BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ VIỆC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ DÂN VEN KÊNH RẠCH QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ VIỆC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ DÂN VEN KÊNH
RẠCH QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Lợi Ích Và
Chi Phí Việc Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Các Hộ Dân Ven Kênh Rạch Quận 8,
Thành Phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn Thị Tuyết Nhung, sinh viên khóa 31, ngành Kinh
Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TS Đặng Thanh Hà Người hướng dẫn
_
Ký tên, ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
_ _
Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng vững chắc để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đặng Thanh Hà, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị đang công tác tại Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 8, Công ty Dịch vụ Công Ích Quận 8 đã tận tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tôi xin tỏ lòng biết ơn Ba Mẹ và những người thân trong gia đình, những người
đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho tôi có ngày hôm nay
Tôi xin cảm ơn bạn bè tôi, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn
Tôi đã lỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn thành khóa luận này Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn, do hạn chế về kiến thức và trình độ cũng như kinh nghiệm còn yếu kém nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm Kính mong quý thầy cô, cô chú, anh chị và các bạn đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này tốt hơn
Một lần nữa, xin gửi đến quý thầy cô, gia đình, bạn bè và những người đã giúp
đỡ tôi lời cảm ơn chân thành nhất và lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh Tháng 7 năm 2009 Phân Tích Lợi Ích Và Chi Phí Việc Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Các Hộ Dân Ven Kênh Rạch Quận 8, Thành Phố
Hồ Chí Minh
NGUYEN THI TUYET NHUNG, Faculty of Economies, Nong Lam University
Ho Chi Minh City, July 2008 Analysing The Benefit And The Cost Of Collecting Household Garbage Along The Banks Of Waterways In 8 Urban District, Ho Chi Minh City
Đề tài đi vào tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá và phân tích thực trạng ô nhiễm
do rác thải trên kênh rạch ở Quận 8 Qua đó, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp chuyển giao lợi ích để tính toán lợi ích và chi phí của việc thu gom rác thải của các hộ gia đình ven kênh rạch, dự báo lượng rác thải và chi phí vớt rác trên kênh rạch nếu việc thu gom rác các hộ dân không được tiến hành Lợi ích của việc thu gom rác là giảm được chi phí vớt rác, chi phí tổn hại sức khỏe của người dân; chi phí của phương án là phần nhà nước phải phải bù lỗ cho việc thu gom rác các hộ ven kên rạch ở mức sẵn lòng trả trung bình Dựa vào số liệu điều tra 80 hộ ven kênh rạch để đánh giá nhận thức về môi trường và tình hình sức khỏe người dân cũng như mức sẵn lòng trả của các hộ cho việc thu gom rác thải sinh hoạt để giảm bớt gánh nặng về chi phí cho nhà nước Trên cơ sở điều tra, thu thập số liệu và phân tích, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế lượng rác thải trên kênh rạch, cải thiện chất lượng môi trường nước trong khu vực, hướng đến phát triển bền vững
Trang 5MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt viii Danh mục các bảng ix
Trang 62.3.6 Văn hóa – thông tin 8 2.4 Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt Quận 8 8 2.4.1 Quy trình thu gom vận chuyển RTSH 8 2.4.2 Quy trình vớt rác trên kênh rạch 10 2.4.3 Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý rác thải đô thị Quận 8 13 2.4.4 Hệ thống thu gom rác dân lập 14 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 U3.1 Một số khái niệm 15 3.1.1 Khái niệm về môi trường- ô nhiễm môi trường 15 3.1.2 Khái niệm về tài nguyên nước 15 3.1.3 Ô nhiễm môi trường nước 16 3.2 Phương pháp nghiên cứu 17 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 17 3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 18 3.2.3 Phương pháp Benefit transfer 18 3.2.4 Phương pháp phân tích 19 3.2.5 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí 21 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1 Thực trạng ô nhiễm kênh rạch trên địa bàn Quận 8 23 4.1.1 Tình hình dân cư ven kênh rạch 23 4.1.2 Tình hình ô nhiễm kênh rạch 24 4.2 Công tác quản lý rác thải trên địa bàn Quận 8 26 4.2.1 Hiện trạng quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt các hộ gia đình ven kênh rạch 26 4.2.2 Hiện trạng công tác vớt rác trên kênh rạch 27 4.3 Nhận thức của người dân và mức sẵn lòng trả cho việc thu gom rác 31 4.3.1 Nhận thức của người dân về ô nhiễm kênh rạch 31 4.3.2 Nhận thức của người dân về công tác thu gom rác 32 4.3.3 Mức sẵn lòng trả của các hộ dân cho việc thu gom RTSH 33 4.3.4 Nhận biết của người dân về những quy định môi trường 33 4.4 Tổn hại kinh tế do rác thải trên kênh rạch gây ra 33 4.4.1 Tổn hại sức khỏe do rác thải trên kênh rạch 34
Trang 74.4.3 Chi phí vớt rác trên kênh rạch 39 4.4.4 Chi phí vận chuyển rác vớt trên kênh rạch về bãi chôn lấp 40 4.4.5 Chi phí xử lý rác thải trên kênh rạch 42 4.5 Chi phí thu gom rác các hộ gia đình ven kênh rạch 42 4.5.1 Chi phí thu gom chất thải sinh hoạt 42 4.5.2 Chi phí vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt 43 4.5.3 Tổng chi phí thu gom và dự tính tổng chi phí thu gom từ năm 2009 đến 2015 45 4.6 Phân tích lợi ích – chi phí các phương án thu gom rác 45 4.6.1 Các phương án lựa chọn 45 4.6.2 Phân tích lợi ích - chi phí phương án 1 46 4.6.3 Phân tích lợi ích - chi phí phương án 2 49 4.7 Các giải pháp cho việc thu gom rác 51 4.7.1 Biện pháp kinh tế 52 4.7.2 Biện pháp kỹ thuật 53 4.7.3 Biện pháp quản lý 54 4.7.4 Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 54 4.8 Những thuận lợi – khó khăn trong công tác quản lý rác thải 55 4.8.1 Thuận lợi – khó khăn trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt 55 4.8.2 Thuận lợi – khó khăn trong công tác vớt rác trên kênh rạch 56 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1 Kết luận 58 5.2 Kiến nghị 59 5.2.1 Về công tác thanh tra, quản lý việc thu gom rác 59 5.2.2 Về công tác thanh tra, quản lý việc vớt rác trên kênh rạch 60 Tài liệu tham khảo 61 Phụ lục
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPVR Chi phí vớt rác
RTSH Rác thải sinh hoạt
CTDVCI Q.8 Công ty Dịch vụ Công ích Quận 8
HGĐVKR Hộ gia đình ven kênh rạch
RTTKR Rác thải trên kênh rạch
TNMT Tài nguyên Môi trường
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban Nhân dân
VRTKR Vớt rác trên kênh rạch
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 4.1 Định Mức Phí Thu Gom Rác 27 Bảng 4.2 Mức Sẵn Lòng Trả Cho Việc Thu Gom Rác 33 Bảng 4.3 Lượng Rác Vớt Trên Kênh Rạch Từ Năm 2000 Đến 2008 38 Bảng 4.4 Lượng Rác Vớt Trên Kênh Rạch Dự Tính Đến Năm 2015 38 Bảng 4.5 Chi Phí Vớt Rác Trên Kênh Rạch Từ Năm 2000 Đến 2008 39 Bảng 4.6 Chi Phí Vớt Rác Trên Kênh Rạch Dự Tính Đến Năm 2015 40 Bảng 4.7 Chi Phí Vận Chuyển Rác Vớt Trên Kênh Rạch Năm 2008 41 Bảng 4.8 Chi Phí Vận Chuyển Rác Vớt Trên Kênh Rạch Dự Tính Đến Năm 2015 42 Bảng 4.9 Tổng Chi Phí Vớt Rác Dự Tính Đến Năm 2015 42 Bảng 4.10 Chi Phí Vận Chuyển Rác Hộ Gia Đình Năm 2008 44 Bảng 4.11 Dự Tính Lượng RTSH Hộ Gia Đình và Tổng Chi Phí Thu Gom Đến Năm
2015 45 Bảng 4.12 Hiện Giá Doanh Thu Phí Thu Gom Rác Các HGĐVKR Qua Các Năm 47 Bảng 4.13 Hiện Giá Các Chi Phí Tương Lai Về Hiện Tại 48 Bảng 4.14 Hiện Giá Chi Phí (PVC) của Phương Án 2 50 Bảng 4.15 Lợi Ích Ròng của Hai Phương Án 51
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản Đồ Quy Hoạch Tổng Thể Quận 8 TP.Hồ Chí Minh 4 Hình 2.2 Sơ Đồ Trình Tự Thu Gom Vận Chuyển RTSH 8 Hình 2.3 Sơ Đồ Trạm Trung Chuyển 10 Hình 2.4 Công Nhân Đang Vớt Rác Trên Kênh 11 Hình 2.5 Hệ Thống Quản Lý Hành Chính Rác Thải Đô Thị Quận 8 13 Hình 2.6 Cơ Cấu Tổ Chức Hành Chính Hệ Thống Thu Gom Rác Dân Lập 14 Hình 4.1 Biểu Đồ Tỷ Lệ Học Vấn Những Người Được Phỏng Vấn Trong Khu Vực 24 Hình 4.2 Sơ Đồ Thu Gom và Thu Phí Rác Thải 26 Hình 4.3 Rác Trên Kênh Làm Tắc Nghẽn Dòng Chảy 29 Hình 4.4 Rác Trên Các Tuyến Kênh Phụ 30 Hình 4.5 Biểu Đồ Đánh Giá Mức Độ Ô Nhiễm Kênh Rạch của Người Dân 31 Hình 4.6 Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Người Mắc Các Chứng Bệnh 35
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Danh sách các tuyến kênh rạch trên địa bàn Quận 8
Phụ lục 2 Chi phí vớt rác năm 2008
Phụ lục 3 Bảng mức quy trình vận chuyển CTSH về bãi chôn lấp
Phụ lục 4 Các quy định về quá trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt Phụ lục 5 Các tuyến kênh cần tiến hành vớt rác
Phụ lục 6 Bảng câu hỏi điều tra hộ gia đình
Trang 12Quận 8 được biết là quận có hệ thống kênh rạch khá chằng chịt trong địa bàn TP HCM, và hầu hết các kênh rạch này đều bị ô nhiễm Nguyên nhân ngoài các chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, các hộ dân chưa qua xử lý đổ thẳng ra kênh rạch, còn một nguyên nhân quan trọng khác là luợng rác thải do người dân thiếu ý thức thải trực tiếp xuống kênh rạch ngày càng gia tăng làm tắc ngẽn dòng chảy, tù đọng lại nước thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm nghiêm trọng, dịch bệnh bùng phát làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc kinh doanh buôn bán của người dân, mất
mỹ quan thành phố, thiệt hại về kinh tế nặng nề
Nhà nước hàng năm phải tốn hàng trăm tỷ đồng cho việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm kênh rạch: vớt rác, nạo vét khai thông dòng chảy, xử lý rác thải, Đây là vấn
Trang 13Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Các Hộ Dân Ven Kênh Rạch Quận 8, Thành Phố
Hồ Chí Minh” Nhằm đưa ra các biện pháp quản lý RTSH các hộ gia đình ven kênh
rạch, ngăn chăn sự vứt rác xuống kênh rạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Giảm thiểu ô nhiễm kênh rạch ở Quận 8 bằng biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt
của các hộ dân sống ven bờ kênh rạch
− Xác định những chi phí thu gom rác các hộ gia đình sống ven kênh rạch
− Phân tích lợi ích và chi phí các phương án và đề xuất biện pháp quản lý rác thải
1.3 Đối tượng nghiên cứu
− Tiến trình thu gom rác thải sinh hoạt các hộ gia đình
− Tiến trình vớt và xử lý rác thải trên kênh rạch
− Rác thải sinh hoạt và các hộ gia đình ven kênh rạch (HGĐVKR)
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phát phiếu điều tra, phỏng vấn 80 hộ dân sống ven kênh rạch trong địa bàn Quận 8 tìm hiểu về tình hình đời sống, kinh tế, sức khỏe, mức sẵn lòng trả của hộ dân cho việc
thu gom rác sinh hoạt…
Đề tài tập trung vào tính toán chi phí thu gom và xử lý rác thải của các hộ dân sống ven bờ kênh rạch trong địa bàn Quận 8 và những tổn hại kinh tế do rác thải trên kênh rạch gây ra Từ đó so sánh lợi ích và chi phí của việc thu gom rác các hộ dân đó
Trang 141.5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính của khóa luận:
− Phương pháp thu thập số liệu
− Phương pháp thống kê mô tả
− Phương pháp Benefit transfer
− Phương pháp phân tích
− Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí
1.6 Thời gian nghiên cứu
Từ 2/3/2009 đến 2/5/2009: Khảo sát, điều tra, thu thập và sắp xếp dữ liệu cơ bản
Từ 3/5/2009 đến 20/6/2009: Phân tích số liệu, tính toán các chi phí, viết báo cáo
1.7 Bố cục đề tài
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên
Hình 2.1 Bản Đồ Quy Hoạch Tổng Thể Quận 8 TP.Hồ Chí Minh
Nguồn tin: Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 8
Trang 162.1.1 Vị trí địa lý
Quận 8 có hình dáng thon dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam vì bị chia cắt mạnh bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt, trên địa bàn quận hiện nay có 29 tuyến kênh với tổng chiều dài 105,9Km, tên các tuyến kênh được thể hiện ở Phụ lục 1
y Phía Bắc giáp Quận 5 và Quận 6 với ranh giới tự nhiên là kênh Tàu Hũ và kênh Ruột Ngựa
y Phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7 với ranh giới tự nhiên là rạch Ông Lớn
y Phía Tây giáp Quận Bình Tân
y Phía Nam giáp Huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng vì đây là vùng trũng và nhiều đồng ruộng
Các sông ở quận 8 bị nhiễm phèn nặng do chế độ bán nhật triều, ảnh hưởng từ gió mùa Đông Nam thổi từ biển Đông, nhất là tại các phường 11, 12, 13, 14, 15, 16 Tuy nhiên quận cũng có tới 1/2 diện tích là đất nông nghiệp vì được phù sa của các con sông bồi đắp
2.1.2 Diện tích
Diện tích tự nhiên của Quận 8 là: 19,17 Km2
2.1.3 Điều kiện tự nhiên
Quận 8 chịu ảnh hưởng khí hậu chung của Thành phố Hồ Chí Minh
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.939 mm
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC
Chịu ảnh hưởng của gió mùa
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79,5%
2.1.4 Địa hình
Địa hình Quận 8 tương đối thấp, trũng Cao độ trung bình là 1,2 m Cao độ thấp
nhất là 0,3 m (Phường 7), cao độ cao nhất là 2,0 m (Phường 2)
Trang 17Đất đai Quận 8 hầu hết đều bị nhiễm phèn nặng và nhiễm mặn Cường độ chịu lực của đất rất thấp (khoảng 0,05 kg/cm2) Khu vực đất nhiễm phèn ít là Phường 11,
12, 13 Khu vực đất nhiễm phèn nhiều là Phường 7
2.1.5 Thủy văn
Tổng chiều dài mặt nước kênh rạch là 105,9 Km, bao gồm nhiều kênh rạch lớn nhỏ và ao hồ Thủy văn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều Mực nước triều bình quân thấp nhất là 0,38 m, mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10 m
2.2 Hoạt động kinh tế
Trên địa bàn Quận 8 có khu dân cư – công nghiệp Bình Đăng, các ngành nghề chủ yếu trên địa bàn quận: chế biến thực phẩm, ngành nhựa, dệt,… Các ngành, hãng tập trung ở địa bàn các phường như 6, 7, 8, 16 đa số là các cơ sở vừa và nhỏ Quận 8 đang trong quá trình đô thị hóa do đó cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận dần dần thay đổi, các hộ chăn nuôi và trồng lúa còn rất ít
Hoạt động kinh tế của quận 8 tháng đầu năm 2008:
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 27,40%, tổng doanh thu thương mại - dịch vụ tăng 29,40%, tổng thu ngân sách 70,87% so cùng kỳ năm, chi ngân sách tăng 3,34% so cùng kỳ năm 2007
Quận tập trung chỉ đạo xử lý tình hình vi phạm trật tự đô thị, nhất là các công trình xây dựng bất hợp pháp tại các phường Thực hiện chương trình chỉnh trang đô thị, di dời nhà lụp xụp trên và ven kênh rạch trên địa bàn quận từ nay đến 2015
Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được tập trung chỉ đạo và đạt kết quả khá tốt Tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2007 - 2008 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2008 - 2009; tổ chức khảo sát, lập thủ tục và tổ chức sửa chữa nhà tình thương, chống dột cho dân nghèo
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận được giữ vững Hoàn thành tốt công tác giao quân nghĩa vụ quân sự năm 2008
Trang 182.3 Điều kiện xã hội
2.3.1 Dân cư
Dân số toàn quận 6 tháng đầu năm 2007: 380.041 người
Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Việt chiếm khoảng 85,4%, người Hoa cũng có mặt ở quận từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khơ-me chiếm khoảng hơn 0,3% Các tầng lớp dân cư ở quận phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa được xây dựng khắp nơi Một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ như: đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ, Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường…
2.3.2 Y tế
Quận 8 có mạng lưới y tế khá dày, gồm: Trung tâm Y Tế Quận được đầu tư khang trang, hiện đại, 1 phòng y tế, 3 phòng khám đa khoa, 16 trạm y tế phường và một số cơ sở y tế khác
Trang 192.3.6 Văn hóa – thông tin
Văn hóa: gồm nhà văn hóa thông tin cấp quận, nhà truyền thống quận, nhà thiếu nhi quận, trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Ngoài ra còn có một số câu lạc bộ và nhà văn hóa cấp trường Hiện nay quận đang lập dự án và chuẩn bị khởi công các công trình nhà văn hóa ở một số phường và nhà văn hóa thiếu nhi cấp quận
Thể dục thể thao: gồm 1 sân vận động và trung tâm thể dục thể thao
Các cơ sở tôn giáo: trên địa bàn quận có các cơ sở tôn giáo phân bổ trên 16 phường, nằm xen trong các khu dân cư
Di tích danh lam: đình Bình Đông, cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, hồ Bần
2.4 Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt Quận 8
2.4.1 Quy trình thu gom vận chuyển RTSH
a) Trình tự thu gom vận chuyển
Quận 8 có hai lực lượng thu gom vận chuyển RTSH, gồm công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8 (CTDVCI Q.8) và lực lượng thu gom rác dân lập
Công nhân vệ sinh của CTDVCI Q.8 có nhiệm vụ quét dọn, thu gom trên đường phố, rác chợ, cơ quan và hộ dân Còn lực lượng rác dân lập chịu trách nhiệm thu gom RTSH từ các hộ dân, một số cơ quan, nhà hàng khách sạn, chung cư…
Hai lực lượng trên đều tuân theo trình tự thu gom vận chuyển RTSH như sau:
Hình 2.2 Sơ Đồ Trình Tự Thu Gom Vận Chuyển RTSH
Nguồn tin: Công ty Dịch vụ Công ích Quận 8
Xe ép 7-11 tấn
Xe ép 10-13 tấn
Trang 20Mô tả sơ bộ quy trình thu gom rác hiện tại:
Công nhân gom rác từ các tuyến đường, rác chợ, rác hộ dân chứa bằng xe thô
sơ, đẩy tới điểm hẹn, chờ xe ép đến chở đi đổ ở các bãi trung chuyển hoặc bãi xử lý rác, có khoảng 44 điểm hẹn
Số xe rác tham gia vận chuyển rác: 19 xe; số xe tham gia trực tiếp mỗi ngày là
11 xe Thời gian hoạt động mỗi xe cũng như tài xế làm việc khoảng 10 giờ mỗi ngày, bắt đầu lúc 13giờ và kết thúc lúc 23giờ
b) Quy trình trung chuyển và vận chuyển
Thu gom rác đường phố, hộ gia đình, cơ quan, trường học…được tập kết tại điểm hẹn hay còn gọi là bô rác Hiện nay ở phường 3 Quận 8 đã có hệ thống ép rác khép kín, đã góp phần giảm chi phí chuyên chở rác và vệ sinh đô thị được cải thiện Từ các điểm hẹn rác được vận chuyển đến trạm trung chuyển rồi đến bãi chôn lấp hoặc vận chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp tùy thuộc vào khối lượng rác của mỗi xe Trạm trung chuyển ở đường Lạc Long Quân, Quận 11, trạm này có sức chứa 500 tấn/ngày, diện tích 720m2 Tần suất quay vòng xe vận chuyển rác:
Vận chuyển về bãi trung chuyển Lạc Long Quân, Quận 11: Xe < 7 tấn quay 3-4 vòng/ngày
Vận chuyển về điểm xử lý Gò Cát (Bình Chánh): Xe > 7 tấn quay 2-3 vòng/ngày
Vận chuyển về điểm xử lý Phước Hiệp (Củ Chi): Xe > 7 tấn quay 2 vòng/ngày
Trang 21Hình 2.3 Sơ Đồ Trạm Trung Chuyển
Trạm xe KV chứa rác
chôn lấp
KV chứa rác thiêu đốt
Trạm cân
xe
Sàn tiếp nhận rác
KV điều hành Khu vực chứa rác tái chế Lối vào
Nguồn tin: Điều tra tổng hợp
Từ trạm trung chuyển rác được vận chuyển vào sàn đổ sau khi qua trạm cân xe, sau đó ép nhả rác ra sàn và được xe tải đem ra bãi chôn lấp (Bãi Gò Cát hoặc bãi Phước Hiệp)
2.4.2 Quy trình vớt rác trên kênh rạch
Việc vớt rác trên kênh rạch được thực hiện bằng tàu, ghe và do CTDVCI Q.8 đảm nhiệm Quy trình vớt rác của tàu và ghe trên kênh rạch được thực hiện theo Quyết định số 04/QĐ-GT-QLMT ngày 28/01/2000 của Sở Giao thông Công Chánh, duyệt trình vớt rác trên kênh rạch
Trang 22Hình 2.4 Công Nhân Đang Vớt Rác Trên Kênh
Nguồn tin: Ảnh chụp
a) Quy trình vớt rác của tàu
Loại phương tiện chính: tàu công suất 30 mã lực, có kích thước tương ứng với lòng kênh Hai bên mạn tàu có gắn thiết bị thu rác, khẩu độ di động tối đa của 2 cánh thu rác là 11m, tải trọng tàu 10 tấn, được trang bị phao, túi lưới, phương tiện chứa rác
và hệ thống loa phóng thanh trang bị theo tàu, do độ ẩm cũng như lượng khí phân hủy bốc lên từ nước kênh nên nhanh làm hỏng các linh kiện thiết bị điện tử này, nên các
thiết bị này không được duy trì lâu dài
Nhân sự:
Một tài công lái tàu
Một thợ máy kiêm phụ tá tàu công, vận hành phương tiện neo, tời
Hai công nhân vớt, thu và chuyển rác
Trang thiết bị lao động: vợt lưới vớt rác, sào xử lý rác
Bảo hộ lao động: đồ bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, nón lá (hoặc nón kết), giày vải (hoặc giày chống trượt), áo phao, xà bông
Trang 23 Mô tả quy trình:
Sau khi vận hành máy, tàu kéo neo, tất cả nhân sự vào vị trí bố trí và tàu rời bến đến điểm xuất phát Khi đến điểm xuất phát đúng quy định dòng chảy, cánh thu rác bắt đầu được bang ra ở hai bên mạn tàu và người điều khiển sẽ điều chỉnh tùy theo luồng
để vớt rác trôi nổi trên dòng kênh suốt lộ trình Tài công định hướng để đón nhận luồng rác trôi ngược chiều để cánh thu gom đạt hiệu quả hơn
Hai công nhân có trách nhiệm dùng vợt lưới đứng trên cầu phao vớt trực tiếp các loại rác lùa từ hai cánh vào mạn tàu Thao tác này lặp đi lặp lại khi có rác
Khi rác chứa đầy sọt, tàu công điều khiển tàu định hướng nơi tàu chạy để chuyển các sọt chứa rác đổ vào boong tàu Sau đó tàu tiếp tục di chuyển để vớt rác theo lộ trình thu gom đã được bố trí Sau khi hoàn tất việc lên rác ở điểm cuối cùng, tàu coi như đã hoàn tất nhiệm vụ vớt rác
Công đoạn kết thúc: sau khi đưa tàu về bến đậu, tài công và các công nhân cùng nhau làm vệ sinh, dọn dẹp tàu gọn gàng, sạch sẽ và kết thúc ca làm việc trong ngày
b) Quy trình vớt rác của ghe
Loại phương tiện chính: ghe có tải trọng 0,5 tấn, kích thước 6m x 1,4m x 0,4m
có gắn máy đuôi tôm, và phương tiện chứa rác
Nhân lực: 1 công nhân lái ghe, 2 công nhân vớt rác
Trang thiết bị lao động: đồ bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, nón lá (hoặc nón kết), giày vải
Mô tả quy trình:
Lái ghe đưa ghe đến điểm xuất phát, dùng dầm bơi để bơi Hai công nhân: một ở
vị trí gần mũi ghe, một ở cuối mũi ghe, dùng vợt vớt rác ở dọc bờ kênh, nhà sàn và vùng nước mà cánh thu rác của tàu không với tới (do đảm bảo tính an toàn), đưa rác vào phương tiện chứa của ghe
Khi ghe đầy, đưa rác về và chuyển lên tàu, nhận phương tiện chứa và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong vị trí được phân công
Trang 24Công đoạn kết thúc: khi ghe về bến đậu buộc ghe vào vị trí, người lái ghe và hai công nhân làm vệ sinh ghe, vận chuyển những phương tiện vớt rác về kho và kết thúc
ca làm việc trong một ngày
2.4.3 Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý rác thải đô thị Quận 8
Hình 2.5 Hệ Thống Quản Lý Hành Chính Rác Thải Đô Thị Quận 8
sự quản lý chuyên môn của CTDVCI Q.8
Trang 252.4.4 Hệ thống thu gom rác dân lập
Hình 2.6 Cơ Cấu Tổ Chức Hành Chính Hệ Thống Thu Gom Rác Dân Lập
Cty DVCI Q.8 UBND phường
Tổ vệ sinh dân lập
Hộ dân
Nguồn tin: Điều tra tổng hợp Công ty DVCI Q.8 quản lý về mặt nghiệp vụ đối với dây rác dân lập, còn UBND phường quản lý về mặt hành chính Tổ lấy rác dân lập có nhiệm vụ thu gom rác sinh hoạt đối với hộ dân và ngược lại hộ dân sẽ nộp phí cho họ
Nhìn chung sự phối hợp giữa UBND phường với công ty DVCI Q.8 chưa chặt chẽ Bởi UBND phường không có bộ phận chuyên trách để quản lý lực lượng rác dân lập về mặt hành chính còn công ty DVCI Q.8 thì không được phép quản lý hành chính đối với các dây rác thu gom dân lập nên đôi khi có những tiêu cực xảy ra như: thu gom rác chậm trễ, 2 đến 3 ngày mới đến thu một lần, thu gom làm rơi vãi rác dọc đường hoặc hiện tượng một số dây rác đổ nhờ lên xe ép của công ty DVCI Q.8 để tránh đem tới điểm hẹn của tổ rác dân lập ở xa hơn gây quá tải cho xe ép…
Do đó, muốn làm tốt công tác thu vận chuyển xử lý chất thải rắn đô thị Quận 8 thì ngoài việc tăng cường nguồn nhân lực và nguồn vốn cho UBND phường còn thúc đẩy sự phối hợp giữa UBND phường với công ty DVCI Q.8 và nhân dân để huy động mọi nguồn lực cho quản lý chất thải rắn, giữ gìn vệ sinh đô thị, bảo vệ môi trường trong sạch
Trang 26CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Một số khái niệm
3.1.1 Khái niệm về môi trường- ô nhiễm môi trường
Khái niệm môi trường: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)
Khái niệm ô nhiễm môi trường: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường" (Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)
Môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu
3.1.2 Khái niệm về tài nguyên nước
a) Khái niệm về tài nguyên nước
Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên, là nước được khai thác từ các nguồn nước khác nhau như nước mặt, nước dưới đất, nước mưa để sử dụng cho các mục đích khác nhau của con người
b) Vai trò của tài nguyên nước
Nước là nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất
Trang 27nghiệp và 2000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thủy năng), chất mang vật liệu và là tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên Nước đóng vai trò là dung môi hòa tan các khoáng chất để cho cây hấp thụ và chuyển hóa trong quá trình sinh trưởng của cây Nước là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp Nước còn là nơi
để giải trí, là thuốc chữa bệnh cho con người và mọi sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào nước
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung trong thủy quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển Có tới 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở 2 cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000 km3/năm) Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000
km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp
3.1.3 Ô nhiễm môi trường nước
a) Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Đến nay còn đang có nhiều khái niệm ô nhiễm môi trường nước, một số còn phân biệt ô nhiễm với nhiễm bẩn, một số khác đề xuất khái niệm “suy thoái chất lượng” Về bản chất ô nhiễm và nhiễm bẩn không có sự khác biệt vì ô nhiễm có nghĩa
là bẩn, còn có nghĩa tiêm nhiễm hoặc xâm nhập vào Theo quan điểm như vậy ô nhiễm
sẽ được hiểu là sự xâm nhập của chất bẩn vào từ ngoài vào nguồn nước Ô nhiễm có các đặc trưng: biến đổi thành phần, tính chất, trạng thái của nước; xu hướng diễn biến làm giảm khả năng so với mục đích sử dụng; mức độ biến đổi đến mức vượt giới hạn quy định; nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó
Trang 28Từ các đặc trưng trên có thể nêu khái niệm: “Ô nhiễm nước là quá trình biến đổi thành phần, tính chất, trạng thái tự nhiên của nước dẫn đến vi phạm các quy định ứng với mục đích sử dụng nước”
b) Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước không chỉ là các hoạt động nhân tạo mà bao gồm cả các yếu tố tự nhiên: ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt, đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo do quá trình thải các chất độc hại chủ yếu như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thủy vào môi trường nước
• Tác hại của ô nhiễm môi trường nước
Tác động đối với thế hệ hiện tại: ô nhiễm môi trường nước có tác hại rõ rệt nhất đối với thế hệ hiện tại là làm suy giảm chất lượng cuộc sống, phá hủy hệ sinh thái thủy sinh Bên cạnh đó nó còn làm mất vẻ mỹ quan đô thị, làm giảm phúc lợi xã hội Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến con người, cụ thể như gây các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, thần kinh, hô hấp, Ngoài ra một số độc chất trong nước có tác hại tích lũy tuy không biểu hiện ra bên ngoài nhưng nó là mối nguy cơ tiềm ẩn
Tác hại trong tương lai: vấn đề ô nhiễm môi trường nước nếu không được giải quyết một cách triệt để trong hiện tại sẽ ảnh hưởng rất lớn có thể không lường trước được cho thế hệ tương lai Nếu trong hiện tại không kiểm soát ô nhiễm môi trường nước một cách chặt chẽ thì chắc chắn trong tương lai hệ sinh thái sẽ bị phá hủy
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đối với số liệu thứ cấp: thu thập từ Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 8 TPHCM, từ công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8, thu thập từ báo chí và internet Các số liệu này bao gồm: các thông tin tổng quan về địa bàn nghiên cứu, các chi phí có liên quan đến vớt rác trên kênh rạch, chi phí thu gom rác các hộ gia đình, tình hình vớt rác
Trang 29Đối với số liệu sơ cấp: hỏi trực tiếp từ người dân thông qua BẢNG CÂU HỎI
HỘ GIA ĐÌNH, điều tra 80 hộ sống ven kênh rạch trên địa bàn Quận 8 Các số liệu được điều tra bao gồm: thông tin chung về người được phỏng vấn, nhận thức của người dân về môi trường kênh rạch và những tác hại của ô nhiễm, sự tham gia của người dân vào việc thu gom rác hộ gia đình và mức sẵn lòng trả của họ cho việc thu gom đó
3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để trình bày về thực trạng rách thải kênh rạch trên địa bàn Quận 8 cũng như tình hình kiểm soát lượng rác thải này thông qua việc thu thập số liệu điều tra, nghiên cứu
3.2.3 Phương pháp Benefit transfer
Benefit transfer method được định nghĩa theo tiếng Anh:
“A practice used to estimate economic values for ecosystem services by transferring information available from studies already completed in one location or context to another This can be done as a unit value transfer or a function transfer”
Nguồn tin: http://stats.oecd.org/glossary/detail.asp?ID=6356
Tạm được dịch sang tiếng Việt:
Phương thức chuyển giao lợi ích: là một nghiên cứu để ước tính các giá trị kinh
tế của các hệ sinh thái bằng việc chuyển giao thông tin có sẵn từ những nghiên cứu đã hoàn thành ở một địa điểm hoặc một bối cảnh cho một địa điểm khác Nó có thể được thực hiện như là một đơn vị giá trị chuyển nhượng hoặc một chức năng chuyển giao
Trong phạm vi đề tài này, phương pháp chuyển giao lợi ích được sử dụng để dùng chi phí tổn hại sức khỏe do ô nhiễm nguồn nước ở Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai vào việc tính phí tổn hại sức khỏe do rác thải trên kênh rạch trên địa bàn Quận 8
Trang 303.2.4 Phương pháp phân tích
a) Phân tích chi phí vớt rác và xử lý rác vớt trên kênh rạch
Dự tính lượng rác thải trên kênh rạch:
Dựa vào số liệu thống kê về lượng rác thải vớt lên ở các kênh rạch tăng qua các năm ta dự báo được lượng rác thải các năm tiếp theo
Tính tỷ lệ % lượng rác tăng năm t: at =
W
W W
*100%
Tỷ lệ % lượng rác tăng trung bình: a = (a1+ a2 + …+ at)/t
Lượng rác các năm tiếp được tính dựa vào công thức: Wt = a*Wt-1
Dự tính chi phí vớt rác trên kênh rạch:
Dựa vào số liệu thống kê về chi phí vớt rác (Vvr(t)) từ năm 2000 đến 2008: Tính tỷ lệ % chi phí vớt rác tăng qua các năm t:
bt = *100%
) 1 (
) 1 ( )
−
−
−
t vr
t vr t vr V
V V
Tỷ lệ % chi phí vớt rác tăng trung bình: b = (b1 + b2 + …+bt)/t
Chi phí vớt rác của các năm tiếp theo: Vvr(t) = b*Vvr(t-1)
Chi phí vận chuyển rác vớt trên kênh rạch về bãi chôn lấp:
Chi phí vận chuyển rác thải về bãi chôn lấp được tính toán trên định mức quy trình quét dọn theo quyết định 17/2001/QĐ-BXD
Tổng chi phí vận chuyển rác vớt trên kênh rạch 1 năm:
Vvc(t) = (Pchổi * Kchổi + Pky sắt * Kky sắt + Pmáng hứng * Kmáng hứng + Pxẻng * Kxẻng
+ Pcào sắt * Kcào sắt + Pnhân công * Knhân công + Pxe ép * Kxe ép) * Wt
Px: hệ số khối lượng của vật liệu
Kx: đơn giá của vật liệu
Wt: khối lượng rác vớt trên kênh rạch trong năm t
Chi phí xử lý rác vớt trên kênh rạch:
Theo sở TN&MT TP.HCM, mỗi tấn rác xử lý với giá 70.000 đ
Trang 31b) Phân tích chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác các hộ gia đình
Chi phí thu gom:
Chi phí thu gom = Chi phí khấu hao dụng cụ + Chi phí nhân công + Chi phí
quản lý chung
Chi phí khấu hao thùng 660L trong một năm:
Mmh: lượng rác thải mỗi hộ gia đình
Số hộ A trong một dây rác (trọng lượng thùng 660L = 231 kg)
A = 231 / Mmh
Số thùng 660L B cần cho cả quá trình thu gom (mỗi thùng thu gom 2 lần/ngày)
B = Tổng số hộ / 2A Chi phí thùng 660L C (khấu hao 3 năm) (VNĐ)
C = (B * đơn giá)/3
Chi phí nhân công trong 1 năm:
Số công D trong 1 năm
D = B * 365 Chi phí nhân công E trong một năm
E = D * đơn giá
Chi phí quản lý chung trong một năm:
F = 0.62 * E Tổng chi phí thu gom: Ttg = C + E + F
Chi phí vận chuyển rác thải về bãi chôn lấp
Chi phí vận chuyển rác thải về bãi chôn lấp được tính toán trên định mức quy trình quét dọn theo quyết định 17/2001/QĐ-BXD
Tổng chi phí vận chuyển 1 năm:
Tvc = (Pchổi * Kchổi + Pky sắt * Kky sắt + Pmáng hứng * Kmáng hứng + Pxẻng * Kxẻng
+ Pcào sắt * Kcào sắt + Pnhân công * Knhân công + Pxe ép * Kxe ép) * M
Px: hệ số khối lượng của vật liệu
Kx: đơn giá của vật liệu
M: khối lượng rác thu gom các hộ gia đình trong 1 năm
Trang 32 Chi phí xử lý rác thải sinh hoạt
Chi phí xử lý:
Txl = M* 70.000
⇒ Tổng chi phí thu gom rác: T = Ttg + Tvc + Txl
Dự tính tổng chi phí thu gom rác
Dựa vào tỷ lệ lượng rác sinh hoạt tăng hàng năm ta tính được tổng chi phí thu gom rác tăng theo các năm tiếp theo
3.2.5 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí
a) Cơ sở phân tích lợi ích – chi phí việc thu gom rác các hộ ven kênh rạch
Hiện nay việc thu gom rác thải sinh hoạt đang có khuynh hướng xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn, là chương trình huy động mọi thành phần kinh tế trong xã hội vào việc quản lý chất thải rắn nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh, bảo vệ môi trường Đây là việc làm rất mang ý nghĩa xã hội, giúp được nhà nước giảm được gánh nặng về chi phí cho việc quản lý chất thải rắn đô thị Nhưng việc xã hội hóa này không phải hoàn toàn đúng với các trường hợp, nhất là đối với các hộ dân sống hai bên bờ kênh rạch, đa phần họ là những người nhập cư, thu nhập không ổn định, trình độ văn hóa thấp, đặc biệt là họ đã có thói quen từ lâu là vứt rác thẳng xuống kênh rạch ngay nơi mà họ sống Cuộc sống khó khăn, kiếm sống từng bữa qua ngày nên họ cũng không quan tâm đến vấn đề xã hội, vấn đề môi trường, tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó
Chính sách nâng giá thu gom rác thải sinh hoạt các hộ dân của nhà nước trong năm nay càng làm cho vấn đề vận động thu gom rác ở các HGĐVKR lại càng khó khăn hơn và tình hình ô nhiễm kênh rạch do rác thải sinh hoạt vẫn đang rất nghiêm trọng, cần có biện pháp ngăn chặn tức thời sự vứt rác bừa bãi đó
Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí của việc thu gom rác thải các hộ gia đình ven kênh rạch nhằm đưa ra sự so sánh giữa chi phí thu gom rác thải với chi phí vớt rác trên kênh rạch và chi phí môi trường do ô nhiễm gây ra để có thể đưa ra những
Trang 33b) Phương pháp phân tích lợi ích-chi phí
Hiện giá ròng (NPV) là tổng của dòng lợi ích ròng hàng năm, mỗi một lợi ích ròng được chuyển thành một hiện giá
Sử dụng chỉ số NPV để đánh giá lợi ích của việc thu gom rác đối với các HGĐVKR Quận 8
NPV = PVB - PVC PVB: hiện giá của lợi ích tương lai về hiện tại
PVC: hiện giá của chi phí tương lai về hiện tại
Công thức hiện giá giá trị tương lai về hiện tại:
+
+ + +
= +
B r
B B
r
B PVB
2 1
0
1
1 1
= +
C r
C C
r
C PVC
2 1
0
1
1 1
1
Bt: doanh thu qua các năm
Ct: chi phí qua các năm
r: suất chiết khấu
t: thời gian qua các năm (từ năm 0 đến năm t)
NPV > 0: dự án có tính khả thi và mang lại lợi ích
NPV < 0: dự án không khả thi, lợi ích bị âm vì vậy không nên thực hiện
Giữa nhiều phương án lựa chọn mang tính khả thi thì phương án có NPV cao nhất sẽ được lựa chọn
Trang 34CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng ô nhiễm kênh rạch trên địa bàn Quận 8
4.1.1 Tình hình dân cư ven kênh rạch
Quận 8 có một hệ thống kênh rạch đa dạng và dày đặc, gồm 29 tuyến kênh rạch, với tổng chiều dài 105,9Km, dùng cho mục đích tiêu thoát nước và giao thông thủy Trong đó các tuyến kênh chính như kênh Đôi, kênh Tàu Hủ, kênh Lò Gốm, rạch Nước Lên, rạch Bà Tàng, rạch Ruột Ngựa, sông Cần Giuộc, sông Chợ Đệm, đặc biệt là tuyến kênh Đôi chảy xuyên suốt từ Đông sang Tây tạo một ưu thế lớn về giao thông thủy cho Quận 8 từ hướng các tỉnh miền Tây với sông Sài Gòn Tuy nhiên, do địa bàn của quận nằm trong vùng có địa hình thấp, chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều, khả năng kè
và bê tông hóa hệ thống rạch còn hạn chế nên thường bị bồi lắng ở các con kênh, rạch gây cản trở phần nào tốc độ dòng chảy, nhất là ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước trong mùa mưa gây nên tình trạng úng lụt ở một số khu vực
Do đặc thù địa hình thuận lợi nên dẫn đến việc Quận 8 là đơn vị có số nhà sống trên và ven kênh rạch tương đối cao nhất thành phố với 10.615 căn nhà, đa số là nhà cấp 3, cấp 4 kết cấu tạm bợ, chắp vá, dân cư chủ yếu là lao động nghèo
Qua điều tra thực tế từ các HGĐVKR trên địa bàn Quận 8, hầu hết các hộ gia đình đều có trình độ học vấn thấp 63/80 các chủ hộ có trình độ chưa hết Trung học phổ thông, họ chủ yếu là những người nhập cư, sống chủ yếu bằng lao động làm thuê, buôn bán, chạy xe ôm,… thu nhập các hộ gia đình không cao, thu nhập bình quân trên đầu người là 580.000/người/tháng
Trang 35Hình 4.1 Biểu Đồ Tỷ Lệ Học Vấn Những Người Được Phỏng Vấn Trong Khu Vực
Nguồn tin: Kết quả điều tra
Nhìn chung dân cư sinh sống ven kênh rạch chủ yếu là những người nhập cư, và nhiều nhất là những hộ từ miền Tây lên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên phải rời quê lên thành phố làm ăn kiếm sống, việc ổn định chỗ ăn chỗ ngủ là nhu cầu cần thiết đối với họ, việc cất nhà tạm bợ ven kênh rạch không tốn chi phí bao nhiêu mà lại có chỗ ăn ngủ, không phải thuê nhà nên đó là phương án tốt nhất đối với họ Đó cũng là
lý do giải thích vì sao ven kênh rạch xuất hiện rất nhiều nhà tạm bợ, thậm chí làm nhà sàn trên kênh rạch hoặc làm chòi trên tàu để sống và sinh hoạt trên đó
4.1.2 Tình hình ô nhiễm kênh rạch
Qua kết quả quan trắc vào 2 mùa: mùa nắng (tháng 4/2007) và mùa mưa (tháng 8/2007) cho thấy chất lượng nước mặt tại các hệ thống kênh tiêu thoát nước trên địa bàn Quận 8 bị ô nhiễm chủ yếu là hữu cơ và vi sinh (các thành phần BOD5, COD, Coliform có các giá trị rất cao vượt tiêu chuẩn cho phép) So sánh với cùng kỳ năm
2006 tại các vị trí giám sát mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi sinh có giảm như: vị trí cầu Nhị Thiên Đường, trạm cảnh sát giao thông đường thủy thuộc hệ thống kênh Đôi – Tẻ, cầu Phú Định Tuy nhiên, tại các vị trí giám sát, mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vào mùa nắng cao hơn so với mùa mưa Tại các vị trí quan trắc như khu vực gần chợ Bình Điền – sông Chợ Đệm, rạch Bà Tàng, trạm cảnh sát giao thông đường thủy, trạm cầu
Trang 36so với các vị trí khác, nguyên nhân do đây là khu vực giáp nước bị ảnh hưởng của triều lên và xuống của sông Vàm Cỏ và sông Sài Gòn, tại khu vực giáp nước nồng độ chất ô nhiễm ít được pha loãng mà còn tăng cao khi nước lớn
Các thông số ô nhiễm: BOD, COD, Coliform cao chủ yếu là trong nước thải sinh hoạt Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch Quận 8 cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm: BOD5, COD, Coliform cao điều này cho thấy ô nhiễm trong hệ thống kênh tiêu thoát nước Quận 8 là do nước thải sinh hoạt Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt chưa qua
xử lý đang ngày một gia tăng do di dân từ các tỉnh khác vào thành phố và Quận 8 là một trong những quận có dân nhập cư trú ngụ khá đông Ngoài ra do việc xây cất lấn chiếm kênh rạch trên địa bàn quận còn nhiều mà chưa có các chính sách di dời, giải tỏa, ý thức của các HGĐVKR còn kém trong việc thải bỏ các chất thải sinh hoạt, tồn tại nhiều nhà vệ sinh trên sông Bên cạnh đó ô nhiễm nước thải công nghiệp chưa qua
hệ thống xử lý do các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh, nhất là các ngành chế biến thực phẩm chưa được di dời cũng góp phần làm tăng mức
độ ô nhiễm hữu cơ, tạo nguy cơ ô nhiễm cao đối với nguồn nước kênh rạch trên địa bàn quận
Qua khảo sát thực tế, tình hình môi trường trên các tuyến kênh rạch vẫn còn rác trôi nổi, cỏ, lục bình, vỏ dừa đã làm hạn chế việc tiêu thoát nước cũng như việc bồi lắng làm hạn chế dòng chảy Hiện nay, CTDVCI Q.8 đang thực hiện công tác vớt rác trên hai tuyến kênh chính là kênh Đôi và kênh Tàu Hủ với khối lượng rác bình quân 18 – 20 tấn/ngày
Trang 374.2 Công tác quản lý rác thải trên địa bàn Quận 8
4.2.1 Hiện trạng quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt các hộ gia đình ven kênh rạch
a) Hiện trạng công tác quản lý
Hình 4.2 Sơ Đồ Thu Gom và Thu Phí Rác Thải
Công ty DVCI, Công ty MTĐT vận chuyển, ngân sách thành phố chi trả toàn bộ chi phí này
Rác dân lập, hợp tác xã, Công ty DVCI, Công ty MTĐT thu gom rác, thu tiền, tự trang trải kinh phí (không nộp ngân sách)
Xử lý Vận chuyển
Thu gom tại hộ dân và ngoài hộ dân
Nguồn tin: Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, năm 2008 Trong sơ đồ này có hai điểm: (1) công đoạn thu gom tại nguồn, các đơn vị tự thu của nguồn thải của chủ nguồn thải và tự trang trải kinh phí; (2) công đoạn vận chuyển
và xử lý do thành phố bao cấp hoàn toàn Như vậy, tính chung cả các công đoạn, thành phố chưa thu bất kỳ khoản kinh phí nào vào ngân sách Nhà nước
Hiện tại, trên địa bàn quận 8 việc thực hiện công tác thu gom vận chuyển rác do CTDVCI Q.8 đảm nhiệm trên địa bàn 16 phường và lực lượng rác dân lập đảm nhiệm xen cài trên các phường 2, 3, 9, 10, 11, 12 và 13 với nhiều chủ thu gom
Chính quyền địa phương cũng thường hay tổ chức vận động người dân tham gia thu gom rác bằng các phương tiện đại chúng như loa phát thanh, phát tờ bớm, tổ chức các cuộc thi về môi trường, … đặc biệt thường xuyên tuyên truyền bằng loa phát thanh được trang bị trên tàu vớt rác.Các cán bộ chính quyền địa phương thường xuyên trực tiếp đi kiểm tra công tác thu gom rác, vận động các hộ chưa tham gia thu gom rác Nhưng do lượng các hộ gia đình quá đông và nhận thức kém nên công tác vận động
Trang 38cơ quan chức năng chưa nghiêm, chưa có tác dụng răn đe Cho đến nay, chưa có cá nhân, đơn vị nào trên địa bàn quận bị phạt vì hành vi vứt rác xuống sông rạch
b) Công tác thu gom rác thải
Bảng 4.1 Định Mức Phí Thu Gom Rác
Đối tượng Mức phí
Mặt tiền đường 20.000 Nội thành
Trong hẻm 15.000 Mặt tiền đường 15.000 Ngoại thành
Trong hẻm 10.000
Nguồn tin: Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, 2008 Theo bảng định mức trên thì mỗi HGĐVKR Quận 8 sẽ phải đóng phí thu gom rác mỗi tháng là 15.000 đồng
Hệ thống thu gom rác lập về mặt pháp lý thì chịu sự quản lý về hành chính của phường và về mặt kỹ thuật có sự hỗ trợ của công ty DVCI Q.8, nhưng thực tế thì các
hệ thống này hoạt động một cách độc lập nên công tác thu gom không được hiệu quả Thực tế số HGĐVKR tham gia thu gom rác rất ít, đa phần là vứt thẳng xuống kênh rạch, thêm vào đó để đảm bảo thu nhập đội thu gom rác dân lập phải tăng cường thu gom ở nhiều khu vực, đó cũng chính là lý do làm hệ thống này thu gom không đạt hiệu quả do thu gom ở nhiều nơi thì tần suất thu gom bị giảm
Chính quyền địa phương cũng đã cố gắng vận động HGĐVKR tham gia vào việc thu gom rác thải sinh hoạt, nhưng do lượng các HGĐVKR quá nhiều và nhận thức của người dân thấp nên công tác vận động này gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả Cần sử dụng những biện pháp mạnh hơn, nhất là biện pháp xử phạt Chính quyền địa phương cần có chính sách quản lý đội thu gom rác dân lập một cách chặt chẽ hơn, để tránh tình trạng thu gom theo số lượng mà không đạt chất lượng, làm mất sự tin tưởng của người dân dẫn đến sự không muốn tham gia thu gom rác và vứt rác xuống kênh rạch
4.2.2 Hiện trạng công tác vớt rác trên kênh rạch
Trang 39thuận, được Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh duyệt theo văn bản số 101/QĐ-KHĐT-XD ngày 25 tháng 4 năm 1998 Dự án được CTDVCI Q.8 triển khai thực hiện và đưa vào hoạt động từ ngày 19/5/1999 Khu vực vớt rác ban đầu là kênh Đôi và kênh Tàu Hủ thuộc địa bàn Quận 8 và Quận 5, Quận 6 Đến tháng 4/2002, sơ kết hai năm hoạt động, thấy được hiệu quả của công tác vớt rác, Sở Giao thông Công chánh đã cho phép CTDVCI Q.8 mở rộng công tác vớt rác trên kênh Tẻ, kênh Bến Nghé theo văn bản số 141/GTKH ngày 12/3/2002
Năm 2008 CTDVCI Q.8 thực hiện vớt rác ở những tuyến kênh sau:
Kênh Tàu Hủ: dài 6.000m; rộng 40m
Kênh Đôi: dài 6.400m; rộng 100m
Kênh Bến Nghé: dài 3.000m; rộng 70m
Địa điểm neo đậu tàu ghe: địa điểm neo đậu từ 1999 đến 2007 là bến Ba Đình, phường 9, Quận 8 Từ đầu năm 2008 đến nay, địa điểm neo đậu tàu ghe đối diện số
542, bến Nguyễn Duy, kênh Đôi, thuộc phường 10, Quận 8
y Phương tiện vớt rác trên kênh rạch :
8 tàu, mỗi tàu có trọng tải 10 tấn với kích thước: ngang 2,8m; dài 10,5m, trang
bị động cơ YANMAR công suất 30HP
01 ca nô công suất 50HP phục vụ việc kiểm tra chất lượng
y Nhân sự lao động:
Tổng cộng 57 người, trong đó 3 quản lý, 54 công nhân trực tiếp vớt rác
y Những đặc trưng các tuyến kênh công ty đảm nhận vớt rác:
Đặc điểm 4 tuyến kênh này: đi qua các khu vực dân cư sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ, khu vực chợ, khu vực neo đậu của các tàu thuyền từ các địa phương khác đến, nhất là thương thuyền từ miền Tây lên, cho nên lượng rác phát sinh trên các tuyến kênh này đa số là rác sinh hoạt, vỏ dừa Một số đoạn kênh do lượng rác quá nhiều làm lòng kênh không thể thoát nước được
Trang 40Hình 4.3 Rác Trên Kênh Làm Tắc Nghẽn Dòng Chảy
Nguồn tin: Ảnh chụp
Nhiều thương thuyền cung cấp hoặc tiếp nhận hàng hóa đậu nêm kín cả tuyến bến: bến Trần Xuân Soạn, bến Tôn Thất Thuyết, bến Chương Dương, bến Ba Đình, bến Bình Đông, bến Trần Văn Kiểu gây cản trở cho công tác VRTKR
Bốn tuyến kênh do CTDVCI Q.8 đảm nhiệm vớt rác bị ô nhiễm rất nặng bởi lượng nước thải trực tiếp từ các hộ dân ở những nhánh kênh xương nối với bốn tuyến kênh này, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ lắp trên tàu phục vụ công tác vớt rác, cũng như sức khỏe của công nhân vớt rác Bốn tuyến kênh này có nhiều tuyến kênh phụ đổ ra, mang theo khối lượng rác rất lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác VRTKR Kênh Tẻ và kênh Đôi bị ảnh hưởng rất lớn bởi lượng lục bình trôi từ thượng nguồn xuống