1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án lịch sử 6 (cả năm)

168 1,3K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Tại sao có âm lịch, dương lịch, công lịch?Làm thế nào để ta ghi, đọc và tính được thời gian theo công lịch?Để giải đáp được thắc mắc đó cô và các em cùng đi vào tìm hiểu bài 2:”Cách tính

Trang 1

ĐỒ DÙNG CẦN SỬ DỤNG

01 01 Tranh, ảnh về lớp học trường làngthời xưa, bia tiến sĩ. Bài 1 “Sơ lược về môn lịch sử”

02 02 Lịch treo tường,lịch tay.

Minh họa mục 2:”Người xưa đãtính thời gian như thế nào?( Bài 2:Cách tính thời gian trong lịch sử”

05 05 Bản đồ các quốc gia cổ đại phươngĐông và phương Tây

Minh họa mục 1:”Sự hình thànhcác quốc gia cổ đại phương Tây”của bài:”Các quốc gia cổ đạiphương Tây”

06 06 Tranh chữ tượng hình Ai Cập…RamVet(VI), Kimtự tháp, tượng lực sĩ

-Các tranh ảnh công trình nghệ thuật Minh họa bài:”Ôn tập”

08 08 Bản đồ các quốc gia cổ đại phươngĐông và phương Tây

Cho HS quan sát,lập bảng thống kêminh họa mục 1( Làm bài tập lịchsử)

09 09 -Dùng bản đồ câm.-Các hiện vật phục chế. Minh họa bài:”Thời nguyên thủytrên đất nước ta”

10 10 Các hiện vật phục chế

Minh họa mục 1 và mục 3 củabài:” Đời sống của người nguyênthủy trên đất nước ta”

11 11 Hộp phục chế về các loại rìu đá Minh họa mục 1 của bài:”Nhữngchuyển biến trong đời sống kinh

tế”

13 13 Hộp phục chế về:mũi giáo đồng

Đông Sơn, dao găm đồng Đông Sơn,lưỡi cày đồng, lưỡi liềm đồng

Minh họa mục 3( Bước phát triểnmới về xã hội nảy sinh như thếnào?) của bài:”Những chuyển biến

Trang 2

Tuần Tiết Tên đồ dùng Ghi chú

về xã hội”

-Hộp phục chế của bài trước( Bài 11)-Mẫu chuyện:”Thánh Gióng”,”SơnTinh, Thủy Tinh”

-Sơ đồ nhà nước Văn Lang

-Minh họa mục 1 của bài 12”NướcVăn Lang”

-Minh họa mục 3

-Thạp đồng Đào Thịnh,trống đồngNgọc Lũ,hình trang trí trên trốngđồng, lưỡi cày…

-Mẫu chuyện thời Hùng Vương( Bánhchưng, bánh dày; trầu cau; các câu cadao)

-Minh họa mục 1 của bài:” Đờisống vật chất và tinh thần của cưdân Văn Lang”

-Minh họa mục 3

16 16 Lược đồ cuộc kháng chiến chốngquân xâm lược Tần. Minh họa mục 1:”Cuộc khángchiến…” của bài:”Nước Âu Lạc”

-Lược đồ cuộc kháng chiến chống

quân xâm lược Triệu Đà

-Sơ đồ thành cổ Loa, một số câuchuyện cổ tích:”Nỏ thần”, “Mị Châu,Trọng Thủy”

-Minh họa mục 5:”Nước Âu Lạcsụp đổ trong hoàn cảnh nào?

-Minh họa mục 4

-Một số câu ca daovề phong tục, tậpquán và nguồn gốc dân tộc

-Minh họa cho mục 1 và 2

-Minh họa cho mục 4

-Minh họa cho mục 3

21 21 -bản đồ treo tường”Khởi nghĩa HaiBà Trưng”

-Ảnh về đền thờ Hai Bà Trưng

Minh họa cho mục 2

22 22 Bản đồ kháng chiến chống quân xâmlược Hán ( 42-43) Minh họa cho mục 2

23 23 Lược đồ: Âu Lạc thế kỉ I – III Minh họa cho mục 1

-Sơ đồ phân hóa xã hội

-Sưu tầm ảnh:”Lăng Bà Triệu ở núiTùng”

-Minh họa cho mục 3

-Minh họa cho mục 4

26 26 -Lược đồ “Khởi nghĩa Lý Bí” Minh họa cho mục 1 và 2

-Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí-Tài liệu tham khảo: Đại cương lịchsử Việt Nam ( Trang 92-93) Minh họa cho mục 3 và 4

Trang 3

Tuần Tiết Tên đồ dùng Ghi chú

-Lược đồ nước ta thời thuộc Đườngthế kỉ VII-IX

-Bản đồ treo tường hoặc lược đồ

“Khởi nghĩa Mai Thúc Loan”

-Ảnh đền thờ Phùng Hưng

-MInh họa cho mục 1

-Minh họa cho mục 2-Minh họa cho mục 3

-Bản đồ: Giao châu và Cham Pa giữa

thế kĩ III đến X-Sơ đồ Giao châu và Cham Pa giữathế kỉ IX-X

-Ảnh: Khu thánh địa Mĩ Sơn, Thápchàm Phan Rang

-Minh họa cho mục 1

-Minh họa cho mục 2

30 30 Bảng phụ:thống kê các sự kiện Ôn tập

31 31 Lược đồ cuộc kháng chiến chốngquân Nam Hán (930-931) Minh họa cho mục 2

32 32 Bản đồ treo tường:”Ngô Quyền vàchiến thắng Bạch Đằng năm 938” Minh họa cho mục 2

35 35 Tư liệu:Giáo khoa lịch sử địa phươngBình Định Sử địa phương

Trang 4

Tuần: 01 Tiết: 01

Từ: 00 / 02 / 2006 Đến : 00 / 00 / 2006 Ngày soạn : 00 / 00 / 2006

Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1)Kiến thức:

-HS cần hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ khoa học.-Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

-Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, HS cần có phương pháp học tập khoa học thích hợp

2)Về tư tưởng, tình cảm:

-Trên cơ sở những kiến thức khoa học, bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn lịchsử và phương pháp học tập, khắc phục quan niệm lệch lạc, sai lầm trước đây là:Học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng

-Bằng nội dung cụ thể, gây hứng thú cho các em trong học tập, để HS yêu thích môn lịch sử

3)Về kỹ năng:

Giúp HS có khả năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời bằng những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1)Chuẩn bị của giáo viên:

-Tranh ảnh về một lớp học ở trường làng thời xưa ( H1.sgk/ Trang 3)

-Bia tiến sĩ ( H2.sgk/Trang 4)

2)Chuẩn bị của học sinh:

Đọc trước bài mới, soạn trước các câu hỏi in dậm trong bài và các câu hỏi cuối bài

III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1)Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng báo cáo tình hình.

2)Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)

3)Giảng bài mới:

a.Giới thiệu bài mới:( 1phút)

Ở lớp 4,5 chúng ta đã được học những mẫu chuyện lịch sử rất bổ ích và lí thú.Nhưng lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì?Và dựa vào đâu để ta biết lịch sử?Đó là những câu hỏi trong giờ học đầu tiên hôm nay chúng ta sẽ chú ý lắng nghe, thảo luận và trong quá trình học từ nay trở đi sẽ ngày càng sáng tỏ những câu hỏi đó.

b.Tiến trình bài dạy:

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

12

phút Hoạt động 1:-GV hướng dẫn HS làm việc

-GV gọi HS đọc đoạn”Con

người đều có lịch sử”

-HS làm việc theo sự hướng

dẫn của GV

1) Lịch sử là gì?

Trang 5

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

(sgk/Tr 3)

?) Theo em, con người, cây

cỏ, mọi vật quanh chúng ta

có phải ngay từ khi xuất hiện

đã có hình dạng như ngày

nay không?Vì sao?

?)Con người trên thế giới này

đều phải tuân theo qui luật gì

của thời gian?

?)Em có nhận xét gì về loài

người từ thời nguyên thủy

cho đến nay?

-GV kết luận:

-Tất cả mọi vật sinh ra trên

thế giới này đều có quá trình

như vậy: đó là quá trình phát

triển khách quan ngoài ý

muốn của con người theo

trình tự thời gian của tự nhiên

và xã hội, đó chính là lịch sử

-Tất cả những gì các em thấy

ngày hôm nay( con người và

vạn vật) đều trãi qua những

thay đổi theo thời gian, có

nghĩa là đều có lịch sử

-GV:Lịch sử mà chúng ta sẽ

học là lịch sử xã hội loài

người.

?)Có gì khác nhau giữa lịch

sử một con người với lịch sử

xã hội loài người?

-GV:Một con người chỉ có

hoạt động riêng mình còn xã

hội loài người ở phạm vi

rộng có liên quan đến tất cả

mọi đối tượng

?)Vậy lịch sử còn có nghĩa là

gì?

-GV kết hợp ghi bảng.

-Sự vật, cây, cỏ, làng, xóm,

đất nước, con người có được như ngày nay đều phải trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi nghĩa là đều có một quá khứ

-Con người đều phải trải

qua một quá trình: sinh ra, lớn lên, già yếu và chết đi

-Đó là quá trình con người xuất hiện và phát triển không ngừng

-HS lắng nghe

+Lịch sử một con người là quá trình hình thành- tồn

tại và phát triển- tiêu biến.

+Lịch sử xã hội loài người là quá trình hình thành- tồn

tại và phát triển – liên tục biến đổi.

-HS trả lời:Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ

Lịch sử là khoa học tìm hiểu, nghiên cứu toàn bộ những hoạt

Trang 6

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng -GV:Lịch sử phong phú và

đa dạng như vậy nên cần có

một quá trình nghiên cứu, tìm

tòi, học tập

động của con người, xã hội loài người trongquá khứ

14

phút Hoạt động 2:-GV hướng dẫn HS xem hình

1(sgk) và yêu cầu HS nhận

xét trả lời các câu hỏi

?)Em quan sát được gì từ

hình 1? Lớp học trường làng

ngày xưa khác với lớp học

của các em ngày nay như thế

nào?

?)Em hiểu vì sao có sự khác

nhau đó?

-GV:Không phải ngẫu nhiên

mà có những thay đổi như

chúng ta nhận thấy, vì vậy

chúng ta cần tìm hiểu để biết

những gì đã có trong quá khứ

và quý trọng tất cả những gì

hiện có

-GV:Diễn giải:”Mỗi con

người…nên”(sgk/tr 4)

?)Theo em, chúng ta cần biết

những thay đổi đó không?

?)Tại sao lại có những thay

đổi đó?

Hoạt động theo nhóm.

-Khác:Khung cảnh lớp học,

thầy trò, bàn ghế

Không có bàn ghế cho HS,

HS thuộc các lứa tuổi khác nhau, thầy ngồi trên trò ngồi xung quanh, có chiếc chiếu ở giữa, ít học trò, họctại nhà thầy

-Vì ngày xưa việc học chưaqui củ, rộng rãi như bây giơ, chưa có trường lớp ở các làng, số lượng HS ít, thầy cũng ít Số lượng môn không đa dạng, còn bây giờxã hội loài người ngày càng tiến bộ, điều kiện họctập tốt hơn, trường lớp khang trang hơn

-Rất cần biết

-Do sự phát triển của xã hội,để phù hợp với sự phát

2)Học lịch sử để làm gì?

Trang 7

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

?)Em hãy lấy ví dụ về sự

thay đổi của làng xóm, quê

em?

-GV:Cho HS quan sát bức

ảnh”Cầu giấy – 1889”để HS

so sánh với Cầu Giấy ngày

nay.( Nếu có )

-GV diễn giải:Không phải

ngẫu nhiên mà có những thay

đổi đó.Để có xã hội của

chúng ta hôm nay, cha ông ta

đã phải trãi qua quá trình lao

động, chiến đấu để tồn tại,

phát triển, để tạo nên đất

nước ngày nay

?)Vậy học lịch sử để làm gì?

“Học lịch sử… ngày nay”.

-GV:Mỗi con người cần biết

mình thuộc dân tộc nào, tổ

tiên ,cha ông mình là ai, con

người đã làm gì để có được

như ngày nay

triển của xã hội loài người, ngày càng đi lên đòi hỏi phải có những thay đổi đó

-HS làm việc cá nhân

-Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.-Biết lịch sử phát triểncủa nhân loại để rút ranhững bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai

12

phút Hoạt động 3: -GV hướng dẫn hs:

Do đặc diểm môn lịch sử là

sự kiện lịch sử đã xảy ra

không được diễn lại, không

thể làm thí nghiệm.Cho nên

lịch sử phải dựa vào các tư

liệu chủ yếu là để khôi phục

lại bộ mặt chân thực của quá

khứ

?)Em có thể kể tên các -Sơn Tinh – Thủy Tinh,

3)Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử:

Trang 8

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

truyền thuyết đã học, đọc?

?)Dựa vào đâu mà em được

biết đến chuyện “Sơn

Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng?

-GV khẳng định:Trong lịch

sử cha ông ta luôn đấu tranh

với thiên nhiên và giặc ngoại

xâm, duy trì sản xuất( truyền

từ đời này sang đời khác- từ

khi nước ta chưa có chữ

viết)-Tư liệu truyền miệng

-GV:Hướng dẫn HS xem

hình 2 (SGK)

?)Theo em,Bia tiến sĩ ở Văn

Miếu- Quốc Tử Giám được

làm bằng gì?

?)Trên bia ghi gì?

-GV khẳng định:Đó là hiện

vật người xưa để lại, dựa vào

những ghi chép trên bia

chúng ta biết được tên, tuổi,

địa chỉ, công trạng của các

tiến sĩ

?)Em có biết câu chuyện lịch

sử nào?Câu chuyện đó em

được đọc ở đâu?

-GV:Yêu cầu HS quan sát

hình 1 và hình 2

( SGK/Tr3,4)

?)Theo em , có thể xếp

chúng vào loại tư liệu nào?

?)Hình 1 và 2 giúp em hiểu

thêm được điều gì?

?)Như vậy ta căn cứ vào đâu

để biết được lịch sử?

-GV ghi bảng.

-GV kết luận: Lịch sử là một

khoa học dựng lại toàn bộ

hoạt động của con người

trong quá khứ.Mỗi người

chúng ta cần phải học và biết

-Tư liệu chữ viết

-Tư liệu hiện vật

-Hiểu thêm việc học tập vàthi cử của cha ông ngày trước

-Dựa vào ba nguồn tư liệu chính:tư liệu truyền miệng, hiện vật, chữ viết

Dựa vào 3 nguồn tư liệu:

-Tư liệu truyền miệng ( Truyền thuyết).-Tư liệu hiện vật( trống đồng, bia đá).-Tư liệu chũ viết(văn bia,bản di chúc viết tay của Bác,Đại Việt

Trang 9

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

lịch sử riêng của chúng ta:

“Dân ta phải biết sử ta.

Cho tường gốc tích nước

nhà Việt Nam”

(Bác Hồ)

Dể dựng lại lịch sử có 3

nguồn tư liệu chính:truyền

miệng, hiện vật, chữ viết

-GV kết luận toàn bài:

Như vậy, bài học này cần

nắm vững 3 vấn đề chính:

Lịch sử là gì?mục đích của

việc học lịch sử?Dựa vào đâu

để biết và dựng lại lịch sử?

sử kí toàn thư)

4)Củng cố: (3phút)

1)Lịch sử là gì?

2)Học lịch sử để biết:

A Cội nguồn dân tộc

B.Truyền thống lịch sử của dân tộc

C Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

D Cả 3 ý trên

3)Kể lại những di tích lịch sử mà em biết?

4)Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

A Tư liệu truyền miệng B.Tư liệu chữ viết

C.Tư liệu hiện vật D.Cả 3 ý trên

5)Dặn dò: (1 phút)

-Về nhà học theo câu hỏi cuối bài

-Xem trước bài 2” Cách tính thời gian trong lịch sử”

-Soạn trước các câu hỏi trong SGK / trang 5-7

6)Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

Trang 10

Tuần: 02 Tiết: 02

Từ: 00 / 02 / 200 Đến : 00 / 00 / 200 Ngày soạn : 00 / 00 / 200

Bài 2:CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ.

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1)Kiến thức:Giúp HS hiểu:

-Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử

-Học sinh cần phân biệt được các khái niệm :Dương lịch, Âm lịch,Công lịch

-Biết cách đọc, ghi và tính năm, tháng theo công lịch chính xác

2)Về tư tưởng, tình cảm:

-Giúp cho HS biết quí thời gian, biết tiết kiệm thời gian

-Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc

3)Về kỹ năng:

Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ với hiện tại

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1)Chuẩn bị của giáo viên:

Tranh ảnh, lịch treo tường, lịch tay

2)Chuẩn bị của học sinh:

Tìm hiểu bài mới, sưu tầm một số lịch

III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1)Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng báo cáo tình hình.

2)Kiểm tra bài cũ: (5phút)

*Hỏi: 1) Lịch sử là gì? Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?

2)Em hãy phân loại các tư liệu lịch sử sau:Di tích văn hóa, truyện Thánh Gióng, Đại Việt sử kí toàn thư, trống đồng, bản di chúc của Hồ chủ tịch

*Dự kiến trả lời:

1)*Lịch sử là khoa học tìm hiểu, nghiên cứu toàn bộ những hoạt động của con người, xã hội loài người trong quá khứ

*Học lịch sử giúp em:

-Biết cội nguồn của tổ tiên,cội nguồn của dân tộc

-Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc

-Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại

và tương lai.

2)-Tư liệu truyền miệng:truyện Thánh Gióng

-Tư liệu chữ viết:Đại Việt sử kí toàn thư, bản di chúc của Hồ chủ tịch

-Tư liệu hiện vật:di tích văn hóa, trống đồng

3)Giảng bài mới:

a.Giới thiệu bài mới: ( 1 phút)

GV giới thiệu lịch treo tường, lịch bàn, đồng hồ để HS tập trung suy nghĩ

GV hỏi:người ta làm ra lịch nhằm mục đích gì?

Trang 11

HS :Xem ngày ,tháng, năm Biết được thời gian.

GV:Tính thời gian có ý nghĩa như thế nào? Tại sao có âm lịch, dương lịch, công lịch?Làm thế nào để ta ghi, đọc và tính được thời gian theo công lịch?Để giải đáp được thắc mắc đó cô và các em cùng đi vào tìm hiểu bài 2:”Cách tính thời gian trong lịch sử”

b.Tiến trình bài dạy:

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

10

phút Hoạt động 1: -GV hướng dẫn HS quan sát

lại hình 1 và 2( sgk/ tr3,4)

?)Em có thể nhận biết được

trường làng hay tấm bia đá

được dựng lên cách đây bao

nhiêu năm?

?) Vậy chúng ta có cần biết

thời gian dựng một tấm bia

tiến sĩ nào đó không?

GV: có thể nói thêm về Văn

Miếu, nơi đào tạo nhân

tài.Hiện có 82 bia ghi tên

những người đỗ tiến sĩ

?)Tại sao chúng ta cần xác

định thời gian?

GV:KHông phải các tiến sĩ

đều đỗ cùng một năm, phải

có người trước, người sau

Bia này có thể dựng cách bia

kia rất lâu Như vậy người

xưa đã có cách tính và cách

ghi thời gian Việc tính thời

gian rất quan trọng vì nó giúp

chúng ta nhiều điều.Xác định

thời gian là một nguyên tắc

cơ bản quan trọng của lịch

sử

?)Dựa vào đâu, bằng cách

nào, con người sáng tạo ra

thời gian?

-GV:Thời cổ đại người nông

dân luôn phụ thuộc vào thiên

nhiên, cho nên trong canh tác

họ luôn phải theo dõi và phát

hiện ra qui luật của thiên

-Cả lớp cùng làm việc theo sự hướng dẫn của GV

-HS phần lớn sẽ trả lời

“không” hoặc “rất lâu”

-Cần biết

-Do nhu cầu cuộc sống đòi hỏi sự cần thiết phải xác định thời gian

-HS trả lời theo đoạn cuối (mục 1- SGK tr6)

1)Tại sao phải xác định thời gian:

-Do nhu cầu cuộc sốngđòi hỏi con người cần phải xác định thời gian

-Xác định thời gian

xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bảnquan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử

Trang 12

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

nhiên

Họ phát hiện ra qui luật của

thời gian: hết ngày rồi lại

đến đêm:Mặt trời mọc ở

đằng Đông, lặn ở đằng Tây

(1 ngày)

-Nông dân Ai Cập cổ đại

theo dõi và phát hiện ra chu

kì hoạt động của Trái đất

quay xung quanh Mặt trời( 1

vòng) là một năm ( 365

ngày)

8

phút Hoạt động 2:?Người xưa dựa vào đâu để

làm ra lịch?

GV: Yêu cầu HS quan sát

bảng ghi những ngày lịch sử

và kỉ niệm

?)Hãy liệt kê những đơn vị

thời gian có trong bảng?

?)Có những loại lịch nào?

?)Các em có biết trên thế

giới hiện nay có những cách

tính lịch chính nào?

?)Em hãy cho biết cách tính

của âm lịch và dương lịch?

-GV sơ kết:

-Âm lịch: Căn cứ vào sự di

chuyển của Mặt trăng xung

quanh Trái đất(1 vòng) là 1

năm (360 đến 365ngày), 1

tháng ( từ 29 đến 30 ngày)

-Dương lịch: Căn cứ vào sự

di chuyển của Trái đất xung

quanh Mặt trời ( 1 vòng) là 1

năm (365 ngày + 1/4 ngày)

nên họ xác định 1 tháng có

-Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tínhđược thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng và làm ra lịch

-HS quan sát theo yêu cầu

-Ngày, tháng, năm, âm lịch, dương lịch

-Có 2 loại lịch:âm lịch và dương lịch

-Có 2 cách: âm lịch và dương lịch

-Âm lịch:Dựa vào sự di chuyển của Mặt trăng xungquanh Trái đất(1 vòng) là 1năm (360 ngày)

-Dương lịch:Dựa vào sự di chuyển của Trái đất xung quanh Mặt trời ( 1 vòng) là

1 năm (365 ngày)

2) Người xưa đã tính thời gian như thế nào?

-Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưađã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng và làm ra lịch.-Có 2 loại lịch: âm lịchvà dương lịch

+Âm lịch:Theo sự di chuyển của Mặt trăng xung quanh Tráiđất.+Dương lịch:Theo sự

di chuyển của Trái đấtxung quanh Mặt trời

Trang 13

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

30 hoặc 31 ngày, riêng tháng

2 có 28 ngày

GV:Mỗi quốc gia, dân tộc,

khu vực có cách làm lịch

riêng Nhìn chung có 2 cách

tính: Theo sự di chuyển của

Mặt trăng xung quanh

Tráiđất( âm lịch) và theo sự

di chuyển của Trái đất xung

quanh Mặt trời( dương lịch)

-GV:yêu cầu HS quan sát tờ

lịch treo tường để minh họa

rõ hơn cho kiến thức

12

phút Hoạt động 3: ?)Thế giới có cần một thứ

lịch chung hay không?

?)Vì sao phải có công lịch?

?)Công lịch được tính như thế

nào?

-GV giải thích thêm:Công

nguyên là năm tương truyền

chúa Giê- xu( người sáng lập

đạo cơ đốc, còn gọi là đạo

thiên chúa hay đạo kitô), ra

đời là năm đầu tiên của công

nguyên Thời gian trước đó

gọi là trước CN, sau đó gọi là

sau CN

Để chỉ năm trước người ta

viết “TCN” trước con số niên

đại.Năm sau CN người ta chỉ

viết con số niên đại thôi.Thời

gian TCN con số càng to thì

thời gian cách ngày nay càng

lớn,sau công nguyên con số

-HS trả lời

-Do sự giao lưu giữa cácquốc gia, dân tộc ngàycàng tăng, cần có cách tínhthời gian thống nhất

-Công lịch lấy năm tươngtruyền chúa Giê- xu ra đờilàm năm đầu tiên của côngnguyên

- HS lắng nghe

3)Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?

-Thế giới cần có một

lịch chung đó là cônglịch

-Công lịch lấy nămtương truyền chúaGiê- xu ra đời làmnăm đầu tiên của côngnguyên

- Theo công lịch, mộtnăm có 12 tháng hay

365 ngày ( năm nhuậncó thêm 1 ngày)

+10 năm là một thậpkỉ

+100 năm là một thếkỉ

+1000 năm là mộtthiên niên kỉ

+Cách ghi thứ tự thờigian như sau:

179 111 50 40 248 542

TCN CN

Trang 14

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

nhỏ thì thời gian cách xa

ngày nay hơn năm có con số

lớn

-GV chỉ cho HS cách tính

thời gian:

*Cách tính khoảng cách thời

gian TCN với niên đại hiện

nay là đem niên đại TCN

cộng với năm được tính hiện

tại

-Ví dụ:Triệu Đà xâm lược

nước ta cách đây

179 TCN + 2006 = 2185năm

*Khoảng cách sự kiện xảy ra

SCN đến nay bằng cách lấy

niên đại ngày nay trừ cho

niên đại xảy ra sự kiện

-Ví dụ:Cuộc khởi nghĩa Bà

Triệu năm 248 cách ngày

nay: 2006 – 248 =1758 năm

Gv sơ kết: Như vậy xác định

thời gian là nguyên tắc cơ

bản, quan trọng trong lịch

sử.Do nhu cầu ghi nhớ và xác

định thời gian, từ thời gian

con người đã sáng tạo ra lịch

Có 2 loại lịch:âm lịch, dương

âm,trên cơ sở đó hình thành

công lịch

4)Củng cố: (phút)

1)Tại sao phải xác định thời gian?

2)Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?

Em có hiểu vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm Âm lịch?

* Vì từ xa xưa nhân dân ta dùng Âm lịch, do đó có những ngày lễ, Tết cổ truyền nếu không biết ngày, tháng Âm lịch ứng với ngày, tháng nào của Dương lịch thì sẽ làm không đúng.3)Năm đầu tiên của công nguyên được qui ước:

A Năm Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời C Năm Chúa Giê Xu ra đời

4) Năm trước CN (179 TCN) cách năm 2006 là:

5) Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 cách năm 2006 là:

Trang 15

A 2251 năm B 2250 năm C 1758 năm D Cả A, B, C đều sai.

5)Dặn dò: (1 phút)

- Làm bài tập 1, 2 trang 7 SGK

- Xem trước bài 3 “Xã hội Nguyên Thủy”

- Soạn trước các câu hỏi cuối bài

6)Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

Tuần: 03 Tiết: 03

Trang 16

Từ: 00 / 02 / 200 Đến : 00 / 00 / 200 Ngày soạn : 00 / 00 / 200

Phần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1)Kiến thức :Giúp HS hiểu và nắm được những kiến thức sau:

-Nguồn gốc loài người và những mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổthành người hiện đại

-Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy

-Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã

2)Về tư tưởng, tình cảm:

Bước đầu hình thành ở HS ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sựphát triển của xã hội loài người

3)Về kỹ năng:

Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1)Chuẩn bị của giáo viên:

-Một số đoạn miêu tả về đời sống, phong tục, tập quán của một số tộc người trên thếgiới

-Tranh ảnh, hiện vật về các công cụ lao động

-Bộ tranh lịch sử”từ nguồn gốc đến thế kỉ X”

2)Chuẩn bị của học sinh:

Tìm hiểu trước bài ở nhà( đọc trước bài, trả lời các câu hỏi)

III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1)Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng báo cáo tình hình.

2)Kiểm tra bài cũ: (5phút)

Hỏi:1) Người xưa đã tính thời gian như thế nào?

2) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách năm 2006 là:

A 2046 năm B.1966 năm C 1775 năm D.1754 năm

*Dự kiến trả lời:

1) -Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng và làm ra lịch

-Có 2 loại lịch: âm lịch và dương lịch

+Âm lịch:Theo sự di chuyển của Mặt trăng xung quanh Tráiđất

+Dương lịch:Theo sự di chuyển của Trái đất xung quanh Mặt trời

2) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách năm 2006 là: 1966 năm

3)Giảng bài mới:

a.Giới thiệu bài mới:(1 phút)

Như các em đã biết, lịch sử mà chúng ta đang học với tư cách là một môn khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.Vì vậy

Trang 17

lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay

b.Tiến trình bài dạy:

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

?)Từ loài vượn cổ đã biến

đổi và phát triển như thế

nào?

Ø?) Những hài cốt của người

tối cổ được tìm thấy ở đâu?

?)Giữa người tối cổ và vượn

cổ khác nhau ở điểm nào?

HS làm việc theo sự hướng dẫn của GV:

-Loài vượn cổ

-HS xem hình3,4( sgk/ Tr8)Trong quá trình tìm kiếmthức ăn, loài vượn này đãdần dần biết đi bằng 2 chisau, dùng 2 chi trước đểcầm nắm và biết sử dụngnhững hòn đá, cành cây…

làm công cụ Đó là ngườitối cổ ( Còn gọi là ngườivượn)

-Tìm thấy ở nhiều nơi như:

miền Đông Châu Phi, trênđảo Gia va gần Bắc Kinh ( Trung Quốc)

-HS thảo luận nhóm.

+Vượn cổ: Loài vượn có

dáng hình người( vượnnhân hình) sống cách đâykhoảng 5 đến 15 triệunăm.Là kết quả của quátrình tiến hóa từ động vậtbậc cao

+Người tối cổ:Vẫn còn dấu

tích của loài vượn ( tránthấp, bợt ra phía sau, màynổi cao, xương hàm chòi raphía trước, trên người cómột lớp lông bao phủ)

Nhưng người tối cổ biết đibằng hai chân, hai chi trướcđã biết cầm nắm, hộp sọphát triển, biết sử dụng vàchế tạo công cụ

1)Con người đã xuất hiện như thế nào:

-Cách đây hàng chụctriệu năm trên trái đấtcó loài vượn cổ sinhsống Trong quá trìnhtìm kiếm thức ăn, loàivượn này tiến hóathành người tối cổ

Trang 18

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng -GV: Cho HS xem hình 4 –

phát hiện cách săn bắt của

họ

?) Em biết gì về đời sống của

người tối cổ? Khác biệt giữa

bầy người và bầy động vật là

gì?

GV:Việc phát minh ra lửa là

một phát minh quan trọng

nhất của xã hội loài người để

tách hẳn con người ra khỏi

thế giới động vật

?) Như vậy, đời sống của

người tối cổ có sự khác biệt

lớn so với bầy động vật.Vậy

tại sao cuộc sống của họ bấp

bênh kéo dài hàng triệu

năm?

-Bầy người khác hẳn bầyđộng vật ở chỗ: có tổ chức,có người đứng đầu, bướcđầu biết chế tạo công cụlao động, biết sử dụng vàlấy lửa bằng cách cọ xátđá

-Cuộc sống của họ bấpbênh bởi hoàn toàn phụthuộc vào thiên nhiên

-Người tối cổ: sốngtheo bầy gồm vài chụcngười, sống trong hangđộng, sống nhờ sănbắt và hái lượm

+Biết chế tạo công cụ.+Biết dùng lửa

+Ăn chung,làm chung

 Cuộc sống bấpbênh

12

phút Hoạt động 2: -GV giảng giải: Trải qua

hàng triệu năm, Người tối cổ

dần dần trở thành Người tinh

khôn Những bộ xương của

người tinh khôn có niên đại

sớm nhất vào khoảng 4 vạn

năm trước đây, đã tìm thấy ở

khắp các châu lục

Xem hình 5, em thấy Người

tinh khôn khác Người tối cổ

ở những điểm nào?

Người tối cổ:

+Đứng thẳng

+Đôi tay tự do

+Trán thấp, hơi bợt ra đằng

sau

+U lông mày nổi cao

+Hàm bạnh ra, nhô về phía

trước

+Hộp sọ lớn hơn vượn

+Trên người còn một lớp

lông mỏng

HS thảo luận theo nhóm.

Người tinh khôn:

+Đứng thẳng

+Đôi tay khéo léo hơn

+Trán cao, mặt phẳng

+Xương cốt nhỏ hơn

+Cơ thể gọn linh hoạt hơn

+Hộp sọ và thể tích nãophát triển hơn

+Trên người không còn lớplông mỏng

2)Người tinh khôn sống như thế nào?

-Trải qua hàng triệunăm, người tối cổ tiếnhóa thành người tinhkhôn

Trang 19

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

GV kết luận:

Sự thay đổi về hình dáng nói

trên không phải là ngẫu

nhiên mà là kết quả của một

quá trình lao động, kiếm

sống hết sức lâu dài Ở mục

1 chúng ta biết rằng Người

tối cổ đã biết làm công cụ để

nâng cao hiệu quả của việc

kiếm sống Chính sự phát

triển này đã giúp họ cải tiến

dần các công cụ đá, cách làm

ăn, để rồi trãi qua hàng triệu

năm là thay đổi cách sử dụng

các chi, cach ăn uống và thay

đổi cả bộ óc  Người tối cổ

đã chuyển thành người tinh

khôn với hình dạng và thể

tích tương tự như ngày nay

?)Người tinh khôn tổ chức

cuộc sống như thế nào?

?)Vì sao có thể nói:”Con

người không chỉ kiếm được

thức ăn nhiều hơn mà còn

sống tốt hơn, vui hơn?

-GV:Cuộc sống của người

tinh khôn đã bớt dần sự phụ

thuộc vào thiên nhiên và bắt

đầu có sự chú ý tới đời sống

-Người tinh khôn sốngtheo từng nhóm nhỏgồm vài chục gia đình,có họ hàng gần gũivới nhau, cùng làmchung, ăn chung gọi làthị tộc

-Đời sống con ngườitrong thị tộc cao hơn,đầy đủ hơn:biết trồngtrọt, chăn nuôi, làm đồtrang sức

?)Hãy so sánh về chất liệu

của đồ đựng ở hình 6 với chất

liệu của công cụ, đồ dùng và

đồ trang sức ở hình 7?

-HS quan sát theo hướngdẫn của GV

-Công cụ sản xuất củangười tinh khôn chủ yếu làđồ đá

Công cụ không ngừng cải

3) Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã:

Trang 20

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng GV:Việc phát hiện ra kim

loại để làm công cụ lao động

có ý nghĩa hết sức to lớn

Cho tới khoảng 4000 TCN,

con người đã phát hiện ra

đồng nguyên chất Đồng

nguyên chất rất mềm nên

chủ yếu họ dùng làm đồ

trang sức Sau đó, họ biết pha

đồng với thiếc và chì cho

đồng cứng hơn gọi là đồng

thau

Từ đồng thau người ta đúc ra

được các loại rìu, cốc, lao,

mũi tên, trống đồng… Đến

khoảng 1000 TCN, người ta

đã biết tới đồ sắt để làm lưỡi

cày, cuốc, liềm, kiếm, dao

găm…

?) Công cụ bằng kim loại

xuất hiện con người đã làm

gì?

?)Công cụ kim loại ra đời tác

động như thế nào đến đời

sống con người và xã hội lúc

đó?

GV sơ kết bài: Như vậy qua

bài học này, chúng ta nắm

vững 3 nội dung đó là: Con

người xuất hiên như thế nào?

Người tinh khôn sống như thế

nào?Vì sao xã hội nguyên

thủy tan rã?

tiến, năng suất lao độngngày càng tăng Họ biếtlàm công cụ bằng gỗ , tre,xương, sừng, và bước đầubiết dùng kim loại

-Nhờ công cụ bằng kimloại, con người khai phá đấthoang, tăng thêm diện tíchtrồng trọt, xẽ gỗ đóngthuyền, xẽ đá làm nhà

-HS làm việc cá nhân

-Công cụ kim loạixuất hiện

-Sản xuất phát triển,của cải dư thừa

-Một số người có khảnăng lao động hoặcchiếm một phần củacải dư thừa trở nêngiàu có Xã hội phânhóa thành người giàu,người nghèo

 Xã hội nguyên thủytan rã nhường chỗ choxã hội có giai cấp

Trang 21

4)Củng cố: (3phút)

1)Sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn về cơ thể, tổ chức xãhội?2)Công cụ chủ yếu của người nguyên thủy là:

A.Công cụ đá B.Công cụ sắt

C.Công cụ đồng D.Công cụ kim loại

3) Một số hài coat của người tối cổ tìm thấy ở nhiều nơi:

A.Miền đông châu Phi C.Trung Quốc

B.In – đô- nê- xia D.Việt Nam

5)Dặn dò: (1 phút)

-Làm bài tập 1,2,3 ( SGK / tr 10)

-Đọc trước bài mới” Các quốc gia cổ đại Phương Đông” ( SGK/ Tr 11)

- Soạn trước các câu hỏi cuối bài

IV)Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

Trang 22

Tuần: 04 Tiết: 04

Từ: 00 / 02 / 200 Đến : 00 / 00 / 200 Ngày soạn : 00 / 00 / 200

Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI

PHƯƠNG ĐÔNG I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1)Kiến thức:Giúp HS nắm được:

-Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.

