1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chăn bông tại xã mỹ thắng huyện mỹ lộc tỉnh nam định

122 480 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 537,66 KB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu: “Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chăn bông tại xã Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định” được nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu: 1 Đánh giá

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CHĂN BÔNG XÃ MỸ THẮNG HUYỆN MỸ LỘC TỈNH NAM ĐỊNH

Giảng viên hướng dẫn : ThS ĐOÀN BÍCH HẠNH

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa hề được sử dụng

để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng năm 2015

Tác giả khóa luận

Trần Thị Thanh Bích

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Đoàn Bích Hạnh , người

đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.

Xin cảm ơn tập thể UBND và người dân các xóm trong xã Mỹ Thắng , huyện

Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu

để nghiên cứu khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã cùng chia sẻ những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu để hoàn thành khóa luận Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người thân và bạn bè đã dành cho tôi!

Hà Nội, tháng 06, năm 2015

Tác giả khóa luận

Trần Thị Thanh Bích

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng

nghề chăn bông tại xã Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định” được

nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu: (1) Đánh giá tình hình ô nhiễm môilàng nghề và phân tích tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề trên địabàn xã Mỹ Thắng; (2) Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp ô nhiễm môitrường trên địa bàn xã Mỹ Thắng; (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm giảmthiểu ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn xã Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộctỉnh Nam Định Bằng cách thảo luận nhóm hộ sản xuất làng nghề và hộ khôngsản xuất làng nghề và phỏng vấn trực tiếp 60 hộ bằng bảng câu hỏi soạn sẵntheo cách chọn ngẫu nhiên 30 hộ sản xuất làng nghề và 30 hộ không sản xuất

Xử lý số liệu bằng phần mền Microsofl Excel 2007 với các phương phápthống kê mô tả, phân tổ thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực hiện cácgiải pháp ô nhiễm môi trường và từ đó đề xuất ra các giải pháp giảm thiểu ônhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn xã Mỹ Thắng.Qua kết quả nghiêncứu cho thấy

Thứ nhất, tình hình môi trường làng nghề tại xã Mỹ Thắng đáng báođộng Nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, nước tại các ao hồ, hệ thống kênhmương và cống thoát nước có nhiều rác thải, nước chuyển sang màu đen cómùi hôi thối không thể nuôi cá được ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe củangười dân sống quanh khu vực Không khí lúc nào cũng trong tình trạng khóibụi, bụi từ sản xuất chăn bông, khói từ việc đốt rác thải kết hợp với bụi từgiao thông làm cho không khí ô nhiễm một cách nghiêm trọng Tiếng ồn luônthường trực bên tai người dân, mức độ tiếp xúc tiếng ồn từ giao thông là 20h,

từ sản xuất là 12h, từ sinh hoạt 4h và từ vận chuyển giao nhận hàng hóa là 3h,

cả ngày lẫn đêm người dân đều phải chịu ảnh hưởng của tiếng ồn gây Các rácthải không qua xử lý được xả thẳng vào đất và các con sông, ao hồ, trung bìnhmột ngày hộ sản xuất thải ra 20kg/ ngày và một năm là 7,2 tấn, các rác thảinày ngấm vào đất làm thay đổi kết cấu đất gây ô nhiễm đất Ô nhiễm môitrường tác động đến đời sống và sức khỏe của con người khiến da tăng các

Trang 5

bệnh về mắt, đường hô hấp, bệnh đau đầu , làm thay đổi nguồn nước tại cáccon sông, ao hồ do, xe ô tô chạy qua làm các con đường bị hư hỏng và làmảnh hưởng đến cảnh quan khu vực sống đặc biệt gây xung đột xã hội giữa các

hộ sản xuất và không sản xuất, giữa người làm thuê và chủ

Thứ hai, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang được thựchiện trên địa bàn xã; (1) bộ máy quản lý môi trường tại; (2) Chính sách quản

lý môi trường tại xã; (3) Thành lập đội vệ sinh môi trường; (3) Nâng cao ýthức của người dân qua tuyên truyền, giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các giải pháp giảm thiểu ônhiễm môi trường (1) Chính sách quản lý môi trường còn yếu kém, luật bảo

vệ môi trường còn nhiều bất cập, quy định về số tiền phạt thấp chưa đủ răn

đe, chưa áp dụng vai trò của người dân vào công tác quản lý, (2) Ý thức bảo

vệ môi trường của người dân còn kém nhất là những hộ sản xuất kinh doanh,chỉ quan tâm đến nâng cao năng suất mà không quan tâm đến môi trường, còncác hộ không sản xuất thì bàng quang trước ý thức đó, (3) Khoa học côngnghệ kém ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, cơ sở sản xuất càng xả rác thảinhiều hơn, thiếu vốn đầu tư khiến cho các cơ sở, doanh nghiệp không đầu tưđược công nghệ sản xuất mới sạch hơn, (4) nhận lực bộ máy quản lý môitrường kém cả về chất lượng lẫn thiếu về số lượng, làm giảm tính hiệu quảcủa việc thi hành pháp luật

Thứ ba, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường cần; (1) Hoànthiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn ; (2) Tăng cườngcông tác vệ sinh, thu gom rác thải tại xã; (3) Tăng cường công tác thanh tra vàhoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường; (4) Giáo dục môi trường nâng cao ýthức cộng đồng; (5) xã hội hóa môi trường; (6) Tăng cường sử dụng các công

cụ kỹ thuật hiện đại; (7) Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư tài chính; (8) Đềxuất công tác quy hoạch làng nghề tại xã Mỹ Thắng Muốn giảm thiểu ônhiễm môi trường phải thực hiện đồng bộ các giải pháp mới có hiệu quả cao

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ix

DANH MỤC HỘP x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiêm cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Nội dung nghiên cứu 4

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

2.1.2 Vai trò của môi trường làng nghề đối với đời sống kinh tế xã hội .8

2.1.3 Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề 9

2.1.4 Công cụ giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề 10

2.1.5 Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường làng nghề 16

Trang 7

2.2 Cơ sở thực tiễn 18

2.2.1 Kinh nghiệm về giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên thế giới 18

2.2.2 Kinh nghiệm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Việt Nam 20

2.2.3 Những bài học rút ra cho xã Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định 23

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 25

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 27

3.1.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với môi trường làng nghề chăn bông tại Mỹ Thắng 37

3.2 Phương pháp nghiên cứu 38

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 38

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 39

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 40

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 40

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 41

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

4.1 Khái quát chung về làng nghề chăn bông xã Mỹ Thắng 43

4.1.1 Cơ sở vật chất 43

4.1.2 Kinh tế kỹ thuật tại làng nghề chăn bông xã Mỹ Thắng 44

4.1.3 Khái quát về làng nghề chăn bông 46

4.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường tại xã Mỹ Thắng 53

4.2.1 Ô nhiễm nguồn nước 53

4.2.2 Ô nhiễm không khí 55

4.2.2 Ô nhiễm tiếng ồn 58

4.2.3 Ô nhiễm môi trường đất 61

Trang 8

4.2.4 Ô nhiễm chất thải rắn 63

4.3 Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề 65

4.3.1 Tác động đến đời sống và sức khỏe của con người 65

4.3.2 Tác động đến cảnh quan 67

4.3.3 Tác động đến thủy lợi và giao thông 68

4.3.4 Gây xung đột xã hội 70

4.4 Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại xã Mỹ Thắng 71

4.4.1 Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang được thực hiện trên địa bàn xã 71

