Xác định mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

86 1.4K 7
Xác định mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.  Tác giả khóa luận   1  Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các Thầy, Cô giáo trong Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như tu dưỡng đạo đức để tôi có nền tảng vững chắc trong học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy TS. Hồ Ngọc Ninh đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi có những hướng đi cụ thể và đóng góp cho tôi nhiều ý kiến bổ ích giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo xã An Đổ và người dân trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để tôi hoàn thành nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ và động viên tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. 2  Hiện nay ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Viện Môi trường Nông Nghiệp Việt Nam, mỗi năm tại các khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh trên 13 triệu rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 1,3 triệu m 3 nước thải và có tới 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật như các loại chai lọ đựng thuốc, các gói đựng thuốc. Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31%. Năm 2013, xã An Đổ đã được tiến hành xây dựng ba điểm tập trung rác thải sinh hoạt, mỗi điểm rộng khoảng 30m 2 và tiến hành thu gom 2 lần/tháng. Tuy nhiên, việc thu gom rác thải này đã không đảm bảo được lượng rác thải sinh hoạt được thu gom hết, nhiều người dân không chờ được tới khi thu gom rác thải nên đã tự tiêu hủy lượng rác thải của gia đình mình theo nhiều hình thức khác nhau như chôn lấp hay vứt rác trực tiếp xuống các ao, sông, ven đường. Bên cạnh đó, lượng rác thải sinh hoạt để quá lâu và quá nhiều dẫn đến tình trạng môi trường trong xã bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân trong xã. Trước tình hình đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xác định mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân. (2) Đánh giá thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã và xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa phương. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa phương. (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia vào nâng cao chất lượng 3 dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của địa phương trong thời gian tới. Đề tài đã tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: (1) Phương pháp thu thập số liệu (Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp). (2) Phương pháp phân tích số liệu (Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp thống kê so sánh ). (3) Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu. (4) Phương pháp tạo dựng thị trường CVM, phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa ban xã An Đổ và đã đạt được một số kết quả như sau: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân. Qua quá trình điều tra tìm hiểu đề tài đã đánh giá được thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã và xác định được mức WTP của người dân cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa phương. Mức WTP trung bình của người dân là 10.367 đồng/người/tháng, trong đó, mức WTP cao nhất là 20.000 đồng/người/tháng, mức WTP thấp nhất là 3000 đồng/người/tháng mức đóng góp này đúng bằng mức đóng góp hiện tại đang thu gom ở một số thôn. Nghiên cứu đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới mức WTP của người dân đối với việc cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa phương, các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP bao gồm: thu nhập, lượng rác, nhân khẩu, nghề nghiệp ( công nhân viên chức và về hưu). Từ kết quả ước lượng hàm hồi quy đa biến về các yếu tố ảnh hưởng đến WTP cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng thì mức WTP tăng thêm khoảng 1123 đồng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Khi lượng rác tăng thêm 1kg thì mức WTP tăng lên khoảng 1725 đồng ở mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó, khi nhân khẩu tăng thêm 1 người thì mức WTP giảm khoảng 523 đồng và có ý nghĩa ở mức 10%. Điều này phù hợp với những người dân ở vùng nông thôn vì số tiền cần đóng cho dịch vụ này chia theo tỷ lệ đầu người 4 nên mức mong muốn chi trả sẽ giảm dần theo đầu người trong các hộ. Đối với những người là công nhân viên chức đang làm việc hoặc đã về hưu thì mức WTP của họ cao với mức ý nghĩa ở mức 1%. Như vậy kết quả ước lượng của mô hình hồi quy phản ánh tương tư như kết quả phân tích thống kê mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến mước WTP của hộ đối với việc cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã An Đổ. Một số giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã như sau: (1) Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề về môi trường và dịch vụ thu gom rác thải: mở các lớp tập huấn về môi trường và rác thải cho cán bộ và người dân trong xã thường xuyên, định kỳ; sử dụng các khẩu hiệu, băng rôn để tuyên truyền nhắc nhở người dân; phát huy vai trò của các đoàn hội như hội Phụ Nữ, Hội Thanh Niên… trong việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân. (2) Nâng cao thu nhập và mức sống của người dân: kết hợp với các công ty trong việc đào tạo và tuyển dụng vào những công việc và vị trí phù hợp với trình độ và năng lực. (3) Về cơ chế chính sách : Xây dựng cơ chế khen thưởng đối với những người, những đoàn hội tích cực trong việc thu gom xử lý rác thải bảo vệ môi trường và xử phạt đối với những cá nhân và đoàn hội trọng việc phá hoại môi trường không tuân thủ quy định về thu gom và xử lý rác. Qua quá trình điều tra, mức WTP của người dân trong xã trung bình là 10,367 đồng/người/tháng thấp hơn mức giá công ty Ba An quy định cần phải trả là 4,283 đồng/người/tháng. Vì vây, để người dân trong xã được tham gia vào dịch vụ mới này thì cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước, các đơn vị chức năng, các tổ chức kinh tế… nhằm huy động nguồn vốn cho việc bù đắp khoản thâm hụt để dịch vụ mới được diễn ra nhằm nâng cao đời sống và chất lượng cuộc sống cho người dân trong xã. 5  6  !"  #$%&$&' 7  ()*+, CVM Phương pháp tạo dựng thì trường m 3 Mét khối UBND Ủy ban nhân dân WTP Willingness To Pay – sự bằng lòng trả (S) Đường cung (D) Đường cầu PS Thặng dư người sản xuất CS Thặng dư người tiêu dùng BVMT Bảo vệ môi trường TNHH XD- TM & MT Trách nhiệm hữu hạn xây dựng- thương mại và môi trường 8 -. /. 0102345676389:6; Hiện nay ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, đời sống người dân tăng lên. Các nhu cầu thiết yếu của con người cũng tăng vì vậy các nhu cầu, dịch vụ cũng phát triển, không chỉ ở các khu vực thành thị mà còn cả ở nông thôn. Nhưng điều này đã trở thành trở ngại lớn cho môi trường, gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của người dân. Vấn đề rác thải không chỉ được Đảng và Nhà nước quan tâm ở các khu vực đông dân, các khu đô thị, thành phố lớn hay các khu dân cư gần các nhà máy xí nghiệp mà còn ở cả các vùng nông thôn. Theo công ty khoa học kỹ thuật và môi trường Minh Việt trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm. Trên thực tế, việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người. Theo thống kê của Viện Môi trường Nông Nghiệp Việt Nam, mỗi năm tại các khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh trên 13 triệu rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 1,3 triệu m 3 nước thải 9 và có tới 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật như các loại chai lọ đựng thuốc, các gói đựng thuốc. Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31%. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải lại kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ. Quy định của UBND tỉnh Hà Nam (2013), lượng rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn được tính ở mức 0,1kg/người/ngày, ở thị trấn là 0,4kg/người/ngày. Tỉnh Hà Nam đã có 102 bể trung chuyển rác đã được xây dựng và đưa vào vận hành. Khối lượng rác được các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển trong năm 2013 là gần 40.000 tấn và 3 tháng đầu năm 2014 là hơn 12.000 tấn. Sau hơn một năm thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Hà Nam về "Quy định công tác tổ chức quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh", khối lượng rác thải trên địa bàn tỉnh được thu gom, vận chuyển và xử lý đã tăng lên rất nhiều. Các tổ thu gom rác được thành lập và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, công tác này hiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Lượng rác thải sinh hoạt của người dân tăng vượt mức so với chỉ tiêu (Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2014). Xã An Đổ huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam là khu vực nông thôn với việc sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân trong xã. Những năm gần đây, đời sống của người dân tăng cao lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày của người dân cũng tăng lên rất nhiều. Để xử lý lượng rác sinh hoạt của gia đình, người dân đã tự tiêu hủy thông qua hình thức chôn lấp hoặc trưc tiếp vứt rác xuống các sông, ao hoặc vứt trực tiếp trên đường, điều này đã gây nguy hại rất lớn cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân trong xã. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, năm 2013 xã đã tiến hành 10 [...]... Thực trạng hoạt động và chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân trong xã An Đỗ đang diễn ra như thế nào? Xác định mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt 12 của người dân trong xã? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân cho cải thiện dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa bàn nghiên cứu? Đâu là những giải pháp nâng cao chất lượng và... bàn xã và xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom 11 rác thải sinh hoạt ở địa phương • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa phương • Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia vào nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của. .. dịch vụ thu gom rác thải thường xuyên? Để giải quyết những vấn đề này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Xác định mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt và xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân. .. dân cho cải thiện chất lượng dịch vụ này trên địa bàn xã An Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể • Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân • Đánh giá thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt. .. hưởng trực tiếp của rác thải tới sức khỏe của họ như thế nào Thế nên trình độ học vấn càng cao thì mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải càng cao Hình thức chi trả và chất lượng của dịch vụ: Đây là một yếu tố rất quan trọng chất lượng dịch vụ tốt thì người dân sẽ sẵn lòng chi trả cao Còn chất lượng dịch vụ trung bình hoặc kém thì người dân sẽ sẵn lòng chi trả tương ứng Dù người dân có tiền... gian tới 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt, từ đó xác định nhu cầu và mức sẵn lòng chi trả của người dân cho cải thiện chất lượng dịch vụ này ở xã An Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Đối tượng khảo sát gồm người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn xã, công ty thu gom rác. .. công ty thu gom rác thải, và cán bộ địa phương 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ sẵn lòng chi trả của người dân trong xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đối với việc cải thiện dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt thường xuyên Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn lòng chi trả của người dân trong xã đối với dịch vụ thu gom rác thải và đề xuất một... rất nhiều vào yếu tố thu nhập Khi thu nhập cao mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải sẽ cao Thu nhập thấp mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải sẽ thấp Trình độ học vấn của người được phỏng vấn: liên quan trực tiếp tới nhận thức của người dân về vấn đề rác thải, môi trường và sức khỏe Khi trình độ học vấn càng cao con người sẽ nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và hiểu... pháp quản lý” Để tập trung nghiên cứu sâu hơn về mức sẵn lòng chi trả của người dân trong xã cho dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trường xuyên Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả của việc phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã An Đổ 29 30 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP... lý rác thải được xây dựng hoàn thành, công tác thu gom và xử lý rác thải cũng đã được SXD tham mưu UBND tỉnh chuyển đổi mô hình theo hướng: chuyển toàn bộ bộ phận quản lý thu gom rác thải của Công ty Công trình đô thị từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty Cổ phần; toàn bộ hoạt động thu gom xử lý rác thải giao cho Công ty Nam Thành đảm nhận, tỉnh thanh toàn chi phí thu gom rác thải cho Công ty Nam Thành . về mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân. (2) Đánh giá thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã và xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân cho. động và chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt, từ đó xác định nhu cầu và mức sẵn lòng chi trả của người dân cho cải thiện chất lượng dịch vụ này ở xã An Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. . nghiên cứu đề tài Xác định mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam . Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao

Ngày đăng: 25/06/2015, 05:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • TÓM TẮT KHÓA LUẬN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ DỒ, ĐỒ THỊ

  • DANH MỤC CÁC TỪ TẮT VÀ KÝ HIỆU

  • PHẦN I

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

  • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

  • 1.2.1 Mục tiêu chung

  • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

  • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

  • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

  • 1.4 Câu hỏi nghiên cứu

  • PHẦN II

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

  • 2.1. Cơ sở lý luận về mức sẵn lòng chi trả

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan