xu hướng tăng trong việc tính đến các sựkiện dẫn đến các phản ứng cảm xúc; có những cải tiến trong khả năng ngănchặn hoặc che giấu những phản ứng cảm xúc tiêu cực; Xuất hiện việc sửdụng các chiến lược tự chuyển hóa cảm xúc; xuất hiện khả năng cảm xúc và
sự hiểu biết cảm xúc (Thompson & Goodvin, 2005)
* Sự phát triển cảm xúc của trẻ ở tuổi vị thành niên
Điểm nhấn trong nghiên cứu cảm xúc của trẻ em tuổi thiếu niên lànghiên cứu sự “biến động” trong cảm xúc của lứa tuổi này: Nghiên cứu về rốiloạn cảm xúc (Hall, 1904); trạng thái "cơn bão và căng thẳng", nhưng có sựgia tăng các cảm xúc cao và thấp trong giai đoạn đầu tuổi vị thành niên[Rosenblum & Lewis, 2003] Nghiên cứu sự mất cân bằng giữa cường độ cảmxúc của trẻ với các sự kiện Ở đây cảm xúc dường như không tương ứng vớicác sự kiện gợi ra chúng [Steinberg & Levine, 1997] Nghiên cứu dưới góc độgiới, trẻ gái đặc biệt dễ bị trầm cảm ở tuổi vị thành niên [Nolen-Hoeksema,2007]
Các nghiên cứu của Larson và Maryse Reed Richards [1994] thấy rằng,trẻ vị thành niên tự đánh giá những cảm xúc tiêu cực và những cảmxúc thoáng qua nhiều hơn so với cha mẹ chúng đánh giá ở trẻ
Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ trong độ tuổi từ lớp 5 đến lớp
9, ở cả nam và nữ đều có trải nghiệm cảm xúc "rất hạnh phúc" bị sụt giảm 50phần trăm [Larson và Lampman-Petraitis, 1989] Cũng trong nghiên cứu này,trẻ vị thành niên có nhiều khả năng tự đánh giá trạng thái cảm xúc tiêucực cao hơn so với trẻ ở lứa tuổi trước đó
Trang 24Trong một số công trình, đã chỉ ra nguyên nhân của sự “biến động”cảm xúc của trẻ tuổi thiếu niên Chẳng hạn, nghiên cứu sự thay đổihormone
Trang 25của [Rosenbaum và Lewis, 2003] Khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành,cảm xúc trở nên ít khắc nghiệt hơn và điều này làm giảm sự biến động về tnhcảm, có thể phản ánh mức độ thích ứng với hormone; nghiên cứu quan
hệ giữa cảm xúc với tuổi dậy thì của Archibald, Graber và Brooks- Gunn[2003]; Brooks-Gunn, Graber, & Paikof [1994]; Dorn, Williamson, Ryan[2002] Hầu hết các nhà nghiên cứu kết luận rằng ảnh hưởng của nội tiết tố
là nhỏ và những thay đổi về cảm xúc xảy ra ở trẻ thường được kết hợp vớicác yếu tố khác như stress, chế độ ăn uống, hoạt động tnh dục và các mốiquan hệ xã hội (Rosenbaum và Lewis [2003]; Susman, Dorn, Schiefelhein[2003]; Susman và Rogol [2004])
Các nghiên cứu về sự điều chỉnh cảm xúc ở thanh thiếu niên Gumora
và Arsenio [2002] cho thấy, từ trẻ từ lớp 6 đến lớp 8 trẻ có những biểu hiệncảm xúc tiêu cực có điểm trung bình ở thói quen thường xuyên học tập thấphơn so với những trẻ có trải nghiệm cảm xúc tích cực hơn, ngay cả khi khảnăng nhận thức được kiểm soát
* Sự phát triển cảm xúc ở người lớn trưởng
thành
Cũng giống như trẻ em, người lớn thích ứng hiệu quả hơn khi có trí tuệcảm xúc- khi họ có khả năng nhận thức và thể hiện cảm xúc, hiểu biết cảmxúc, sử dụng cảm xúc để tư duy và quản lý cảm xúc hiệu quả Sự thay đổicảm xúc tiếp tục phát triển trong những năm ở độ tuổi trưởng thànhCarstensen, Mikels và Mather [2006]; Knight và Mather [2006] Những thayđổi liên quan đến một nỗ lực để tạo ra lối sống đáp ứng, dự đoán, và quản lýcảm xúc, thông qua lựa chọn nghề nghiệp, hôn nhân và các hoạt động khác.Tất nhiên, không phải tất cả thành công trong việc làm như vậy Chủ đề củaphát triển tnh cảm ở tuổi trưởng thành là sự tích hợp thích ứng của cảm xúcvào đáp ứng cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ thành công với nhữngngười khác [Thompson và Goodvin, 2005]
Trang 26Cuộc sống tnh cảm của người trưởng thành có khác so với khi còn trẻkhông? Các nhà nghiên cứu đã tm thấy rằng trên mẫu nghiên cứu đadạng,
Trang 27Na Uy, người Mỹ gốc Phi, Trung Mỹ, châu Âu và châu Mỹ- người trưởng thànhlớn tuổi có khả năng kiểm soát tốt những cảm xúc của họ và có ít cảm xúctiêu cực hơn so với người trưởng thành trẻ tuổi các nghiên cứuCarsiensen và Lockenhoff [2004]; Carstensen, Mikels và Mather, [2006];Charles và Carstensen, [2004]; Mroczek, [2001].
Thông thường theo khuôn mẫu, chúng ta thường nghĩ rằng, ở ngườicao tuổi, cảm xúc của họ thường mang tính ảm đạm, mà hầu hết sống buồn,cuộc sống cô đơn, nhưng các nhà nghiên cứu đã tm thấy một hình ảnh khác(Carstensen & Lockenhoff [2004]; Carstensen, Mikels, & Mather, [2006]) Mộtnghiên cứu của một mẫu người Mỹ cho thấy: Những người lớn tuổi trải quanhững cảm xúc tích cực hơn và ít cảm xúc tiêu cực hơn so với người lớn íttuổi, và cảm xúc tích cực tăng theo tuổi ở người lớn với một tốc độ gia tăng
Trong một nghiên cứu khác, với các sự kiện tích cực (ví dụ: buổi liênhoan sinh nhật của một đứa trẻ) và những cảnh tiêu cực (ví dụ: cảnh một đốtnạn nhân) được hiển thị trên một máy đo não MRI quét, thực nghiệmtiến hành trên người lớn ở lứa tuổi khác nhau [Mather, 2004] Kết quả chothấy: Não bộ của người trưởng thành ít tuổi hoạt động nhiều hơn để đápứng với những sự kiện tiêu cực xảy ra, còn ở não bộ của người lớn nhiều tuổihoạt động đáp ứng với những sự kiện tích cực cao hơn Sự khác biệt hoạtđộng được rõ ràng nhất trong các hạch hạnh nhân, đó là nơi đặc biệt quantrọng trong qui trình cảm xúc
Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã tm thấy rằng cuộc sống tình cảm củangười lớn tuổi là tích cực hơn so với giả thuyết Carstensen, 1998;Carstensen, Mikels, và Mather, [2006], Castensen & những người khác,[2003], Charles & Carstensen, 2004; Mroczek, [2001]
Một lý thuyết được phát triển bởi Laura Carstensen [1991, 1995,1998]; Carstensen, Mikels, [2006]; Carstensen & những người khác,[2003]có ý nghĩa quan trọng trong suy nghĩ về những thay đổi trong sự
Trang 28phát triển cảm xúc ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở người lớn tuổi, đó là Lýthuyết chọn lọc
Trang 29cảm xúc xã hội (Socioemotonal selectvity Theory) Lý thuyết chọn lọc cảm
xúc xã hội cho rằng, người lớn tuổi trở nên có chọn lọc về các mạng xã hộicủa họ, bởi vì họ đặt giá trị cao về sự hài lòng cảm xúc Người cao niênthường dành nhiều thời gian hơn với các cá nhân quen thuộc, người mà họ
đã có mối quan hệ thân thiện Lý thuyết này lập luận rằng những người lớntuổi cố ý rút lui khỏi liên hệ với xã hội với cá nhân thuộc phạm vi bên ngoàicuộc sống của họ, trong khi họ duy trì hoặc tăng cường liên hệ với người bạnthân và các thành viên gia đình, với người mà họ đã có mối quan hệ thú vị
Sự lựa chọn này thu hẹp tương tác xã hội, tối đa hóa trải nghiệm cảm xúc tíchcực và giảm thiểu rủi ro về tnh cảm khi đã cao tuổi Theo lý thuyết này,người lớn tuổi trau dồi có hệ thống mạng xã hội của mình để các đối tác xãhội đáp ứng nhu cầu tnh cảm của họ
từ các năng lượng tnh dục, bản năng Tổng hợp những cảm giác gắn liền với những thay đổi đó chính là trạng thái cảm xúc Cảm xúc gắn với phạm vi rộng lớn các thay đổi ngoại biên và cảm xúc gắn với trạng thái phân bổ thần kinh và độ thông của các mạch máu.
Theo hướng nghiên cứu về cảm xúc với tư cách là động lực thì cảm xúc được nhìn nhận là một động lực thúc đẩy cá nhân hành động Vì vậy, vấn đề
là làm thể nào để duy trì, thỏa mãn hay củng cố những cảm xúc của cá nhân
và cần có những kích thích tác động để cải thiện cảm xúc têu cực, tăng cảm xúc tch cực nhằm thúc đẩy hoạt động của con người.
Trang 30Hướng nghiên cứu cảm xúc theo lứa tuổi cho thấy, các tác giả nghiên cứu cảm xúc ở các lứa tuổi có sự phát triển cảm xúc khác nhau Kết quả cho thấy càng trưởng thành việc quản lý các cảm xúc sẽ thuận lợi hơn so với những lứa tuổi khác.
1.1.1.4 Các nghiên cứu về quản lý cảm xúc.
Trong các nghiên cứu trí tuệ cảm xúc, mà trong đó hàm chứa các yếu
tố nhận biết và kiểm soát, điều khiển cảm xúc của mình và của người khác,còn có các công trình nghiên cứu quản lý cảm xúc Chẳng hạn, Fischer,Manstead, Evers, Timmers, & Valk [2004] nghiên cứu quản lý cảm xúc cáchoàn cảnh khác nhau Erber, Wegner và Therriault [1996] đưa ra thựcnghiệm về việc tăng cường hay ức chế cảm xúc để có kinh nghiệm và thể hiệncảm xúc mà họ tin rằng sẽ tạo điều kiện thực hiện trong một tnh huống cụthể Diamond & Aspinwall [2003] kết luận rằng, cảm xúc tốt hay cảm xúc xấukhông phải là bất biến và động lực điều chỉnh cảm xúc chỉ có thể được hiểutrong bối cảnh cụ thể mà trong đó cảm xúc xảy ra Hochschild [1983] chỉ rarằng các khuôn mẫu cảm xúc (được xây dựng trên quy tắc hiển thị cảm xúc rangoài và có thể là kinh nghiệm cảm xúc trong một hoàn cảnh đã cho) đãtạo động lực cho quản lý cảm xúc Các nghiên cứu của Rime và các cộng sự[1991], chỉ ra sự chia sẻ xã hội không chỉ đóng một vai trò quan trọng trongviệc cung cấp những thông tin mà có thể phục vụ chức năng quan trọng vềtâm lý và xã hội Chia sẻ xã hội, có thể làm giảm khoảng cách vật lý và cácđặc điểm cá nhân và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ gần gũi Thoits[1984], Collins và Miller [1994] tìm thấy rằng những người chia sẻ cảm xúccủa họ và cảm xúc với những người khác có nhiều hơn những người thích giữchúng ở lại Các nghiên cứu của Zech & Rime [1996] đã phát hiện sự chia sẻcảm xúc được đánh giá là có ý nghĩa hơn và thú vị hơn là nói chuyện mộtcách khách quan và mô tả
Dưới góc độ nghiên cứu sự nghiền ngẫm hay ngăn cản cảm xúc,
Trang 31Nolen-Hoeksema, McBride và Larsen [1997]; Nolen-Hoeksema và Morrow
Trang 32[1993] kết luận cho thấy nghiền ngẫm về sự tức giận, tội lỗi và những suynghĩ lo lắng liên quan đến việc tạo ra những cảm xúc mạnh hơn (Wegner,1994) Kopel & Arkowitz [1974] nghiên cứu sự kìm hãm các biểu hiện đau,Wegner [1994] nghiên cứu sự ngăn chặn suy nghĩ về cảm xúc đau đã cho thấygiảm cảm giác do bản thân tự thông báo McCanne và Anderson [1987] chothấy sự ngăn chặn biểu lộ cảm xúc trong khi những hoàn cảnh cảm xúc dễchịu hoặc khó chịu làm suy giảm khả năng của những người tham gia để cảmnhận những cảm xúc tương ứng Giảm khả năng nhận thức cho sự ngăn chặnhành vi biểu cảm đến từ một sự nghiên cứu bởi Ginbe, Krull, và Pelham[1988] đã cho thấy sự kiềm chế cái nhìn làm suy yếu sự thực hiện hành vinhận thức Richards và Gross [1999] cho thấy, ngăn chặn biểu hiện cảm xúclàm suy yếu bộ nhớ cho thông tin gặp phải trong thời kỳ ngăn chặn Tuynhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy sự ngăn chặn biểu hiện cảm xúc tựnhiên dẫn đến suy giảm kinh nghiệm cảm xúc và kích thích sinh lý ngoài cácthao tác của biểu hiện sự đau đớn.
Carstensen, Gottman và Levenson[1995], Levenson, Carstensen vàGottman [1994] và các đồng nghiệp đã chỉ ra rằng, sự hài lòng của hônnhân tăng khi giảm biểu hiện cảm xúc tiêu cực Thành công việc sửa đổinét mặt của cảm xúc, có thể quan trọng trong mối quan hệ của conngười xã hội và hôn nhân, nhưng nó không giúp nhiều để làm giảm cảm xúctiêu cực của một người
Lazarus và Alfert [1964] cho thấy, đánh giá lại, một cách hiệu quả để
giảm bớt cảm xúc tiêu cực cũng như kích thích sinh lý đi kèm Các nghiêncứu của Kramer và các đồng nghiệp cho thấy, đánh giá lại không tiêu thụ cácnguồn lực nhận thức nó, không làm ảnh hưởng bộ nhớ Trong truyền thôngtâm lý [Bucci, 1995] sự tích tụ của những cảm xúc không thể hiện được cóliên quan đến các rối loạn tâm thần và thể chất
Trang 33Tất cả các các giả trên khi nghiên cứu về quản lý cảm xúc cũng chỉ ranhững biểu hiện cảm xúc và nguyên nhân có những cảm xúc đó, họ chưađưa ra nhưng phương pháp để quản lý cảm xúc.
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc củagiáo viên, học sinh, sinh viên trên nhiều vùng miền Xu hướng chung của cácnhà tâm lý học là làm sáng tỏ những vấn đề bản chất, cấu trúc của trí tuệcảm xúc, cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trí tuệ cảm xúc; đồng thời từngbước thử nghiệm và mau chóng đưa vào những trắc nghiệm phù hợp nhằmxác định chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người Việt Nam Các tác giả NguyễnCông Khanh, Nguyễn Huy Tú, Trần Trọng Thủy, … được coi là những tác giảtiên phong trong lĩnh vực này
Bài viết của tác giả Nguyễn Huy Tú: “Chỉ số thông minh cảm xúc cao một tiêu đề thành công” [81], “Trí tuệ cảm xúc - bản chất và phương phápchẩn đoán”[82] và “Các mô hình lý thuyết về trí thông minh cảm xúc” doNguyễn Công Khanh (dịch) [54] đã bước đầu tiếp cận đến trí tuệ cảm xúc.Gần đây, các tác giả Nguyễn Công Khanh, Đinh Thị Kim Thoa và NguyễnThành Đoàn cũng đã bàn đến phương pháp luận nghiên cứu trí thông minhcảm xúc
-Tác giả Dương Thị Hoàng Yến với đề tài: “Trí tuệ cảm xúc của giáo viêntiểu học” đã rút ra kết luận: Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học là mộtyếu tố quan trọng tạo nên thành công trong sự nghiệp [ theo 90]
Đề tài cấp Nhà nước của tác giả Nguyễn Công Khanh [theo 54]:
“Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc ở học sinh Trung học phổ thông” đã sử dụng trắcnghiệm MSEIT của J Mayer, P Salovey và D Caruso được Việt hóa đolường trên 17000 học sinh Kết quả cho thấy sự phát triển trí tuệ cảm xúccủa học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và là sản phẩm của quá trìnhtương tác liên tục giữa bản thân và môi trường sống
Trang 34Tác giả Đào Thị Oanh (2010), Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc và giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THCS trong gia đình và nhà trường hiện nay, Đề tài
khoa học cấp bộ, cho thấy [theo 59]: Nhìn chung, biểu hiện trạng thái cảmxúc của thiếu niên được nghiên cứu là tích cực và phần lớn đạt ở mức tốt.Thiếu niên nam trải nghiệm sự lo âu, căng thẳng nhiều hơn so với các thiếuniên nữ và các thiếu niên nữ thường cảm thấy tự tin hơn Có thể là do các
em nữ trưởng thành sớm hơn các em nam, các cách thức biểu hiện cảm xúckín đáo hơn, trong khi các trẻ nam tỏ ra hồn nhiên, bộc lộ cảm xúc trựctiếp và bột phát hơn Có sự mâu thuẫn nhất định trong tự đánh giá về trạngthái cảm xúc của học sinh ở lứa tuổi này Đó là mâu thuẫn giữa sự tự đánhgiá về “tính tích cực” của bản thân học sinh với “tâm trạng” và với nhữngtrạng thái có liên quan tới “sức khoẻ” sinh lí thể chất: một mặt các em luôn
tự cho mình là “mạnh mẽ”, “vui vẻ”, “yêu đời”, “hạnh phúc”, “tươi tỉnh”,
“sung sức”…, nhưng cùng lúc đó lại cảm thấy “thụ động”, “không muốn làmviệc”, “không muốn động chân tay”, “đầu óc mụ mẫm” không tập trungđược Điều này có thể lí giải bằng đặc điểm phát triển tâm sinh lí của lứa tuổinày do sự chi phối của quy luật về tính mất cân đối tạm thời trong sự pháttriển cá nhân của trẻ Và chính đây là điều làm cho bản thân thiếu niên vấpphải những khó khăn không nhỏ Tương tự, sự khác biệt rõ rệt giữa nữ vànam thiếu niên vừa được đề cập ở trên cũng có thể được giải thích bằngquy luật về tính không đồng đều trong sự chín muồi giới tính, kéo theonhững khác biệt về tâm lý, trong đó có khác biệt về cảm xúc
Ngoài ra còn có các tác giả khác nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc như:
Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở trong giao tiếp công vụ, Luận án tiến sĩ tâm lý học; Phan Trọng Nam (2012), Trí tuệ cảm xúc của sinh viên đại học sư phạm, Luận án tiến sĩ.
Trang 35Các tác giả trong nước chủ yếu nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và nhữngcảm xúc tiêu cực của học sinh chứ chưa nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm
Trang 36xúc Các nghiên cứu cũng làm sáng tỏ những vấn đề bản chất, cấu trúc của trítuệ cảm xúc, cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trí tuệ cảm xúc; đồng thờitừng bước thử nghiệm và mau chóng đưa vào những trắc nghiệm phù hợpnhằm xác định chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người Việt Nam.
1.2 Một số vấn đề lí luận cơ bản về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Theo Từ điển Tâm lý học [Vũ Dũng, 2000], cảm xúc: “là sự phản ánhtâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mốiquan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể,dưới hình thức những rung động trực tiếp” [10, tr.29]
Trong tâm lý học, cảm xúc được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, dướinhiều góc độ khác nhau:
Tiếp cận cảm xúc dưới góc độ nguồn gốc phát sinh có rất nhiều quan
niệm khác nhau như MC Dougall coi cảm xúc là những cái được di truyền;B.F.Skinner, J.Dolar và N.E Miller lại giải thích cảm xúc là cách thức hay
Trang 37khuôn mẫu phản ứng được tiếp thu theo nguyên tắc học tập điều kiệnhóa
Trang 38hoặc học tập bắt chước; S.Freud lại cho rằng cảm xúc chính là sự giải tỏa những năng lượng libido bị dồn nén.
Thông thường, chúng ta cho rằng cảm xúc là nguyên nhân gây ranhững biến đổi sinh lý của cơ thể con người ví dụ như khi ta sợ hãi thì timđập nhanh hơn nhưng theo nhà tâm lý học người Mỹ William James (1890)
và nhà tâm lý học người Đan Mạch Carl Lange (1922) thì cảm xúc là hệ quảcủa những thay đổi sinh lý trong cơ thể con người Hay nói cách khác là hiệntượng cảm xúc là sự phản ứng đối với những biến đổi sinh lý bên trong cơthể hay biến đổi nội tạng (visceral changes) Các biến đổi này phát sinh nhưmột sự đáp ứng với những việc xảy ra trong môi trường sống Các biến đổinội tạng được giải thích là các phản ứng cảm xúc, hay sự biến đổi nội tạngđược xem là nguồn gốc của cảm xúc
Sợ hãi → tim đập nhanh (Cảm xúc → Thay đổi sinh lý) Tim
đập nhanh → Sợ hãi (Thay đổi sinh lý → cảm xúc)
Theo lý thuyết của James - Lange thì cảm xúc là sự cảm thụ của cơ thểđối với những biến đổi nội quan, đặc biệt là hệ tim mạch
Tuy nhiên đến năm 1890 James đưa ra giáo trình “Những nguyên lý cơbản của tâm lý học” trong đó có đề cập tới cảm xúc, nghiên cứu này độc lậpvới thuyết cảm xúc của Carl Lange Trong thuyết cảm xúc của mình, Jamescho rằng, cảm xúc là tri giác của trí tuệ và những điều kiện sinh lý học xuấtphát từ những kích thích Nói cách khác, các cảm xúc mà chúng ta cảm thấytùy thuộc vào điều chúng ta làm Thuyết cảm xúc của James khuyên chúng
thực hành “Hãy hành động theo cách mà bạn muốn, bạn cảm thấy”.
Hai nhà tâm lý học người Mỹ là Walter Cannon (1927) và Philip Bard(1934) lại cho rằng, cảm xúc và những thay đổi sinh lý xảy ra độc lập vàkhông có quan hệ hệ quả như trong học thuyết của James Lange.Theo Cannon Bard thì cảm xúc xuất phát từ hệ thần kinh trung ương chứkhông như ở ngoại vi như James Lange
Trang 39Cannon Bard tiến hành thực nghiệm tiêm chất hóa học chỉ địnhvào máu và kết quả là hoạt động tim mạch bị biến đổi nhưng lại không thấyxuất hiện những cảm xúc tương ứng với sự biến đổi đó Từ đó ông đã rút rađược kết luận đối lập hẳn với quan niệm của James – Lange đó là:
- Khi đem tách các cơ quan nội tạng ra khỏi hệ thần kinh trung ương sẽkhông làm biến đổi hành vi cảm xúc
- Những biến đổi nội tạng diễn ra quá chậm nên không thể giải thíchđược những hiện tượng cảm xúc vốn xảy ra quá nhanh
- Những biến đổi nội tạng được tạo nên bằng cách nhân tạo sẽ khônggây nên những cảm xúc
Trong khi đó, theo học thuyết hai yếu tố của hai nhà tâm lý học StanleySchacter và Jerome Singer (1962) lại có thêm yếu tố môi trường Điều này cónghĩa là, con người phụ thuộc vào môi trường để giải thích những thay đổisinh lý trong cơ thể và hình thành cảm xúc Học thuyết hai yếu tố củaSchacter – Singer cho thấy sự hình thành cảm xúc có sự tham gia của yếu tốmôi trường và yếu tố thay đổi sinh lý trong cơ thể Sự kết hợp của hai yếu tốnày là điều kiện cần và đủ để hình thành nên cảm xúc tích cực cũng như tiêucực ở con người
Theo T.Fesher và Russell, J.A [2003] thì cảm xúc là thứ mà tất cả mọingười đều biết nhưng không thể định nghĩa được Điều này có nghĩa là, vềmặt ngữ nghĩa, cảm xúc có thể được coi là sự trải nghiệm bằng cảm giác.Chúng ta chỉ cảm nhận được cảm xúc chứ không nghĩ ra nó Khi nghe một lờinói hay chứng kiến một hành động có ý nghĩa với bản thân, các cảm xúc củachúng ta lập tức xuất hiện, đồng thời cũng xuất hiện những suy nghĩ tươngđồng, những thay đổi về mặt sinh lý và nảy sinh cảm giác thôi thúc muốnđược làm điều đó Ví dụ như khi có một người nào đó nhất quyết sai khiếnchúng ta làm một việc mà chúng ta không thích và làm cho chúng ta tức giận
Trang 40Lúc đó tnh trạng cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện như nhịp tim tăng,áp