Công nghệ lò nung Tuynel phần nào đã hạn chế được những tác động tiêu cực tới môi trường, tuy nhiên sự phát triển ồ ạt và thiếu định hướng trong công tác quản lý của các cơ sở sản xuất đ
Trang 1Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứuthực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trongluận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu được ghi rõ nguồngốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Người viết cam đoan
Bùi Thị Lan Anh
Trang 3Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian thực tập, rèn luyện và tu dưỡng tại Học Viện NôngNghiệp Việt Nam Được sự đồng ý của Khoa Môi trường, Học Viện NôngNghiệp Việt Nam và sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thanh Lâm, tôi đã thực
hiện đề tài thực tập tốt nghiệp:“Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại nhà máy sản xuất gạch tuynel Đức Thiện trên địa bàn xã Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định”
Báo cáo tốt nghiệp hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đãnhận được sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Trướchết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi Trường và toàn thểcác thầy, cô giáo trong Học viện Nông Nghiệp Việt Nam trong những nămqua đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ cho việc họctập, nghiên cứu đề tài cũng như cho công tác của tôi sau này
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Thanh Lâm vàchị Đặng Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình thực tập để tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Trực Cường, huyện Trực Ninh,tỉnh Nam Định đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra thuthập số liệu phục vụ nội dung của đề tài
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Công ty TNHH sảnxuất VLXD Đức Thiện, cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên trong nhà đã nhiệttình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, khảo sát thực địa,
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè vàngười thân đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian họctập, rèn luyện tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Người viết lời cảm ơn
Bùi Thị Lan Anh
Trang 4Mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
Danh mục viết tắt viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở khoa học 3
1.2 Cơ sở thực tiễn 4
1.2.1 Thực trạng sản xuất gạch tại Việt Nam 4
1.2.2 Các kiểu lò nung gạch thường được sử dụng tại Việt Nam 8
1.2.3 Các vấn đề ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất gạch 15
1.2.4 Tác động của lò gạch đến các yếu tố kinh tế, xã hội 23
1.2.5 Phát triển lò gạch tại Nam Định và quản lý môi trường 23
1.2.6 Các biện pháp quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với lò gạch 26
1.3 Cơ sở pháp luật 29
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng nghiên cứu 31
2.2 Phạm vi nghiên cứu 31
2.3 Nội dung nghiên cứu 31
2.4 Phương pháp nghiên cứu 31
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 31
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 32
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Trực Cường 38
Trang 53.2 Tình hình sản xuất gạch Tuyneltại khu vực nghiên cứu 43
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy 43
3.2.2 Đặc điểm hoạt động của lò sản xuất gạch Tuynel 45
3.3 Hiện trạng môi trường ở nhà máy sản xuất gạch 50
3.3.1 Hiện trạng khí thải tại nhà máy sản xuất gạch 50
3.3.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại nhà máy 52
3.3.3 Hiện trạng phát sinh nước thải tại nhà máy 55
3.4 Công tác quản lý môi trường tại nhà máy 58
3.4.1 Bộ máy quản lý của công ty 58
3.4.2 Các quy định hiện hành trong nhà máy 61
3.4.3 Một số giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất gạch 63
3.4.4 Những khó khăn trong công tác quản lý môi trường 73
3.5 Đề xuất một số giái pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại nhà máy sản xuất gạch 74
3.5.1 Chương trình quản lý môi trường 74
3.5.2 Chương trình giám sát môi trường 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1.Kết luận 80
2 Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 85
Trang 6Danh mục bảng
Bảng 1.1 So sánh, đánh giá khả năng áp dụng của các kiểu lò gạch thủ công 14
Bảng 1.2 Thành phần và tỷ lệ các chất trong rác thải sinh hoạt 21
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu phân tích mẫu và phương pháp phân tích 35
Bảng 3.1 Kết quả phân tích mẫu khí thải lò gạch tuynel 52
Bảng 3.2 Đặc trưng các nguồn phát sinh chất thải của lò gạch Tuynel 53
Bảng 3.3 Tỷ lệ sản phẩm lỗi, hỏng thải ra mỗi goòng 54
Bảng 3.4 Bảng số liệu cân rác thải tại nhà máy 55
Bảng 3.5 Bảng số liệu thể hiện lượng nước cấp sinh hoạt 57
Bảng 3.6 Vài trò, nhiệm vụ và đánh giá công tác thực hiện của một số BCNV trong nhà máy 60
Trang 7Danh mục hình
Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện xu hướng tăng trưởng sản lượng gạch tại Việt Nam 4
Hình 3.1 Vị trí địa lý của xã Trực Cường 36
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi mục đích sử dụng đất xã Trực Cường năm 2011- 2015 43
Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu quản lý nhà máy sản xuất gạch tuynel 46
Hình 3.4 Quy trình sản xuất gạch Tuynel 48
Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ nung của lò gạch Tuynel 50
Hình 3.6 Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt tại nhà máy sản xuất gạch 58
Hình 3.7 Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn 59
Hình 3.8 Bộ máy quản lý của Công ty TNHH sản xuất VLXD Đức Thiện 59
Hình 3.9 Sơ đồ quy trình xử lý khí thải lò nung 65
Hình 3.10 Hình ảnh ống khói lò sản xuất gạch Tuynel Đức Thiện 66
Hình 3.11 Hệ thống quạt hút khí lò nung Tuynel 67
Hình 3.12 Chất thải nguy hại của nhà máy gạch Tuynel Đức Thiện 73
Hình 3.13 Sơ đồ xử lý khí thải lò nungTuynel 77
Hình 3.14 Quy trình xử lý nước thải của nhà máy 77
Trang 8QLMT Quản lý môi trường
QTC
QĐ - TTg
Quy tiêu chuẩnQuyết định – Thủ tướngTCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VLXD Vật liệu xây dựng
VLXKN Vật liệu xây không nung
Trang 9MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước, xây dựng một xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi íchcủa con người Nền kinh tế nước nhà những năm qua đã có những bước chuyểnmình mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra hết sức khẩntrương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cảithiện Song, cùng với sự phát triển nhanh chóng ấy thì các nhu cầu tiêu dùngcủa con người và xã hội ngày càng tăng lên rõ rệt Các ngành sản xuất vật liệuxây dựng cũng phát triển một cách nhanh chóng, trong đó có ngành sản xuấtgạch Năm 2011 sản lượng gạch đất nung của cả nước vào khoảng 20,9 tỷ viên,chiếm 83,7% vật liệu xây; trong đó sản lượng gạch sản xuất bằng lò thủ côngvẫn chiếm khoảng 30%- 35% Năm 2012 sản lượng sản xuất khoảng 16,5 tỷviên chiếm khoảng 82% so với tổng số vật liệu xây, trong đó sản lượng gạch sảnxuất bằng lò thủ công khoảng 25%-30% Trong những năm gần đây, các lòTuynel đang có xu hướng tăng lên rõ rệt Công nghệ lò nung Tuynel phần nào
đã hạn chế được những tác động tiêu cực tới môi trường, tuy nhiên sự phát triển
ồ ạt và thiếu định hướng trong công tác quản lý của các cơ sở sản xuất đã gây ranhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường
Nằm trên dải đất phía Nam của tỉnh Nam Định với con đường chạy từthành phố ra biển Đông, Trực Ninh là một huyện trọng yếu về an ninh, chính trịquốc phòng của tỉnh Huyện Trực Ninh có diện tích khá rộng 14.318,96 ha vớidân số 188.189 người; có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm19 xã Trong đó,
xã Trực Cường là xã nằm ở phía Nam của huyện Trực Ninh, với diện tích7,46ha và có dân số 8.205 người Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưtrồng lúa, chăn nuôi gia súc gia cầm, xã Trực Cường có xu hướng phát triển khánhanh các ngành công nghiệp như: ngành công nghiệp đóng tàu, chế biến thủyhải sản, trong đó có sản xuất gạch Việc xuất hiện các nhà máy, xí nghiệp sảnxuất gạch tại đây phần nào tạo công ăn việc làm, giúp nâng cao chất lượng cuộc
Trang 10sống của người dân cũng như cải thiện tình hình kinh tế của xã nhưng nó cũng làcon dao hai lưỡi gây những thiệt hại không nhỏ về mặt môi trường.
Lò gạch Tuynel Đức Thiện được xây dựng trên khu đất nằm ngoài đê tảsông Ninh Cơ, thuộc địa bàn xã Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.Khu vực này có hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thủy, đây
là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương buôn bán, đồng thời là nguồn cungứng nguyên, nhiên vật liệu cho quá trình sản xuất gạch Hoạt động sản xuất gạchtại nhà máy phát sinh các vấn đề về ô nhiễm đất, nước, không khí, thải ra môitrường các loại bụi, khí thải độc hại như: CO2, SO2, HF, gây ảnh hưởng khôngtốt tới sức khỏe của con người cũng như tới hoạt động sản xuất nông nghiệp củangười dân địa phương Do đó cần có các biện pháp giảm thiểu các tác động xấuảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đồng thời nâng cao công tác quản lýmôi trường tại nhà máy nhằm đáp ứng các yêu cầu về mặt môi trường.Chính vì
thực trạng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giáhiện trạng quản
lý môi trường tại nhà máy sản xuất gạch tuynel Đức Thiện trên địa bàn xã Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định”
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại nhà máy sản xuất gạch TuynelĐức Thiện trên địa bàn xã Trực Cường- Huyện Trực Ninh- Tỉnh Nam Địnhnhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường (QLMT) tạinhà máy
Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được ưu điểm và hạn chế của hệ thống quản lý môi trường tạinhà máy
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường hiệu quả hơn
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học
- Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh ta,được hình thành do các quá trình tự nhiên hoặc được tạo ra bởi con người, cókhả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật Môi trường đượccoi là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc hại đạt mức bắt đầu ảnh hưởng sứckhỏe con người, động vật, thực vật và vật liệu Không khí: bụi, COx, NOx,
SOx, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, …
- Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vự c quản lý xã hội,
có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có
hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề mt có liênquan đến con người, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tàinguyên
Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy quản lý môi trường là tổnghợp các biện pháp thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của conngười, với mục đích chính là giữ hài hòa quan hệ giữa môi trường và pháttriển, giữa nhu cầu của con người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại vàkhả năng chịu đựng của trái đất -“phát triển bền vững”
Như vậy, “Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằmbảo vệ môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp pháttriển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội”
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luậtpháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điềukiện cụ thể của vấn đề đặt ra
Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khuvực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,
Mục tiêu quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sựcân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội
Trang 121.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng sản xuất gạch tại Việt Nam
Cùng với phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế,đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa,vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nền kinh tế đất nước.Hiện nay nước ta đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đôthị, văn phòng và nhà ở Do đó, ngành xây dựng đóng một vai trò rất quantrọng trong quá trình phát triển đất nước Sự phát triển kinh tế của đất nướckéo theo sự phát triển đột biến về sản xuất VLXD, nhất là nhu cầu về gạchngói các loại Sản xuất gạch thủ công những năm qua cũng tăng đột biến Hệquả tất yếu là gây ra ô nhiễm môi trường, khai thác bừa bãi nguồn tài nguyênđất đai, nguyên liệu, tăng nồng độ khói, bụi, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
và đời sống, sức khoẻ nhân dân, gây thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp,giảm sản lượng và năng suất cây trồng Theo số liệu thống kê năm 2009 trêntoàn quốc đã sản xuất được khoảng 23 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC), trong
đó VLXKN khoảng 8%, gạch đất sét nung 92% (trong số gạch nung có gạchsản xuất bằng công nghệ lò tuynel chiếm 57%, lò thủ công chiếm 38%, cácloại lò khác chiếm 5%)
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện xu hướng tăng trưởng sản lượng gạch tại Việt
Nam
Trang 13Điều tra sơ bộ của Hội Xây dựng Việt Nam đưa ra: năm 2000 sảnlượng gạch nung khoảng 12 tỷ viên, năm 2007 sản lượng gạch là 22 tỷ viên.Năm 2011sản lượng gạch đất nung của cả nước vào khoảng 20,9 tỷ viên,chiếm 83,7% vật liệu xây; trong đó sản lượng gạch sản xuất bằng lò thủ côngvẫn chiếm khoảng 30%- 35% Năm 2012 sản lượng sản xuất khoảng 16,5 tỷviên chiếm khoảng 82% so với tổng số vật liệu xây, trong đó sản lượng gạchsản xuất bằng lò thủ công khoảng 25%-30% Đến năm 2015 sản lượng gạch là
32 tỷ viên và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỷ viên (Bộ xây dựng, 2013).
Tuy nhiên, thực trạng đang diễn ra thường xuyên, đó là gạch ngói sảnxuất theo quy trình công nghệ cũ, lạc hậu Đa số các lò gạch đang được sửdụng đều là lò thủ công, chỉ dùng than đá và củi để đốt Việc tiêu thụ mộtlượng than lớn, các lò gạch sẽ thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khí thảiđộc hại CO, CO2, SO2…ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người,làm gia tăng nguy cơ phá hủy tầng o-zon ( Công ty cổ phần Thiên Phú, 2011).Thêm vào đó là việc khai thác gỗ rừng để cung cấp chất đốt cho các lò gạchthủ công gây nguy cơ lũ lụt và mất cân bằng sinh thái…ảnh hưởng nghiêmtrọng đến môi trường cũng như các thế hệ tương lai
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề từ các lò gạch, Chính phủ
và các bộ ban ngành ban hành Quyết định đóng cửa tất cả các lò gạch thủcông trên cả nước Thay vào đó chuyển sang áp dụng lò đốt Tuynel và lòđứng liên hoàn, ngoài ra còn linh hoạt cho phép các lò thủ gạch thủ côngchuyển đổi công nghệ mới, hạn chế gây ra ô nhiễm môi trường Cụ thể là,năm 2001, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định115/2001/QĐ-TTg ngày 01/8/2001 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triểnngành công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam giai đoạn 2001-
2010 (gọi tắt là Quyết định 115) trong đó quy định đối với vật liệu xây: “Tổchức lại sản xuất kinh doanh vật liệu xây thủ công ở các địa phương, nhằmgiảm tối đa sử dụng đất canh tác và xây dựng các lò gạch thủ công không theoquy hoạch gây ô nhiễm môi trường tại các vùng ven đô thị, thành phố, thị xã,
Trang 14thị trấn Từng bước phát triển sản phẩm gạch không nung ở những vùngkhông có nguyên liệu nung, tiến tới xoá bỏ việc sản xuất gạch đất sét nungbằng lò thủ công ở ven các đô thị trước năm 2005, ở các vùng khác trước năm2010”.
Thực hiện quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua,các địa phương cũng đã có những quy định cụ thể trong vấn đề này như cấmđốt gạch trong thời gian sản xuất nông nghiệp, cấm đốt gạch, khai thác đất ởnhững khu vực gần dân cư, hành lang bảo vệ đê điều…đã dần xoá bỏ lò gạchthủ công, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn vào thời điểm 31/12/2009 Tuy nhiên, thựchiện được mục tiêu này là điều không dễ dàng và còn nhiều vấn đề đặt ra cầnđược quan tâm
Năm 2008, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, dự thảo và trình Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết định 121/2008/QĐ-TTg ngày 28/8/2008 phê duyệtQuy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp VLXD Việt Nam đến năm
2020 (gọi tắt là Quyết định 121), trong đó quy định về đầu tư sản xuất gạchđất sét nung: Đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ sản xuất gạch đất sét nung ởtất cả các cơ sở sản xuất hiện có, nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu
và bảo vệ môi trường Phát triển các loại gạch có kích thước lớn, độ rỗng cao
≥ 50% để tiết kiệm nguyên liệu và nhiên liệu, tăng tính cách âm, cách nhiệt
Rà soát và tổ chức lại các cơ sở sản xuất gạch thủ công hiện nay để chuyểnsang công nghệ lò Tuynel, hoặc các công nghệ tiên tiến khác bảo đảm tiêuchuẩn về chất lượng môi trường của Việt Nam Tại Quyết định 121 cũngquy định: Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung từ các nguyên liệu như
xi măng, đá mạt, cát và tro xỉ nhiệt điện… theo hướng công nghệ hiện đại,quy mô lớn, kích thước lớn, nhẹ để thay thế dần gạch xây sản xuất từ đất sétnung Tỷ lệ gạch không nung đến năm 2015 là 20% - 25% và năm 2020 là30% - 40% trong tổng số vật liệu xây
Để triển khai có hiệu quả Quyết định trên, Bộ Xây dựng đã xây dựng
và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày28/4/2010 phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến
Trang 15năm 2020 Thúc đẩy tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu không nung, hạnchế sản xuất và sử dụng vật liệu nung trong các công trình xây dựng
Mặc dù mới được phê duyệt kế hoạch triển khai từ tháng 5/2015, nhưng
Dự án đã hoàn thiện được tổ chức, nhân sự, ký kết với các đơn vị có liên quan
và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ: về khối lượng côngviệc, đã hoàn thành 15/19 chỉ tiêu kết quả của kế hoạch năm 2015, về tàichính, đã giải ngân được 75% kế hoạch năm 2015; đã lựa chọn được 2 dự án
để trình diễn mô hình sản xuất gạch không nung tại Thái Nguyên và QuảngNam
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay cả nước có 1.500 dâychuyền sản xuất gạch không nung, tổng công suất ước đạt 7 triệu viên/năm vàhơn 100 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu, có công suất 7 triệu đến
40 triệu viên/năm, tổng công suất sản xuất gạch xi măng cốt liệu khoảng trên5,2 tỷ viên/năm Tổng sản lượng vật liệu xây không nung được sản xuất và sửdụng chiếm 29% tổng sản lượng vật liệu năm 2014, vượt so với dự kiến banđầu ( Quỳnh Trang, 2015)
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, năm 2015 cả nước sẽ phải sử dụngkhoảng 30 tỷ viên và năm 2020 khoảng 42 tỷ viên gạch không nung Thủtướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Tăng cường sản xuất và sửdụng gạch không nung ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên hợpquốc (UNDP) tài trợ với tổng hạn mức vốn là 38.880.000 USD và sẽ đượctriển khai trong cả nước trong 5 năm tới (2015-2020) Mục tiêu của Dự ángiúp các nhà đầu tư tiềm năng và doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đượcnhiều hơn và bền vững hơn các nguồn tài chính để đầu tư các nhà máy sảnxuất gạch không nung và chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung, tăng thịphần của gạch không nung trong thị trường gạch xây dựng nói chung (Bộ xâydựng, 2015)
Vừa qua, tại dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số712/2013/UBTVQH13 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên,
Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh mức thuế đối với đất làm gạch từ 10% lên
Trang 1615%, nhằm góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm và sử dụng hợp lýnguồn tài nguyên, khuyến khích sản xuất và sử dụng gạch không nung tạiViệt Nam, áp dụng từ 1/1/2016 ( Tin tức tài chính ngày 10/12/2015).
Với sự cố gắng trong những năm qua, xu hướng phát triển lò Tuynel ởcác địa phương tăng, ở các tỉnh đồng bằng và thành phố các lò thủ công có
xu hướng giảm, có một số tỉnh tới thời điểm này lượng lò đứng thủ công cònrất ít Nhiều tỉnh đã xây dựng phương án dừng sản xuất gạch bằng lò thủcông, tăng sản lượng sản xuất gạch nung bằng lò tuynel như: Đồng Nai, TháiBình, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hoá, Hà Tĩnh Tuy nhiên,vẫn còn có một số tỉnh có lượng gạch lò thủ công tăng như: An Giang, QuảngNinh, Quảng Bình, Đồng Tháp, thành phố Hà Nội
Có thể nói, hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công trong những nămqua đã góp phần bình ổn giá VLXD trên thị trường, qua đó, góp phần pháttriển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động tại cácđịa phương Do đó nhà nước cần tiếp tục có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các
cơ sở sản xuất hợp tác, đầu tư công nghệ, chuyển đổi sang phương thức lòđứng, lò nung Tuynel, khai thác hợp lý và có kế hoạch nguồn tài nguyên
1.2.2 Các kiểu lò nung gạch thường được sử dụng tại Việt Nam
Về công nghệ, lò nung hiện nay được phân loại như sau:
Phân loại theo kiểu nung:
- Nung gián đoạn
- Nung bán liên tục
- Nung liên tục
Phân loại theo kiểu buồng đốt:
- Nung gạch với buồng đốt di động:
- Nung gạch với buồng đốt cố định:
Các kiểu lò gạch thủ công thường được lựa chọn có triển vọng, có khảnăng thích nghi với điều kiện Việt Nam:
1.2.2.1 Kiểu lò nung Hoffman
Kiểu lò nung Hoffman do người Đức phát minh năm 1858
Trang 17Đây là kiểu lò nung theo công nghệ nung liên tục với buồng đốt diđộng Lò này được du nhập vào Việt Nam (miền Nam) vào thập niên 60 củathế kỷ 20.
Lò Hoffman gồm hai dãy, mỗi dãy có từ 10 -20 khoang tùy theo từng lògạch được xếp vào lò tách từng khoang qua các cửa đốt Có 2 phương pháp đốt
cơ bản là đốt cửa hông và đốt trên xuống, đồng thời có thể kết hợp cả 2 cách đốt
lò này đã được cải tiến bởi nhiều tổ chức và cá nhân để chuyển từ việc đốt củisang đốt phụ phẩm nông nghiệp (vỏ cà phê, hạt điều, đậu phộng, trấu) như hiệnnay
Lò Hoffman hiện đang được sử dụng rộng rãi tại Tây Ninh, Bình Thuận
vả rải rác một số tỉnh miền Đông Nam bộ Qua khảo sát tại Tây Ninh cho thấynhu cầu nhiên liệu trấu đốt cho 1 kg gạch vào khoảng 150g (tiết kiệm trên60% lượng trấu) lợi nhuận tăng cao với lò thủ công Ngoài ra, do sử dụng ítnhiên liệu và sử dụng hiệu quả cao nguồn nhiệt, do đốt liên tục và tuần hoàn,nên giảm lượng khí ô nhiễm thải ra môi trường (giảm trên 70% so với lò thủcông) Đặc biệt, do sử dụng nhiệt triệt để, khói thải tập trung tại một ống khóicao từ 11-15m, chủ động đẩy khói bằng mô tơ quạt, nên dễ xử lý ô nhiễm môitrường
Bên cạnh đó, thời gian nung gạch của lò nung Hoffman cải tiến chỉ 24giờ, còn đối với lò thủ công thì thời gian nung kéo dài, mỗi mẻ nung từ 15đến 20 ngày; riêng khâu chờ gạch nguội và chuyển gạch thành phẩm ra khỏi lòphải mất đến 1 tuần Do thời gian nghỉ đốt của lò quá lâu nên khi bắt đầu một mẻmới phải làm nóng lò lại ngay từ đầu, vì vậy không tận dụng được lượng nhiệttrong lò
Chi phí đầu tư: khoảng 1 tỉ đồng/lò công suất 1.000.000 viên/tháng (sảnlượng tương đương 10 lò thủ công)
Ưu điểm: dễ vận hành, sử dụng được nhiều loại nhiên liệu khác nhaunhư than đá, củi, gas, dầu, phụ phẩm nông nghiệp Gây ô nhiễm môi trườngtrung bình, dễ xử lý môi trường, chất lượng gạch sau nung khá đồng đều, tỉ lệgạch ống đạt mác 50% trên 85%
Trang 18Nhược điểm: cần diện tích mặt bằng lớn, chí phí đầu tư ban đầu lớn, tỉ
lệ hao hụt cao khi phải dựng lò không chủ động, khí thải chưa đảm bảo tiêuchuẩn môi trường
1.2.2.2 Kiểu lò Tuynel (lò đường hầm)
Lò Tuynel có nguồn gốc từ Đức năm 1877, được du nhập vào ViệtNam từ năm 1976 Là kiểu lò nung theo công nghệ nung liên tục với buồngđốt cố định Công suất sản xuất của lò từ 7 đến 40 triệu viên/năm/lò
Đây là dạng lò nung dạng ống trụ hình chữ nhật đặt nằm Là lò nungliên tục với buồng đốt cố định, gạch mộc được chất trên các xe goòng và lầnlượt di chuyển qua một buồng đốt cố định Lò có chế độ làm việc liên tục, sửdụng được nhiều loại nhiên liệu như: than đá, than cám, dầu DO, dầu FO, khíga, Lượng than đá sử dụng dao động từ 70 – 75g/1kg gạch Lò có kích cỡkhác nhau, dài từ 25-150 m, có những bộ phận hồi lưu và trộn khí, tránh sựphân lớp khí gây mất đồng đều nhiệt độ trong lò
Kiểu lò này được sử dụng phổ biến nhất ở các nước phát triển và hiệntại lò Tuynel đã được tự động cao và được đánh giá thích hợp cho điều kiệnsản xuất công nghiệp và quy mô lớn
Chi phí đầu tư: khoảng 3,5 tỉ đồng/lò 1.250.000 viên/tháng (sản lượngtương đương 12 lò thủ công)
Ưu điểm: Ưu điểm nổi bật của lò tuynel là sản lượng lớn, nung liên tục,chủ động sấy khô, tiết kiệm năng lượng do sử dụng được tối đa lượng nhiệttrong lò; mức độ cơ giới hoá khá cao, sản xuất theo dây chuyền công nghiệp,năng suất lao động cao; chất lượng gạch sau nung đạt có độ đồng đều trungbình, gạch ống đạt mác 50 trên 90%, giảm phát thải khí CO2, hạn chế ônhiễm môi trường
Nhược điểm: cần diện tích mặt bằng lớn; chí phí đầu tư ban đầu khácao, quy mô sản xuất lớn, tỉ lệ hao hụt cao khi phải dừng lò không chủ động.Đây là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
( Theo Tầng Phú An - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng TB KHCN An Giang)
Trang 191.2.2.3 Kiểu lò Habla
Kiểu lò Habla do người Đức Phát minh năm 1927
Đây là kiểu lò nung theo công nghệ nung bán liên tục (có thể vận hànhliên tục) với buồng đốt di động Kiểu lò này được cải tiến từ lò Hoffman (lòHoffman có vách ngăn) nên có thể dừng lò khi có sự cố và điều tiết sản lượng
dễ dàng Lửa đốt và hơi nóng được dẫn đi theo đường Zig-Zag nên lượngnhiệt liệu đốt có giảm
Qua sử dụng và đánh giá sơ bộ cho thấy, lượng trấu sử dụng dao động250g – 300g trấu/1kg gạch (tiết kiệm 30% so với lò thủ công)
Chi phí đầu tư: khoảng 600 triệu đồng/lò 500.000 viên/tháng (Sảnlượng tương đương 5 lò thủ công)
Ưu điểm: Chi phí đầu tư trung bình, dễ vận hành, sử dụng được nhiềuloại nhiên liệu khác nhau như than đá, củi, gas, dầu, phụ phẩm nông nghiệp
Có thể chuyển sang dạng lò nung bán liên tục, dễ xử lý môi trường, chấtlượng gạch sau nung khá đồng đều, tỉ lệ gạch ống đạt mác 50 ( 60< M50<80%)
Nhược điểm: tiêu hao nhiên liệu cao, gây ô nhiễm môi trường khá cao
( Theo Tầng Phú An - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng TB KHCN An Giang) 1.2.2.4 Lò nung liên tục kiểu đứng
Kiểu lò này do người Trung quốc phát minh vào năm 1958
Đây là kiểu lò nung theo công nghệ nung liên tục với buồng đốt cốđịnh Lò nung dạng ống trụ hình chữ nhật đặt đứng, gạch mộc được nạp vàomiệng lò từ phía trên và lấy ra ở dưới đáy lò Lò vận hành dựa trên nguyên lýkhí động học nên sử dụng năng lượng rất hiệu quả Kiểu lò này được xâydựng lần đầu tiên tại Việt Nam (Hưng Yên) vào năm 2001 Hiện tại kiểu lònày đã được nhiều tổ chức KHCN cải tiến nên tương đối hoàn thiện về mặtcông nghệ và đạt hiệu quả khá cao, tỉ lệ hao hụt giảm (dao động từ 5% – 7% sovới 20% – 30% trong những năm trước 2005); lượng than đá sử dụng với mức
45 - 50g than đá/1kg gạch (giảm 20% so với bản đầu tiên) Theo tính toán cụ thể
lò gạch liên tục kiểu đứng với ưu điểm là tiết kiệm nhiên liệu 45% đến 60% so
Trang 20với lò thủ công Lưu lượng khí thải giảm 11,5 lần Lượng SO2 và CO2 giảm 6lần Nhiệt độ khí thải thấp.
Chi phí đầu tư: khoảng 300 triệu đồng/lò công suất 300.000 viên/tháng.(sản lượng tương đương 3 lò thủ công)
Ưu điểm:Chi phí đầu tư ban đầu trung bình,không cần xử lý môi trường,chất lượng gạch sau nung có độ đồng đều cao, lượng gạch ống đạt mác 50>80
%
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến môi trườnglàm việc của công nhân vận hành lò
- Tiết kiệm từ 45% đến 50% lượng than sử dụng so với lò truyền thống
- Đạt trên 90% gạch loại A, tỷ lệ hao vỡ dưới 10%
- Chất lượng gạch cao hơn lò thủ công về cường độ nén, cường độ uốn
và độ hút nước nhỏ hơn
- Đa dạng hóa sản phẩm gạch nung: gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ, gạchđặc
- Do sản xuất liên tục nên tạo công ăn việc làm, dễ bố trí lao động
Nhược điểm: tỉ lệ gạch bể cao >7% và có thể tăng lên vài chục % nếuvận hành không đảm bảo kỹ thuật; khó vận hành; sử dụng duy nhất một loạinhiên liệu là than đá
( Theo Tầng Phú An - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng TB KHCN An Giang) 1.2.2.5 Lò nung gạch đốt trấu kiểu Thái Lan
Do các giáo sư người Thái nghiên cứu và hoàn thiện vào năm 2000.Đây là kiểu lò nung theo công nghệ nung bán liên tục với buồng đốt diđộng Kiểu lò này được áp dụng lần tiện tại Việt Nam (An Giang) vào năm
2006 Lò được xây theo dạng hình vuông, có bốn buồng đốt, mỗi buồng đốtchứa từ 1800 - 2000 viên gạch ống, thời gian nung cho mỗi buồng từ 8 đến 12giờ tùy theo loại đất ở khu vực, Hiện lò này đã được cải tiến nâng công suấtlên 2500 viên/buồng đốt và lắp đặt thêm hệ thống xử lý môi trường nên có thểtriển khai áp dụng cho các cơ sở sản xuất với quy mô hộ gia đình Do đặc thùcủa lò là tận dụng nguồn nhiệt đầu ra của buồng đốt để sấy gạch mộc ở các
Trang 21buồng kế cận và có thể lấy nhiệt ở buồng làm nguội để sấy nóng không khítrước khi đi vào lò buồng nung Do đó lò đạt hiệu suất nhiệt khá cao về nhiệt
và tiết kiệm nhiên liệu 250g trấu/1kg gạch (tiết kiệm trên 35% lượng trấu sovới lò thủ công)
Đặc biệt, do sử dụng nhiệt khá triệt để, khói thải có nhiệt độ thấp (dưới
120oC) và tập trung tại một đầu ra do một quạt trung tâm điều tiết nên dễ xử lý ônhiễm
Chi phí đầu tư: khoảng 150 triệu đồng/lò công suất 150.000 viên/tháng(sản lượng tương đương 1,5 lò thủ công)
Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp, dễ vận hành, cần ít diện tích mặt bằng,
sử dụng được nhiều loại nhiên liệu khác nhau như than đá,củi vụn, phụ phẩmnông nghiệp Chất lượng gạch ống sau nung khá đồng đều, tỉ lệ gạch vỡ<2%
Nhược điểm: gây ô nhiễm môi trường trung bình (dễ xử lý môitrường), cần nhiều thời gian bảo trì lò
Trong quá trình chọn kiểu lò nung cần lưu ý: Nên xem xét lựa chọn cácdạng lò nung liên tục để tiết kiệm chi phí năng lượng như: lò Hoffman, lòVSBK, Tuynel,… Khi chuyển sang các dạng lò này các chủ cơ sở cần quan tâm:
- Nguồn vốn đầu tư khá lớn và cần mặt bằng rộng nên xem xét khảnăng hợp tác liên kết của nhiều chủ cơ sở lại với nhau
- Do là dạng lò nung liên tục nên phải chủ động nguồn gạch mộc và nhiênliệu nung để tránh tình trạng phải dừng lò không chủ động (liên quan đến việc nàycần chú ý đến việc đầu tư hệ thống cối ép gạch, sân phơi và trại chứa gạch mộc,kho bãi)
- Khi chuyển sang các dạng lò nung liên tục nhu cầu nguyên liệu tăngcao, khả năng sản lượng gạch lớn nên việc tổ chức lại sản xuất, kinh doanhcho phù hợp và đạo tạo tay nghề cho công nhân cần phải được xem xét
( Theo Tầng Phú An - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng TB KHCN An Giang)
Trang 22Bảng 1.1: So sánh, đánh giá khả năng áp dụng của các kiểu lò gạch thủ công
Dạng lò
nung
Đầu tư lò nung (triệu đồng/
1triệu viên/
năm)
Tỉ lệ gạch ống đạt mác 50
Giá thàn
h 1 kg gạch
Chi phí nhiên liệu nung (đồng)
Tác động môi trườn g
Khả năng
xử lý môi trườn g
Thích nghi điều kiện tỉnh An Giang
Quy mô tối thiểu có hiệu quả kinh tế (triệu viên/
năm)
Tỉ lệ bể khi nun g (%)
( Theo Tầng Phú An - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng TB KHCN An Giang)
Cơ sở tính toán: - Trấu: 300 đ/ kg - Điện: 1000 đ/kg
- Than đá: 2.000 đ/kg - Chí phí đất, gia công gạch mộc tạm tính như nhau
Trang 241.2.3 Các vấn đề ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất gạch
1.2.3.1 Ô nhiễm môi trường do bụi và khí thải
Một thực trạng đáng được quan tâm hiện nay là gạch, ngói được sảnxuất theo quy trình công nghệ cũ, lạc hậu, chưa có thiết bị và hệ thống xử lýbụi, khí thải Đa số các lò gạch đang được sử dụng đều là lò thủ công, chỉdùng than đá và củi để đốt Điều này gây nên khói, bụi làm ô nhiễm môitrường nặng nề hơn Việc sử dụng nguyên liệu như dầu các loại (do đốt dầu
FO, DO khi sấy, nung gạch), than, củi để đốt lò sẽ thải ra môi trường hàngloạt khí độc hại, rất nguy hiểm cho sức khỏe, môi trường sống như: SO2, SO3,
CO2, CO, NOx, đặc biệt nồng độ CO2 và SO2 rất cao, đem theo mùi hăng, khétrất khó chịu Ngoài ra, cũng tạo ra những hợp chất hữu cơ độc hại khác, cókhả năng gây tử vong như CH4, benzen và các hợp chất hữu cơ nhân thơm rấtđộc hại và có khả năng gây ung thư Cùng với đó, hàng chục ha đất nôngnghiệp bị biến thành ao hồ do lấy đất để làm gạch
Đối với lò gạch sản xuất theo công nghệ lò Tuynel:
- Bụi: Đối với các lò gạch sản xuất theo công nghệ lò Tuynel, bụi phát
sinh từ các công đoạn: cấp liệu thùng, công đoạn nghiền, máy ủi, công đoạncán thô, cán mịn, công đoạn cắt gạch, nghiền than, lò nung, hầm sấy, côngđoạn rải than lên băng tải … hàm lượng bụi lớn nhất phát sinh trong nhà máy
là khu vực chế biến tạo hình, khu vực nghiền than và khu vực dỡ sản phẩm(Công ty TNHH sản xuất VLXD Đức Thiện, 2016)
+ Đối với khu vực chế biến tạo hình: Do áp dụng phương pháp tạo hìnhdẻo nên việc gia công nguyên liệu, tạo hình sản phẩm gây ra lượng bụi khôngđáng kể
+ Đối với khu vực nghiền than là khâu chủ yếu phát sinh ra bụi nên cầnđược xây dựng tường bao quanh che chắn để không ảnh hưởng đến các khuvực khác trong nhà máy
+ Đối với khu dỡ sản phẩm: Do việc pha than vào đất để cải thiện tínhchất của vật liệu nung, lượng than pha tới 80% đã giải quyết cơ bản về khí bụitrong thành phần xỉ lò Vì vậy lượng bụi này cũng không đáng kể
Trang 25Ngoài ra công đoạn vận chuyển gạch lên goòng đưa vào hầm sấy, rồivận chuyển gạch lên xe cũng gây ra ô nhiễm bụi nhưng lượng ô nhiễm nàykhông đáng kể.
Khí thải: Khí thải sản xuất phát sinh từ các quá trình đốt nhiên liệu khí
than hoá, các loại khí thải phát sinh từ khu vực lò nung và hầm sấy, một phần
từ kho lưu trữ than của nhà máy Thành phần của khí thải trong giai đoạn nàychủ yếu là CO2, SO2, NO2, HC, và hơi nước do đã chuyển hoá phần lớn trongquá trình chế biến khí than và quá trình đốt trong lò nung và hầm sấy Cácloại khí thải SO2, NO2, CO, HC, khói và nhiệt… phát sinh từ khu vực lò nunggạch, hầm sấy, và một phần phát sinh trong khu vực kho than của quá trìnhđốt cháy nhiên liệu dầu F.O Nhiên liệu đốt là dầu F.O nên hàm lượng khí thải
ít so với phương pháp truyền thống Công nghệ lò nung tuynel có tính thânthiện với môi trường, ít gây tác động xấu đến môi trường (Công ty TNHH sảnxuất VLXD Đức Thiện, 2016)
Lò nung và hầm sấy đều được thiết kế hiện đại tiên tiến theo kiểu lònung cải tiến kéo dài cho phép độ chênh lệch nhiệt độ trên mặt cắt ngang của
lò ở mức độ thấp nhất, sản phẩm ra lò đạt chất lượng đồng đều tại mọi vị trítrên xe goòng đặc biệt là sản phẩm thành móng chất lượng cao Hầm sấyTuynel được thiết kế trên cơ sở tận dụng tối đa khí nóng từ vùng làm nguội vàkhí thải của lò nung thông qua quạt có công suất 3.500 – 4.500m3/h Do đó,các loại khí thải, khói, bụi cũng như nhiệt đều được hạn chế rất nhiều nênnhững tác động do chúng gây ra có thể khắc phục được (Công ty TNHH sảnxuất VLXD Đức Thiện, 2016)
Hơn nữa, các loại khí thải trong hầm sấy và lò nung còn tồn tại cũngđược đưa ra ngoài qua ống khói cao 30m Các loại khí thải này được phát tán
đi xa theo chiều gió và được pha loãng với không khí nên nồng độ giảm đi rấtnhiều từ chân ống khói
Với cây trồng, vật nuôi, thực vật rất nhạy cảm đối với ô nhiễm khôngkhí SO2, NO2, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khíkhổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh
Trang 26Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn,làm lá vàng và rụng sớm.
Bụi và khí thải gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của câycối, hoa màu:
+ Bụi bám trên bề mặt làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây+ SO2 có tác hại đến sinh trưởng của rau, quả: ở nồng độ thấp nhưngkéo dài sẽ làm lá vàng úa và rụng, nồng độ cao thì một thời gian ngắn đã làmvàng lá và gây hiện tượng chết hoại đối với thực vật
+ Làm cho cây trồng không phát triển hoặc phát triển chậm, gây giảmnăng suất, chất lượng
1.2.3.2 Ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển
Nhu cầu xây dựng trong nước ngày càng cao kéo theo nhu cầu vậnchuyển các vật liệu xây dựng cũng tăng lên một cách nhanh chóng Số lượngcác phương tiện giao thông ngày càng nhiều làm cho tình trạng ô nhiễm môitrường càng trở nên nghiêm trọng hơn, các vấn đề ô nhiễm không khí do bụi
và khí thải của các động cơ xe cũng đang có dấu hiệu tăng dần Nguồn gây ônhiễm này chủ yếu từ các phương tiện giao thông vận chuyển gạch ra vào nhàmáy
Ở các tuyến có mật độ lưu thông cao khí thải hợp lại thành nguồn phátthải theo tuyến làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường hai bên đường.Những chất ô nhiễm đặc trưng của khí thải giao thông là bụi, CO, CxHy, SOx,chì, CO2 và NOx, Benzen
Bụi: Bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ, vận chuyển gạch,… có tính biến
động cao, có khả năng gây ô nhiễm môi trường các khu vực lân cận, với đặctrưng là rất khó kiểm soát, xử lý và khó xác định theo định lượng nồng độ vàtải lượng ô nhiễm Tuy nhiên, bụi phát sinh trong quá trình này thường cókích thước lớn và không có khả năng phát tán rộng, và phần lớn sẽ lắng xuống
ở khoảng cách không xa khu vực xây dựng
Khí thải: phát sinh từ các phương tiện vận chuyển: như ô tô, công nông,
xe ben, xe tải, sử dụng dầu diezen để hoạt động tạo ra khí thải chứa các
Trang 27thành phần CO, NO2, SO2, CxHy Các khí thải này thường là sản phẩm củaquá trình đốt cháy nhiên liệu ở các động cơ đốt trong và các dạng nhiên liệucháy không hết từ động cơ xe thải ra ngoài Chúng đều có khả năng gây ônhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và người lao động(Công ty TNHH sản xuất VLXD Đức Thiện, 2016).
Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đã làm giảm chấtlượng môi trường không khí tại khu vực và trên tuyến đường xe vận chuyển
đi qua Tuy nhiên tải lượng chất ô nhiễm do xe vận chuyển sinh ra không lớn
mà nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do bụi bị cuốn lên từ mặt đường Bụi cuốn lên
từ mặt đất trong quá trình chuyên chở nguyên vật liệu: than, đất sét, dầudiezel… và sản phẩm gạch ngói làm ảnh hưởng đến người dân hai bên đườngcũng như công nhân trong khu vực nhà máy Tuy nhiên loại bụi này có kíchthước lớn, nên phun tưới nước thường xuyên nên hạn chế đáng kể lượng bụiphát sinh và phát tán ra xung quanh (Công ty TNHH sản xuất VLXD ĐứcThiện, 2016)
1.2.3.3 Ô nhiễm tiếng ồn và chấn động
Nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu trong quá trình sản xuất gạch do hoạtđộng của các máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất như: máy nghiền, máycán thô và máy cán mịn, khu vực nhào trộn, máy nhào - ép đùn hút chânkhông, từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên nhiên liệu và sản
Trang 28phẩm ra vào nhà máy, Cường độ tiếng ồn từ các máy móc lên tới 100 dB và
từ các phương tiện giao thông lên tới 90 dB Tại nhà xưởng tạo hình, nguồn
ồn khoảng 85-90dB, vượt tiêu chuẩn của bộ Y tế về tiếng ồn khu vực sản xuất21TC-BYT (<85dBA) Ngoài ra tiếng ồn còn phát sinh từ hệ thống quạt của
lò sấy, nung khoảng 70 - 75dB Tuy nhiên, tại xưởng sản xuất gạch, nguồn ồn
từ các phương tiện giao thông vận chuyển là không liên tục, nguồn ồn chủyếu là phát sinh từ các máy móc thiết bị trong quá trình vận hành (Công tyTNHH sản xuất VLXD Đức Thiện, 2016)
Tiêu chuẩn TCVN 5949 – 1998 quy định mức ồn cho phép đối với môitrường khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư là 75 dB từ 6 – 18 h, 70 dB
từ 18 – 22 h, 50 dB từ 22 – 6 h Như vậy hoạt động sản xuất của nhà máy cóảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ, công nhân viên làm việc tại đây Do đó nhàmáy nên có những biện pháp như thực hiện các biện pháp pháp giảm thiểuảnh hưởng của tiếng ồn tới công nhân trong xưởng như: chống ồn, rung chocác thiết bị, sử dụng các dụng cụ chống ồn cá nhân cho công nhân như baotai, nút bịt tai,
1.2.3.4 Ô nhiễm do các chất thải rắn thải ra môi trường
Tại các nhà máy sản xuất gạch, chất thải rắn sinh ra do 2 nguồn chính
là chất thải rắn từ quá trình sản xuất gạch và rác thải sinh hoạt Trong đó chấtthải rắn trong quá trình sản xuất gạch chủ yếu là các loại gạch vỡ, hỏng và xỉthan Ngoài ra còn có các loại cặn, cát sau nạo vét rãnh thoát nước mưa, nướcthải gồm cặn lơ lửng, bùn thải và các chất hữu cơ Do lượng nước thải sảnxuất rất nhỏ nên khối lượng bùn cặn là không đáng kể
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel cũng là nguồn phát thải chất thải nguyhại liên quan đến dầu máy và giẻ lau dính dầu, ắc quy, chì thải; bóng đènhuỳnh quang hỏng, mực in thải loại từ hoạt động văn phòng, Chất thải nguyhại dạng lỏng chủ yếu là dầu thải DO hàng năm khoảng 4.500 lít(Công tyTNHH sản xuất VLXD Đức Thiện, 2016)
Trang 29Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chủ yếu là các phế thải nhà bếpbao gồm giấy, lá, vải, túi nilon và các loại rác thải hữu cơ… và chất thải từhoạt động văn phòng như bao bì, vỏ lon, đồ hộp… Thành phần rác như sau:
Bảng 1.2: Thành phần và tỷ lệ các chất trong rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn sản xuất: Nguồn chất thải rắn trong quá trình sản xuấtgạch gồm xỉ than, gạch vỡ với khối lượng không lớn Lượng gạch vỡ vụntừng khâu còn là sản phẩm mộc, sẽ được nhà máy thu hồi và đưa vào tái sảnxuất; lượng gạch vỡ khi đã là thành phẩm sau lò nung do rơi vỡ chiếm khoảng1% sản phẩm Hơn nữa, than được nghiền tới kích thước nhỏ hơn 1mm, đượcpha vào đất nguyên liệu, tỷ lệ pha lên tới 80% lượng than cần thiết để nungchín gạch; số than còn lại chỉ rắc thêm trên lò là 20%, cho nên lượng xỉ than
và bụi than thải ra còn rất ít Lượng xỉ than này được sử dụng làm các sảnphẩm vật liệu khác, nên hầu như không có xỉ than (Công ty TNHH sản xuấtVLXD Đức Thiện, 2016)
Chất thải rắn sản xuất là những thành phần trơ, ít có tác động môitrường về mặt hoá học, hơn nữa hoàn toàn có thể tái sử dụng cho các mụcđích khác Song nếu không có các biện pháp xử lý các chất thải này có khảnăng sẽ gây ô nhiễm môi trường đất tại khu vực, làm chai cứng đất, khó duytrì sự sống cho các loại động thực vật, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi
Trang 30trường khu vực.Ngoài ra còn có các sản phẩm hư hỏng bị loại bỏ, nguyên vậtliệu rơi vãi trong dây chuyền sản xuất và bao gói các loại Lượng chất thảinày được thu gom lưu giữ trong khuôn viên nhà máy sau đó bán lại cho cơ sở
có nhu cầu sản xuất gạch hoặc dùng cho san lấp nền
1.2.3.5 Phát thải khí nhà kính của các lò gạch
Thành phần khí thải trong quá trình đốt than chủ yếu là cá loại khí: CO,
CO2, NO, NO2, SO2…với lượng phát thải lớn thì khí thải từ các lò nung gạchgóp phần không nhỏ tạo nên hiệu ứng nhà kính
Theo kỹ sư Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (BộXây dựng): Với vật liệu nung, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kíchthước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1.5 triệu m3 đất sét, tương đương 75 hađất nông nghiệp và 150,000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0.57 triệu tấnkhí CO2, gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môitrường
Tác hại của các loại khí chủ yếu phát thải tại lò gạch (Trần Ngọc Chấn, 2001):
- CO2: tuy ít độc hại trực tiếp nhưng lượng khí CO2 thải ra từ quá trìnhcháy là rất lớn và có tính bền vững, ít bị phân hủy bằng các quá trình tự nhiên
- CO (Oxit cacbon): là chất được tạo ra do sự cháy không hoàn toàn củacác nhiên liệu có chứa cacbon như xăng, dầu các loại, than…, có ái lực mạnhvới hemoglobin và chiếm chỗ oxy trong máu gây thiếu oxy cho cơ thể conngười Tiếp xúc với khí CO có thể gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngất vàrối loạn nhịp tim ở nồng độ CO cao (khoảng 250mg/m3) có thể gây tử vong.Người lao động nếu làm việc liên tục ở khu vực có nồng độ CO cao sẽ bị ngộđộc mãn tính, người thường xanh xao, gầy yếu Giới hạn cho phép CO trongkhông khí khu vực sản xuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 20 mg/m3, vùngkhông khí xung quanh và khu dân cư TCVN 5937-2005 là 30 mg/m3
- SO2: được sinh ra như một sản phẩm phụ của quá trình đốt than đá,dầu, khí đốt Trong nhiên liệu rắn và lỏng luôn chứa lưu huỳnh với hàm lượngkhác nhau, có thể đạt 6% trọng lượng trong than đá và 4,5% trong dầu Khi
Trang 31cháy, hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu phản ứng với O2 và tạo thành khíoxit lưu huỳnh, trong đó khoảng 99% là khí SO2 và từ 0,5 – 2% là khí SO3.
SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit, mưa axit tàn phácây cối, các công trình kiến trúc, vật dụng, ảnh hưởng tới sự sống của các sinhvật
Khí SO2 đi vào cơ thể qua đường hô hấp, độc tính chung của nó thểhiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chếchuyển hóa enzym oxydaza Nhiễm độc khí SO2 gây nhiễm độc da, bệnh vềphổi (viêm đường hô hấp, viêm phế quản) và mắt đối với con người SO2
nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nướctiểu và kiềm ra nước bọt Tiếp xúc lâu dài với khí SO2 ở nồng độ cao có thể bịbệnh ở hệ tạo huyết vì khi đó hemoglobin tạo ra sẽ tăng cường quá trình oxyhoá Fe2+ thành Fe3+ Giới hạn cho phép khí SO2 trong không khí khu vực sảnxuất theo TC 3733/2002/BYT-QĐ là 5 mg/m3, vùng không khí xung quanh
và khu dân cư theo TCVN 5937 -2005 là 0,35 mg/m3
- Bụi: khi nhiều quá > 100.000 hạt/ml không khí sẽ quá khả năng lọccủa đường dẫn khí, gây bệnh bụi phổi Bụi gây nguy hiểm cho người và độngvật qua đường hô hấp, đường tiêu hóa Bụi vào phổi gây kích thích cơ học vàphát sinh phản ứng sơ hóa phổi, gây nên những bệnh về hô hấp, có thể gây dịứng cho người mẫn cảm, bịt kín lỗ chân lông, gây cản trở quá trình bài tiết
- NOx: Hemoglobin (Hb) tác động mạnh với khí NO (mạnh gấp 1500lần so với khí CO), nhưng NO trong khí quyển hầu như không có khả năngxâm nhập vào mạch máu để phản ứng với Hb NO2 là một khí kích thíchmạnh đường hô hấp Khi ngộ độc cấp tính gây ho dữ dội, nhức đầu, rối loạntiêu hóa, một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gâybiến đổi cơ tim Tiếp xúc lâu dài có thể gây cản trở trao đổi khí, viêm phếquản thường xuyên, phá hủy răng, xưng lớp niêm mạc, ở nồng độ cao 100ppm có thể gây tử vong Giới hạn cho phép khí NO2 trong không khí khu vựcsản xuất TC 3733/2002/BYT-QĐ là 5 mg/m3, vùng không khí xung quanh vàkhu dân cư TCVN5937-2005 là 0,2mg/m3
Trang 32Các chất khí trên nếu tích tụ lâu với lượng lớn góp phần gây nên hiệntượng hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon, khói quang hóa, mưa axit vàbiến đổi khí hậu toàn cầu.
1.2.4 Tác động của lò gạch đến các yếu tố kinh tế, xã hội
Được đặt trong khu công nghiệp đã được quy hoạch của huyện, dự ánđầu tư xây dựng nhà máy gạch tuynel với công suất 15 triệu viên/năm, cácảnh hưởng tiêu cực đối với điều kiện xã hội huyện Trực Ninh nói chung và xãTrực Cường nói riêng là không đáng kể Ngược lại các tác động của dự ánmang tính tích cực nhiều hơn
- Cung cấp sản phẩm gạch có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngườitiêu dùng khu vực và các vùng phụ cận
- Góp một phần đáng kể vào ngân sách ngành nước, giải quyết công ănviệc làm cho hàng trăm lao động
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và tăng trưởng kinh tế xã hội trênđịa bàn, đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hoá khu vực
- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường gạch
- Gia tăng các áp lực tới các dịch vụ phúc lợi khác như: tăng chi phíkhám chữa bệnh do môi trường ô nhiễm…
Như vậy, nhà máy gạch tuynel có nhiều tác động tích cực về mặt kinh
tế, xã hội, tạo ra hiệu quả kinh tế rõ rệt
1.2.5 Phát triển lò gạch tại Nam Định và quản lý môi trường
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định vẫn còn tồn tại rất nhiều lò gạchthủ công, lò đứng liên tục, lò vòng đang sản xuất gạch nung theo phương thứcthủ công Hoạt động của các này lò này chủ yếu nằm ven các con sông nhưsông Hồng, Đáy, Ninh Cơ, Đào…đã và đang gây ô nhiễm môi trường, ảnhhưởng xấu đến sức khỏe của người dân và sản xuất nông nghiệp
Tính đến ngày 30/5/2012, trên địa bàn tỉnh có 307 cơ sở sản xuất gạchnung, trong đó có 267 lò thủ công, 8 lò gạch thủ công cải tiến, 3 lò gạchHoffmann (lò vòng cải tiến) và 29 lò gạch tuynel Hiện tại, huyện Trực Ninh
là địa phương còn nhiều lò gạch thủ công nhất với 105 lò, tiếp đến là huyện
Trang 33Nghĩa Hưng với 73 lò… Năm 2011, tổng sản lượng gạch đất sét nung toàntỉnh đạt 955 triệu viên, trong đó gạch tuynel là 580 triệu viên (chiếm 61%).Theo lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công đã được phê duyệt tại Quyết định số448/QĐ-UBND ngày 22-3-2011 của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã đề nghịđẩy nhanh tiến độ xóa bỏ lò gạch thủ công chậm nhất vào tháng 12-2012; các
lò đứng liên tục (VSBK) và lò Hoffmann sẽ xóa bỏ hoàn toàn chậm nhất vàotháng 12-2015 Từ năm 2015, sử dụng gạch tuynel và gạch không nung làVLXD chính, trong đó tập trung sử dụng gạch không nung, hạn chế dần gạchtuynel Quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 tỉnh NamĐịnh đặt mục tiêu phấn đấu sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thaythế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20% (khoảng 225 triệu viên) vào năm 2015 vàđạt tỷ lệ 30% (khoảng 469 triệu viên) vào năm 2020
Nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, cải thiện sức khỏe cho nhân dân vàbảo vệ sản xuất nông nghiệp, mới đây UBND tỉnh Nam Định quyết định dànhkhoản hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng để thực hiện lộ trình xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủcông trên địa bàn tỉnh vào cuối năm 2015
Căn cứ vào Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/08/2008 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xâydựng Việt Nam đến năm 2020 Ngày 5 tháng 6 năm 2014, Ủy ban Nhân dântỉnh Nam Định đã có Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND về việc ban hành lộtrình và mức hỗ trợ xóa bỏ lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng (sau đây gọichung là lò gạch thủ công) trên địa bàn tỉnh Nam Định với những nôi dungsau:
Ban hành lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng
lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng trên địa bàn tỉnh với mục tiêu hoànthành trước ngày 31/12/2015
- Năm 2014 xóa bỏ 347 lò thuộc địa bàn thành phố Nam Định và 8huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, ÝYên, Nam Trực với tổng kinh phí hỗ trợ gần 3,2 tỷ đồng
Trang 34- Năm 2015 xóa bỏ 154 lò thuộc địa bàn 7 huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc,Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Ý Yên, Giao Thuỷ, Hải Hậu với kinh phí hơn 2,1 tỷđồng.
Quy định mức hỗ trợ chủ cơ sở sản xuất gạch thủ công (hỗ trợ kinh phíxóa bỏ cho chủ cơ sở sản xuất gạch thủ công được cấp từ ngân sách hàng nămcủa tỉnh Nam Định)
- Lò thủ công: 01 vạn viên/lựa - 1,2 triệu đồng
- Lò đứng liên tục: 01 triệu viên/năm - 2 triệu đồng
- Lò vòng: 01 triệu viên/năm - 8 triệu đồng
Sau khi đã phá bỏ lò gạch, chủ cơ sở sản xuất gạch thủ công chuyển đổicông nghệ sang sản xuất gạch không nung được xem xét bổ sung vào Quyhoạch phát triển vật liệu xây không nung của tỉnh Nam Định Ngoài ra, ngườilao động làm việc tại các lò gạch thủ công có nhu cầu chuyển đổi nghề sẽđược hỗ trợ học nghề theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn UBNDtỉnh cũng giao ngành chức năng và chính quyền các huyện, thành phố tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, mua bán đất sét làmnguyên liệu sản xuất gạch bằng lò thủ công; nghiêm cấm phát sinh thêm các
lò thủ công mới hoặc lò dã chiến
Hỗ trợ đào tạo nghề cho những người lao động đang làm việc tại các cơ
sở sản xuất gạch thủ công như sau:
- Người lao động trong độ tuổi lao động, đang làm việc tại các lò gạchthủ công có nhu cầu chuyển đổi nghề được ưu tiên tham gia các lớp đào tạonghề tại các cơ sở đào tạo của huyện có sự hỗ trợ kinh phí đào tạo của ngânsách nhà nước theo Quyết định 06/2012/QĐ-UBND ngày 04/4/2012 củaUBND tỉnh Nam Định
- Nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm
để thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theoQuyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ vàcác nguồn kinh phí khác hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề
Trang 351.2.6 Các biện pháp quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với lò gạch
Theo lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công đã được phê duyệt tại Quyết định
số 448/QĐ-UBND ngày 22-3-2011 của UBND tỉnh Nam Định, Sở Xây dựng
đã đề nghị đẩy nhanh tiến độ xóa bỏ lò gạch thủ công chậm nhất vào tháng12-2012; các lò đứng liên tục (VSBK) và lò Hoffmann sẽ xóa bỏ hoàn toànchậm nhất vào tháng 12-2015 Từ năm 2015, sử dụng gạch tuynel và gạchkhông nung là VLXD chính, trong đó tập trung sử dụng gạch không nung,hạn chế dần gạch tuynel Quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung đếnnăm 2020 tỉnh Nam Định đặt mục tiêu phấn đấu sản xuất và sử dụng vật liệuxây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20% (khoảng 225 triệuviên) vào năm 2015 và đạt tỷ lệ 30% (khoảng 469 triệu viên) vào năm 2020
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh:Trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của lògạch thủ công, kết hợp phổ biến những tiện ích, tính ưu việt của gạch khôngnung tạo tiền đề để các nhà đầu tư, nhân dân lựa chọn vật liệu phù hợp vớinhu cầu xây dựng, trọng tâm là tuyên truyền các chủ trương, chính sách củaChính phủ; quyết tâm của tỉnh, các cấp, các ngành về việc xóa bỏ lò gạch thủcông Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ngành hữu quan xây dựng cơ chếkhuyến khích sản xuất gạch không nung, báo cáo UBND tỉnh ngay trongtháng 9-2012 Sở Xây dựng phối hợp với UBND các huyện, thành phố xâydựng lịch trình khảo sát thực tế lò gạch thủ công ở từng địa phương để xâydựng kế hoạch xóa bỏ lò gạch thủ công từ nay đến năm 2015 Kiên quyếtkhông để nhân dân tự xây mới hoặc tiếp tục đầu tư vào lò gạch thủ công.UBND các huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thông báo với chủ lò gạch, công bố
rõ lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công theo Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướngChính phủ và Quyết định 448 của UBND tỉnh Đồng thời chỉ đạo Chi cụcThuế, Tài chính xã thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu thuế đất, phí bảo
vệ môi trường nộp ngân sách xã; kiên quyết không cho mua, bán đất mặtruộng phục vụ việc sản xuất các loại gạch nung
Trang 36Đối với các Công ty, nhà máy sản xuất gạch tuynel hiện tại, các sở,ngành tạo điều kiện để các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh sản xuất; khuyến khíchxây dựng các dây chuyền sản xuất gạch không nung, phấn đấu đến năm 2014,tất cả các Công ty, nhà máy sản xuất gạch đều có dây chuyền sản xuất gạchkhông nung.
Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 22/3/2011 về việc phê duyệt Dự ánđiều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Nam Địnhđến năm 2020 theo hướng phát triển nhanh, bền vững, sát với thực tiễn, gópphần phát triển kinh tế, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường, đồng thờiphù hợp với các quy hoạch khác liên quan, đặc biệt là “Quy hoạch tổng thểphát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt ngày 29/8/2008, tại Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg và “Quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020”
Căn cứ vào Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/08/2008 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xâydựng Việt Nam đến năm 2020 Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định đã
ra quyết định về việc ban hành lộ trình và mức hỗ trợ xóa bỏ lò gạch thủ công,
lò đứng liên tục, lò vòng trên địa bàn tỉnh với những nội dung sau:
- Ban hành lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng
lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng trên địa bàn tỉnh với mục tiêu hoànthành trước ngày 31/12/2015
- Quy định mức hỗ trợ chủ cơ sở sản xuất gạch thủ công (hỗ trợ kinhphí xóa bỏ cho chủ cơ sở sản xuất gạch thủ công được cấp từ ngân sách hàngnăm của tỉnh Nam Định)
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày22/3/2011 của UBND tỉnh, đã thu được những kết quả bước đầu quan trọngnhư: Nhận thức của nhân dân về tác hại ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởngtới sản xuất, sinh hoạt, lãng phí tài nguyên đất đai, xâm hại đê điều, đất trồnglúa do sản xuất gạch, ngói bằng lò thủ công được nâng lên rõ rệt; các dự ánđầu tư có công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi trường (lò tuynel, lò
Trang 37vòng, lò liên hoàn kiểu đứng) được ứng dụng, đầu tư trên địa bàn có xu hướngtăng cao Tính đến ngày 30-5-2012, trên địa bàn tỉnh đã có 8 lò gạch thủ côngcải tiến, 3 lò gạch Hoffmann (lò vòng cải tiến) và 29 lò gạch tuynel Năm
2011, tổng sản lượng gạch đất sét nung toàn tỉnh đạt 955 triệu viên, trong đógạch tuynel là 580 triệu viên (chiếm 61%)
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Quyết định
số 448/QĐ-UBND của UBND tỉnh còn có một số nội dung thực hiện chưatốt Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trên chủ yếu là do: Công tác lãnhđạo, chỉ đạo của cấp ủy, UBND các cấp chưa huy động sức mạnh của cả hệthống chính trị trong việc triển khai Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày22/3/2011 của UBND tỉnh trên địa bàn Chính quyền các địa phương (nhất làcấp xã, thôn) còn biểu hiện nể nang, nấn ná và thiếu kiên quyết trong việcthực hiện dẫn đến các chủ lò gạch tiếp tục vi phạm; công tác kiểm tra, giámsát hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công chưa thực sự được quan tâm đầyđủ; Chế tài xử lý, xử phạt vi phạm hành chính còn bất cập, không đủ sức răn
đe, ngăn chặn, trong khi sản xuất gạch, ngói đem lại lợi nhuận cao nên cácchủ lò gạch sẵn sàng nộp phạt để vi phạm Hơn nữa chính quyền xã, thôn tạinhiều địa phương tiến hành ký hợp đồng cho thuê đất, đổi đất lấy công trìnhvới chủ lò gạch trong những năm trước đây với thời hạn đến nay vẫn còn hiệulực, đã gây khó khăn cho việc thực hiện Quyết định 448/QĐ-UBND củaUBND tỉnh Bên cạnh đó, một số ngành của tỉnh chưa làm hết trách nhiệm,công việc được phân công trong Quyết định 448/QĐ-UBND như: từng bướcloại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường vàhiệu quả kinh tế thấp, phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nungdần thay thế gạch đất sét nung, phát triển VLXD tỉnh Nam Định đến 2020theo hướng phát triển nhanh, bền vững, góp phần phát triển kinh tế, tạo sự ổnđịnh xã hội và bảo vệ môi trường,
Trang 38Quyết định 121/2008/QĐ-TTg ngày 28/8/2008 phê duyệt Quy hoạchtổng thể phát triển ngành công nghiệp VLXD Việt Nam đến năm 2020.
Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 22-3-2011 của UBND tỉnh, SởXây dựng đã đề nghị đẩy nhanh tiến độ xóa bỏ lò gạch thủ công chậm nhấtvào tháng 12-2012
Tiêu chuẩn TCVN 5949 – 1998 quy định mức ồn cho phép đối với môitrường khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư
Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND về việc ban hành lộ trình và mức hỗtrợ xóa bỏ lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng (gọi chung là lò gạch thủcông) trên địa bàn tỉnh Nam Định với nôi dung: Ban hành lộ trình chấm dứthoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò đứng liên tục, lòvòng trên địa bàn tỉnh với mục tiêu hoàn thành trước ngày 31/12/2015
Trang 39Quyết định 06/2012/QĐ-UBND ngày 04/4/2012 của UBND tỉnh NamĐịnh về việc ưu tiên tham gia các lớp đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo củahuyện có sự hỗ trợ kinh phí đào tạo của ngân sách nhà nước đối với người laođộng trong độ tuổi lao động, đang làm việc tại các lò gạch thủ công có nhucầu chuyển đổi nghề.
Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 về việc ban hành biểu mức thuếsuất thuế tài nguyên
Trang 40Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý môi trường trong nhà máy sản xuất gạch Tuynel ĐứcThiện trên địa bàn xã Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Trực Cường,huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
- Hoạt động sản xuất gạch Tuynel tại nhà máy (phát sinh khí thải, chất thải
và ảnh hưởng của chúng tới sản xuất, môi trường) và tác động của nó tới môitrường
- Đánh giá những điểm mạnh và hạn chế trong công tác quản lý môitrường tại nhà máy
- Đề xuất những giải pháp quản lý môi trường hiệu quả
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp thông qua những báo cáo,nghị quyết của trung ương Đảng, văn phòng quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môitrường tỉnh Nam Định,Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định, Thư viện,các bài báo, các luận văn, luận án, những nghiên cứu trước đây trong vấn đềmôi trường các lò gạch,
Thu thập từ những tài liệu đã công bố (sách, báo, báo cáo khoa học,internet,…) về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu