Đánh giá mối liên quan giữa một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với các tiêu chí nhóm A của bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố: nhóm tuổi, giới tính, sử dụng BHYT, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số lần khám/ điều trị tại Viện CHCH của đối tượng nghiên cứu với từng tiêu chí A1, A2, A3 và A4. Những khía cạnh sử dụng để đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện theo nhóm A của chúng tôi cũng có nhiều điểm tương đồng với các tiêu chí đánh giá của bộ câu hỏi trong nghiên cứu của tác giả Đặng Đức Nhu [22].
Về yếu tố nhóm tuổi: Bảng 3.10 cho thấy mối liên quan giữa tỷ lệ đạt mức 2 của các tiêu chí với nhóm tuổi: Những người bệnh từ 45 tuổi trở lên có khả năng đánh giá tiêu chí A3 đạt mức 2 cao gấp hơn 2 lần so với nhóm người bệnh dưới 45 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Người bệnh ở nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên có khả năng đánh giá tiêu chí A4 đạt mức 2 cao gấp gần 2 lần người bệnh dưới 45 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Nhìn chung những người bệnh nhóm từ 45 tuổi trở lên có sự hài lòng cao hơn so với bệnh nhân ở nhóm dưới 45 tuổi, điều này có thể do ảnh hưởng từ kết quả điều trị do đối với Viện Chấn thương Chỉnh hỉnh, những bệnh nhân dưới 45 tuổi luôn có yêu cầu cao hơn đối với kết qủa điều trị, kéo theo yêu cầu cao hơn đối với những nội dung khác. Những người bệnh từ 45 tuổi trở lên là đối tượng thuộc tuổi trung niên cũng có yêu cầu thấp hơn so với những người trẻ hơn. Người bệnh ở nhóm tuổi từ 45 tuổi trở lên có khả năng đánh giá tiêu chí A4 đạt mức 2 cao gấp gần 2 lần người bệnh dưới 45 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Đức Nhu [22].
Về yếu tố giới tính: Tỷ lệ bệnh nhân nam đánh giá tiêu chí A1, A3 đạt mức 2 cao hơn bệnh nhân nữ và tỷ lệ bệnh nhân nữ đánh giá tiêu chí A2 đạt mức 2 cao hơn các bệnh nhân nam. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nữ giới có khả năng đánh giá tiêu chí A4 đạt mức 2 cao gấp 1,56 lần so với nam giới (95%CI: 1,02 – 2,38), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này thể hiện việc phụ nữ có khả năng đạt hài lòng dễ dàng hơn trong việc đảm bảo quyền hạn và lợi ích của người bệnh.
Hoặc có thể do những nội dung được đề cập như cung cấp thông tin, giữ bí mật riêng tư và vấn đề viện phí đói với nam giới họ có sự đánh giá kỹ càng hơn.
Về yếu tố sử dụng BHYT: Có mối tương quan giữa việc sử dụng BHYT với tỷ lệ đánh giá tiêu chí A2 đạt mức 2. Những người bệnh có sử dụng BHYT khi đi khám/điều trị bệnh có khả năng đánh giá tiêu chí A1 đạt mức 2 bằng 0,43 lần những người bệnh không sử dụng BHYT (95%CI: 0,24 – 0,76). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.Những người bệnh có sử dụng BHYT khi đi khám/điều trị bệnh có khả năng đánh giá tiêu chí A2 đạt mức 2 bằng 0,46 lần những người bệnh không sử dụng BHYT (95%CI: 0,26 –
0,81). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tiêu chí A2 là tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người bệnh về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh. Có thể thấy đặc điểm người bệnh sử dụng dịch vụ BHYT của nước ta hiện nay là đa số những đối tượng này chưa có điều kiện kinh tế chưa cao, việc khám bệnh của họ cần hỗ trợ nhiều từ hệ thống bảo hiểm, và bảo hiểm hiện nay đang có thực trạng bị bệnh nhân lạm dụng sử dụng, do vậy các dịch vụ phòng tự nguyện khi điều trị nội trú trong bệnh viện thường ít được sử sụng do vượt trần bảo hiệm hiện tại. Trong khi lượng bệnh nhân là quá tải, các điều kiện cung cấp, phục vụ cho người bệnh sẽ không thể đạt được như mong muốn tốt nhất của người bệnh. Do vậy, có thể hiểu những người sử dụng BHYT sẽ đánh giá đạt mức 2 ở tiêu chí này là thấp hơn so với những người không sử dụng BHYT.
Về yếu tố tình trạng hôn nhân: Khả năng đánh giá tiêu chí A1, A2, A3 đạt mức 2 không có sự chênh lệch nhiều giữa người đã kết hôn với người độc thân/ Ly dị/ Ly thân/ Góa. Những người độc thân/ Ly dị/ Ly thân/ Góa có khả năng đánh giá tiêu chí A4 đạt mức 2 chỉ bằng 0,76 lần so với người đã kết hôn, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thông kê với 95%CI: 0,47 – 1,24. Tiêu chí A3 là tiêu chí điều kiện chăm sóc người bệnh. Người bệnh mặc dù đã ly dị/ly thân/ góa nhưng so với người bệnh là người độc thân, có thể họ vẫn có sự chăm sóc từ người thân, người nhà tốt hơn. Do vậy họ có sự đánh giá đạt mức 2 ở tiêu chí này cao hơn so với những người sống độc thân.
Về yếu tố trình độ học vấn: không có mối liên quan giữa trình độ học vấn với sự đánh giá đạt mức 2 ở các tiêu chí thuộc bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện thuộc nhóm A. Tuy nhiên, kết quả cũng gợi ý rằng những người có trình độ học vấn từ THPT trở lên có xu hướng đánh giá đạt cao hơn người có trình độ học vấn dưới THPT ở các tiêu chí A1, A2, A3 và thấp hơn ở A4.
Về yếu tố nghề nghiệp: Bảng 3.15 không cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đánh giá các tiêu chí nhóm A đạt mức 2 với nghề nghiệp của người bệnh. Những người bệnh là nông dân, buôn bán là những người có thu nhập không ổn định không có sự khác biệt về khả năng đánh giá các tiêu chí nhóm A đạt mức 2 với những người bệnh có thu nhập ổn định (cán bộ công nhân viên, nhân viên công ty tư nhân). Có thể giải thích rằng bệnh viện Việt Đức đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm, không có sự phân biệt giàu nghèo trong việc đáp ứng các dịch vụ đối với người bệnh.
Về yếu tố số lần tới khám, điều trị bệnh tại viện: chưa có mối liên quan giữa số lần khám/điều trị bệnh tại viện với đánh giá tiêu chí A1, A2, A3 và A4 đạt mức 2. Tuy nhiên người bệnh nội trú nhiều hơn 2 lần có xu hướng đánh giá các tiêu chí cao hơn những người bệnh nằm dưới 2 lần, điều này có thể lý giải bởi bệnh viện hiện tại vẫn luôn trong quá trình cải tạo và sửa đổi, cũng như luôn là bệnh viện cập nhật những chính sách phục vụ phù hơp, hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ. Những bệnh nhân có tiền sử sử dụng dịch vụ nhiều lần, học có thể đi theo quá trình thay đổi của bệnh viện và ngày càng có sự hài lòng hơn đối với cơ sở.