4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 80

4.5 Định hướng phát triển làng nghề và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chăn bông tại xã Mỹ Thắng 86

4.5.1 Định hướng phát triển làng nghề chăn bông tại xã Mỹ Thắng 86

4.5.2 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chăn bông tại xã Mỹ Thắng 87

PHẦN5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

5.1 Kết luận 98

5.2 Kiến nghị 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai xã Mỹ Thắng giai đoạn

2012 – 2014 28

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Mỹ Thắng giai đoạn 2012 – 2014 30

Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Mỹ Thắng 32

Bảng 3.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Mỹ Thắng qua 3 năm .35

Bảng 4.1: Thu nhập bình quân lao động/tháng qua các năm tại làng nghề chăn bông xã Mỹ Thắng 45

Bảng 4.2: Số lượng hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất 48

Bảng 4.3: Bụi và bán kính ảnh hưởng của bụi từ các công đoạn sản xuất 57

Bảng 4.4: Mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại xã Mỹ Thắng 59

Bảng 4.5: Các nguồn gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm môi trường đất tại xã Mỹ Thắng 61

Bảng 4.6: Số lượng rác thải trung bình tại các hộ điều tra 63

Bảng 4.7: Một số bệnh thường mắc trong dân cư ở xã Mỹ Thắng 66

Bảng 4.8: Các hoạt động bảo vệ môi trường tại làng nghề 76

Bảng 4.9: Tình hình thanh tra môi trường tại xã Mỹ Thắng 77

Bảng 4.10.Tình hình tuyên truyền tại xã Mỹ Thắng 78

Bảng 4.11: Nhận thức của người sản xuất về môi trường tại xã Mỹ Thắng 82

Bảng 4.12: Ý thức của người dân khi nhìn thấy các cơ sở sản xuất thải chất thải không qua xử lý ra môi trường 83

Bảng 4.13 Tình hình áp dụng khoa học công nghệ mới tại các hộ sản xuất kinh doanh xã Mỹ Thắng 84

Trang 10

Bảng4.14: Số lượng cán bộ và trình độ cán bộ quản lý môi trường 85

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 4.1: Luồng tiêu thụ sản phẩm 49

Sơ đồ4.2: Quy trình sản xuất chăn bông tại xã Mỹ Thắng 51

Sơ đồ 4.3: Hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở làng nghề chăn bông xã Mỹ Thắng 72

Hình 1 Bản đồ địa lý xã Mỹ Thắng 25

Hình 4.1: Tình trạng đốt rác tại làng nghề 56

Hình 4.2: Bụi từ sản xuất phủ kín cây 57

Hình 4.3: Xả rác thải sản xuất 65

Hình 4.4: Lấn chiếm lòng đường 69

Trang 11

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 Phản ánh của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Mỹ Thắng ông

Trần Xuân Thư – Xóm Sắc, Mỹ Thắng – cho biết: 54Hộp 4.2: Phản ánh của người dân về ô nhiễm không khí theo bà Trần

Thị Loan – xóm Thịnh, Mỹ Thắng – cho biết: 55Hộp 4.3 Phản ánh của người lao động về tình hình bệnh tật Chị Trần

Thị Nhâm – công nhân công ty Túy Loan – cho biết 67Hộp 4.4 Phản ánh người dân về cảnh quan Bác Trần Văn Chỉnh – Xóm

Bườn, Mỹ Thắng – cho biết: 68Hộp 4.5 Phản ánh của người dân về giao thông Bác Trần Văn Bảy –

Thôn Sắc, Mỹ Thắng – cho biết: 69Hộp 4.6 Phản ánh của cán bộ quản lý thủy lợi Đồng chí Trần Quốc

Huy – Thôn Nội, Mỹ Thắng – cho biết 70

Trang 12

TTLT- BTC – BTNMT : Thông tư liên tịch – Bộ Tài chính –

Bộ Tài nguyên môi trường

Trang 13

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết

Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng nămtrước đây, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam.Nghề và làng nghề đã tồn tại như một phần không thể tách rời, không chỉ giảiquyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phầnphát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giới thiệu rộng rãi đến thế giới tinh hoa vănhóa Việt Theo thống kê hiệp hội làng nghề Việt Nam (2014), cả nước hiện cóhơn 1.300 làng nghề được công nhận và 3.200 làng có nghề, tuy nhiên cáclàng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền Theo Thái Sơn(2014), có đến 60% số các làng nghề tập trung ở khu vực phía bắc, chủ yếu ởcác tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định;khu vực miền trung chiếm khoảng 23,6% và khu vực miền nam chiếm khoảng16,6% số làng nghề Giải quyết việc làm cho khoảng 20 triệu lao động, trong

đó 30% số lao động có việc làm thường xuyên còn lại là lao động thời vụ

Mặt trái của sự phát triển là hầu hết các làng nghề Việt Nam hiện nay

đã và đang bị ô nhiễm ở cả ba dạng: ô nhiễm nước, ô nhiễm rác thải và khíthải Ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe đối với ngườidân trong làng nghề và người dân xung quanh các làng nghề Ô nhiễm môitrường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và

sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây chuyền sản xuất Tại hầu hếtcác làng nghề, ô nhiễm nguồn nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng, do khốilượng nước thải rất lớn, nhưng lại chưa qua hệ thống xử lý nước thải tậptrung, thường được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch quanh khu vực

mà không được qua xử lý Khói bụi từ các nhà máy sản xuất kết hợp với khóibụi của các phương tiện giao thông gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng,không chỉ vậy mà các rác thải rắn từ các bãi rác hoặc cơ sở sản xuất đượcngười dân tự ý đốt thành những cột khói cao ngút Theo Phạm Thị Kim Cúc

Trang 14

năm (2014), tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng giatăng trong những năm gần đây và tập trung vào một số bệnh như các bệnhngoài da, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa, ung thư Tuổi thọ trungbình của người dân sống trong các làng nghề ngày càng giảm, thấp hơn mườinăm so với tuổi thọ trung bình cả nước và thấp hơn từ năm đến mười năm sovới làng không làm nghề.

Nam Định được mệnh danh là “đất trăm nghề” ở đây hiện có 87 làngnghề, tạo việc làm cho gần 82.300 lao động với giá trị ước đạt gần 230 tỷđồng/năm Xã Mỹ Thắng là một xã phía Nam của huyện Mỹ Lộc, nằm ở phíaBắc của tỉnh Nam Định, nổi tiếng với làng nghề chăn bông Cuộc sống ngườidân có nhiều khởi sắc, kinh tế phái triển mạnh, thu nhập của người dân ở nơiđây tăng cao, nhưng vấn đề môi trường lại là vấn đề bức xúc nhất tại đây Cácchủ sản xuất nhỏ lẻ, không có hệ thống xử lý chất thải xả thẳng ra môi trườngcác kênh rạch chất đầy rác thải, vải vụn của các cơ sở sản xuất không làmđến Ô nhiễm tiếng ồn, bụi bặm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính ngườidân tại đây và gây bức xúc cho các xã lân cận Vậy Làm thế nào để vừa pháttriển làng nghề mà không ảnh hưởng đến môi trường? Có những giải pháp gì

để phát triển bền vững làng nghề? Có những giải pháp gì để giảm thiểu ônhiễm làng nghề tại xã Mỹ Thắng nói riêng và các làng nghề nói chung?

Xuất phát từ những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu, tôi lựa chọn

đề tài “Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chăn bông tại

xã Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

1.2.1 Mục tiêu chung.

Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề chăn bông tại xã

Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định và đánh giá tình hình thực hiện cácgiải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, từ đó đề xuất ra giải pháp

Trang 15

giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chăn bông tại xã Mỹ Thắng nóiriêng và các làng nghề nói chung.

- Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp ô nhiễm môi trường trênđịa bàn xã Mỹ Thắng Huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làngnghề tại xã Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định

1.3 Câu hỏi nghiêm cứu.

- Thực trạng tình hình ô nhiễm môi trường ở xã Mỹ Thắng hiện nay nhưthế nào?

- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghềchăn bông tại xã Mỹ Thắng ?

- Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, để làng nghề pháttriển bền vững?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung liên quan đến vấn đề ônhiễm môi trường làng nghề chăn bông Các nội dung này được thể hiện quacác đối tượng khảo sát sau:

- Các hộ sản xuất chăn bông tại xã Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộc tỉnh NamĐịnh

- Các loại rác thải được thải ra môi trường tại xã Mỹ Thắng huyện MỹLộc tỉnh Nam Định

Trang 16

1.5 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trườnglàng nghề chăn bông

- Tình hình ô nhiễm môi làng nghề chăn bông tại xã Mỹ Thắng huyện

Trang 17

PHẦN 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

 Khái niệm môi trường

Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Điều 3 – Luật BVMT Việt Nam, 2014)

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các

loại sau: (1) Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên mang tính

chất vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng

ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển

cả, không khí, động thực vật, đất, nước,… Môi trường tự nhiên cho ta khí đểthở, đất để xây nhà cửa, trồng cây chăn nuôi, cung cấp cho con người các loạitài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nới chứa đựng, đồnghóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con

người thêm phong phú (2) Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ

giữa con người với con người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quyđịnh,…ở các tầng lớp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước,quốc gia, tổ chức, đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động củacon người tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộcsống của con người khác với sinh vật khác.(3) Ngoài ra còn có khái niệm môitrường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thànhnhững tiện nghi trong cuộc sống như ôtô, xe máy, nhà ở, công sở, các khu đôthị, công viên nhân tạo

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành cácloại: (1) Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóahọc, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịutác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không

Trang 18

khí, động thực vật, đất, nước (2) Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệgiữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ướcđịnh ở các cấp khác nhau Môi trường xã hội định hướng hoạt động của conngười theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho

sự phát triển, làm cho cuộc sống con người khác hơn so với sinh vật khác (3)Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất

cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi cho cuộcsống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên nhân tạo

 Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trườngkhông phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trườnggây ảnh hưởng xấu đến con người ( Điều 3 – Luật BVMT Việt Nam, 2014)Theo Tổ chức Y tế thế giới (2013), ô nhiễm môi trường là việc chuyển cácchất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại chosức khỏe con người và sự phát triển của các sinh vật hoặc giảm chất lượngmôi trường sống

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quámột giới hạn cho phép, đi lại với mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởngđến sức khỏe con người và sinh vật (Lê Huy Bá và cộng sự, 2005)

Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chấthóa học, sinh học,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cơ thể sốngkhác Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người

 Khái niệm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trườngtrong đó những yếu tố hóa học, lý học của nó thay đổi theo chiều hướng xấu

đi Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợicho môi trường sống về các tính chất vật lí, hóa học, sinh học mà qua đó cóthể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe của con người, các loài

Trang 19

động thực vật và các điều kiện sống khác Dưới góc độ pháp lý ô nhiễm môitrường là sự biến đổi của các thành môi trường không phù hợp với tiêu chuẩnmôi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 6 điều 3Luật bảo vệ môi trường năm 2014).

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chấtthải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có thể gây hại đến sức của conngười, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môitrường Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải ở dạngkhí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhânvật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàmlượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tácđộng xấu đến con người, sinh vật và vật liệu Điều này có nghĩa là nhữngnguyên tố tự nhiên nào đó do sự tác động của con người dẫn đến nó bị biếnđổi theo chiều hướng xấu đi không còn phù hợp với những tiêu chuẩn môitrường

 Khái niệm làng nghề

Theo Trần Quốc Vượng (2010), làng nghề là một làng tuy vẫn còntrồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụkhác như đan lát, gốm sứ, làm tương song đã nổi trội một nghề cổ truyền,tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp,

có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ và phónhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ưnghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, sống chủ yếu được bằng nghề đó vàsản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹnghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường làvùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nướcrồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài

Trang 20

 Khái niệm ô nhiễm môi trường làng nghề chăn bông

Ô nhiễm môi trường làng nghề chăn bông là sự ô nhiễm môi trường doquá trình hoạt động sản xuất làng nghề chăn bông gây ra

2.1.2 Vai tròcủa môi trường làng nghề đối với đời sống kinh tế xã hội

Môi trường là không gian chứa đựng các cơ thể sống bao hàm xã hộiloài người, giới sinh vật (động vật và thực vật) Mỗi cơ thể sống không thểtồn tại ở ngoài môi trường được Vì vậy nói tới vai trò của môi trường đối vớiđời sống xã hội điều đầu tiên cần phải nhấn mạnh: Môi trường là không giansống của mọi loài sinh vật (kể cả con người),các loài sinh vật sinh ra, lớnlên, trưởng thành và tiêu vong đều ở trong môi trường Nếu không gian môitrường trong sạch sẽ làm cho chất lượng cuộc sống được nâng cao, mọi loàisinh vật sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển tốt, ngược lại nếu không gianmôi trường bị ô nhiễm, môi trường bị suy thoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng của cuộc sống và như vậy sẽ cản trở sự phát triển bình thường củamọi loài sinh vật, trong đó có xã hội loài người Do đó bảo vệ môi trường, giữcho môi trường trong sạch có tác dụng trực tiếp đến việc bảo tồn và duy trì sựsống của mọi sinh vật ở trong môi trường

Môi trường là nơi cung cấp các yếu tố cần thiết, các điều kiện cần thiếtcho sự sống của tất cả các loài sinh vật Con người tồn tại trong môi trường tựnhiên, cùng phát triển với môi trường tự nhiên, vật chất trong cơ thể conngười do môi trường tự nhiên cung cấp, không khí mà con người hít thở, nước

mà con người uống… cũng đều từ môi trường tự nhiên và thức ăn của conngười xét cho cùng cũng từ môi trường tự nhiên: lúa gạo, hoa màu, rau xanh,trái cây đều mọc từ đất, tôm cá lớn lên từ ao nước sông, hồ, biển… Con người

và môi trường luôn thống nhất với nhau, sống trong môi trường con ngườimột mặt chịu sự ảnh hưởng của môi trường, mặt khác con người lại tác độngvào môi trường làm cho môi trường biến đổi, sự biến đổi của môi trườnglại ảnh hưởng trở lại đối với con người Những thứ mà môi trường tự

Trang 21

nhiên cung cấp cho con người bao gồm những thứ có khả năng tái tạo được

và những thứ không có khả năng không có khả năng tái tạo.Vì vậy, để đảmbảo cho xã hội phát triển con người cần phải biết giữ gìn những nguồn lực của

tự nhiên để sử dụng lâu dài trong tương lai

Môi trường là nơi diễn ra mọi quá trình lao động sản xuất, dù đó là sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp cũng đều phải dựa trên nền tảng của môi trường Các hoạt động văn hóa, xã hội, nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật… cũng phải dựa vào môi trường, sử dụng các “chất liệu” do môi trường cung cấp

2.1.3 Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề

Ô nhiễm môi trường chúng ta đang sống trong, là một trong những vấn

đề lớn nhất chúng ta đối mặt ngày hôm nay Ô nhiễm môi trường ảnh hưởngđến sức khỏe của con người và tác động đến đời sống kinh tế xã hội ngườidân

Tác động ô nhiễm môi trường trên sức khỏe:Những ảnh hưởng của ô

nhiễm môi trường đối với sức khỏe có thể được phân loại trên cơ sở của cácloại ô nhiễm khác nhau ví dụ như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và đất ônhiễm môi trường

Tác động của ô nhiễm nước: Nhiều bệnh từ nước đều do nhiễm mà là

kết quả của lượng nước bị ô nhiễm Trong số các bệnh khác nhau liên quanđến nước, thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày ruột tiêu chảy, viêm não, giunđũa, nhiễm giardia và amoebiasis là những người quan trọng Vấn đề hô hấp,phát ban là một số trong những vấn đề khác về sức khỏe do ô nhiễm nước

Tác động của ô nhiễm không khí:Vấn đề sức khỏe do ô nhiễm không khí

chủ yếu là liên quan đến đường hô hấp Viêm phế quản và hen suyễn là một sốtrong những vấn đề lớn, và nhìn chung làm giảm chức năng phổi cũng là kết quảcủa ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí làm giảm mức năng lượng và chịutrách nhiệm cho chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim mạch, rối loạn

Trang 22

neurobehavioral và thậm chí chết sớm trong trường hợp nặng Tầng ozone bảo vệtất cả các sinh vật sống trên trái đất khỏi tia cực tím Phát thải khí nhà kính lànguyên nhân của mỏng tầng ozone Do đó, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đếncuộc sống trên trái đất trong nhiều cách khác nhau.

Tác động của ô nhiễm đất:Ô nhiễm đất là yếu tố chính là một trong

những vấn đề lớn kể từ khi, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em Thiệt hạicho não trong giai đoạn phát triển của trẻ em cũng là kết quả của ô nhiễm chì.Thủy ngân có trách nhiệm làm hư hại thận Chức năng của gan bị ảnh hưởngrất nhiều bởi cyclodiene, một loại thuốc trừ sâu Thuốc trừ sâu được biết làthâm nhập vào chuỗi thực phẩm và cản trở sức khỏe của tất cả các yếu tố sốngcủa chuỗi thức ăn đi vào

2.1.4 Công cụ giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề

 Các công cụ kinh tế

Là các biện pháp khuyến khích về kinh tế, được xây dựng trên cơ sởcác quy luật thị trường và cơ chế giá, được sử dụng để gây ảnh hưởng đối vớihành vi của người gây ô nhiễm ngay từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi thựchiện quyết định

Các biện pháp khuyến khích kinh tế cho phép cân nhắc, trù tính kỹlưỡng giữa cái “được” và cái “mất” của từng phương án hành động, nhằm tạođiều kiện cho việc lựa chọn phương án có lợi nhất cho môi trường, so với khikhông sử dụng công cụ khuyến khích đó

Khác với công cụ pháp lý là những điều khoản mà người gây ô nhiễmbắt buộc phải thực hiện, các công cụ kinh tế cho phép người gây ô nhiễm cónhiều khả năng lựa chọn hơn, linh hoạt hơn trong khi ra các quyết định về cácphản ứng cần phải có đối với các tác động từ bên ngoài Hiểu theo nghĩa hẹp,các công cụ kinh tế là các khuyến khích về tài chính nhắm làm cho người gây

ô nhiễm tự nguyện thực hiện các hoạt động có lợi hơn cho môi trường Bởicác công cụ kinh tế được sử dụng đúng mục đích sẽ giúp cho bản thân nhữngngười gây ô nhiễm giảm thiểu những tác hại này, vì quyền lợi của chính họ

Trang 23

Trong trường hợp ngân sách nhà nước còn eo hẹp, nhất là các khoảndành chi cho các mục tiêu môi trường còn chưa lớn, thì các công cụ kinh tế cóthể được coi là các biện pháp vừa giúp tăng các nguồn thu cho ngân sách, vừagiúp đạt được các mục tiêu môi trường với những chi phí nhỏ hơn Thôngthường các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm các mục tiêu: (1) Tăng nguồnthu cho việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, (2) Khuyến khíchthực hiện tốt hơn các quy định về bảo vệ môi trường, (3) Tác động tích cựcđến năng lực sáng tạo và khuyến khích tinh thần đổi mới trong các hoạt độngbảo về môi trường.

Mục đích thuế tài nguyên là nhằm xác lập mức tối đa về sử dụng tàinguyên thiên nhiên, khuyến khích những hành vi đảm bảo cuộc sống bềnvững

Thuế tài nguyên phải được sử dụng từng bước để tránh làm mất cânbằng kinh tế, phải hợp lý và dễ điều chỉnh có lợi cho kinh tế xã hội Nếumuốn giảm suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường thì Chính phủ cầntăng mức thuê, nếu muốn tăng việc làm cần giảm thất nghiệp Đối với thuế tàinguyên có phân biệt giữa các sản phẩm cùng loại với nhưng mức độ tác độngkhác nhau lên môi trường theo hướng càng gây tác hại tới môi trường thuếcàng nặng Thuế tài nguyên gồm các thuế chủ yếu: thuế sử dụng đất, thuế sửdụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng

Ở nhiều nước đã xây dựng quỹ môi trường quốc gia và trên thế giới cóQuỹ môi trường toàn cầu (GEF).Nguồn vốn của quỹ môi trường quốc gia là

từ ngân sách nhà nước, các khoản thu từ phí, lệ phí môi trường, đóng góp củanhân dân, của các tổ chức quốc gia, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chínhphủ Mục đích chính của quỹ môi trường là tài trợ kinh phí cho việc phòngtránh khắc phục, xử lý các vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường.Tiền chi quỹ

Trang 24

có thể dưới dạng cho vay (không lãi hoặc lãi xuất thấp, ưu đãi), hỗ trợ khônghoàn lại.Cơ quan điều hành quỹ là ngân hàng, cơ quan tài chính hoặc cơ quanquản lý môi trường.

Thuế môi trường dùng để khuyến khích, bảo vệ và nâng cao hiệu suất

sử dụng các yếu tố môi trường, hạn chế các tác nhân gây ra ô nhiễm vượt quátiêu chuẩn quy định Nguyên tắc đánh thuế: thuế phải lớn hơn chi phí để giảiquyết phế thải và khắc phục ô nhiễm Biện pháp đánh thuế sẽ gây sức ép,buộc nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên,nhiên liệu hoặc thay thế bằng nguyên, nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn, áp dụngcông nghệ không gây ô nhiễm Các loại thuế môi trường chủ yếu,thuế đối vớiviệc gây ô nhiễm bầu không khí, thuế đối với việc gây ô nhiễm tiếng ồn, thuếđối với việc gây ô nhiễm các nguồn nước

Chính phủ các nước còn áp dụng các biện pháp miễn giảm thuế nhằmkhuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường như giảm thuế cho cácngành sản xuất phân bón vi sinh thay cho phân hóa học, các ngành côngnghiệp xử lý nước thải, rác thải, sản xuất “sản phẩm xanh”

 Các loại phí và lệ phí

Các loại phí và lệ phí có thể coi là “cái giá” phải trả cho sự gây ônhiễm Những người gây ô nhiễm phải chi trả cho các hoạt động xử lý ônhiễm, phục hồi môi trường Nguồn thu phí đối với việc gây ô nhiễm có thểđược sử dụng một phần để chi phí cho các hoạt động như nghiên cứu và ápdụng tiến bộ khoa học, công nghệ xử lý ô nhiễm, ngăn ngừa ô nhiễm môitrường Lệ phí môi trường được áp dụng cho các trường hợp như: lệ phí thẩmđịnh Những loại lệ phí này được thu khi cơ quan quản lý Nhà nước về môitrường quy định Việc áp dụng phí và lệ phí là một vấn đề mới trong kiểmsoát ô nhiễm và cái mới đó thường khó được chấp nhận Có nhiều câu hỏiđược đặt ra là biện pháp thu phí và lệ phí cơ ưu việt hơn so với các biện pháp

Trang 25

kiểm soát trước đây đã làm không? Phí và lệ phí có điều chỉnh thích hợp với

hệ thống pháp luật hiện hành không?

Tuy còn nhiều vấn đề cần giải quyết, song dù sao phí và lệ phí ô nhiễmnói riêng và phí môi trường nói chung vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và

áp dụng ở nhiều nước (1) Phí đánh vào nguồn ô nhiễm: Đây là phí đánh vàocác chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường nước, khí quyển, đất hoặc hoạtđộng gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh Phí đánh vàonguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng (nồngđộ) chất ô nhiễm Biện pháp này có tác dụng khuyến khích các tác nhân gây ônhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng thêm nguồn thungân sách Chính phủ để sử dụng vào việc cải thiện chất lượng môi trường vàtăng thêm nguồn thu cho ngân sách Chính phủ vào việc cải thiện chất lượngmôi trường (2) Phí sử dụng: Đây là số tiền phải trả do được sử dụng các hệthống xử lý và cải thiện chất lượng môi trường ở nơi công cộng như: hệ thốngthoát nước, thu gom rác thải Các khoản thu từ phí này được dùng để gópphần bù đắp chi phí bảo đảm cho hệ thống này hoạt động Mục đích chính củaloại phí này chủ yếu là nhắm tăng nguồn thu ngân sách Chính phủ và đốitượng thu là những cá nhân hay đơn vị trực tiếp sử dụng hệ thống dịch vụcông cộng (2) Phí đánh vào sản phẩm: Đây là loại phí được dùng đối vớinhững loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường một khí chúng được sử dụngtrong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hay loại bỏ chúng Loại phí này được

áp dụng đối với những sản phẩm chứa độc hại và với khối lượng lớn nhấtđịnh, chúng sẽ gây tác hại lâu dài tới môi trường Giống như phí đánh vàonguồn gây ô nhiễm, phí đánh vào sản phẩm nhằm hai mục đích là khuyếnkhích giảm ô nhiễm bằng việc giảm sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm bị đánhphí và tăng nguồn thu cho Chính phủ Phí ô nhiễm môi trường chỉ phát huytác dụng nếu có được một bộ máy hành chính tốt và hiệu quả, những hiệntượng như trốn, lậu phí, tham nhũng đối với các khoản phí phải nộp do có sự

Trang 26

thông đồng giữa các nhà chức trách về thuế hoặc quan chức về môi trườngvới các donah nghiệp, người gây ô nhiễm sẽ làm cho phí môi trường bị vôhiệu hóa Ngoài ra, việc xác định phí ô nhiễm đòi hỏi phải có hệ thống giámsát hữu hiệu đối với ô nhiễm môi trường để giám sát được lượng chất thải,chất thải gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm có như vậy mới có cơ sở thực tế đểxác định được một cách đúng đắn phí ô nhiễm môi trường.

 Chuyển nhượng giấy phép

Chuyển nhượng giấy phép là một biện pháp tài chính hữu hiệu mànhiều nước trên thế giới đã áp dụng Giấy này cho phép được đổ phế thải hay

sử dụng một nguồn tài nguyên đến một mức độ nhất định trước do pháp luậtquy định và được chuyển nhượng bằng cách đấu thầu hoặc trên cơ sở quyền

sử dụng đã có sẵn Các hãng kinh doanh được phép mua và bán giấy phép sửdụng này Những giấy phép chuyển nhượng này thuận tiện hơn việc đánh thuếtrong trường hợp cần xác lập một mức độ tối đa số rác thải hoăc định mức sửdụng tài nguyên Bất cứ một hệ thống giấy phép chuyển nhượng nào cũngphải dựa trên những tiêu chuẩn thích hợp và bền vững đối với chất lượng môitrường xung quanh và bảo vệ những nguồn tài nguyên tái tạo được Giấy phépchuyển nhượng sẽ không có hiệu lực nữa khi những phế thải bị hạn chế đếnmột tỷ lệ rất nhỏ so với toàn bộ chi phí sản phẩm, lúc đó sẽ không có sựkhuyến khích tham gia nữa Nó cũng không áp dụng đối với những thải độchại vì những thứ này cần phải được xử lý đặc biệt nghiêm ngặt Nói chung, nóđược coi là biện pháp tạm thời trong khi chờ để có được những tiêu chuẩnchính xác hơn

 Công cụ pháp lý

Là các biện pháp mang tính thể chế (luật, các quy chế, hệ thống các tiêuchuẩn hoặc quy phạm pháp luật khác) được thực hiện nhằm mục đích gây ảnhhưởng đối với các hoạt động liên quan đến môi trường của các chủ thể kinh

tế, thông qua việc điều chỉnh bằng các quy định pháp luật đối với quy trình

Trang 27

sản xuất, hoặc các sản phẩm hủy bỏ toàn bộ, hoặc hạn chế bới một số hoạtđộng gây tổn hại đối với môi trường trong phạm vi một khoảng thời gian, mộtvùng lãnh thổ, các quy định về thưởng phạt Nói cách khác, đây là các công

cụ điều chỉnh trực tiếp đối với quan hệ tương tác giữa con người và môitrường Các quy định pháp lý này tác động trực tiếp đến hành vi của cá nhân,của các tổ chức, đến hoat động của các nhà máy, công xưởng, các quy trình

kỹ thuật, và các sản phẩm đầu vào, đầu ra của sản xuất

So với các công cụ chính sách khác, thấy rằng các công cụ luật pháp cónhững ưu điểm là: ảnh hưởng của chúng đối với môi trường chắc chắn hơn,trực tiếp hơn; đối với các cơ quan, tổ chức, các thể chế nhà nước, việc ápdụng các công cụ này cũng “quen thuộc” hơn