-Những nhà nước đầu tên đã được hình thành ở Phương Đông, bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN.

-Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này

2)Về tư tưởng, tình cảm:

Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, bước đầu ý thức về sự bất bìnhđẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về nhà nước chuyên chế

3)Về kỹ năng:

Rèn luyện óc phân tích các sự kiện lịch sử, quan sát các tranh ảnh có liên quan đếnbài học

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1)Chuẩn bị của giáo viên:

-Bản đồ các quốc gia cổ đại Phương Đông ( vẽ theo hình 10/ tr14 – sgk)

-Một số tư liệu thành văn về Trung Quốc, Ấn Độ ( nếu có)

2)Chuẩn bị của học sinh:

-Làm bài tập 1,2,3 (sgk/tr10)

-Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài” Các quốc gia cổ đại Phương Đông”

III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1)Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng báo cáo tình hình.

2)Kiểm tra bài cũ: (5phút)

*Hỏi: 1) Người tinh khôn sống như thế nào?

2)Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

*Dự kiến trả lời:

1) Trải qua hàng triệu năm, người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn

-Người tinh khôn sống theo từng nhóm nhỏ gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi vớinhau, cùng làm chung, ăn chung gọi là thị tộc

-Đời sống con người trong thị tộc cao hơn, đầy đủ hơn:biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồtrang sức

2) Công cụ kim loại xuất hiện

-Sản xuất phát triển, của cải dư thừa

-Một số người có khả năng lao động hoặc chiếm một phần của cải dư thừa trở nên giàu có.Xã hội phân hóa thành người giàu, người nghèo

 Xã hội nguyên thủy tan rã nhường chỗ cho xã hội có giai cấp

Trang 23

3)Giảng bài mới:

a.Giới thiệu bài mới: ( 1 phút)

Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu những nét chính về xã hội nguyên thủy Sauk hi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông Vậy các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?Xã hội cổ đại phương Đông có những đặc điểm gì?Đó là những vấn đề chúng ta chú ý trong tiết học hôm nay

b.Tiến trình bài dạy:

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

15

phút Hoạt động 1: -GV đưa ra câu hỏi:

-GV dùng lược đồ các quốc

gia cổ đại ( hình 10 / sgk/ Tr

14)

?) Vào cuối thời nguyên thủy

cư dân sống chủ yếu ở đâu?

-GV: Chỉ vào lược đồ các

con sông lớn và diễn giảng:

Trên cơ sở phát triển công

cụ sản xuất, đặc biệt là công

cụ bằng kim loại, con người

ở vùng đất phương Đông

chuyển dần xuống các châu

thổ con sông lớn như sông

Nin ở Ai Cập, Hoàng Hà ở

Trung Quốc

?) Vì sao cư dân lại tập trung

đông ở những con sông này?

-GV: Đó là những vùng đất

đai màu mỡ, phì nhiêu, đủ

nước tưới quanh năm để

trồng lúa nước

?) Điều đó có ảnh hưởng như

thế nào đến sự hình thành và

xuất hiện các quốc gia cổ đại

phương Đông?

-GV: Giải thích “ Thủy lợi”

là những công trình ngăn

nước, dẫn nước, tưới tiêu cho

-HS trả lời cá nhân

+Các quốc gí cổ đạiphương Đông được hìnhthành trên lưu vực các dòngsông lớn:đất đai màu mỡ,dễ canh tác, cho năng xuất,đủ nước tưới

+Nông nghiệp trở thànhngành kinh tế chính Người

ta đã biết làm thủy lợi

+Trong xã hội có nhiều của

1)Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

- Cuối thời nguyênthủy ở lưu vực các consông lớn cư dân sốngđông đúc

-Ở những nơi này,điều kiện tự nhiên rấtthuận lợi cho việctrồng trọt

+Nông nghiệp trởthành ngành kinh tếchính

+Biết làm thủy lợi

 Sản phẩm làm rangày càng nhiều

Trong xã hội xuất hiệnkẻ giàu, người nghèo

 Nhà nước ra đời

Trang 24

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

-GV: Cho HS xem hình 8

( sgk /Tr11)

?) Qua quan sát hình 8 (sgk/

Tr 11) em hãy miêu tả cảnh

làm ruộng của người Ai

Cập?

-GV: Dẫn dắt nội dung: Đó

là những quốc gia xuất hiện

sớm nhất trong lịch sử loài

người ( Chỉ trên bản đồ)

dư thừa: xuất hiện kẻ giàu,người nghèo  Nhà nước

+Hàng dưới: từ trái sangphải là cảnh gặt luau vàgánh luau về

+Hàng trên: từ phải sangtrái là cảnh đập lúa vàcảnh nông dân nộp thuếcho quí tộc

-Từ cuối thiên niên kỉ

IV – đầu thiên niên kỉIII TCN, những quốcgia cổ đại phươngĐông đầu tiên đã đượchình thành:Ai Cập,Lưỡng Hà, Ấn Độ,Trung Quốc

12

phút Hoạt động 2: GV đưa ra câu hỏi hướng

dẫn HS trả lời.

?) Kinh tế của các quốc gia

cổ đại phương Đông đó là gì?

?) Bộ phận đông đảo nhất và

có vai trò to lớn trong sản

xuất là bộ phận nào?

?) Nông dân canh tác như thế

nào?

-GV: Giải thích:

+Công xã:Khu vực có người

sinh sống với nhau như làng,

xã ngày nay

+Lao dịch: Lao động nặng

nhọc, bắt buộc và không

được trả công theo chế độ

HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV

-Kinh tế nông nghiệp làchính

-Bộ phận đông đảo và cóvai trò to lớn trong sản xuấtlà nông dân

-Họ nhận ruộng đất ở côngxã để cày cấy và phải nộpmột phần thu hoạch và laodịch không công cho bọnquí tộc

2) Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

- Tầng lớp đông đảonhất và có vai trò tolớn trong sản xuất lànông dân

Trang 25

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

của nhà nước hay lệnh của

chúa đất

+Quí tộc:Lớp người giàu có

và quyền thế nhất trong giai

cấp thống trị

?) Ngoài tầng lớp nông dân,

trong xã hội lúc bấy giờ còn

có tầng lớp nào?

-GV:Quí tộc, vua quan là

những người giàu sang sống

bằng bóc lột lao động của

nông dân, nô lệ, họ cũng là

những người cai trị đất nước

Nhà vua và quí tộc đều có

nhiều người hầu hạ, phục

dịch gọi chung là nô lệ Thân

phận của nô lệ không khác gì

con vật- không có quyền

hành gì- rất cực khổ

-GV cho HS xem đoạn:

“ Năm 2300 TCN … điện”

( sgk/Tr 12)

?)Nô lệ nổi day, giai cấp

thống trị đã làm gì để ổn

định xã hội?

-GV: cho HS xem hình 9

( sgk/Tr12)

-GV: Đây là phần trên của

tấm bia khắc bộ luật Ham –

mu – ra – bi của Lưởng Hà,

nói lên vị trí của vua là

người được trời giao cho

quyền cai trị dân chúng

-Quí tộc, quan lại

-HS xem đoạn in chữ nhỏ

( sgk/ Tr 12)

-Tầng lớp thống trị đàn ápdân chúng và cho ra đời bộluật khắc nghiệt, mà điểnhình là bộ luật Ham- mu –

ra – bi ( khắc đá)

-HS xem hình 9( sgk/ Tr12) và đọc điều 42,43( Tr 12, 13)

-HS thảo luận +Luật Ham – mu- ra –bi là

lấy theo tên vua Ham – mu– ra – bi người trị vì ởLưỡng Hà từ năm 1792 

1750 TCN

+ Hai điều luật trích chothấy: buộc người nông dânphải tích cực cày cấy,không được bỏ ruộnghoang, nếu người nào bỏruộng thì không những vẫn

-Quí tộc và quan lại làtầng lớp có nhiều củacải và quyền thế

-Nô lệ là tầng lớp cóđịa vị thấp kém nhấttrong xã hội

Trang 26

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

 Trong xã hội có 3 tầng

lớp: nông dân, quí tộc quan

lại và nô lệ

phải nộp thuế mà còn phảicày bừa ruộng cho bằngphẳng rồi mới được trả lạicho chủ ruộng  bảo vệquyền lợi cho giai cấpthống trị

?) Những ai là người giúp

việc cho vua?

-GV diển giảng:

Qua tổ chức bộ máy nhà

nước phương Đông cổ đại, ta

thấy nhà nước đó do vua

đứng đầu với các tên gọi

” Thiên tử” “ Pha ra ôn”

Vua là người nắm mọi quyền

hành ( quyền sinh, quyền sát

mọi người), không những thế

vua con là người thay mặt

trời, thay mặt thần thánh cai

quản cả phần hồn của con

người

 Nhà nước phương Đông

cổ đại là nhà nước chuyên

chế

-GV giải thích từ “ chuyên

chế” ( sgk/ Tr 80)

-GV sơ kết bài: 3 ý chính:

Điều kiện tự nhiên thuận lợi

cho sự hình thành sớm các

quốc gia đầu tiên, xã hội

gồm 3 tầng lớp: quí tộc, nông

- Vua là người đứng đầu

-Vua có quyền hành caonhất trong mọi công việc từviệc đặt luật pháp, chỉ huyquân đội, xét xử nhữngngười có tội

-Giúp việc cho vua là bộmáy hành chính từ trungương đến địa phương

3) Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông:

-Đứng đầu nhà nước làvua

-Vua có quyền hànhcao nhất trong mọicông việc: từ việc đặtluật pháp, chỉ huyquân đội, xét xửnhững người có tội.-Giúp việc cho vua làbộ máy hành chính từtrung ương đến địaphương gồm toàn quítộc

Trang 27

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

dân, nô lệ Chế độ chính trị:

quân chủ chuyên chế

4)Củng cố: (4phút)

1) Xã hội cổ đại phương Đông có mấy tầng lớp? Kể tên những tầng lớp đó?

2)Vua của các quốc gia cổ đại phương Đông có quyền hành như thế nào?

3)Thế nào là nhà nước quân chủ chuyên chế?

4)Các quốc gia cổ đại phương Đông là:

A.Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc

B Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,Hi Lạp

C Ai Cập, Rô Ma, Ấn Độ, Trung Quốc

D Ai Cập, Lưỡng Hà, Hi Lạp, Trung Quốc

5)Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển về:

A.Thủ công nghiệp B.Nông nghiệp

C Thương nghiệp D.Cả 3 ý trên

5)Dặn dò: (1 phút)

-Về nhà học bài cũ

-Làm bài tập 1,2,3 ( sgk / trang 13)

- Đọc và trả lời các câu hỏi của bài mới: “ Các quốc gia cổ đại phương Tây” ( sgk/ trang 16)

IV)Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

Trang 28

Tuần: 05 Tiết: 05

Từ: 00 / 02 / 2006 Đến : 00 / 00 / 2006 Ngày soạn : 00 / 00 / 2006

Bài 5:CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI

PHƯƠNG TÂY I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1)Kiến thức: Giúp HS nắm được:

-Tên và vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây

-Điều kiện tự nhiên của vùng địa Trung Hải không thuận lợi cho sự phát triển nôngnghiệp

-Các đặc điểm về nền tảng kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế nhà nước ở Hi Lạp và Rô

Ma cổ đại

-Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây

2)Về tư tưởng, tình cảm:

Giúp HS có ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội

3)Về kỹ năng:

Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1)Chuẩn bị của giáo viên:

-Bản đồ thế giới cổ đại hoặc bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

2)Chuẩn bị của học sinh:

-Làm bài tập

-Đọc và soạn bài mới:” Các quốc gia cổ đại phương Tây” ( sgk/ trang 16)

III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1)Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng báo cáo tình hình.

2)Kiểm tra bài cũ: (5phút)

* Hỏi: 1)Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

2) Ở các nước phương Đông nhà vua có quyền hành gì?

* Dự kiến trả lời:

1) - Tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân

-Quí tộc và quan lại là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế

-Nô lệ là tầng lớp có địa vị thấp kém nhất trong xã hội

2) Vua có quyền cao nhất trong mọi việc: đặt luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việcxét xử những người có tội

3)Giảng bài mới:

a.Giới thiệu bài mới: ( 1phút)

Sự xuất hiên của nhà nước, không chỉ xảy ra ở phương Đông- nơi có điều kiện thuận lợi, mà còn xuất hiện ở các vùng khó khăn của phương Tây.

b.Tiến trình bài dạy:

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

10

phút Hoạt động 1: - GV : cho HS quan sát bản -HS làm theo sự hướng dẫn

1) Sự hình thành các quốc gia cổ đại

Trang 29

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

đồ và nêu câu hỏi

?) Hãy kể tên và nêu vị trí

địa lí của các quốc gia cổ đại

phương Tây?

-GV: Vùng Nam Tây Âu

nằm ở bắc địa Trung Hải,

không có ngững con sông lớn

như sông Nin, sông Hoàng

Hà, địa hình lại bị núi non

sông nhỏ chia cắt Ở miền

Nam Tây Âu có 2 bán đảo

nhỏ vươn ra địa Trung Hải đó

là: bán đảo Ban Căng và

I-ta-li-a

?)Hai quốc gia này được hình

thành vào thời gian nào?

?)Các quốc gia cổ đại

phương Đông ra đời từ bao

giờ?

?) Như vậy, quốc gia cổ đại

nào hình thành sớm nhất?

-GV kết luận: Các quốc gia

cổ đại phương Tây ra đời sau

các quốc gia cổ đại phương

Đông

?)Địa hình của các quốc gia

cổ đại phương Đông và

phương Tây có gì khác

nhau?

-GV dẫn dắt: Do điều kiện

tự nhiên không thuận lợi cho

phát triển nông nghiệp, con

người ở đây phải chăm lo

của GV

+Tên: Hi Lạp, Rô- ma

+Vị trí: Ở miền Nam TâyÂu vươn dài ra địa TrungHải

-Khoảng đầu thiên niên kỉ ITCN

-Cuối thiên niên kỉ IV đầuthiên niên kỉ III TCN

- Phương Đông

-HS thảo luận

+Các quốc gia cổ đạiphương Đông có điều kiệnthuận lợi: có những consông lớn đất đai màu mỡ,dễ canh tác, năng xuất cao

+Các quốc gia cổ đạiphương Tây: hình thành ởnhững vùng đồi núi đá vôixen kẻ là những thunglũng, đi lại khó khăn, ít đấttrồng trọt ( đất khô, cứng)chỉ thích hợp cho việc trồngcác loại cây lâu năm: nho,

ô liêu

phương Tây:

-Khoảng đầu thiênniên kỉ I TCN trên bánđảo Ban Căng và I-ta-li-a đã hình thành 2quốc gia: Hi Lạp vàRô- ma

Trang 30

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

trồng trọt, đồng thời phát

triển các nghề thủ công

-GV giới thiệu bình gốm

(SGK trang 19)

-Gv:Hy Lạp, Rô Ma được

biển bao quanh, bờ biển khúc

khểu, nhiều vịnh, Hải cảng

tự nhiên Hơn nửa, bấy giờ

các quốc gia phương Đông

như: Ai Cập, Lưỡng Hà… đã

phát triển Người Hy Lạp, Rô

ma đã sử dụng lợi thế của

mình phát triển nghề hàng

hải, các quốc gia phương

Đông buôn bán trao đổi hàng

hóa

- Nhờ có công cụ sắt,các nghề thủ côngnhư: luyện kim, đồgốm… phát triển

- Bờ biển Hy Lạp vàRô ma có nhiều cảngtốt, thương nghiệp,nhất là ngoại thươngrất phát triển

10

phút Hoạt động 2: -GV: gọi HS đọc đoạn: “Sự

phát triển… công cụ biết nói”

(SGK trang 15)

?) Muốn sản xuất nhiều hàng

trong một thời gian ngắn hay

muốn có thuyền chở hàng đi

xa trao đổi, cần phải có điều

kiện gì?

?) Kinh tế chính của các

quốc gia này là gì?

?) Với nền kinh tế đó, đã dẫn

đến xã hội cổ đại Hy Lạp và

Rô Ma gồm những giai cấp

nào?

?) Vì sao xã hội cổ đại Hy

Lạp và Rô Ma chỉ có 2 giai

cấp chủ nô và nô lệ?

-Gv: Tuy nhiên để bảo vệ

đất nước mình, người ta phải

- Một HS đọc đoạn: “Sựphát triển… công cụ biếtnói” (SGK trang 15)

-Cần phải có công nhân,vốn

-Công thương nghiệp vàngoại thương

-Chủ nô và nô lệ

Do nền kinh tế chỉ pháttriển thủ công nghiệp vàthương nghiệp đã dẫn tới sựhình thành một số chủxưởng, chủ lò… Họ nuôinhiều nô lệ làm việc

2 Xã hội cổ đại Hy Lạp, Rô Ma gồm những giai cấp nào?

Trang 31

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

bảo vệ dân tự do, nghĩa là

người giàu không được biến

dân tự do, cùng quê hương và

dân tộc Do đó nô lệ chủ yếu

là người nước ngoài

?) Thân phận chủ nô và nô lệ

khác nhau như thế nào?

-GV: Bài học trước chúng ta

thấy thân phận của người nô

lệ: khổ cực, không có quyền

lợi gì cả Ơû Hy Lạp, Rô Ma

cổ đại nô lệ còn khổ cực hơn

-GV: giảng đoạn: “Sự phát

triển … nô lệ” (SGV trang 29)

Chính vì thế họ đã không

ngừng chống lại chủ nô bằng

nhiều hình thức khác nhau

như: bỏ trốn, phá hoại sản

xuất, hay khởi nghĩa vũ trang

(SGK trang 15)

Hs thảo luận+ Chủ nô: Sống sungsướng, nắm mọi quyềnhành, họ coi lao động chântay đó là công việc của nôlệ Học chỉ tập trung vàoviệc chính trị, văn hóa khoahọc, nghệ thuật (về chínhtrị họ nắm mọi quyềnhành)

+ Nô lệ: Làm việc cựcnhọc, không có quyềnhành, bị đối xử như súc vật

- Chủ nô: Giàu có,sống sung sướng, cóthế lực

- Nô lệ: Làm việc cựcnhọc tronbg các trangtrại, xưởng thủ công,khuân vác hàng hóa,chèo thuyền Thânphận và lao động củahọ hoàn toàn phụthuộc vào chủ nô

9

phút Hoạt động 3: -GV giải thích: “Chiếm hữu

nô lệ” đó là một xã hội có

hai giai cấp cơ bản: Chủ nô

và nô lệ, một xã hội chủ yếu

dựa trên lao động của nô lệ

và bóc lột nô lệ

? Xã hội cổ đại phương Đông

bao gồm những tầng lớp nào?

?Xã hội cổ đại phương Tây

gồm những giai cấp nào?

+Tầng lớp đông đảo và cóvai trò to lớn trong sản xuấtđó là: nông dân

+Quí tộc và quan lại: nhiềucủa cải và quyền thế

+Nô lệ: Có địa vị thấp kém

-Chủ nô và nô lệ Nhưngnô lệ rất đông đảo Họ là

-Xã hội Hy Lạp và Rô

Ma gồm hai giai cấp

Trang 32

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

-GV giảng: Nô lệ đã đóng

góp: sản xuất của cải vật

chất, từ lương thực đến các

sản phẩm thủ công và làm

các công việc nặng nhọc

Ngoài ra, họ còn phải hầu

hạ, phục dịch trong nhà bọn

chủ nô, không có bất cứ

quyền hành gì, kể cả quyền

sống Tất cả đều nằm trong

tay chủ nô

-GV giảng đoạn: Chế độ

chính trị: khác với các quốc

gia… Hoàng đế (SGK trang

30)

Mọi công dân tự do đều có

quyền chính trị, họ bầu ra

những viên chức của bộ máy

Nhà Nước, chịu trách nhiệm

cai quản đất nước Nười ta

gọi đó là Nhà nước dân chủ

chủ nô

-GV sơ kết bài học: Chú ý

sự khác nhau về tổ chức Nhà

nước, cơ cấu xã hội của 2

khu vực Phương Đông và

Phương Tây, qua đó nhấn

mạnh mô hình mới- xã hội

chiếm hữu nô lệ

Nhà nước cổ đại Phương Tây

theo thể chế dân chủ chủ nô

hoặc cộng hòa

lực lượng chủ yếu nuôisống xã hội Nô lệ bị bóclột tàn nhẫn

chính: chủ nô và nô lệ.-Xã hội chủ yếu dựavào lao động của nôlệ Họ bị bóc lột tànnhẫn, bị coi là hànghóa

-> Xã hội chiếm hữunô lệ

4)Củng cố: (8 phút)

1 Nhà nước cổ đại Phương Tây được tổ chức như thế nào?

2 Các quốc gia cổ đại xuất hiện sớm nhất trong lịch sử lào người là:

C Cả Phương Đông và Phương Tây D Cả 3 ý trên đều sai

3 Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Tây phát triển về:

Trang 33

4 Hai giai cấp chính trong xã hội chiếm hữu nô lệ là:

A Quí tộc và nông dân trong xã B Chủ nô và nô lệ

C Quí tộc và nô lệ D Chủ nô và nông dân công xã

5)Dặn dò: (1 phút)

* Về nhà học bài, làm bài tập 1, 2 (SGK trang 16)

* Đọc và trả lơì các câu hỏi của bài mới “Văn hóa cổ đại” (SGK trang 19)

IV)Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

Tuần: 06 Tiết: 06

Từ: 00 / 00 / 2006 Đến : 00 / 00 / 2006 Ngày soạn : 00 / 00 / 2006

Trang 34

Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1)Kiến thức: Học sinh cần nắm:

-Qua mấy nghìn năm tồn tại, thời cổ đại đã để lại cho loài người một di sản văn hóađồ sộ, quý giá

-Tuy ở mức độ khác nhau nhưng người phương Đông và người phương Tây cổ đại đềusáng tạo nên những thành tựu văn hóa đa dạng, phong phú bao gồm: chữ viết, chữ số, lịch,văn học, khoa học, nghệ thuật

2)Về tư tưởng, tình cảm:

-Tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại

-Bước đầu giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại

3)Về kỹ năng:

Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh ảnh

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1)Chuẩn bị của giáo viên:

-Tranh ảnh một số công trình văn hóa tiêu biểu như: Kim tự tháp, chữ tượng hình,tượng lực sĩ ném đĩa

2)Chuẩn bị của học sinh:

-Làm bài tập

-Đọc và soạn trước bài mới, chuẩn bị một số tranh ảnh có liên quan

III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1)Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng báo cáo tình hình.

2)Kiểm tra bài cũ: (phút)

Câu hỏi: 1) Trình bày sự hình thành của các quốc gia cổ đại phương Tây?

2)Em hiểu như thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ?

Dự kiến trả lời:

1) -Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a đã hình thành 2 quốcgia: Hi Lạp và Rô- ma

- Nhờ có công cụ sắt, các nghề thủ công như: luyện kim, đồ gốm… phát triển

- Bờ biển Hy Lạp và Rô ma có nhiều cảng tốt, thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất pháttriển

2) -Xã hội Hy Lạp và Rô Ma gồm hai giai cấp chính: chủ nô và nô lệ

- Chủ nô: Giàu có, sống sung sướng, có thế lực

-Nô lệ: là lực lượng sản xuất chính bị bóc lột sức lao động

-> Đó là chhé độ mà nô lệ là người sản xuất chủ yếu.Xã hội chủ yếu dựa vào lao động củanô lệ Họ bị bóc lột tàn nhẫn, bị coi là hàng hóa

3)Giảng bài mới:

a.Giới thiệu bài mới: (1 phút)

Thời cổ đại bắt đầu từ khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh.Thời kì này các dân tộc ở phương Đông và phương Tây đã sáng tạo ra nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ, có giá trị vĩnh cữu Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm

Trang 35

hiểu một số thành tựu chính rất quan trọng mà ngày nay chúng ta vẫn đang thừa hưởng.

b.Tiến trình bài dạy:

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

16

phút Hoạt động 1: ?)Ở bài 2 các em đã biết

người xưa đã sáng tạo ra

cách tính thời gian như thế

nào?

?) Cho HS quan sát hình 11

(SGK) Hình 11 nói lên điều

gì?

-GV: Giải thích: “ Chữ tượng

hình”(SGK trang 16)

Gv trình bày:Nhắc lại sự

hình thành của các quốc gia

cổ đại phương Đông ( bài 4)

đặc biệt là lao động sản xuất

trồng luau nước trên một

vùng châu thổ rộng lớn ven

sông, con người không chỉ

biết đắp đê khơi đào, kênh

ngoài mà còn tìm hiểu tự

nhiên, khắc phục các khó

khăn đặt ra Họ đã sáng tạo

ra nhiều thành tựu khoa học

như lịch, ban đầu là âm lịch,

sau là dương lịch

-GV giải thích thêm:

+Âm lịch: Là qui luật của

Mặt trăng quay quanh trái

đất ( 1 vòng) là 360 ngày ,

chia làm 12 tháng với 4 mùa:

xuân, hạ, thu, đông, mỗi

tháng có 29 hoặc 30 ngày

+Dương lịch: là qui luật của

trái đất quay quanh mặt trời (

1 vòng) là 630 – 365 ngày,

chia thành 12 tháng

?) Ngoài thiên văn và lịch,

người cổ đại phương Đông

còn đạt được những thành tựu

-Dựa vào sự quan sát vàtính toán người xưa đã tínhđược thời gian lặn, mọc, dichuyển của Mặt trời, Mặttrăng và làm ra lịch để ghi

-HS quan sát hình 11 (SGKtrang 17)

Người xưa đã sáng tạo rachữ tượng hình để ghi lạinhững diễn biến trong đờisống

-Chữ viết và chữ số

1) Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?

-Thiên văn và lịch:Người phương Đôngđã có một số kiến thứcvề thiên văn học vàlàm ra lịch

-Chữ viết và chứ số

Trang 36

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

văn hóa nào?

( GV chú ý hình 11)

?) Chữ viết ra đời trong hoàn

cảnh nào?

-GV giải thích:

Cư dân phương Đông đã có

chữ viết từ rất sớm: Lưỡng

Hà, Ai Cập ra đời 3500 TCN

Ví dụ: Mặt trời

Người Ai Cập viết trên giấy

làm từ vỏ cây pa- pi- rút

( một loại cây sậy) người

Lưỡng Hà viết trên các phiến

đất sét ướt rồi đem nung khô,

người Trung Quốc viết trên

mai rùa, trên thẻ tre hay trên

mảnh lụa trắng…

?) Riêng lĩnh vực kiến trúc,

điêu khắc, toán học người

phương Đông có được những

thành tựu ra sao?

?) Tại sao người Ai Cập giỏi

hình học?

-GV: cho HS xem hình 12,

13( SGK)

=> Kết luận: Đó là những kì

quan của thế giới mà loài

người rất thán phục về kiến

trúc

- Do sản xuất phát triển, xãhội tiến lên con người đãcó nhu cầu về chữ viết vàghi chép

-Hàng năm sông nin thườnggay lụt lội, xóa mất ranhgiới đất đai, họ phải đo lạiruộng đất

-Dùng chữ tượng hìnhmô phỏng vật thật.-Họ đã sáng tạo ra chữsố, riêng người Ấn Độtìm ra chữ số 0

-Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp ( Ai Cập),Thành Ba - bi – lon ( Lưỡng Hà)

- Toán học:

+Người Ai Cập nghĩ raphép đém đến 10, rấtgiỏi hình học Họ tínhđược số pi  3,16.+Người Lưỡng Hà giỏivề số học

13

phút Hoạt động 2: ?) Thành tựu văn hóa đầu - HS làm việc cá nhân.

2) Người Hi Lạp và Rô – ma đã có những

Trang 37

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

tiên của người Hy Lạp,

Rô – ma là gì?

?) Trên cơ sở học tập chữ

viết của người phương Đông,

người Hi Lạp và Rô –ma đã

sáng tạo ra hệ chữ cái như

thế nào?

?)Người Hi Lạp và Rô –ma

đã có những thành tựu khoa

Người Hi Lạp, Rô- ma đã để

lại những thành tựu khoa học

lớn làm cơ sở cho việc xây

dựng các ngành khoa học cơ

bản

-GV sơ kết bài: Vào buổi

bình minh cảu nền văn minh

loài người, cư dân phương

Đông và phương Tây cổ đại

đã sáng tạo nên hàng loạt

thành tựu văn hóa phong

phú, đa dạng, vĩ đại, vừa nói

lên năng lực vĩ đại của trí tuệ

loài người, vừa đặt cơ sở cho

sự phát triển của nền văn

minh nhân loại sau này

- Họ sáng tạo ra hệ chữ cáia,b,c( ban đầu là 20 chữ cáihiện nay là 26 chữ cái )

-Các ngành khoa học cơbản: số học, hình học, vật

lí, thiên văn, triết học, lịchsử, địa lí với nhiều nhàkhoa học lớn

đóng góp gì về văn hóa?

- Thiên văn và lịch:theo sự di chuyển củatrái đất quay quanhMặt trời

- Họ sáng tạo ra hệchữ cái a,b,c

-Các ngành khoa học

cơ bản: số học, hìnhhọc, vật lí, thiên văn,triết học, lịch sử, địa lívới nhiều nhà khoahọc lớn

-Nghệ thuật: sân khấu( bi kịch, hài kịch)

- Kiến trúc và điêukhắc:

+ Đền Pác –tê –nông (

Hi Lạp)+Đấu trường Cô li dê ( Rô – ma)

+Tượng lực sĩ némđĩa, tượng thần vệ nữ

ở ( Mi – lô)

4)Củng cố: (8 phút)

1) Theo em, những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?( các khoa học, chữ viết, chữ số, các công trình nghệ thuật, văn thơ, kịch)

2) Các chữ số kể cả số 0 ngày nay ta đang dùng là thành tựu văn hóa của:

A.Người Hi Lạp B.Người Ai Cập C Người Ấn Độ D Người Trung Quốc.3) Điền tên nước ( nơi có công trình kiến trúc) cho phù hợp với các công trình kiến trúc sau:

Trang 38

5)Dặn dò: (1 phút)

- Về nhà học bài, làm bài tập 1,2,3 ( SGK trang 19)

-Đọc và sọa trước những câu hỏi ở bài 7 “ ôn tập” ( SGK trang 21)

IV)Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

Tuần: 07 Tiết: 07

Trang 39

Từ: 00 / 00 / 2006 Đến : 00 / 00 / 2006 Ngày soạn : 00 / 00 / 2006

Bài 7: ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1)Kiến thức:

-Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cổ đại

-Sự xuất hiện của con người trên trái đất

-Các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy thông qua lao động sản xuất

-Các quốc gia cổ đại

-Những thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại, tạo cơ sở đầu tiên cho việc học phầnlịch sử dân tộc

2)Về tư tưởng, tình cảm:

Giáo dục HS tinh thần học tập đúng đắn, trân trọng những thành tựu văn hóa củangười cổ đại

3)Về kỹ năng:

-Bồi dưỡng kỹ năng khái quát

-Bước đầu tập so sánh và xác định các điểm chính

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1)Chuẩn bị của giáo viên:

-Lược đồ thế giới cổ đại hoặc bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phươngTây

-Tranh ảnh công trình nghệ thuật

2)Chuẩn bị của học sinh:

-Làm bài tập –Đọc và soạn các câu hỏi bài ôn tập

III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1)Ổn định lớp: (1 phút) Lớp trưởng báo cáo tình hình.

2)Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Câu hỏi: 1) Các dân tộc thời phương Đông cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?

2)Tượng lực sĩ ném đĩa là thành tựu văn minh của:

A Ấn Độ B Trung Quốc C Hi Lạp D Rô ma

Dự kiến trả lời: -Thiên văn và lịch: Người phương Đông đã có một số kiến thức về thiên

văn học và làm ra lịch

-Chữ viết và chứ số

-Dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật

-Họ đã sáng tạo ra chữ số, riêng người Ấn Độ tìm ra chữ số 0

-Kiến trúc, điêu khắc:

Kim tự tháp ( Ai Cập), Thành Ba - bi – lon

( Lưỡng Hà)

- Toán học:

+Người Ai Cập nghĩ ra phép đém đến 10, rất giỏi hình học Họ tính được số pi  3,16

+Người Lưỡng Hà giỏi về số học

3)Giảng bài mới:

Trang 40

a.Giới thiệu bài mới: (1 phút)

Phần một của chương trình lịch sử 6 đã trình bày những nét cơ bản của lịch sử loài người từ khi xuất hiện đến cuối thời cổ đại Chúng ta đã học và biết loài người đã lao động và biến chuyển như thế nào để dần dần đưa xã hội tiến lên và xây dựng những quốc gia đầu tiên trên thế giới, đồng thời đã sáng tạo nên những thành tựu văn hóa quí giá để lại cho đời sau.

b.Tiến trình bài dạy:

T/L Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức ghi bảng

5

phút Hoạt động 1: ?) Những dấu vết của người

tối cổ được phát hiện ở đâu?

Vào thời gian nào?

-GV: Cách đây hàng chục

triệu năm, trên trái đất có

loài vượn cổ sinh sống Loài

vượn này dần dần biết đi

bằng 2 chi sau và dùng 2chi

trước để cầm, nắm Những

hài cốt của người tối cổ ( có

niên đại cách đây khoảng 3-4

triệu năm) được tìm thấy ở

nhiều nơi: Miền Đông Châu

Phi, đảo Gia Va, Bắc Kinh

( TQ)

-HS làm việc cá nhân 1)Những dấu vết của người tối cổ ( người

vượn ) được phát hiện ở đâu?

-Phát hiện ở 3 địađiểm: Miền ĐôngChâu Phi, đảo Gia Va(Inđônêxia), gần BắcKinh ( TQ)

-Thời gian: 3 -> 4 triệunăm trước đây

8

phút Hoạt động 2: ?) Người tối cổ chuyển thành

người tinh khôn vào thời gian

nào?

?) Người tinh khôn khác với

người tối cổ ở những điểm

nào?

-GV gợi ý:

+Về con người

+Về công cụ sản xuất

+Về tổ chức xã hội

-Khoảng 4 vạn năm trướcđây nhờ lao động sản xuấtngười tối cổ đã chuyểnthành người tinh khôn

-HS thảo luận

2)Điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ:

TT Người tối cổ Người tinh khôn1) Về

conngười

-Dáng đứngthẳng

-Hai tay đượcgiải phóng

-Trán thấp vắt

ra đằng sau

-U lông màycao

-Dáng đứng thẳng

-Xương cốt nhỏ hơn,đôi tay khéo léo hơn.-Trán cao, mặt phẳng

Ngày đăng: 19/08/2013, 05:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 và hình 2  ( SGK/Tr3,4) - Giáo án lịch sử 6 (cả năm)
Hình 1 và hình 2 ( SGK/Tr3,4) (Trang 8)
Hình 6 và 7 ( SGK/ 10)( GV cho HS xem những công cụ phuùc cheỏ) - Giáo án lịch sử 6 (cả năm)
Hình 6 và 7 ( SGK/ 10)( GV cho HS xem những công cụ phuùc cheỏ) (Trang 18)
Hình   19   và   hình   20   (   SGK - Giáo án lịch sử 6 (cả năm)
nh 19 và hình 20 ( SGK (Trang 48)
Hình thành các bộ lạc, chiềng,   chạ,   sự   phân hoá giàu, nghèo. - Giáo án lịch sử 6 (cả năm)
Hình th ành các bộ lạc, chiềng, chạ, sự phân hoá giàu, nghèo (Trang 101)
Bảng phụ: chuẩn bị một số bài tập trắc nghiệm. - Giáo án lịch sử 6 (cả năm)
Bảng ph ụ: chuẩn bị một số bài tập trắc nghiệm (Trang 103)
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước - Giáo án lịch sử 6 (cả năm)
Sơ đồ t ổ chức bộ máy nhà nước (Trang 106)
Hình nước ta dưới ách thống trị của nhà đường? - Giáo án lịch sử 6 (cả năm)
Hình n ước ta dưới ách thống trị của nhà đường? (Trang 137)
2) Hình 52,53 ( SGK trang 68,69) là 2 trong rất nhiều công trình kiến trúc của người Chăm còn lại đến ngày nay.Nếu được giao trách nhiệm em sẽ chọn phương án nào sau đây? - Giáo án lịch sử 6 (cả năm)
2 Hình 52,53 ( SGK trang 68,69) là 2 trong rất nhiều công trình kiến trúc của người Chăm còn lại đến ngày nay.Nếu được giao trách nhiệm em sẽ chọn phương án nào sau đây? (Trang 146)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w