HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO Ô NHIỄM MÔI TR
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ BÚN PHƯỜNG KHẮC NIỆM, THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Ban Giám hiệu Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT, những người đã trang bị chi tôinhững kiến thức cơ bản và định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu
- UBND phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Phòng Quan Trắc Môi Trường tỉnh Bắc Ninh và người dân trên địa bàn nghiên cứu đã cung cấp những thông tin cần thiết, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn tại địa phương
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Song Người thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới những bạn bè và người thân trong gia đình, luôn động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần để tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015Sinh viên thực hiện
Trần Thị Lý
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Bắc Ninh- tỉnh dẫn đầu trong cả nước về số lượng làng nghề và sự phát triểnmạnh của kinh tế làng nghề Làng nghề truyền thống phát triển không nhữnggiúp thu nhập của người dân được nâng cao chất lượng cuộc sống ngày một tốtlên mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho một bộ phận lớn lao động Tuynhiên sự phát triển về kinh tế lại được đánh đổi bởi mức độ ô nhiễm ngày cànggia tăng của môi trường Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí hiện đang ởmức báo động, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của đại đa số người dân trongcác làng nghề truyền thống tại đây
Trước tình hình đó đề tài đã đi sâu nghiên cứu mức sẵn lòng trả của các hộdân nhằm cải thiện môi trường nước do ô nhiễm môi trường tại làng bún truyềnthống Khắc Niệm, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố chính ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chitrả của người dân từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm môitrường nước trên địa bàn
Mục tiêu chung của đề tài trên cơ sở nghiên cứu, xác định mức sẵn lòng trả củangười dân phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh do ô nhiễm môitrường nước từ sản xuất bún, đề xuất giải pháp cụ thể cho người dân và chínhquyền cải thiện môi trường nước Để tiến hành nghiên cứu thực tế, tôi đã tìm hiểu
và hệ thống hóa cơ sở lý luận về môi trường, ô nhiễm môi trường, mức sẵn lòngchi trả, phương pháp CVM Các đề tài nghiên cứu có liên quan tới vấn đề môitrường, áp dụng các phương pháp luận về hàng hóa dịch vụ môi trường trên Thếgiới và tại Việt Nam Nghiên cứu cũng đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sảnxuất bún gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trênđịa bàn, tình hình kinh tế xã hộ tại địa bàn nghiên cứu Từ đó xác định mức sẵnlòng chi trả của người dân, phân tích đánh giá các yếu tố chính tác động tới mứcsẵn lòng chi trả Đề xuất giảm pháp hạn chế tác động của sản xuất bún ảnhhưởng tiêu cực tới môi trường và môi trường nước trên địa bàn
Khi nghiên cứu thực tế, đề tài sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường(CVM) là phương pháp trọng tâm nghiên cứu và các phương pháp thống kê.Phương pháp CVM sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, một thị trường giảđịnh được đưa ra nhằm tìm ra mức sẵn lòng chi trả(WTP) của đối tượng đượcđiều tra Một bảng hỏi với các câu hỏi đóng- mở được thiết kế để tìm ra mứcWTP của người gây ô nhiễm và chịu ô nhiễm Phương pháp thống kê sẽ cho
Trang 4thấy thực trạng tình hình ô nhiễm tại địa phương, thống kê phân tích các yếu tốảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả trên cơ sở thông tin đã thu thập Từ đó, đềtài có cơ sở đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước tại địa phương, giảmthiểu ô nhiễm
Qua điều tra, cho thấy trên địa bàn phường Khắc Niệm có ba khu chuyênsản xuất bún Tiền trong, Tiền Ngoài và Quế Sơn(nằm tách biệt với 5 khu phốkhác) và có tới 200 hộ sản xuất bún và 140 máy làm bún Năng suất trung bìnhcủa các hộ từ 5 tạ- 1 tấn/ ngày mang lại nguồn thu nhập ổn định từ 5- trên 7triệu đồng/tháng cho hộ sản xuất vừa và lớn Với năng suất đó mỗi ngày các hộlàm bún tại Khắc Niệm đã thải ra môi trường một lượng lớn nước thải khoảng từ4000- 5500m3 /ngày Điều này đã ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuấtcủa người dân nơi đây Nguồn nước tại các ao hồ, kênh mương … tại làng nghềbún đều ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi tanh, người dân có các dấu hiệu về các bệnhngoài da
Các đối tượng điều tra đều nhận định sản xuất bún có gây ảnh hưởng đếnmôi trường và môi trường nước, họ đều bày tỏ mối lo ngại về vấn đề ô nhiễmnước đang ngày càng nghiêm trọng tại địa phương Tuy nhiên, các hộ làm bún
và cả người dân sống tại đây đều không có biện pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm,nếu có thì các biện pháp đều ở mức đơn giản, hiện tại với mức ô nhiễm nghiêmtrọng thì không có tác dụng Họ mong muốn nguồn nước được cải thiện, có nướcsạch để sử dụng cho sinh hoạt
Phía cơ quan, chính quyền địa phương cũng nhận định tình trạng và mức độ
ô nhiễm tại địa bàn nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở mức nghiêmtrọng Năm 2007 phường được Viện Khoa học và Thủy lợi làm chủ dự án hỗ trợxây dự bể xử lí nước thải cho làng nghề bún với công suất 450 m3/ngày đêmsong do lượng nước thải quá lớn công trình chỉ hoạt động trong vòng 1 năm, chotới nay hệ thống xử lí đã ngưng hoạt động Phía địa phương có những phươngánh nhất định: thu gom rác thải, nạo vét kênh mương….nhằm giẩm ô nhiễmnhưng chưa có giải pháp cụ thể triệt để giảm ô nhiễm nước Cũng chưa có mứcphạt nào đối với đối tượng gây ô nhiễm làng nghề hay hoạt động gây ô nhiễmcủa làng nghề truyền thống dẫn tới khó khăn trong công tác quản lí
Nghiên cứu thực hiện điều tra phỏng vấn trên 120 hộ trong địa bàn sản xuấtbún Khi được hỏi về mức sẵn lòng tham gia chi trả của người dân có tới 97,5%
Trang 5tổng số hộ sẵn lòng tham gia chi trả, 2,5% số hộ cho rằng họ không đủ khả năngchi trả hoặc họ không gây ô nhiễm không phải trả.
Mức WTP trung bình của các đối tượng điều tra là 33.162(đồng/hộ/tháng).Trong đó mức WTP của hai đối tượng: hộ sản xuất bún và người dân là khácnhau Hộ sản xuất bún bằng lòng chi trả mức WTP= 40.000 đồng/tháng và50.000 đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất cùng là 31.7%, WTP thấp nhất là 20.000đồng/tháng Ước tính mỗi hộ làm bún sẽ bằng lòng chi trả 38.830(đồng/hộ/tháng) để cải thiện chất lượng môi trường nước do ô nhiễm từ hoạtđộng sản xuất bún gây ra cho môi trường nước Nghiên cứu điều tra 60 hộ dânthì có 3 hộ không sẵn lòng tham gia chi trả Có 40% số hộ được điều tra sẵn lòngchi trả ở mức WTP= 30.000 đồng/tháng, 1,7% hộ có WTP= 50.000 đồng/tháng.Mức WTP trung bình hộ dân sẵn lòng chi trả để cải thiện môi trường nước25.830(đồng/hộ/tháng) Vậy người gây ô nhiễm sẵn lòng chi trả ở mức cao hơn
so với người chịu ô nhiễm để cải thiện ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng
từ sản xuất bún của họ tác động tới môi trường xung quanh Mức sẵn lòng trảcủa các hộ cũng được xác định chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Tuổi, Giới tính,Trình độ, Nghề nghiệp, Đánh giá về chất lượng môi trường nước và Thu nhập.Sau khi phân tích dựa trên các kết quả từ mô hình hồi quy, nghiên cứu cho thấyWTP của người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố chính: Giới tính: cácđối tượng là nam giới có mức WTP cao hơn so với nữ giới; Nghề nghiệp: hộ làmnghề bún và các nhóm ngành nghề có thu nhập cao ổn định cũng sẵn lòng chi trảcao hơn so với nông dân; Đánh giá về chất lượng môi trường môi trường nước:đối tượng đánh giá chất lượng môi trường nước ô nhiễm do sản xuất bún có mứcsẵn lòng chi trả cao hơn so với đối tượng đánh giá khác; Thu nhập: được xácđịnh là yếu tố tác động trực tiếp tới mức bằng lòng chi trả Đối tượng có thunhập cao sẵn lòng chi trả cao hơn cho cải thiện chất lượng môi trường nước.Cuối cùng nghiên cứu cũng chỉ ra nhũng khó khăn tồn tại của môi trường
hiện tại Đề xuất các giải pháp cơ bản khắc phục tình trạng ô nhiễm nước: Một
là, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân Hai là, Quy
hoạch không gian làng nghề theo đặc thù ngành nghề gắn với bảo vệ môi trường
Ba là, chính quyền địa phương tăng năng lực quản lý và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường Bốn là, huy động sự tham gia đóng góp của cộng
đồng dân cư vào công tác bảo vệ môi trường
Trang 6Do thời gian nghiên cứu có hạn, qua phần kết quả nghiên cứu, đề tài đưa racác kết luận phù hợp bới các mục tiêu:
Thứ nhất, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về môi trường, ô nhiễm môi
trường nước, mức sẵn lòng chi trả, phương pháp CVM Đề tài cũng đãnghiên cứu cơ sở thực tiễn về những nghiên cứu có liên quan tới môi trườngnước, mức sẵn lòng chi trả hay phương pháp CVM ở Việt Nam và trên thếgiới từ đó đúc rút ra bài học kinh nghiệm
Thứ hai, đề tài đã đề cập đến thực trạng sản xuất bún trên địa bàn
phường Khắc Niệm và ảnh hưởng của nó tới môi trường nước
Thứ ba, Nghiên cứu điều tra phỏng vấn 120 hộ dân Sau khi tiếp xúc ,
phỏng vẫn hộ dân và sử dụng phương pháp CVM để tìm hiểu, nghiên cứu đã đề
ra 5mức giá khác nhau cho các hộ trong đó mức giá thấp nhất là 10.000 đồng/tháng và mức cao nhất là 50.000 đồng /tháng Trong đó đa số hộ dân sẵn lòngchi trả ở mức 30.000 đồng/tháng, 10.000 đồng/tháng là mức người dân lựa chọn
ít nhất Kết quả thu được qua nghiên cứu cho thấy, mức tiền chi trả bình quâncủa người được phỏng vấn khoảng 33.162(đồng/hộ/tháng).Và mức WTP củatoàn phường Khắc Niệm trong một tháng là 95.705.532(đồng/tháng)
Thứ tư, nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới WTP gồm: tuổi,
trình độ học vấn, thu nhập, đánh giá của người dân về môi trường nước, giớitính, nghề nghiệp của người được phỏng vấn Trong đó các yếu tố: giới tính,nghề nghiệp, đánh giá của người dân về ảnh hưởng của sản xuất bún đến môitrường nước, thu nhập có ảnh hưởng rõ rệt tới WTP Trong đó thu nhập của hộ
có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sẵn lòng chi trả của người dân
Thứ năm, đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
nước
MỤC LỤC
Trang 7PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 12
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 12
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 13
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 13
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 13
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 14
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 14
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 14
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 15
2.1 Cơ sở lý luận 15
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 15
2.1.2 Lý luận về phương pháp tạo dựng thị trường (Contingent Valuation Method – CVM) 25
2.1.3 Cơ sở lý luận các chính sách, công cụ về quản lý ô nhiễm môi trường Error! Bookmark not defined. 2.2 Cơ sở thực tiễn 26
2.2.1 Những nghiên cứu áp dụng phương pháp tạo dựng thị trường trên thế giới 26
2.2.2 Những nghiên cứu về vấn đề môi trường tại Việt Nam 32
2.3 Bài học từ tổng quan nghiên cứu 35
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36
3.1.1 Vị trí địa lý 36
3.1.2 Diện tích tự nhiên 37
3.1.3 Đặc điểm khí hậu 37
3.1.4 Tài nguyên Đất 38
3.1.5 Tình hình kinh tế- xã hội 38
3.1.6 Hệ thống chính trị Error! Bookmark not defined 3.1.7 Thuận lợi khó khăn Error! Bookmark not defined. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 41
3.2.1 Phương pháp khung phân tích 41
Trang 83.2.2 Nguồn số liệu 43
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 44
3.2.4 Phương pháp phân tích 45
3.2.5 Phương pháp dự báo 48
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 48
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
4.1 Thực trạng quá trình sản xuất bún ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân phường Khắc Niệm 50
4.1.1 Tác động tới môi trường không khí 51
4.1.2 Tác động đến tài nguyên và hệ sinh thái 51
4.1.3 Tiếng ồn và rủi ro 52
4.1.4 Tác động đến môi trường kinh tế- xã hội 53
4.1.5 Sản xuất bún ảnh hưởng đến môi trường nước 54
4.2 Đánh giá của các đối tượng điều tra về tình hình ô nhiễm không khí trên địa bàn 59
4.3 Thái độ cơ bản của đối tượng được phỏng vấn về mức sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước trên địa bàn 63
4.4 Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cuare người dân vầ cộng đồngcho cải thiện chất lượng nước 65
4.4.1 Xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện chấ lượng nước trên địa bàn do sản xuất bún 65
4.4.2 Mức sẵn lòng chi trả của cả cộng đồng để cải thiện môi trường nước trên địa bàn69 4.5 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến WTP 69
4.5.1 Ảnh hưởng của giới tính 73
4.5.2 Ảnh hưởng của độ tuổi 73
4.5.3 Ảnh hưởng của trình độ học vấn 75
4.5.4 Ảnh hưởng của thu nhập 75
4.6 Khó khăn, tồn tại 77
4.7 Giải pháp 78
Phần V 81
KẾT LUẬN 81
Trang 9TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 10AS
Decentralized Wastewater Treatment Solutions
Giải pháp xử lí nước thải phi tập trung
Pay
Tổng giá sẵn lòng chi trả
OOHB
DC
A one-and-one-half bounded dichotomous choice question
Câu hỏi lựa chọn nhị phân
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Trang 13DANH MỤC HỘP
Trang 14PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước – dấu hiệu của sự sống nhân loại, nguồn tài nguyên quý giá đượccác nước trên Thế Giới quan tâm tới khai thác bền vững, sử dụng hợp lí, cải tạochất lượng triệt để nhằm phục vụ cho hoạt động sống, phát triển của con người
Tuy nhiên trong những năm gần đây ở Việt Nam, sự phát triển mạnh củacác làng nghề nông thôn, hoạt động của các làng nghề thu hút nhiều thành phầnkinh tế tham gia, giải quyết việc làm cho khoảng 30% lao động nông thôn
(Huỳnh Phương Thảo, Đoàn Lê Bảo Ý, 2010) Sự phát triển của các làng nghề đã
mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nông dân Song đi đôi với sự phát triểnkinh tế là sự báo động về mức độ ô nhiễm nghiêm trọng về vấn đề môi trường.Đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước, không khí…tại các làng nghề nông thôn
Bắc Ninh là tỉnh có sự phát triển mạnh của các làng nghề truyền thống.Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 62 làng nghề trong đó có 30 làng nghề truyền thống,
32 làng nghề mới với những sản phẩm nổi tiếng như gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, bún(Khắc Niệm), sắt thép (Đa Hội, Châu Khê), giấy (Phong Khê, Phú Lâm), rượu(Tam Đa, Đại Lâm), tái chế nhôm (Văn Môn) Việc phát triển các làng nghềtruyền thống tuy mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân nơi đây nhưng đã
đánh đổi bằng sự hủy hoại môi trường nước(Báo Bắc Ninh Online,2014)
Phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh vốn là làng nghềnổi tiếng lâu đời, chuyên sản xuất các sản phẩm bún, bánh đa có tiếng tại BắcNinh Trên địa bàn Khắc Niệm hiện có tới hơn 200 hộ là nghề sản xuất búntrong đó tập chung chủ yếu tại các thôn Tiền Trong, Tiền Ngoài và thôn Mồ
( Quế Sơn) với công suất mỗi hộ từ 7 tạ đến 1 tấn bún/ngày(Báo Bắc Ninh Online,2014) Do đó lượng nước thải chưa qua xử lí của các hộ thải ra môi
trường lớn trong khi hệ thống kênh mương thoát nước xuống cấp và chưa được
Trang 15cải tạo hợp lí Sức khỏe của người dân trong làng nghề bị đe dọa trầm trọngtrong khi các hộ sản xuất và cơ quan địa phương vẫn chưa đưa ra và áp dụng cácgiải pháp triệt để nhằm cải thiện chất lượng nước tại đây cho người dân Để cảithiện môi trường nước tại Khắc Niệm cần đến sự quan tâm, đầu tư của các tổchức xã hội, cơ quan trực tiếp chỉ đạo là chính quyền địa phương và nhấn mạnhvai trò của người dân trong việc cải thiện môi trường nước Người dân chịu ảnhhưởng trực tiếp từ ô nhiễm môi trường và là đối tượng hưởng lợi cuối cùng từviệc cải thiện môi trường nước
Vậy bằng cách nào để người dân có thể cải thiện được môi trường nước?Người gây ô nhiễm và không gây ô nhiềm sẽ sẵn lòng chi trả bao nhiêu để cảithiện chất lượng nước trong môi trường sống, những yếu tố nào sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến mức sẵn lòng trả của người dân? Từ thực tế và những lý do trên, tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện môi trường nước do ô nhiễm môi trường tại làng nghề bún
ở Phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu xác định mức sẵn lòng trả của người dân phường Khắc Niệm,thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh do ô nhiễm môi trường nước từ sản xuất bún,
đề xuất giải pháp cụ thể cho người dân và chính quyền cải thiện môi trường nước
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề môi trường, ô nhiễmmôi trường nước và mức sẵn lòng trả của người dân
- Thực trạng ảnh hưởng sản xuất bún đến môi trường sống và môitrường nước
- Xác định mức sẵn lòng chi của người dân cho cải thiện môi trường nước,các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân làng nghề búnKhắc Niệm
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế và cải thiện môi trường nước cho
Trang 16người dân khai thác bền vững nguồn tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Mức sẵn lòng trả, các yếu tố ảnh hưởng tới mức bằng lòng trả của ngườidân phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh nhằm cải thiện môi trường nước
b) Đối tượng điều tra
Các hộ nông dân sản xuất bún và hộ nông dân tại làng bún Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
1.3.2.3 Phạm vi nội dung
Tìm hiểu về vấn đề lý luận và thực tiễn mức sẵn lòng trả của người dâncải thiện môi trường nước do ô nhiễm từ hoạt động sản xuất bún
Trang 17PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
2.1.1.1 Khái niệm môi trường
Các khái niệm về môi trường trên thế giới
Theo Masn và Langenhim, 1957: Môi trường là các yếu tố tồn tại xungquanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật Joe Whiteney(1993) cho rằng:
”Môi trường là những gì ngoài cơ thể có liên quan mật thiết và có ảnh hưởngtới sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời,
rừng biến, tầng Ozone, sự đa dạng sinh học về các loài”
( Lê Thị Sinh, 2011)
Nhà khoa học vĩ đại Anhstanh cho rằng: ”Môi trường là tất cả những
gì ngoài tôi ra”
Các tác giả Trung Quốc, Lương Tử Dung, Vũ Trung Giang định nghĩa
về môi trường: ”Môi trường là toàn cảnh sống của sinh vật kể cả con người
mà, sinh vật và con người đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sốngcủa nó”
Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xãhội, tác động lên từng cá thể hay cộng đồng (UNEP – United NationsEnvironment Programme) Theo định nghĩa của Tổ chức kinh tế văn hóa và
xã hội Liên Hợp Quốc (UNESCO) năm 1981 thì môi trường của con ngườibao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra,những cái hữu hình (tập quán, niềm tin ), trong đó con người sống và laođộng, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãnnhững nhu cầu của mình
- Môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh
Trang 18hưởng tới vật thể hoặc sự kiện.
- Môi trường sống là tổng thể các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởngtới sự sống và sự phát triển của cơ thể sống
Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, ngày 29 tháng 11 năm 2005
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo, bao quanhcon người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của conngười và sinh vật Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môitrường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái vàcác hình thái vật chất khác
Hiện nay, người ta đã thống nhất về định nghĩa chung nhất về môi trường:
“Môi trường là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùngtồn tại trong không gian bao quanh con người Các yếu tố đó có quan hệ mậtthiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người đểcùng tồn tại và phát triển Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từngnhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh
thái và của xã hội con người.” ( Nguyễn Thị Hương, 2013)
Theo chức năng môi trường được chia làm ba loại:
- Môi trường tự nhiên(Natural environment) bao gồm các yếu tố như vật
lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ítnhiều chịu tác động của con người Được chia thành môi trường đất, môitrường nước, môi trường không khí Môi trường tự nhiên tạo không giancho con người sản xuất, cung cấp các nguồn tài nguyên khoáng sản phụ vụcho quá trình sản xuất tạo của cải con người
- Môi tường nhân tạo(Artificial environment): là tập hợp các yếu tố tựnhiên và xã hội do con người tạo nên chịu sự chi phối của con người: nhà ở,môi trường nông thôn, đô thị
- Môi trường xã hội(Social environment): là tổng thể các quan hệ giũacon người với người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của
Trang 19các cá nhân hay cộng đồng, bao gồm những quy định, các luật lệ, thế chế từTrung Ương đến địa phương và các tổ chức đa quốc gia Hướng con ngườihoạt động theo khuôn khổ luật pháp và tạo sức mạnh tập thể
Tóm lại môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hộicần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người: tài nguyên, không khí,đất nước Môi trường là tất cả những gì quanh chúng ta, cho ta cơ sở đểsống và phát triển
Chức năng của môi trường:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người
- Môi trường la nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
(Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam,2005)
Tuy nhiên với sự phát triển ngày càng nhanh của công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay môi trường ngày càng bị suygiảm Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiện, khả năng chứa đựng chất phếthải của môi trường ở mức báo động Ô nhiễm môi trường nước, môi trườngkhông khí, môi trường đất ở mức trầm trọng, nhiệt độ trái đất đang nónglên ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống của con người Khai thác quá mức tàinguyên môi trường sống khiến không gian sống và môi trường mất dần đikhả năng tự phục hồi
2.1.1.2 Khái niệm tiêu chuẩn môi trường và ô nhiễm môi trường
a Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
Trang 20lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng chất gây ô nhiễm trong chấtthải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý
và bảo về môi trường (Luật Bảo vệ môi trường ngày, 2005) Căn cứ vào tiêu
chuẩn môi trường để cơ quan tổ chức quản lý về môi trường nghiên cứu,điều tra lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất có gây độc cho môitrường
b Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biễn đổi của các thành phần môi trườngkhông phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người
sinh vật (Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường, 2005).Ô nhiễm làm thay đổi
trực tiếp hay gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lí, hóa học, nhệt độ,chất hòa tan ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môitrường vượt quá mức cho phép được xác định Chất gây ô nhiễm có thể làchất rắn(rác) hay chất lỏng(các dung dịch hóa chất của chế biến thực phẩm,nhuộm, ) hoặc chất khí(SO2, NO2, CO ), các kim loại nặng Sự suy thoáimôi trường làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trườnggây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới(WTO) định nghĩa: ô nhiễm môi trường
là việc chuyển chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khảnăng gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm giảmchất lượng môi trường sống
Nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra nhưsản xuất công nghiệp, khai thác Ngoài ra, ô nhiễm cũng do một số tác động
từ tự nhiên: núi lửa phun trào, thiên tai, động đất sóng thần
2.1.1.3 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương Châu Âu về nước định nghĩa ô nhiễm nước: Sự ô nhiễmnước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước,làm ô nhiễm nước gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông
Trang 21nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi – giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loàihoang dại.
Ngoài ra, ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ,nước ngầm bị tác động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hạicho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên Hay là sự thay đổitheo chiều sâu các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sựxuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại vớicon người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc
độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngạihơn ô nhiễm đất.Ô nhiễm nước xảy ra trước khi nước bề mặt chảy qua rácthải sinh hoạt, nước thải, rác thải công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đấtrồi thấm xuống nước ngầm
Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước được chia thành nguồn tự nhiên
và nguồn nhân tạo
- Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt độngsống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị
vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó
ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dònglớn Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơtrong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác vàcuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ Nước lụt có thể bị ônhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độchại ở các khu phế thải Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bịlụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất Ô nhiễm nước do các yếu tố tựnhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng khôngthường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượngnước toàn cầu
Trang 22 Nguồn nhân tạo:
- Từ sinh hoạt nguồn nước thải sinh hoạt (domestic wastewater) nướcthải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, trường học, chứa các chất thảitrong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người Thành phần cơ bản củanước thải trong quá trình sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinhhọc (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng, chất rắn và vi trùng.Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải và tải lượng các chấttrong nước thải của mỗi người là khác nhau Nhìn chung mức sống càng caothì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao
- Từ hoạt động công nghiệp và tiểu thu công nghiệp: nước thải công
nghiệp(industrial wastewater) được thải thừ các cơ sở sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải Khác với nước thải sinh hoạt haynước thải ô nhiễm, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giốngnhau mà phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất cụ thể Ví dụ sản xuất da ngoàicác chất hữu cơ còn có kim loại nặng, đồng, sắt; nước thải từ chế biến thựcphẩm chủ yếu chứa chất hữu cơ Các tác nhân gây ô nhiễm thường đượcdùng để so sánh là COD(nhu cầu oxy hóa học), BOD5(nhu cầu oxy sinhhóa), SS(chất rắn lư lửng) Trong nghiên cứu dùng đại lượng PE(populationequivalent) để so sánh tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công
nghiệp với nước thải đô thị.( Bách khoa toàn thư mở)
Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Hiện nay, trong các hệ sinh thái nước, đã xác định được trên 1500 tác nhân ô nhiễm khác nhau, khi đi vào môi trường các tác nhân biến đổi dưới
sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường(ánh sáng, nhiệt độ, sinh vật ) Tuynhiên một số tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước:
- Các chất rắn không hòa tan: chất rắn keo và chất rắn lửng lơ(SS –suspended solid: khoáng sét, than bùn ) Lắng cặn hữu cơ kèm theo quátrình hô hấp trong lớp bùn, gây thiếu oxy tạo khí độc H2S, CH4, N2
Trang 23- Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: có nguồn gốc tự nhiên vànhân tạo như polysaccarit, protein, hợp chất chứa nito, axit humic, lipit, phụgia thực phẩm
- Các chất hữu cơ độc tính cao: thường là chất bền vững, khó bị visinh vật phân hủy như phenol và dẫn xuất phenol, các hóa chất bảo vệ thựcvật các loại tanin và lignin, hyđrocabon đa vòng ngưng tụ
- Các chất dinh dưỡng: gồm nito và photpho Trong nước tồn tại dướidạng nito hữu cơ, nito ntri và nito nitrat gây hiện tượng phú dưỡng và độchại đối với nước ăn uống
- Các kim loại nặng: Hg, Pb, As, Sb, Cu, Cr, Zn, Mn có trong nướcvới nồng độ cao gây ô nhiễm Kim lạo nặng có chủ yếu trong nước thải côngnghiệp, sinh hoạt, y tế, nông nghiệp và khai thác Các nguyên tố Hg, Cd, Asrất độc đối với sinh vật kể cả ở nồng độ thấp
- Các vi sinh vật gây bệnh: vi trùng, vi khuẩn, giun sán, khuẩn ecoli
- Các chất hóa học, phóng xạ, dầu mỡ ( Caobang edu, 2013)
Ngoài ra còn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: khí thải, tiếng ồn, độ rung Do sử dụng các loại máy sản xuất gây độ rung, tiếng ồn Khí thải từ sử dụng lò hơi thải ra môi trường chủ yếu các loại khí, bụi: CO, CO2, NO2
Ô nhiễm nguồn nước do sản xuất bún
* Nguyên nhân:
Do quá trình sản xuất bún của các hộ nông dân tại địa phương
Do chưa có hệ thống xử lí nước xả thải
Hệ thống xử lí nước thải làng nghề chưa đáp ứng đủ nhu cầu về hiệusuất
Hệ thống thoát nước và kênh mương xuống cấp
Trang 242.1.1.4 Khái niệm làng nghề và ô nhiễm làng nghề
Theo Trần Minh Yến, 2004 khái niệm làng nghề bao gồm những nội dungsau:
Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố ngành và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội
Xét về mặt định tính: làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành
và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa sảnxuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự chi phối của nông nghiệp
và nông thôn Làng nghề gắn liền với những đặc trưng của nền văn hóa lúanước và nền kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ tự cấp tự túc
Xét về mặt định lượng: làng nghề là những làng mà ở đó có số ngườichuyên làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đóchiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dân số của làng
(Lê Thị Thanh Thúy, 2014) 2.1.1.5 Khái niệm cải thiện chất lượng môi trường
Cải thiện chất lượng môi trường là những việc làm trực tiếp hay giántiếp nhằm giảm sự ô nhiễm môi trường xuống giới hạn cho phép được quy
định trong tiêu chuẩn môi trường(Nguyễn Thị Hương, 2013).
2.1.1.6 Mức sẵn lòng chi trả (WTP – Willingness To Pay)
WTP là mức sẵn lòng chi trả của cá nhân để hưởng thụ một giá trị nào
đó(Nguyễn Thị Hương, 2013) Ví dụ người dân sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để
có được chất lượng nước sạch tốt nhất Mức sẵn lòng chi trả là thước đo sựthỏa mãn hay sự hài lòng khi tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ nào đó
Phần bằng lòng trả của cộng đồng chính là phần diện tích dưới đường cầucủa người tiêu dùng (hưởng lợi) với lượng hàng hóa tương ứng Như vậy phầnbằng lòng chi trả của khách hàng(WTP) bằng phần giá phải trả, giá nhân lượng
Trang 25tiêu dùng hay còn gọi là phần doanh thu của người sản xuất(chưa bị ảnh hưởngcủa thuế) diện tích B(hình 2.1) cộng (+) với thặng dư người tiêu dùng diện tíchA(hình 2.1); Hay nói một cách khác bằng tổng chi phí sản xuất (diện tích dướiđường cung) cộng thặng dư của người sản xuất(diện tích trên đường cung và
dưới giá) và thặng dư của người tiêu dùng
A+B là bằng lòng trả (WTP) A
(Nguyễn Thị Hương, 2013).
Theo Randall, Ives and Eastman, 1974 có thể dung kỹ thuật ước lượngmức WTP của người được phỏng vấn như sử dụng trò chơi đấu giá: ngườiphỏng vấn sẽ bắt đầu hỏi bằng cách nêu ra mức sẵn lòng chi trả ngày càng cao
Trang 26cho người được hỏi đối với loại hàng hóa điều tra đến khi đưa ra một mức nào
đó mà người được hỏi trả lời là “không” Hoặc người phỏng vấn đưa ra mứcsẵn lòng chi trả từ cao đến thấp cho đến khi người được hỏi trả lời “có” thìphỏng vấn kết thúc và chấp nhận mức sẵn lòng chi trả đã nêu Nghiên cứu đượctiến hành dựa trên điều tra hộ gia đình thông qua bảng hỏi Bảng hỏi gồm 3 phầnchính Phần thứ nhất tìm hiểu các thông tin định tính về nhận thức và quan điểmcủa người dân về môi trường Phần thứ hai thu thập các thông tin về mức WTPcủa các hộ dân đổi với việc đấu nối với hệ thống thoát nước thải Phần thứ bagồm những câu hỏi về các đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng điều tra
Các câu hỏi về mức WTP là phần quan trọng nhất của bảng hỏi Nhómnghiên cứ sử dụng 3 kỹ thuật hỏi:
(i) Dạng câu hỏi mở (open – ended approach) hỏi đối tượng điều tra về
số tiền tối đa mà họ sẵn sàng chi trả để đấu nối với hệ thống nước thải;
(ii) Dạng câu hỏi đóng (close – ended approach) là dạng câu hỏi trong đó
người phỏng vấn nêu ra một mức tiền đóng góp nhất định rồi hỏi người dân cósẵn lòng chi trả (đóng góp) mức đó hay không Với câu hỏi này, câu trả lời từngười dân sẽ là có hoặc không sẵn sàng chi trả Cách tiếp cận này còn được gọi
là đánh giá ngẫu nhiên nhị phân (vì câu trả lời là có hoặc không)
Đưa ra các mức chi trả từ thấp đến cao hoặc cao đến thấp Đối tượng đượcđiều tra cần trả lời liệu họ có sẵn sàng chi trả mức được hỏi cho việc đấu nối vào
hệ thống thoát nước thải Các mức chi trả được phân phát ngẫu nhiên cho các hộgia đình
(iii) Thẻ trả tiền (Stochastic payment approach) là dạng câu hỏi trong đó
người trả lời sẽ được giới thiệu một dãy các mức tiền có thể chi trả (bid) rồiđược hỏi sẽ lựa chọn chi trả ở những mức nào với mức độ chắc chắn là baonhiêu (%)
(Đinh Đức Trường, Lê Hà Thanh, 2013 )
Trang 27Trong nghiên cứu này dạng câu hỏi mở và dạng câu hỏi đóng đã được áp dụng để thu thập thông tin từ các đối tượng điều tra như: ”Ông(bà) sẵn lòng chi trả bao nhiêu cho cải thiện chất lượng môi trường nước? Ông bà có sẵn lòng tham gia chi trả cho chương trình cải thiện chất lượng nước sạch hay không?”
Từ đó tìm được mức WTP của các đối tượng điều tra
Mặt khác, mức sẵn lòng chi trả của người được điều tra phụ thuộc vào thu nhập (I) của họ và các yếu tố trình độ học vấn (E), một số biến đo lường “số
lượng” của chất lượng môi trường (q) Hàm WTP có dạng:
WTP= f (wi, ai, ei,qi)
Phương pháp CVM thường được sử dụng để ước lượng giá trị kinh tế chotất cả các loại hệ sinh thái và dịch vụ môi trường Nó sử dụng để ước lượng cho
cả giá trị sử dụng và phi sử dụng, nhưng hầu hết nó áp dụng cho việc ước lượng
Trang 28giá trị phi sử dụng của một loại hàng hoá môi trường Phương pháp CVM thựcchất bỏ qua những đánh giá có tính xác định trước, lượng giá giá trị hàng hoámôi trường người ta phỏng vấn trực tiếp người dân một cách ngẫu nhiên về đánhgiá của họ đối với hàng hoá môi trường ở vị trí cần đánh giá hay xem xét Trên
cơ sở đó bằng thống kê xã hội học và kết quả thu được từ các phiếu đánh giá
người ta sẽ xác định hàng hoá môi trường đó(Lương Thị Đức, 2009).
Phương pháp CVM sử dụng kỹ thuật điều tra phỏng vấn trực tiếp ngườidân, cộng đồng dân cư về sự thay đổi chất lượng tài nguyên: chất lượng nước,chất lượng, không khí… ảnh hưởng đến sở thích của người được phỏng vấn.Đây là một hình thức nghiên cứu thị trường khi mà câu hỏi về mức sẵn lòng vàbằng lòng trả cho sự thay đổi chất lượng môi trường Một thị trường giả địnhđược xây dựng và người tiêu dùng được hỏi về mức bằng lòng trả (Willingness
To Accept – WTA), nhằm bù đắp cho sự mất mát do ảnh hưởng xấu, làm giảmchất lượng môi trường và tài nguyên Câu hỏi phỏng vấn đặc biệt được quan tâm
ở đây là: anh(chị), ông(bà) bằng lòng trả bao nhiêu tiền cho việc cải thiện chấtlượng môi trường, chất lượng nước, chất lượng không khí …? Thị trường giảđịnh được quan tâm ở đây không phải là hàng hóa cụ thể mà là sự cải thiện tìnhtrạng môi trường, tài nguyên Hay WTP được tìm ra trên cơ sở của phương phápCVM
Phương pháp dựa nhiều vào những gì các cá nhân nói chứ chưa thực sựlàm hoặc trả Hơn nữa, điều kiện cải thiện ở đây là điều kiện chưa xảy ra, nhưvậy người được phỏng vấn không phải đối mặt thực sự với việc trả giá, sự thay
đổi …điều này dẫn tới hiện tượng sai lệch cần phải được giảm thiểu(Nguyễn Văn Song, 2012)
Trang 29mọi quốc gia và tổ chức trên thế giới Trong những năm gần đây liên tiếp cáccuộc thỏa luận về vấn đề môi trường và sự nóng lên của Trái Đất đã được tổchức tại nhiều nơi trên thế giới nhằm đưa ra các giải pháp giảm thiểu, cải thiệnmôi trường sống: hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc ởMarsaw(12/5/2014), hội nghị về quản lí và khôi phục ô nhiễm môi trường
(6/3/2013)…
Việc bảo vệ môi trường giảm thiểu ô nhiễm trở thành nhiệm vụ quantrọng của tất cả các nước phát triển và đang phát triển nói riêng và toàn nhân loạinói chung Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt về tài nguyên, sự nóng lên của trái đấtđang hủy hoại ngày một nặng nề môi trường sống của con người Bảo vệ, cảithiện môi trường sống con người và các nguồn tài nguyên: khoáng sản, đất,nước, không khí … là vấn đề lớn các quốc gia và toàn thế giới, ảnh hưởng đếnphúc lợi của cá nhân, tổ chức Các nhà nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp nhằmđánh giá và cải thiện chất lượng môi trường và CVM là phương pháp được sửdụng rộng rãi và phổ biến trên các quốc gia Bằng chứng là việc áp dụng CVMtại các nước trên thế giới nghiên cứu, đánh giá hàng hóa môi trường
Các nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM trên thế giới:
Tác giả Du Yaping, 2003 “Đánh giá giá trị của cải thiện chất lượng nướcđối với giả trí ở hồ phía tây Vũ Hán, Trung Quốc: một ứng dụng của đánh giángẫu nhiên và phương pháp chi phí đi lại (TCM)” Theo đó, cải thiện chất lượngnước hồ được kỳ vọng để tăng giá trị kinh tế cho khu nghỉ dưỡng Trong nghiêncứu phương pháp tạo dựng thị trường(CVM) và chi phí du lịch(TCM) được ápdụng nhằm thu thập số liệu thực tế và giá trị kinh tế khi chất lượng nước hồ đượccải thiện Các giá trị thu được từ CVM vầ TCM tương tự nhau Người sử dụng
hồ sẵn sàng trả tiền cho việc sử dụng hồ nước và các cư sở của nó, do đó bù đắpmột số chi phí cho duy trì chất lượng nước cho sự nghỉ dưỡng Nguồn thu duy trìchất lượng nước có thể được mang lại từ thu phí cửa vào, câu cá, bơi lội
(DuYaping, 2003)
Trang 30Mức sẵn lòng trả cho cải tiến chất lượng nước: kết quả điều tra đánh giá
ngẫu nhiên ở Pusan (So- Yoon Kwak, Seung- Hoon Yoo, Chang- Seob Kim, 2013) Với sự gia tăng mối lo ngại về sức khỏe, con người ngày càng quan tâm
đến sự an toàn về nước uống Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã đolường những lợi ích kinh tế cải thiện chất lượng nước máy tại Pusan, thành phốlớn thứ hai của Hàn Quốc Dựa theo kế hoạch của chính phủ thực hiện dự án đểcải thiện chất lượng nước nghiên cứu đã áp dụng phương pháp đánh giá ngẫunhiên(CVM) để thu thập thông tin liên quan Một hoặc một nửa, câu hỏi lựachọn nhị phân (OOHBDC) được sử dụng để giảm khả năng sai lệch trong nhiềurằng buộc Ngoài ra nghiên cứu sử dụng mô hình cành để đối chiếu với mức sẵnlòng chi trả từ khảo sát OOHBC Khảo sát bằng phương pháp CVM với 400 hộgia đình được lựa chọn ngẫu nhiên, các mức WTP trung bình được ước tính 2,2USD/hộ/tháng
Nhu cầu đối với nước sạch: nghiên cứu tại sông Charle, nằm gần thànhphố Boston, dân số quanh khoảng 2,7km Dòng sông được sử dụng chủ yếu chocâu cá, bơi thuyền, cuối dòng sử dụng cho các công việc có tính chất thươngmại, các hoạt động vận tải đường thủy Tác giả Gramlich điều tra 165 người, ápdụng phương pháp chọn ngẫu nhiên, câu hỏi open- ended điều tra phỏng vấncác cá nhân về khả năng đóng góp để cải thiện chất lượng nước Tuy nhiên trongquá trình điều tra phân tích điểm khởi đầu sai lệch được đưa ra là 85$ Thu nhậpđược coi là yếu tố ảnh hưởng lướn tới mức bằng lòng trả, tăng 10$ của thu nhậptương đương với mức tăng 5- 6% của WTP Mức bằng lòng trả tăng tỷ lệ thuậnvới trình độ học vấn, tỷ lệ nghịch với khoảng cách tới sông và tuổi của đối tượng
được phỏng vấn (Gramlich, 1977])
Mức sẵn lòng trả cho cải thiện chất lượng: ứng dụng công nghệ có độchính xác Nghiên cứu tiến hành điều tra đánh giá ngẫu nhiên ở Mississippi đểđánh giá sự sẵn lòng thanh toán giảm thiểu ô nhiễm cho nông nghiệp Phân tíchtập trung vào thực hiện chính sách để cung cấp cho nông dân các thiết bị ứng
Trang 31dụng chính xác để giảm dòng chảy chất dinh dưỡng Kết quả nghiên cứu chothấy hộ trợ của cộng đồng quyết định sự tồn tại của chính sách Nghiên cứu sửdụng những câu hỏi tinh chỉnh khả năng sẵn lòng chi trả ước tính trong các
nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên(Diane Hite, Darren Hudson, Walaiporn Intarapapong, 2002)
Sở thích cộng đồng và mức bằng lòng trả đối với bảo tồn thiên nhiên tạiphía bắc của công viên quốc gia York Moors- Anh C.L White và J.C Lovett chorằng xu hướng giảm nguồn vốn cung cấp từ trung ương cho các công viên quốcgia, các khu bảo tồn làm tăng lên “pay themselves” (tự trả tiền) phụ thuộc vàolượng khách tham quan, ngồn vốn từ các tổ chức bên ngoài như phi chínhphủ….Sở thích của cộng đồng và mức sẵn lòng trả có tính chất xã hội đóng vai
tò quan trọng trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường Nghiêncứu này tác giả sử dụng khung phân tích kinh tế môi trường ước tính mức độ ưathích của cộng đồng đối với giá trị kinh tế tài nguyên và môi trường tại côngviên quốc gia York Moor nước Anh và giá trị kinh tế liên quan đến các côngviên tại Anh Nghiên cứu kết luận, khu vực đất hoang các loại cây thạch lam vàkho vực cây lấy gỗ được đánh giá cao về du lịch Đất hoang được đánh giá cao
về sử dụng làm nơi giả trí, nghỉ ngơi; ngược lại khu vực cây gỗ lá rộng có giá trịbảo tồn lớn hơn Phương pháp CVM cho thấy rằng để tăng doanh thu cho khuvực công viên cần tăng năng suất làm việc của vùng đất tại công viên đó Cáckhách du lịch sẵn sàng đóng góp cho việc tăng thêm giá trị của các công viênquốc gia, nếu khả năng bảo tồn của các công viên này được nâng cao Các câuhỏi phỏng vấn thông qua bưu điện cho thấy rằng: giá trị mà các cá nhân đi dulịch muốn đóng góp bình quân khoảng 3,1 bảng Anh(1999)/ người/năm Nhằmbảo tồn các công viên này So sánh với hình thức phỏng vấn trực tiếp thì kết quảthu được WTP bình quân là 119 bảng Anh/người/năm Kết luận cho thấy hầu hếtnhững khách du lịch muốn đóng góp cho việc bảo tồn công viên quốc gia và sử
dụng lợi ích thu được từ vé vào thăm (C.L White và J.C Lovett, 1999)
Trang 32Ảnh hưởng của khai thác than tới kinh tế môi trường tại phía nam tỉnh
Kalimantan, Indonesia (Luthfi Fatah, 2007).Mục đích của nghiên cứu là phân
tích ảnh hưởng của công nghiệp khai thác tới nền kinh tế cũng như môi trườngtại phía nam tỉnh Kalimantan, Indonesia, trữ lượng than tại đây chứa khoảng16,36% trữ lượng than toàn nước này Nghiên cứu sử dụng ma trận kế toán xãhội (SAM- Social Accounting Matrix) phân tích ảnh hưởng của khai thác thantới nền kinh tế, lựa chọn chính sách hợp lí cho khai thác than bền vững và cảithiện chất lượng môi trường Kết quả nghiên cứu thu được, các mỏ khai thác lớnthu được lợi nhuận cao hơn mỏ quy mô nhỏ nhưng mức độ gây ô nhiễm và ảnhhưởng môi trường do các mỏ than lớn gây ra cao hơn nhiều lần mỏ quy mô nhỏ.Theo đó có chính sách quan tâm đến giảm mức độ khai thác nhằm đảm bảo chấtlượng môi trường và có chính sách đền bù hợp lí cho sản xuất nông nghiệp Biệnpháp ban đầu là ban hành thuế dựa trên sản lượng khai thác nhằm giảm tốc độkhai thác và sử dụng thuế cho trợ giá sản lúa, công cụ canh tác, hộ thu nhập thấp
trong tỉnh (Luthfi Fatah, 2007)
Mức sẵn lòng trả để cải thiện chất lượng không khí tại Italy: Mất baonhiêu để chúng tôi quan tâm đến cải thiện chất lượng không khí? Dữ liệu từ
những hộ gia đình tại Ý(Chiara Martini Silvia Tiezzi, 2013) Mục đích của
nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng sự sẵn lòng chi trả(WTP) để cảithiện chất lượng không khí tại Italy Bên cạnh thu nhập còn có các yếu tố ảnhhưởng khác đến mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng không khí, đồngthời định hướng chính sách cải thiện chất lượng không khí trong tương lai.Nghiên cứu ước tính được WTP cho cải thiện chất lượng không khí được nướcnày áp dụng phương pháp mới và một bộ dữ liệu độc đáo thu được bằng kết hợp
dữ liệu về hộ gia đình Ý “hàng tháng chi tiêu và thông tin hiện hành về các chất
ô nhiễm không khí” WTP cho cải thiện chất lượng không khí là giữa 2 và 10Euro/thàng cho mỗi hộ gia đình Sau đó nhà nghiên cứu xem xét WTP thay đổinhư thế nào theo vị trí các hộ gia đình, mức độ chất lượng không khí qua thời
Trang 33gian Kết quả cho thấy giá trị WTP cao cho vùng Tây Bắc và Trung tâm của Ýnơi khu vực đô thị Họ cũng nhận thấy rằng các nhà máy để cải thiện chất lượngkhông khí giảm như mức độ cải thiện không khí tại nước này Cuối cùng, giá trịcủa cải thiện chất lượng không khí cũng giảm theo thời gian, có thể báo hiệu một
sự thay đổi sở thích (Chiara Martini Silvia Tiezzi, 2013).
Bài học kinh nghiệm
- CVM có thể được sử dụng làm thước đo phù hợp để tính toán WTP và
là công cụ tiềm năng cho đánh giá việc chọn mức bồi thường cho địa điểm có cơ
sở gây ô nhiễm môi trường
- CVM là phương pháp rất thuận lợi trong việc sử dụng hàng hóa môi
trường tính các loại giá trị không có giá trên thị trường
- Khi sử dụng CVM ta có thể ước lượng WTP bình quân từng người hoặc
cả cộng đồng sẵn lòng hỗ trợ đề cải thiện chất lượng môi trường trong một năm.Đồng thời, ta có thể biết được các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng trả củangười dân, từ đó có thể tiến hàn thực hiện được chương trình giả định mà CVM
đã đưa ra
- Chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá, cả thành công lẫn không
thành công của các nước khác để có thể lựa chọn lộ trình thích hợp nhất cho quátrình phát triển của mình, để sao cho vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
mà không phải trả giá cao về môi trường
(Nguyễn Thị Hương, 2013)
Nước ta với nguồn tài nguyên khoáng sản, đất, rừng, nước… có giá trịkinh tế cao, mang lại lợi thế trong phát triển kinh tế lớn Tuy vậy, sử dụng vàkhai thác hợp lí tài nguyên, bảo vệ và khai thác bền vững sẽ tạo điều kiện chophát triển kinh tế và thế mạnh về tài nguyên Đồng nghĩa với việc khai thác bềnvững là các chính sách quản lý của nhà quản lý nghiên cứu lựa chọn hướng điđúng đắn trong cải thiện chất lượng môi trường về mọi mặt khi mà môi trường
đã và đang lên tiếng về mức độ ô nhiễm và can kiệt ngày càng gia tăng
Trang 342.2.2 Những nghiên cứu về vấn đề môi trường tại Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu khoa học từ thực tiễn:
Nghiên cứu của Đinh Đức Trường và Lê Thanh Hà (2013) cho thấy: Đểtối đa tính hiệu quả và bền vững của hệ thống thoát nước đô thị, vấn đề then chốt
là tăng cường nhận thức và hiểu biết của người dân về lợi ích của việc cải thiệnchất lượng môi trường và đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả của họ nhằm thúcđẩy công tác đấu nối hộ gia đình với hệ thống thoát nước thải Nghiên cứu này
sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để xác định mức độ sẵn lòng chi trảcủa hộ gia đình cho việc kết nối vào hệ thống thoát nước thải đô thị tại thành phốVĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hộ gia đình sẵnlòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường với mức đóng góp trung bình từ100.000 đồng đến 157.000 đồng/1 hộ/1 tháng trong vòng 2 năm để kết nối vào
hệ thống thoát nước đô thị Để khuyến khích sự đóng góp của người dân, các cơchế tài chính như Quỹ môi trường cần phải được thiết lập để chuyển hoá ‘sẵnsàng chi trả’ của người dân thành ‘thực tế chi trả’
Nhu cầu của các hộ về nâng cao phụ vụ nước ở khu vực thành phố HồChí Minh: so sánh giữa ước tính bằng phương pháp tạo dựng thị trường (CVM)
và phương pháp mô hình chọn lựa Nghiên cứu áp dụng hai phương pháp(CVM)
và phương pháp mô hình được chọn lựa(Choice model) nhằm ước tính mức độhài lòng và cầu đối với chất lượng và khả năng dịch ụ nước Theo tác giả PhạmKhánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn sử dụng phương pháp chọn đơn ngẫu nhiênnhằm đòi hỏi mức độ bằng lòng trả của các chủ hộ đối với cải thiện dịch vụnước Phương pháp mô hình chọn lựa nhằm điều tra tính toán về chất lượngnước cao hơn cũng như sức ép về nhu cầu nước Mức sẵn lòng chi trả của các hộdùng nước được đặt ra với các tiêu thức như cải thiện chất lượng nước Trongkhảo sát sự lựa chọn, các hộ gia đình được cấp nước không tập chung(tức lànhững người không kết nối với nguồn cung cấp nước Trung ương) đã được làm
rõ với một loạt sự lựa chọn tùy theo mỗi dự án Kết quả cho thấy số tiền mà các
Trang 35hộ đã sằn lòng trả cho các dịch vụ nước sạch cao hơn tổng hóa đơn nước cộngvới chi phí khác Phúc lợi ước tinh thu được từ xác định giá trị và sự lựa chọn
mẫu thu được là khác nhau Giúp cho việc hoạch định chính sách(Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn, 2005)
Xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom,quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn huyện Giai Lâm, Hà Nội Sựphát triển kinh tế nhanh của huyện Gia Lâm trong vài năm gần đây dẫn đến sựgia tăng vềlượng chất thải rắn sinh hoạt(CTRSH) Việc thu gom, quản lý, xử lýCTRSH ngày càng trở nên khókhăn bởi vì ngân sách Nhà nước phải bù đắp mộtkhoản tiền rất lớn cho công tác này trong khi sự đóng góp của người dân còn rấtnhỏ Bằng việc sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường(CVM), điều tra phỏngvấn 116 hộ nông dân tại Trâu Quỳ và xã Kiêu Kỵ Qua điều tra nghiên cứu đưa
ra kết luận: lượng CTRSH trên địa bàn được vận chuyển đến bãi rác Kiêu Kỵ là140,7 tấn/ngày đêm Lượng rác này tại thị trấn Trâu Quỳ là 9tấn/ngày đêm và tạikhu vực nghiên cứu khoảng 248 m3 Việc thu gom, xử lý, quản lý rác thải sinhhoạt không triệt để làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của ngườidân và cảnh quan của khu vực Mức WTP của người dân không đồng đều phụthuộc vào giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, tuổi và số khẩu/hộ.Nghiên cứu xác định được mức chi trả bình quân của hộ nông dân là WTP=6000đồng/người/tháng Mức WTP một năm trên địa bàn nghiên cứu khoảng 4 tỷđồng/năm Số tiền này nếu được sử dụng đúng mục đích sẽ giúp cải thiện chấtlượng dịch vụ thu gom, quảnlý, xử lý CTRSH và cải thiện môi trường sống củangười dân.Tác giả cũng đề xuất các giải pháp đối với chính quyền địa phương và
người dân để cải thiện môi trường sống (Nguyễn Văn Song, 2011)
* Khó khăn khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu và đánh giá giá trị môi trường ở Việt Nam và các nước đang phát triển:
Theo Nguyễn Văn Song những khó khăn mà các nước đang phát triển gặp phải khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị môi trường ( trong đó
Trang 36có Việt Nam):
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường Việt Nam chưa phát triển, còn ảnh hưởng
nhiều của các chính sách can thiệp của Chính phủ về giá cả, chi phí, trợ cấp vì vậygiá một số hàng hóa Việt Nam thường méo mó, không phản ánh đúng giá xã hội
Thứ hai, để áp dụng các phương pháp kinh tế môi trường hiệu quả ngoài
sự đòi hỏi sự hoạt động của thi trường hoàn hảo, chi phí nghiên cứu, đánh giáthẩm định các thiệt hại(ngoại ứng tiêu cực) và các lợi ích(ngoại ứng tích cức)của các chính sách, các dự án đầu tư, phát triển đòi hỏi chi phí cao khi áp dụngphương pháp (CVM, TCM, …) Các phương pháp này thường chỉ áp dụng chomột số nghiên cứu ở Việt Nam
Thứ ba, trình độ về các vấn đề môi trường, đặc biệt là các vấn đề kinh tế
môi trường của các nhà khoa học, các cơ quan thẩm định, các nhà ra chính sáchcủa Việt Nam còn rất hạn chế, chính vì vậy khả năng áp dụng các phương phápnày vào thực tế đánh giá tác động môi trường, tác động bảo tồn là rất hạn chế
Thứ tư, rất khó xác định chính xác nguyên nhân, lượng ảnh hưởng của
riêng nguyên nhân thay đổi môi trường đến đầu ra một sản phẩm nào đó.Phương pháp ước tính theo chi phí thường nhỏ hơn rất nhiều so với giá xã hội dokhông bao gồm thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng, ngoài ra khôngbao gồm giá trị không sử dụng của tài nguyên và môi trường
Trang 37Thứ năm, một số phương pháp ví dụ sử dụng hàm sản xuất chỉ phù hợp
với thị trường hàng hóa có thể trực tiếp sử dụng, không phù hợp với đánh giá giátrị của hàng hóa không sử dụng, hoặc lợi ích do giá trị không sử dụng của tàinguyên môi trường mang lại Phương pháp CVM có nhiều sai lệch khi thực hiện
ở các nước đang phát triển (Nguyễn Văn Song, 2012)
2.3 Bài học từ tổng quan nghiên cứu
Khai thác quá mức tài nguyên và ô nhiễm môi trường đe dọa đến môitrường sống của con người, ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe Để định giánhững thiệt hại chủ yếu dựa vào giá thị trường để ước lượng mức thiệt hại chomột tình trạng suy thoái môi trường Tuy vậy để hàng hóa dịch vụ môi trường cónhững hàng hóa không thể định giá bằng giá thị trường, các nước đã và đangphát triển hiện nay đã nghiên cứu áp dụng phổ biến phương pháp tạo dựng thịtrường để định giá các loại hàng hóa này
Phương pháp tạo dựng thị trường(CVM) là phương pháp được tiến hànhthông qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra, điều tra trực tiếp mức sẵn lòngchi trả(Willingness To Pay) của đối tượng điều tra cho cải thiện dịch vụ môitrường Mặc dù CVM còn hiều hạn chế song là phương pháp đo chính xác nhấtmức bằng lòng chi trả(WTP), là phương pháp phương pháp duy nhất có thể địnhgiá các giá trị không sử dụng của hàng hóa môi trường
Từ kết quả nghiên cứu đó đưa ra định hướng giải pháp cho các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách nhằm cải thiện và sử dụng hợp lí, bảo tồn nguồn tài nguyên
Trang 38PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Khắc Niệm là phường nằm ở phía Tây Nam thành phố Bắc Ninh, nằm trong tạo độ địa lí 21º8'44" B, 106º3'23"Đ
Phía Bắc giáp với phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh
Phía Đông giáp phường Hạp Lĩnh và xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh
Phía Tây giáp xã Liên Bão, huyện Tiên Du, thành phố Bắc Ninh
Phia Nam giáp xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, thành phố Bắc Ninh
Nguồn: Phòng thống kê UBND phường Khắc Niệm, 2014
Phường Khắc Niệm có vị trí địa lí thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam củathành phố Bắc Ninh Nối với thủ đô Hà Nội nhờ tuyến giao thông huyết mạch1A và các tỉnh biên giới phía bắc Có quốc lộ 38 là đầu mối giao thông giữa BắcNinh với các vùng kinh tế Hải Dương, Hưng Yên thuận lợi cho trao đổi giao lưu
Trang 39hàng hóa Cùng với đó là sự phát triển mạnh của các khu công nghiệp cụm côngnghiệp Khắc Niệm– Hạp Lĩnh nối liền cụm công nghiệp Tiên Sơn- Yên Sơn –Quế Võ sản xuất và cung cấp lượng lớn hàng hóa lưu thông tại thủ đô và cảnước
Lượng mưa trung bình hàng năm tại địa phương dao động ở mức 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm:
1400- Mưa nhiều: từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% tổng lượngmưa cả năm
Mưa ít: từ tháng 11 đến tháng 4, chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cảnăm
Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1530- 1776 giờ, trong đó tháng
có nhiều giờ nắng nhất trong năm tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm tháng
Gió, hàng năm có hai loại gió chính: gió Đông Bắc và gió Đông Nam:
Gió Đông Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 của năm sau Mang theo
sự thay đổi lớn về nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, lạnh buốt
Gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi nước thổi
từ biển vào gây mưa
Điều kiện khí hậu thuận lợi tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp phong phú đa dạng
Trang 40+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 0,92ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 3,66ha
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 7,03ha
+ Đất chưa sử dụng: 4,03ha
(Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND phường Khắc Niệm, 2014)
3.1.5 Tình hình kinh tế- xã hội
3.1.5.1 Nguồn nhân lực
Năm 2014, toàn phường có 2.886 hộ, ứng với 10.833 nhân khẩu
- Năm 2014, tỷ lệ tăng dân số còn 1,26% tăng 0,06% so với năm 2013
- Mật độ dân số đạt 4.890 người/ km²(2011)
- Năm 2013 tổng số lao động trong độ tuổi lao động 6.192 lao động:
+ Lao động nông nghiệp 2.225 người, chiếm 36%
+ Lao động phi nông nghiệp 3,967 người, chiếm 64%
* Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 1.960 người
* Lao động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản: 150 người
* Lao động bưu điện, tín dụng: 20 người
* Lao động thương mại, dịch vụ: 1.567 người
* Lao động hành chính sự nghiệp: 270 người
Trong năm giải quyết việc làm cho khoảng 370 lao động đạt 105% kếhoạch năm Trong đó đã tổ chức và mở được 02 lớp học nghề nấu ăn cho nhân