Hiện nay, các bệnh viện (BV) công và tư của Việt Nam đã được chỉ đạo thực hiện 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (CLBV), ban hành theo quyết định 6585/QĐ-BYT [1]. Đối tượng tham gia đánh giá CLBV theo bộ tiêu chí này thông thường là giám đốc bệnh viện, phòng/tổ quản lý chất lượng và các trưởng khoa phòng. Đôi khi, việc đánh giá được thực hiện bởi nhóm cán bộ của y tế tuyến trên. Cách đánh giá như trên mô tả có ưu điểm là phản ánh được góc nhìn của cấp trên- người quản lý với chất lượng dịch vụ bệnh viện; tuy nhiên nhược điểm của cách đánh giá này chính là ở chỗ, việc đánh giá chất lượng có tính phiến diện, chưa phản ảnh được các góc nhìn của các nhóm khách hàng quan trọng như nhân viên y tế và người bệnh. Mặc dù, các tiêu chí thuôc nhóm A của Bộ tiêu chí này do người bệnh trực tiếp sử dụng và trải nghiệm nhưng đánh giá của họ lại chưa được sử dụng. Với nhóm tiêu chí A trong bộ tiêu chí của Bộ Y tế, các bệnh viện hoàn toàn có thể ứng dụng quan điểm hướng tới khách hàng trong đánh giá chất lượng bệnh viện, thông qua việc lấy ý kiến của người bệnh. Bệnh viện Việt Đức nói chung và Viện Chấn Thương Chỉnh Hình nói riêng đã có hoạt động đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua bộ tiêu chí đánh giá CLBV hàng năm. Tuy nhiên, ý tưởng về việc lấy ý kiến đánh giá của người bệnh là một cách đánh giá còn mới, chưa từng được thực hiện tại đây. Vì vậy, nghiên cứu: “Xác định mức độ hài lòng của người bệnh nội trú trong mối liên quan với bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện tại Viện Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2017”: được tiến hành với hai mục tiêu: 1. Đánh giá của người bệnh về thực hiện “Nhóm A-Hướng đến người bệnh” của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện tại Viện Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2017. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sự đánh giá của người bệnh trên đây