 Các công cụ tuyên truyền, vận đông, thuyết phục và gáo dục

Các công cụ tuyên truyền, vận động, thuyết phục là các công cụ nhằmgây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với chủ thể gây ô nhiễm, với mụcđích nâng cao nhận thực và tinh thần trách nhiệm cá nhân của họ về bảo vệmôi trường khi ra quyết định, hoặc nhằm vào việc đã được sử dụng rộng rãi ởnhiều nước đã được chứng minh là có những tác động rất đáng kể

Giáo dục môi trường là tạo nên trong nhân dân ý thức quan tâm đếnmôi trường Với nhận thức và trách nhiệm của mình góp phần bảo vệ và cảithiện môi trường Giáo dục môi trường bao gồm các mục tiêu sau: (1) Giúpngười dân có ý thức về môi trường và các vấn đề liên quan, có thái độ bảo vệlợi ích môi trường để họ tham gia tích cực và giữ gìn vệ sinh môi trường,(2)Trang bị cho người dân những kiến thức về môi trường và những vấn đề ônhiễm môi trường và giải pháp có liên quan, giúp họ có trách nhiệm và thói quencần thiết để có các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường mà họ gặp phải

Từ trước đến nay, nhiều chính phủ đã có xu hướng thực hiện các chínhsách môi trường thông qua các công cụ điều chỉnh bằng pháp luật, chủ yếugiảm sát và xử phạt khi có vi phạm Lợi thế của biện pháp điểu chỉnh bằng

Trang 28

pháp luật là ở chỗ chúng cho phép chính quyền có thể trực tiếp kiểm soáthành vi của các đối tượng, giám sát hậu quả của các hành vi này đối với môitrường Chính vì vậy, các công cụ pháp luật hiện nay vẫn được duy trì để bảođảm tính bắt buộc đối với việc tuân thủ các quy định pháp luật Trong khi đócác công cụ kinh tế và các công cụ tuyên truyền, thuyết phục có thể đảm bảo

ở mức cao hơn tính mềm dẻo, linh hoạt và tính hiệu quả trong việc thực thicác biện pháp bảo vệ môi trường, nhất là trong lĩnh vực kiểm soát ô niễm

Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể phân biệt một cách

rõ ràng giữa các loại hình công cụ nói trên Cụ thể là có nhiều trường hợp, cáccông cụ được sử dụng vừa mang tính chất của các công cụ kinh tế, lại vừa mangtính chất của những quy định về luật pháp Hơn nữa, kinh nghiệm thực tế khithực hiện các chính sách bảo vệ môi trường của nhiều nước cho thấy các loạihình công cụ này cũng thường được phối hợp với nhau để đạt mục tiêu cuốicùng là cải thiện chất lượng môi trường vì mỗi loại công cụ đều có những ưunhược điểm nhất định Chính vì thế các nhà hoạch định chính sách thườngkhông chỉ sử dụng các công cụ kinh tế, các công cụ luật pháp, hay các biện pháptuyên truyền, vận động một cách riêng rẽ, mà thường đưa ra các lựa chọn saocho các loại hình công cụ này có thể bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau, hỗ trợlẫn nhau, để đạt được giải pháp tối ưu cho môi trường

2.1.5 Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường làng nghề

Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa phương: Nhữngvùng nông thôn có làng nghề phát triển là những vùng có mật độ dân cư đôngđúc, đất thổ cư chật chội Phần lớn quy mô sản xuất hộ gia đình, sản xuất tựphát, không có quy hoạch nhất định, khó khăn về vốn, đầu ra sản phẩm không

ổn định, phụ thuộc nhiều vào thị hiếu thị trường Do quy mô nhỏ, ít vốn nênnơi sản xuất thường chật hẹp xen lẫn khu dân cư Trong quá trình sản xuất đãgây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống xung quanh Mặt khác, số ao hồ

có nhiệm vụ điều hòa nước thải bị san lấp để làm nhà ở, nhà máy, xí nghiệp

Trang 29

để sản xuất, số còn lại quá ít, ứ đọng chất thải, vì vậy mức độ ô nhiễm ngàycàng tăng Kết hợp với đó là khí hậu thời tiết nóng ẩm dã tạo điều kiện choquá trình phân hủy, lên men của các chất hữu cơ, phát sinh các loại nấm mốc

và vi khuẩn gây bệnh

Thứ hai, do nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của cộng đồng cònkém, xuất phát từ nền sản xuất nhỏ lẻ nên ý thức của người dân về việc giữgìn vệ sinh cũng như bảo vệ môi trường còn thấp Mọi người không ý thứcđược tác hại của việc xả rác thải ra môi trường sẽ gây hại cho chính bản thânmình và những người xung quanh nên việc rác thải sản xuất cũng như sinhhoạt được thải ra thản nhiên Nhất là các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ quantâm đến lợi nhuận, số lượng hàng sản xuất mà không quan tâm đến môitrường xung quanh Rác thải rắn không qua xử lý vẫn thường xuyên được các

cơ sở sản xuất này thải ra tại các ao hồ lân cận làm ách tắc nguồn nước vàcống rãnh, ngay cả tại những nơi có biển bảo “cấm đổ rác” thì mọi người vẫnthải rác bình thường không cần để ý đến tầm biển viết gì

Thứ ba, do công nghệ sản xuất còn kém phát triển Thiết bị sử dụng tạicác làng nghề hiện nay còn thô sơ Các hộ sản xuất kinh doanh thường là nhỏ

lẻ và phân tán và thiếu vốn đầu tư nên công nghệ sản xuất còn thô sơ chỉ cómột số ít cơ sở đầu tư máy móc tiên tiến nhưng cũng không đầu tư công nghệ

xử lý chất thải.Việc đầu tư một công nghệ xử lý chất thải đối với cơ sở sảnxuất kinh doanh không được chú ý, vì việc đầu tư này quá lớn so với lợi íchmang lại cho cơ sở Thêm vào đó, do thiếu vốn đầu tư nên việc thay đổi côngnghệ trong sản xuất là điều khó khăn, do vậy vấn đề bảo vệ môi trường dườngnhư không được chú trọng

Thứ tư, do trình độ nhận thức người của người dân còn thấp, chủ yếudựa vào kinh nghiệm Hầu hết trình độ người lao động tại làng nghề là dokinh nghiệm lâu năm chứ không được học qua trường lớp nào Từ thời chaông làm nghề sau đó lấy kinh nghiệm đó để truyền lại nghề cho con cháu vì

Trang 30

vậy trình độ lao động còn kém và năng suất cũng thấp Từ thời xa xưa thì vấn

đề môi trường vẫn chưa được quan tâm nhiều, chỉ quan tâm đến phát triểnkinh tế quan tâm đến bề mặt mà không quan tâm đến chiều xâu những nămgần đây vấn đề môi trường mới được quan tâm đúng mức Vì vậy những thóiquen thời ông cha ta vẫn còn để lại, vấn đề môi trường không được quan tâmđúng mức

Thứ năm, mặc dù tổ chức sản xuất ở các làng nghề theo từng hộ đơn lẻnhưng quy mô sản xuất tăng, trong khi công tác quy hoạch quản lý các làngnghề chưa được quan tâm đúng mức, mặt bằng sản xuất bố trí phân tán vàmanh mún nên hầu hết các làng nghề không có vị trí chứa chất thải nên việc

đổ chất thải hết sức bừa bãi Bởi vậy việc sản xuất, chế biến đã gây ảnh hưởngkhông chỉ cho con người mà còn gây mất cảnh quan làng xóm Các khu sảnxuất không tác rời mà xen kẽ với hộ nông dân nên tình trạng ô nhiễm môitrường gây ảnh hưởng đến người dân quanh khu vực sản xuất

Trang 31

Chính quyền Trung Quốc đã có những biện pháp cứng rắn và kiênquyết đối với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng, những nămgần đây Trung Quốc đã xóa sổ hơn 84.000 doanh nghiệp nhỏ gây ô nhiễmnghiêm trọng Trên 90% trong số 238.000 doanh nghiệp gây ô nhiễm đạt tiêuchuẩn chất thải Đối với các doan nghiệp, xí nghiệp đăng ký mới, luật phápTrung Quốc yêu cầu cần giải trình về các biện pháp chống ô nhiễm môitrường Trung Quốc còn khuyến khích công chúng tham gia bảo vệ môitrường, đặt đường dây điện thoại tó giác những hành vi gây ô nhiễm môitrường Tăng cường việc công bố thông tin về môi trường Gần đây TrungQuốc đã có những phát minh mới trong việc xử lý môi trường với việc dungmáy bay không người lái làm sạch không khí Theo Dailymail, Trung Quốc sẽ

sử dụng máy bay không người lái làm sạch không khí bằng cách phun hóachất để những phân tử bụi ô nhiễm rơi xuống mặt đất Thiết bị mới này đượcthiết kế để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Bắc Kinh

 Cộng hòa Liên bang Đức

Từ đầu những năm 1980, công hòa Liên bang Đức coi 3R- giảm thiểu,tái sử dụng và tái chết chất thải là khái niệm quản lý chất thải tổng hợp và sau

đó đã trở thành các nguyên tắc trong các chính sách và luật pháp của Đức vềquản lý chất thải Đạo luật Quản lý và khép kín vòng tuần hoàn chất thải(1996) của Đức quy định rõ các nghĩa vụ quản lý và tái chế chất thải an toàn,như biện pháp thu hồi sản phẩm của các nhà sản xuất, tiền cược bao bì (61%bao bì có thể tái sử dụng) Năm 2000, ngành công nghệp giấy tái sử dụng60% và tỷ lệ tái sử dụng giấy đạt 80% năm 2001

 Singapo

Năm 2002, Bộ Môi Trường và Tài Nguyên nước Singapo xây dựng kếhoạch xanh 2012 của Singapo và đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế chất thải từ44% năm 2002 lên 60% năm 2012 Năm 2004, Singapo đạt được tỷ lệ tái chếchất thải là 48% và phần đấu tới “lượng chất thải phải chôn lấp bằng zeerro”

Trang 32

Để khuyến khích phát triển và áp dụng các công nghệ cải tiến về môitrường, cơ quan môi trường quốc gia đã xây dựng quỹ 20 triệu đô là Singapo

để hỗ trợ tài chính cho các công ty tiến hành thử nghiệm các công nghệ môitrường Năm 2001, cơ quan này đã phát động chương trình tái chế quốc gia đểkhuyến khích các hộ gia đình tham gia tái chế chất thải bằng cách cung cấpcho các hộ gia đình các túi hoặc thùng đựng tái chế để chia chọn các vật liệutái chế tại nguồn phát sinh Số hộ gia đình tham gia chương trình tái chế chấtthải gia đình tăng từ 22% năm 2001 lên 54% vào cuối băm 2004

Ngoài ra, cơ quan môi trường quốc gia còn phát động các chương trìnhtái chế trong các khu công nghiệp và thương mại nhằm khuyến khích tái chế

gỗ, hộp giấy, nhựa tổng hợp và kim loại tại các nhà máy quy mô vừa và nhỏ ởcác khu công nghiệp

2.2.2 Kinh nghiệm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Việt Nam

Thái Bình

Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đangtrở nên bức xúc, trong những năm qua, UBND Thái Bình đã có những biệnpháp hiệu quả để lại những kinh nghiệm quý báu về quản lý nhà nước đối vớivấn đề bảo vệ môi trường đó là (1) xây dựng quy chế cho các làng nghềtruyền thống (2) xây dựng các dự án, quy hoạch tổng thể phát triển các làngnghề (3) đầu tư, bố trí hợp lý cơ sở hạ tầng: giao thông, cấp thoát nước,

Dùng vốn khuyến công lấy từ ngân sách của tỉnh để hỗ trợ cho một sốdoanh nghiệp sản xuất lớn trong các làng nghề để cải tiến công nghệ nấu, tẩynhằm hạn chế ô nhiễm môi trường

Xây dựng các dự án áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giảm ô nhiễmmôi trường như dự án “áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hìnhxưởng mạ bạc quy mô nhỏ bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường tại xã Lê Lợi,huyện Kiến Xương”

Trang 33

Quảng Nam

Một số kinh nghiệm đáng chú ý được rút ra trong công tác bảo vệ môitrường của Quảng Nam đó là việc đầu tư ngaân sách cho phát triển và giảiquyết những vấn đề môi trường bức xúc trong các làng nghề, đồng thời xâydựng mô hình làng nghề gắn với phát triển khu du lịch và dịch vụ

Tổng số vốn đầu tư hiện nay lên tới trên 25 tỷ đồng Nguồn vốn nàyđược hỗ trợ cho các làng nghề mở rộng phát triển sản xuất và áp dụng cácbiện pháp bảo vệ môi trường Nhờ đó mà nhiều cơ sở sản xuất ở các làngnghề đã chủ động đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chấtlượng sản phẩm và hạn chế phát thải vào môi trường Hiện nay toàn tỉnh có25/51 làng nghề được công nận đạt tiêu chuẩn về môi trường

Tại Quảng Nam còn áp dụng công việc tái chế rác thải rắn, quy hoạchquản lý chất thải rắn Các chất thải thải ra từ sinh hoạt và sản xuất sẽ đượcphân loại từ nguồn, các rác thải có thể tái sử dụng được sẽ được đem đếncông ty tái sử dụng lại thành một sản phẩm mới như kim loại, giấy loại, giấycác tông, gỗ, đồ nhựa, đồ thủy tinh ) còn lại sẽ được đem đến khu xử lý rácthải, các lò đốt hoặc các hố rác Như vậy ta vừa tái sử dụng được các rác thải

mà lại giảm lượng rác thải mang đến bãi chôn lấp giảm tình trạng ô nhiễmmôi trường

Bình Dương

Xây dựng tiêu chí “Làng nghề điêu khắc xanh” và các chính sách liênquan, để doanh nghiệp tham gia vào “Sách xanh” Sở TN và MT tỉnh BìnhDương cần xây dựng kế hoạch định kỳ giám sát môi trường ở một số cơ sởđiêu khắc điển hình ở địa phương để có số liệu đánh giá diễn biến môi trường;tăng cường thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm khắc vàtriệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng tại làng nghề điêu khắc

Trang 34

Bình Dương quan tâm hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường các cấpphường, xã, thị trấn; tăng cường áp dụng các công nghệ xử lý chất thải; quyđịnh và triển khai có hiệu quả việc áp dụng các công nghệ xử lý khí thải, nướcthải…; khuyến khích các cơ sở trong làng nghề áp dụng các giải pháp sảnxuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế; tổchức các lớp đào tạo, trình diễn thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn chocác chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề điêu khắc

Tỉnh hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cho các mô hình trình diễn và cho vay

ưu đãi với các cơ sở áp dụng sản xuất sạch, xây dựng hệ thống xử lý chất thải;

hỗ trợ một phần kinh phí quan trắc môi trường định kỳ hàng năm (30%) ,phần còn lại thu của các cơ sở sản xuất Về biện pháp kỹ thuật: Tập trung tất

cả các công đoạn có phát sinh bụi đá hay bụi gỗ tại một nơi nhất định và lắpđặt buồng lắng bụi và thiết bị lọc tay áo đối với khu vực đó; lắp đặt hệ thốnghút, lọc bụi sơn bằng màng nước; nước thải sau xử lý Đây là những giải pháp

có tính khả thi và có thể áp dụng ở các cơ sở điêu khắc tại tỉnh Bình Dương

và trong cả nước

 Làng nghề dệt nhuộm Tương Giang

Nước thải của các làng nghề dệt nhuộm có chứa hoá chất tẩy rửa và hoáchất nhuộm cao, vì vậy phải áp dụng việc xử lý sơ bộ trong các hộ sản xuấtsau đó mới dẫn đến hệ thống xử lý tập trung Quy trình xử lý được tiến hànhtheo 2 bước Bước 1, tại bể xử lý nước thải sơ bộ tại hộ gia đình, doanhnghiệp Nước thải trước khi đưa ra hệ thống xử lý tập trung phải được đưaqua hệ thống bể lắng thu hồi hết các xơ sợi, tạp chất có trong nước thải Bước

2, sau khi được xử lý sơ bộ tại cơ sở, nước thải đưa đến hệ thống xử lý tậptrung Hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động theo phương pháp xử lýhoá lý trước khi thải ra sông Ngũ Huyện Khê Đối với khí thải phát sinh từcác cơ sở dệt nhuộm chủ yếu do đốt than của lò hơi và bụi bông, sợi vải từquá trình sản xuất gây ra Vì vậy có thể áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô

Trang 35

nhiễm như: Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải độc hại bằng phươngpháp hấp thụ, phun dung dịch sữa vôi trong buồng xử lý Thay thế các lò hơi

cũ, tính an toàn thấp bằng lò hơi mới có hệ thống xử lý khí thải, lọc bụi Lắpđặt hệ thống hút, lọc bụi bằng tay áo tại các xưởng sản xuất và trồng cây xanhthành từng băng rộng xung quanh xưởng sản xuất

Tuy nhiên, để các giải pháp này được vận dụng hiệu quả thì ngoài sự

hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật của các cấp chính quyền và ngành chuyên môn, vềphía người sản xuất cần nhận thức rõ bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa

vụ của mọi tổ chức, cá nhân, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức làtiêu chí quan trọng của xã hội văn minh Từ đó chủ động đầu tư kinh phí, ápdụng các biện pháp xử lý ô nhiễm ngay chính tại cơ sở sản xuất của mình vàcùng với cộng đồng trong làng nghề gìn giữ, bảo vệ môi trường chung

2.2.3 Những bài học rút ra cho xã Mỹ Thắng huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định

Từ những kinh nghiệm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của các nước trên thế giới và tại một số tỉnh thành nước ta, có thể rút ra một số bài học như sau:

Một là, cần có biện pháp nâng cao ý thức người dân đặc biệt là ngườisản xuất, vì chính họ là người thải ra môi trường Gắn trách nghiệm của mỗingười vào trong trách nghiệm của cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môitrường

Hai là, xây dựng kế hoạch định kỳ giám sát môi trường ở một số cơ sởsản xuất, quan tâm hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường các cấp phường, xã,thị trấn Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra có những biện pháp cứng rắn

và kiên quyết hơn với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng, có thểđóng cửa các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra ô nhiễm quá mức quy định

Trang 36

Ba là, xã hội hóa bảo vệ môi trường làng nghề, khuyến khích người dân

có tinh thần bảo vệ môi trường làng nghề, đặt đường dây điện thoại tố giáchành vi ô nhiễm môi trường

Bốn là, hỗ trợ và đầu tư công nghệ tái chế chất thải, khuyến khích các

hộ gia đình và hộ sản xuất áp dụng công nghệ tái chế rác thải đã qua sử dụngphân loại rác thải từ nguồn, xây dựng dự án áp dụng khoa học kỹ thuật

Năm là, tăng cường vốn đầu tư , hỗ trợ kinh phí cho các làng nghề mởrộng và phát triển sản xuất và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường Đầu

tư vào nghiên cứu phát minh những sản phẩm thân thiện với môi trường, cácbiện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiệu quả

Trang 37

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc Phía Tây Bắc giáp xã Tiến Thắng và xã Hòa Hậu,tỉnh Hà Nam Phía Đông giáp xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc Phía Nam giáp xãLộc Hòa, thành phố Nam Định Phía Tây giáp xã Mỹ Tiến, huyện Mỹ Lộc

Trang 38

Xã Mỹ Thắng nằm ở phía trong đê sông Châu Giang nên địa hình thấp,hàng năm dễ bị ngập úng Địa hình xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam,vũng trũng nhất nằm ở phía Đông Nam của xã.

3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khí hậu ở Mỹ Thắng mang đầy đủ những đặc điểm của vùng khí hậuđồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có

4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông)

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 24oC, số tháng có nhiệt

độ trung bình lớn hơn 20oC từ 8 – 9 tháng Mùa đông, nhiệt độ trung bình là18.9oC, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2 Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là

Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ

1650 – 1700 giờ Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 – 1.200 giờ,chiếm 70% số giờ nắng trong năm

Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cảnăm là 2 – 2,3 m/s Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tầnsuất 60 – 70%, tốc độ gió trung bình 2,4 – 2,6 m/s, những tháng cuối mùađông, gió có xu hướng chuyển dần về phía Đông Mùa hè hướng gió thịnhhành là gió Đông Nam, với tần suất 50 – 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 – 2,2m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s

Trang 39

Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm chịu ảnh hưởngcủa bão và áp thấp nhiệt đới, bình quân 4 – 6 trận/năm.

Chế độ thủy văn của Mỹ Thắng chịu ảnh hưởng chính của sông ChâuGiang Đây là nguồn chính cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho nôngnghiệp của xã Chế độ dòng chảy của sông mùa nước cạn từ tháng 11 nămtrước đến tháng 5 năm sau, nước kiệt trong tháng 1, 2, 3 Mùa nước lớn từtháng 6 đến tháng 10

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Tính đến ngày 31/12/2014, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 743 ha.Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 545,48 ha, chiếm 73,42% bao gồm374,46 ha đất sản xuất nông nghiệp (93,47% trong số này là đất lúa), và171,12 ha đất nuôi trồng thủy sản Đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 26,58%diện tích đất tự nhiên

Trang 40

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai xã Mỹ Thắng giai đoạn 2012 – 2014

ĐVT: ha

Chỉ tiêu

Số lượng

CC (%)

Số lượng

CC (%)

Số lượng

Nguồn: UBND xã Mỹ Thắng

Ngày đăng: 02/02/2016, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w