Sự hài lòng với các dịch vụ y tế (DVYT) có thể được mô tả như là sự phản ứng của người bệnh đối với một số khía cạnh trong kinh nghiệm sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) của họ. Người bệnh qua đó đánh giá các dịch vụ CSSK cũng như các nhà cung cấp dịch vụ từ quan điểm chủ quan riêng của mình. Có rất nhiều lý do để thôi thúc các nhà cung cấp dịch vụ khảo sát sự hài lòng của người bệnh bởi sự hài lòng của người bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng các dịch vụ CSSK của chính người bệnh đó, có thể là một yếu tố dự báo cho việc sử dụng các dịch vụ CSSK trong tương lai của họ và liệu rằng người bệnh có sẵn sàng giới thiệu nơi cung cấp dịch vụCSSK của mình cho người khác hay không. Măc dù người bệnh có thể khó đánh giá về các khía cạnh kỹ thuật hay chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên y tế (NVYT), nhưng họ lại cung cấp nguồn thông tin tốt nhất, chính xác nhất về khả năng tiếp cận dịch vụ, các rào cản để có được sự chăm sóc hay hành vi, thái độ ứng xử của NVYT1. Ở các nước phát triển trên thế giới ví dụ như ở Đức, đo lường sự hài lòng của người bệnh là một hoạt động bắt buộc như một phần của báo cáo quản lý chất lượng tại các cơ sở y tế (CSYT) từ năm 2005 và phải được công bố bởi các nhà cung cấp dịch vụ nhằm hỗ trợ người bệnhcó thêm các thông tin trong việc lựa chọn CSYT phù hợp1. Tại Mỹ, tiền thưởng của bác sĩ có liên quan đến việc đánh giá sự hài lòng của người bệnh về sự tương tác với cá nhân bác sĩ2.Ở Đài Loan, nơi mà thị trường CSSK có tính cạnh tranh cao, người bệnh có thể lựa chọn bất cứ bệnh viện nào để được chăm sóc theo chương trình bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân thì việc đo lường sự hài lòng của người bệnhgóp phần nâng cao chất lượng dịch vụ lại càng thêm quan trọng đối với tất cả các nhà cung cấp dịch vụCSSK3. Tại Việt Nam, một nước đang phát triển, nếu trước đây mối quan tâm chất lượng chính là khả năng tiếp cận với các dịch vụ CSSK4 thì hiện nay, với những chính sách về xã hội hóa ngành y tế vừa tạo mọi điều kiện để ngành y tế2 pháp triển nhanh và chất lượng hơn nhưng đồng thời cũng mang lạinhiều thách thức về cạnh tranh giữa các CSYT.Điều này khiến các nhà cung cấp dịch vụ CSSK ngày càng quan tâm đến đánh giá sự hài lòng của người bệnh, thể hiện ở sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng các nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại nhiều bệnh viện trên khắp cả nước5. Trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện được ban hành kèm theo quyết định số 4858 của Bộ y tế ngày 3122013 gồm có 5 phần thì phần đầu tiên là “hướng đến người bệnh” đã phần nào cho thấy mức độ quan trọng của sự hài lòng của người bệnh trong CSSK ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, mới đây ngày 06112015 Bộ Y tế đã ban hành Mẫu phiếu khảo sát sự hài lòng người bệnh nội trú và NVYT,hướng dẫn các đơn vị thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc (Mẫu phiếu này được ban hành kèm theo Công văn số 1334KCBQLCL của Cục Quản lý khám, chữa bệnh) nhằm đánh giá chính xác và so sánh sự hài lòng của người bệnh đối với tất cả các bệnh viện trên khắp cả nước6. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về y học cổ truyền (YHCT) Trung tâm hợp tác về YHCT của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam. Với tiêu chí không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh mang đến sự hài lòng cao nhất cho người bệnh chứ không chỉ dừng lại ở việc chữa đúng, chữa đủ, chữa khỏi bệnh7. Vấn đề là những yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của người bệnh và làm thế nào để nâng cao sự hài lòng đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm cung cấp thêm bằng chứng cho Ban lãnh đạo bệnh viện lập ra kế hoạch và triển khai cung cấp các dịch vụ CSSK đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người bệnh với các mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả sự hài lòng của người bệnh nội trú tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2016 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh.