TÓM TẮT KHÓA LUẬNĐề tài: “Giải pháp huy động nguồn lực cho việc thực hiện tiêu chí đường giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn tốtnghiệp này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một côngtrình nghiên cứu hay một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đãđược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Thị Châm
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học,ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệttình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệutrường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn KTTN&Môi trường và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho tôi học tâp, nghiên cứu vàhoàn thành khóa luận này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.s Hồ Ngọc Cường,người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiêncứu và hoàn thành khóa luận
Tôi xin cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ UBND xã Yên Cường,huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, các cán bộ và bà con trong xã đã tạo điều kiện thuậnlợi để tôi hoàn thành khóa luận này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, ngườithân và toàn thể bạn bè đã cổ vũ, khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu của mình
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Thị Châm
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Giải pháp huy động nguồn lực cho việc thực hiện tiêu chí đường giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”
Tôi tiến hành đề tài với mục tiêu chính là: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giáthực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng đường giao thông NTM ở xãYên Cường, để đề xuất các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực xã hội trongxây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh NamĐịnh
Để đạt mục tiêu chung đã đề ra, cần có các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động các nguồn lực cho xâydựng đường GTNT trong chương trình NTM
- Đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng đường GTNTtai xã Yên CƯờng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới huy động nguồn lực cho xây dựngđường GTNT tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh
- Đề xuất các giải pháp nhằm pháp nhằm huy động các nguồn lực trong xâydựng đường GTNT trong các năm tới tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh NamĐinh
Chúng ta cần nắm rõ cơ sở lý luận của đề tài để hiểu sâu hơn về vấn đề cầnnghiên cứu Vì vậy, tôi đưa ra một số khái niệm và lý luận cơ bản sau:
- Nông thôn mới
- Tiêu chí đánh giá NTM, tiêu chí đường giao thông NTM
- Nguồn lực và các nguồn lực
- Huy động nguồn lực
- Tác động của huy động các nguồn lực trong xây dựng đường GTNT
- Những yếu tố ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực trong xây dựngđường GTNT
Trang 4Như chúng ta đã biết, lý luận luôn cần thực tiễn để chứng minh và làm vấn
đề trở nên sâu sắc hơn Vì vậy, tôi đưa ra cơ sở thực tiễn sau:
-Kinh nghiệm của một số nước về huy động các nguồn lực trong xây dựngđường giao thông NTM trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc,…)
- Kinh nghiệm của một số nước về huy động các nguồn lực trong xây dựngđường giao thông NTM tại một số địa phương nước ta (Thái Bình Bình Đinh,…)
Trong quá trình nghiên cứu tôi chọn các phương pháp nghiên cứu là:phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phươngpháp xử lý, phân tích số liệu Đồng thời, nêu ra các hệ thống chỉ tiêu để đánh giá.Tôi tiến hành điều tra 60 hộ nông dân và 6 cán bộ xã Yên Cường
Qua quá trình nghiên cứu huy động các nguồn lực trong xây dựng đườnggiao thông NTM tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh có một số vấn
đề nổi bật sau:
- Trọng tâm của huy động các nguồn lực trong xây dựng đường GTNT làphát huy sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng: tổ chức xã hội, doanh nghiệp, HTX,người dân,…
- Các nguồn lực xã hội ở đây rất đa dạng, và được đóng góp bằng nhiềuhình thức khác nhau: tài chính, trí tuệ, đất đai, vật tư, lao động
- Kinh phí cho xây dựng đường GTNT chủ yếu là từ sự đóng góp của nhândân và các doanh nghiệp, xuất phát từ nhu cầu của người dân phần lớn là xây dựngđường dong ngõ xóm và đường giao thông nội đồng Nguồn huy động được từngân sách nhà nước và các nguồn vốn lồng ghép hạn chế
- Sau gần 4 năm xây dựng đường GTNT xã đã hoàn thành được 95,8% tiêuchí giao thông NTM, phấn đấu đến năm 2016 xã hoàn thành tiêu chí
Mặc dù, huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng đường GTNT đã cónhững thành công đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyếttriệt để Như tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, cơ chế quản lý tàichính vẫn thiếu minh bạch, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng thất thoát, chiếm dụng vốn
và nhận thức của người dân về đóng góp chưa cao, các doanh nghiệp, tổ chức đoàn
Trang 5thể trực tiếp hưởng lợi từ các công trình cơ sở hạ tầng vẫn chưa nhiệt tình đónggóp.
Để khắc phục những vấn đề trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá nhu cầu nguồn lực và xây dựng
kế hoạch huy động nguồn lực cho xây dựng đường GTNT
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở
- Đẩy mạnh phân cấp quản lý trong huy động nguồn lực cho xây dựngđường GTNT
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
- Đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực
- Nâng cao trình độ nhận thức và tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập chongười dân
- Tạo công bằng trong đóng góp và minh bạch trong sử dụng nguồn lực
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT : Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
TM& DV : Thương mại & Dịch vụ
Trang 7PHẦN I
MỞ ĐẦU I.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạtnhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực Kinh tế - chính trị - văn hoá xã hội -
an ninh quốc phòng Trong những năm qua, quá trình CNH – HĐH và đô thị hóadiễn ra mạnh mẽ đã góp phần thay đổi đời sống người dân, nâng cao dân trí, diệnmạo của đất nước có nhiều đột phá Mặc dù vậy, Đảng và nhà nước ta vẫn luôn xácđịnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần chongười dân nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, làm cơ sở đảm bảo ổn định tình hìnhchính trị, xã hội, là biểu tượng của sự phát triển hài hoà và bền vững
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến thực hiện côngcuộc đổi mới, phát triển KTXH khu vực nông thôn thông qua chương trình xâydựng nông thôn mới.Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 của BanChấp hành TW khóa X, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư Trung ương khóa X đã ban hành các kết luận về một số nội dung trong Nghịquyết; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28-10-2008,xác định “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”, và Thủtướng Chính phủ đã ký quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 phê duyệtChương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địabàn các xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển nông thôn toàn diện, với nhiềunội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường,
Trang 8hệ thống chính trị cơ sở Tuy toàn Đảng toàn dân đã quyết tâm xây dựng nông thônmới nhưng tốc độ hoàn thành các tiêu chí vẫn còn diễn ra chậm.
Trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhóm các tiêu chí cơ sở hạ tầng
là các yếu tố đặc biệt quan trọng trong phát triển KT – XH nói chung và xây dựngnông thôn mới nói riêng Trong đó, Giao thông nông thôn là yếu tố quan trọng đểđưa các ngành sản xuất, và đưa các yếu tố đầu vào thúc đẩy sự phát triển của mọivùng nông thôn Vì vậy đầu tư cho phát triển giao thông nông thôn là điều cầnthiết, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như toàn thể xã hội
Xã Yên Cường là một xã nằm ở phía Nam của huyện Ý Yên, tỉnh NamĐịnh, có Trục Tỉnh lộ 57 chạy qua địa phận xã Tiếp giáp với đường 57 là đường
56, đây là hai con đường huyết mạch trong huyện Ý Yên Ngoài ra còn có đườngĐanh nối đường 57 xuống sông Đào Sau 4 năm triển khai xây dựng nông thônmới, xã Yên Cường đã đạt được một số kết quả nhất định, đặc biệt là trong xâydựng đường GTNT, tính đến nay, có 95,3% số km đường liên xã, liên huyện đượckiên cố hóa bằng bê tông xi măng và kết cấu nhựa, 94,8% số km đường giao thôngthôn xóm được kiên cố hóa bằng bê tông xi măng và kết cấu nhựa, 93,1% số kmđường giao thông nội đồng được tu sửa và kiên cố hóa bằng bê tông xi măng Đểđạt được những kết quả trên, ngoài nguồn tài trợ của nhà nước, UBND xã YênCường còn đưa ra các giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng chung tay vàoxây dựng GTNT trong Chương trình xây dựng NTM Cụ thể, xã đã nhận được 1,5
tỷ đồng, >3000 m2 đất, 189 công trình là tường rào, công trình phụ, cây cối đượcngười dân tự giác tháo dỡ để giải phóng mặt bằng Tuy nhiên, để hoàn thiện 100%
số km đường giao thông trong toàn huyện cần một nguồn lực vô cùng lớn, đòi hỏitrong thời gian tới chính quyền UBND xã Yên Cường có nhiều giải pháp thích hợp
để thu hút nguồn lực cộng đồng vào xây dựng đường GTNT
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài :“Giải pháp huy động nguồn lực cho việc thực hiện tiêu chí đường giao thông trong chương trình xây
Trang 9dựng nông thôn mới tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” làm đề tài
I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng thực hiện các giải pháp huyđộng nguồn lực cho việc thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng giao thông trong chươngtrình xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Đối tượng khảo sát là các hộ dân, cán bộ ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựngnông thôn mới của UBND xã Yên Cường Cán bộ ban quản lý xây dựng nông thôn
Trang 10mới cấp thôn/xóm, cán bộ một số tổ chức xã hội như hội nông dân, hội cựu chiếnbinh, hội phụ nữ cấp xã Yên Cường.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
a Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiệngiải pháp huy động nguồn lực cho việc thực hiện tiêu chí đường giao thông trongchương trình xây dựng NTM tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Số liệu sơ cấp được thu thập qua các hộ dân, các cơ quan, đơn vị chức năngliên quan ở xã Yên Cường trong các năm từ 2012 - 2014
Các số liệu sơ cấp được thực hiện điều tra phỏng vấn trong thời gian nghiêncứu từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2015
Trang 11PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Chương trình NTM, tiêu chí đường GTNT trong Chương trình Xây dựng NTM
2.1.1.1 Chương trình NTM
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 của Ban Chấp hànhTrung ương khóa X, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Bộ Chính trị, Ban Bíthư Trung ương khóa X đã ban hành các kết luận về một số nội dung trong Nghịquyết; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28-10-2008,xác định “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”, và Thủtướng Chính phủ đã ký quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 phê duyệtChương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
với mục tiêu chung: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắnnông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thônvới đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóadân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sốngvật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xãhội chủ nghĩa”
Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân
cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạchđẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sốngvăn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật
Trang 12chất, tinh thần của người dân được nâng cao Xây dựng NTM là sự nghiệp cáchmạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.NTM không chỉ là vấn đềkinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp Xây dựng NTM giúp chonông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựngnông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Xây dựng chương trình NTM là một chính sách về một mô hình phát triển cả vềnông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đisâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chínhsách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phụctình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu vềchương trình NTM là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu nhữngthành tựu KHKT hiện đại mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa củangười Việt Nam Nhìn chung: chương trình NTM được xây dựng theo hướng côngnghiệp hóa - hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa Quá trình xâydựng chương trình NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu pháttriển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả caonhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so với
mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cảnước
Có thể quan niệm: “Chương trình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm,cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mớiđặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với
mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt”( Theo PhanXuân Sơn, Nguyễn Cảnh, 2001)
Trang 132.1.1.2 Tiêu chí để xây dựng NTM , tiêu chí đánh giá đường GTNT trong xây dựng NTM
19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới: Quy hoạch và thực hiện
quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nôngthôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo,
cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệthống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội
b Tiêu chí đánh giá đường GTNT trong NTM ( tiêu chí số 2)
Đánh giá hạ tầng đường giao thông nói riêng cũng như đánh giá nông thônmới nói chung trong chương trình Xây dựng NTM, Bộ NN&PTNT đã đưa ra cáctiêu chí làm căn cứ tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn mới Một xã đạt tiêuchí giao thông khi xây dựng nông thôn mới đáp ứng đủ 4 yêu cầu:
- Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoăc bê tông hóa đạt 100%
- Đường trục thôn được cứng hóa đạt chi tiêu 75%
Trang 14- Đường ngõ, xóm được cứng hóa không lầy lội vào mùa mưa đạt tỉ lệ 100%(70% cứng hóa).
- Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại phải thuận tiệnđạt chỉ tiêu 70%
Trong đó: Đường cứng hóa là đường được dải nhựa, trải bê tông, lát bằnggạch, đá xẻ hoặc trải cấp phối có lu đè bằng đá dăm, đá thải, gạch vỡ, gạch xi Cácloại đường giao thông thôn:
- Đường trục xã là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn
- Đường trục thôn là đường nối trung tâm thôn tới các cụm dân cư trong thôn
- Đường ngõ, xóm là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư
- Đường trục chính nội đồng
- là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập trung của thôn, xã.Quy mô đường giao thông nông thôn:
- Quy hoạch theo quy định của Bộ giao thông vận tải: việc quay hoạch và thiết
kế giao thông nông thôn căn cứ vào Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4054:2005 vàquyết định bổ sung số 315/QB-BGTVT ngày 23/02/2011
- Về xây dựng giao thông: các xã phải căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế
để xác định công trình ưu tiên, lộ trình thực hiện cho phù hợp Nếu nguồn lực cóhạn thì tập trung cắm mốc nền đường theo quy hoạch, xây dựng mặt đường nhỏhơn, khi có điều kiện sẽ tiếp tục mở rộng quy hoạch
- Đối với đường đang sử dụng: nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộngtheo quy định thì có thể cải tạo, tận dụng tối đa diện tích hai bên để mở rộng mặtđường, đồng thời nâng cấp tạo điểm tránh xe thuận lợi dọc tuyến (đồng thời quyhoạch các bãi đỗ xe để các hộ có xe ô tô có thể gửi xe thuận lợi) Nếu mặt đường
Trang 15đảm bảo 80% theo quy định và đảm bảo các điều kiện trên thì coi là đạt tiêu chítuyến đó.
2.1.2 Một số khái niệm về nguồn lực, huy động nguồn lực
2.1.2.1 Một số khái niệm về nguồn lực
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của loài người nguồn lực cóvai trò đặc biệt quan trọng, chính vì vậy mà quan niệm về nguồn lực đã xuất hiện
từ rất sớm Và hiện nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về nguồn lực
Theo quan điểm hệ thống: " Nguồn lực là tất cả các yếu tố và phương tiện
mà hệ thống có quyền chi phối, điểu khiển sử dụng để thực hiện mục tiêu củamình" Đối với một hệ thống kinh tế xã hội, nguồn lực có thể được chia ra thànhnhiều bộ phận khác nhau như: " nguồn nhân lực, nguồn vật lực và thông tin" Cònđối với các ngành khoa học kinh tế thì quan niệm về nguồn lực được bắt đầu từ nhàkinh tế học William Petty (1623 - 1687), ông cho rằng lao động là cha và đất đai là
mẹ của của cải (Skousen, 2007:118) Cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại đã
có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến nguồn lực như của Adam Smith với tácphẩm "Của cải của các quốc gia", ông cho rằng: nguồn lực chủ yếu của xã hộitrong thời kỳ ông sống là vốn, sức lao động và đất đai Đây chính là nguồn gốc cho
sự thịnh vượng của các quốc gia và là chìa khóa dẫn tới tăng trưởng kinh tế(Skouse, 2007)
Nguồn lực được các nhà kinh tế học môi trường hiểu tương ứng với cácnguồn tự nhiên Với cách hiểu này các học giả đều hướng đến việc sử dụng cácnguồn lực mang tính bền vững Các nhà kinh tế học vĩ mô lại xác định nguồn lực ởmột phạm vi rộng hơn Nguồn lực là bất kỳ thứ gì có thể được sử dụng sản xuất vànguồn lực bao gồm đất đai, lao động, vốn và năng lực doanh nhân Nguồn lực cònđược định nghĩa là “Tất cả các phương tiên được sử dụng với những cách thức
Trang 16khác nhau nhằm đạt được mục tiêu đề ra” (Zich, 2005) "Nguồn lực là tổng hợpcác yếu tố vật thể và phi vật thể tạo nên nền kinh tế của một đất nước và thúc đấy
nó phát triển" (Lê Du Phong, 2006)
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệthống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường ở
cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc pháttriển kinh tế của một lãnh thổ nhất định
Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sảnvật chất khác Trong các hoạt động kinh tế nguồn tài lực (tiền vốn) luôn có vai tròrất quan trọng Quá trình sử dụng tiền vốn trong đầu tư nói chung là qúa trìnhchuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật (máy móc, thiết bị, đất đai…) hoặcvốn dưới dạng hình thức tài sản vô hình (lao động chuyên môn cao, công nghệ và
bí quyết công nghệ, quyền sở hữu công nghiệp…) để tạo ra hoặc duy trì, tăngcường năng lực của các cơ sở vật chất – kỹ thuật hay những yếu tố, những điềukiện cơ bản của hoạt động kinh tế
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành hai loại:
- Nguồn lực trong nước: Nguồn lực trong nước (còn gọi là nội lực) bao gồm cácnguồn lực tự nhiên, lao động, đất đai, tài nguyên, vật tư, tài chính, khoa học công nghệ,nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác.Nguồnlực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia
- Nguồn lực nước ngoài: Nguồn lực nước ngoài (còn gọi là ngoại lực) baogồm khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản
lý sản xuất và kinh doanh từ nước ngoài Nguồn lực nước ngoài có vai trò quan
Trang 17trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở nhữnggiai đoạn lịch sử cụ thể
Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn,khoa học - kỹ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác,
có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụthể của đất nước trong từng giai đoạn
Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽthúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia Các nước đang phát triểnmuốn nhanh chóng thoát khỏi sự nghèo nàn, tụt hậu cần phải phát hiện và sử dụnghợp lí, có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước, đồng thời tranh thủ các nguồnlực từ bên ngoài, nhất là các nước phát triển
2.1.1.2 Một số khái niệm về huy động nguồn lực
Để thực hiện chương trình xây dựng NTM nói chung và xây dựng đườngGTNT trong NTM nói riêng đạt kết quả tốt đòi hỏi cần phải phải huy động và sửdụng rất nhiều nguồn lực: Vốn, ngày công lao động, đất đai, nguyên vật liệu, Vìvậy trong quá trình xây dựng, nếu địa phương huy động được tối đa các nguồn lực
đó từ cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội khác thì quá trình xây dựng sẽ đượcđẩy nhanh, tiến độ thực hiện sẽ được tăng lên
Huy động có thể được hiểu là việc điều các nguồn nhân lực, vật chất, của cải
ở các tổ chức, cá nhân và các đơn vị để thực hiện một mục tiêu của tổ chức đã đặt
ra hay để phục vụ cho một công trình nào đó
Huy động nguồn lực được hiểu là quá trình hình thành một nhóm, các tổchức, tập thể để theo đuổi một mục đích tập thể nào đó Là cách thức tìm kiếm cácđầu vào phục vụ cho nhu cầu phát triển của một tổ chức hay tập thể nhất định Huy
Trang 18động nguồn lực cũng có thể hiểu là việc đổi nguồn lực đang có để lấy một nguồnlực khác mà tổ chức, tập thể đang cần.
Huy động nguồn lực cho xây dựng đường GTNT trong NTM có thể hiểu đó
là dùng những biện pháp tác động vào các cá nhân, đoàn thể, tổ chức kinh tế - xãhội nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò của nguồn lực trong xâydựng hạ tầng đường giao thông nông thôn mới để từ đó mọi người tự nguyện thamgia đóng góp ngày công, sức lao động, đất đai, của cải, để phục vụ cho quá trìnhxây dựng đường GTNT
2.1.3 Huy động nguồn lực trong xây dựng đường GTNT trong NTM
2.1.3.1 Vai trò của huy động nguồn lực trong xây dựng đường GTNT trong NTM
Huy động nguồn lực để xây dựng đường GTNT góp phần đẩy nhanh tiến độxây dựng nông thôn mới
Huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng đường GTNT nhằm phát huy
sự tham gia đầy đủ của người dân, cộng đồng, tổ chức vào tất cả các giai đoạn của
sự phát triển đường giao thông nông thôn, huy động sức mạnh tổng hợp các nguồnlực hiện có của xã hội cho sự phát triển chung của đất nước, góp phần xây dựngchương trình NTM, thay đổi bộ mặt nông thôn
Giao thông nông thôn là con đường để địa phương mở rộng sản xuất, giaolưu văn hóa với các địa phương, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế- xã hội.Huy động nguồn lực xây dựng đường GTNT gián tiếp góp phần thay đổi kinh tế -
xã hội của nông thôn
Mọi hoạt động, chương trình về xây dựng đường giao thông NTM muốn đạtđược kết quả cao, bền vững và lâu dài thì cần phải huy động được nguồn lực, sựtham gia đóng góp của cả cộng đồng Bởi khi người dân tham gia đóng góp, bàn
Trang 19bạc, giám sát thì họ mới thấy được lợi ích mà họ nhận được, vai trò và trách nhiệmcủa họ trong công cuộc đổi mới quê hương, từ đó sẽ nêu cao tình thần trách nhiệmtrong việc sử dụng, gìn giữ và duy tu các công trình đường GTNT.
Huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn thể hiệnđược sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương, cho thấy được
sự đoàn kết của người dân trong và ngoài địa phương, phát huy được nội lực củađịa phương đó, tạo được sức mạnh tổng hợp để xây dựng nông thôn mới nói riêng
và phát triển kinh tế xã hội nói chung
2.1.3.2 Nội dung huy động nguồn lực cho xây dựngđường GTNT trong NTM
Để thực hiện được huy động các nguồn lực phục vụ nhu cầu xây dựng NTMnói chung và xây dựng đường GTNT nói riêng cần triển khai các hoạt động:
Thứ nhất, đánh giá nhu cầu nguồn lực của quá trình xây dựng đường giao thông NTM.
Đây là nội dung đầu tiên và quan trong nhất khi xây dựng và triển khaichương trình xây dựng làm đường giao thông trong Chương trình NTM Đánh giánhu cầu nguồn lực có nghĩa là xác định các hạng mục, hoạt động cần tiến hànhtrong một khoảng thời gian nhất định Từ đó tiến hành phân tích, tìm hiểu, xácđịnh nguồn lực cần thiết để có thể hoàn thành những tiêu chí đã định Tổng nguồnlực dự kiến cần thiết cho quá trình xây dựng làm đường GTNT sẽ được phân bổtheo các nguồn khác nhau Việc đánh giá nguồn lực của quá trình xây dựng tiêu chíđường giao thông NTM sẽ được tiến hành khi bắt đầu xây dựng bản thuyết minhquy hoạch trình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt Căn cứ vào nhucầu nguồn lực dự kiến chúng ta sẽ nắm được cần huy động từ những nguồn nào,huy động bao nhiêu để có thể định hướng xây dựng công trình giao thông cần thiếttrước Đây được xem là kim chỉ nam cho cả quá trình
Thứ hai, lập kế hoạch huy động nguồn lực để xây dựng đường GTNT
Trang 20Sau khi hoàn thành việc đánh giá nhu cầu nguồn lực cần có sự phân côngtrách nhiệm cho từng khâu trong qúa trình huy động nguồn lực để xây dựng giaothông NTM Đây là bản kế hoạch chi tiết trong đó xác định, xếp hạng các hạngmục tuyến đường giao thông cần ưu tiên, trong hạng mục đó thì nguồn kinh phí sẽlấy từ đâu, ai là người chịu trách nhiệm khi đi xin tài trợ, xin đầu tư Kế hoạch triểnkhai này được lập ra định kì, tùy từng mức độ quản lý có thể là kế hoạch của tháng,
kế hoạch của quý hoặc kế hoạch của năm
Bên cạnh đó, ban chỉ đạo cũng phải tiến hành lập kế hoạch quản lý về nhânlực, vật lực cần thiết cho quá trình huy động nguồn lực Nhân lực là những người
có đủ kinh nghiệm, tri thức để thực hiện được việc huy động Vật lực ở đây lànhững tài liệu, bản kế hoạch, bản thuyết minh tóm tắt để xin tài trợ, xin cấp nguồnlực hoặc các tài liệu để tuyên truyền vận động phổ biến về chương trình xây dựngNTM Muốn huy động đầy đủ và kịp thời nguồn lực cần có một kế hoạch triển khaikhoa học, tỉ mỉ và thiết thực
Thứ ba, tổ chức huy động nguồn lực
Việc huy động nguồn lực cần phối kết hợp giữa các hoạt động: Tuyêntruyền, vận động, huy động và ghi nhận sự đóng góp
Cùng với việc tuyên truyền để người dân và các tổ chức thấy được ý nghĩa
và tầm quan trọng của việc xây dựng đường giao thông NTM thì cần tiến hành huyđộng các nguồn lực
- Huy động nguồn lực từngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách trungương, ngân sách của huyện, thị xã chủ động cân đối bố trí hàng năm, ngân sách xã
bố trí vốn từ nguồn thu được hưởng theo phân cấp, nguồn vốn lồng ghép từ các dự
án, các chương trình mục tiêu quốc gia, các khoản thu ngân sách nhà nước từ đấtđai,
- Huy động nguồn lực đóng góp tự nguyện từ phía người dân: nguồn lực nàyrất đa dạng, nó bao gồm: đất đai, tiền mặt, ngày công, kinh nghiệm, các vật tư,
Trang 21- Huy động nguồn lực đóng góp từ các tổ chức kinh tế xã hội khác (HTX,Doanh nghiệp, Hội cựu chiến binh, hội nông dân, ), nguồn lực này có thể là tiềnmặt, nguyên vật liệu, các loại tài sản, giấy tờ có giá được các tổ chức đầu tư ủng hộ
để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội hoặc đầu tư cho các dự án phát triểnkinh tế nông thôn
Quá trình tuyên truyền vận động còn đi kèm với việc ghi nhận những đónggóp của người dân, cá nhân và các tổ chức trong quá trình xây dựng đườngGTNTNTM Việc ghi nhận sự đóng góp này không những thể hiện sự tôn trọng,công khai, minh bạch mà còn thể hiện sự khích lệ tinh thần đoàn kết, chung taygóp sức xây dựng quê hương của cá nhân, gia đình và cộng đồng
Thứ tư, giám sát quá trình huy động và công khai kết quả huy động
Sau khi tuyên truyền vận động người dân, các đơn vị và các cá nhân đónggóp cho quá trình xây dựng đường GTNT ban chỉ đạo thực hiện chương trình tăngcường giám sát, quản lý nguồn lực đã huy động được đồng thời tranh thủ ý kiến,kinh nghiệm của nhân dân trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chươngtrình để tăng hiệu quả, chất lượng tránh lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lựccủa chương trình Phát huy vai trò hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giámsát đầu tư cộng đồng, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền giám sát, tham giađóng góp ý kiến vào việc đầu tư, triển khai các chương trình, dự án ở địa phương.Đồng thời ban chỉ đạo chương trình phải tổng hợp kết quả huy động để tất cả mọingười dân đều có thể nắm bắt và theo dõi quá trình, từ đó nâng cao tính minh bạch,công khai, tránh những rủi ro, mất mát, tổn thất không đáng có
2.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong đánh giá đường GTNT trong NTM
Thứ nhất: trình độ dân trí và sự nhận thức rõ vai trò chủ thể của người dân.
Trang 22Mỗi một chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn đềulấy người dân làm mục tiêu trung tâm, người nông dân và cộng đồng dân cư giữvai trò là chủ thể Họ được biết, được bàn, được quyết định, tự làm, tự giám sát vàđược thụ hưởng (quy hoạch, đề án, huy động vốn, quản lý ) Đóng góp công sức,tiền của để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình, đầu tư cho sản xuất, đóng góp xâydựng các công trình công cộng của thôn, xã Điều đó nói lên vai trò quan trọng củangười dân Vì vậy, trình độ dân trí và nhận thức của người dân là yếu tố quyết địnhtrong công cuộc xây dựng đường giao thông nông thôn mới.
Thứ hai: Điều kiện kinh tế của người dân, của doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Kinh tế hộ cũng là yếu tố có tác động quan trọng trong sự đóng góp củangười dân Điều kiện kinh tế của mỗi hộ khác nhau nên mức đóng góp cũng khácnhau Vì vậy, cần có chính sách để huy động mức đóng góp một cách hợp lý chotừng đối tượng Hộ có kinh tế khá giả có nguồn tài chính dồi dào thường sẽ đónggóp bằng hoặc cao hơn mức huy động của cán bộ địa phương và họ sẵn sàng đónggóp khi cán bộ địa phương kêu gọi Đối với, hộ trung bình, hộ nghèo với nguồn tàichính hạn chế nên họ thường không ủng hộ những khoản đóng góp để xây dựngcác công trình công cộng Thay vào đó, họ có thể tham gia đóng góp bằng ngàycông lao động
Bên cạnh đó chương trình xây dựng NTM được xây dựng trên địa bàn nôngthôn là chính, mà người dân ở đây thường là những người nông dân, thu nhậpchính của họ là từ sản xuất nông nghiệp,có một số ít thu nhập từ nghề phụ, kinhdoanh, tiểu thủ công nghiệp Thu nhập của người nông dân thường không ổn địnhnên sự đóng góp cho xây dựng làm đường GTNT thường hạn chế
Trang 23Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũngrất quan trọng Nếu doanh nghiệp làm ăn đạt được lợi nhuận cao, nếu địa phươngbiết cách huy động thì đây là cũng là một nguồn vốn quan trọng, không chỉ là tiền
mà còn bằng hiện vật, trí tuệ Vì đây là công trình đem lại lợi ích cho nhân là bênhưởng lợi
Vì vậy, xây dựng đường GTNT trong xây dựng NTM không chỉ dựa trên nộilực của địa phương mà còn phải phát huy sức mạnh ngoại lực để hoàn thành
Thứ ba: Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở
Năng lực và uy tín của cán bộ cơ sở làm công tác huy động nguồn lực choxây dựng đường GTNT có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động Nếu đội ngũcán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và uy tín tốt thì tiến độ thực hiện
sẽ dễ dàng, chất lượng các công trình cao Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ có trình
độ chuyên môn thấp, thiếu năng lực quản lý và uy tín thì sẽ làm chậm tiến độ côngviệc và chất lượng của công trình sẽ không cao Chính vì vậy nghiên cứu huy độngnguồn lực xã hội xây dựng đườnggiao thông nông thôn cần nghiên cứu đến trình
độ, năng lực của cán bộ địa phương
2.2 Cơ sở thực tiễn.
2.2.3 Kinh nghiệm về huy động nguồn lực cho mục đích xây dựng đường giao thông nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới.
2.2.3.1 Tại Hàn Quốc: phong trào làng mới.
Hàn Quốc vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX là một nước nghèo sau chiếntranh, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, không đủ lương thực và phần lớnngười dân không đủ ăn Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hạn hán
và lũ lụt thường xuyên xảy ra khắp đất nước Xã hội Hàn Quốc thời đó như nhậnxét của người trong cuộc là "một xã hội thờ ơ, hỗn độn và vô vọng" Mối lo lớn
Trang 24nhất của chính phủ là làm sao thoát khỏi đói nghèo Sau hai kế hoạch 5 năm tiếnhành từ năm 1962 có kết quả, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu có dấu hiệu cất cánh.Tuy nhiên, một vấn đề lớn nảy sinh là chính phủ tập trung phát triển công nghiệp
đã làm khu vực đô thị phát triển nhanh chóng trong khi khu vực nông thôn vẫnchìm trong đói nghèo và lạc hậu
Đến năm 1970 vẫn còn 70% dân số sống ở nông thôn, trong số đó 80% sốngtrong nhà vách đất, dùng đèn dầu, đường làng nhỏ hẹp thậm chí xe bò xe ngựakhông qua lại được, gần như không có các công trình vệ sinh, y tế, văn hóa, đói ăn,thất học…Sau trận lụt lớn năm 1969, người dân phải tu sửa lại nhà cửa, đường sá,ruộng vườn mà không có sự trợ giúp của chính phủ Trong khi đi thị sát tình hìnhdân chúng, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Park Chung Hy nhận ra rằng việntrợ của chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự cứu lấymình Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểmmẫu chốt để phát triển nông thôn
Nhận thấy được những vấn đề cấp bách đó Sự ra đời kịp thời của
“Saemaulundong” vào đúng lúc nông thôn Hàn Quốc đang trì trệ trong đói nghèocần có sự bứt phá mạnh mẽ và những kết quả khả quan đạt được ngay sau đó đãlàm nức lòng nông dân cả nước Phong trào làng mới (Seamaul Undong- SU) rađời với 3 tiêu chí: cần cù( chăm chỉ), tự lực vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộngđồng) Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả,Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động SU và được nông dân hưởng ứngmạnh mẽ Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông tronglàng, xã được mở rộng, nâng cấp, các công trình phúc lợi công cộng được đầu tưxây dựng
Trang 25Chỉ sau 8 năm, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳdiệu, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn đặc biệt là đường giao thôngnông thôn cơ bản được hoàn thành Trong 8 năm từ 1971 - 1978, Hàn Quốc đãcứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làngnâng cấp được 1322m đường, cứng hóa đường ngõ xóm 42.220 km, trung bìnhmỗi làng là 1.280m, xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiềusông suối), kiên có hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ cóđiện thắp sáng Đặc biệt vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nênviệc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận,ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.
Trong vòng 10 năm triển khai SU từ năm 1971 đến năm 1980, tổng kinh phícho các dự án là 3.425 tỷ won (tương đương với 3 tỷ USD) Trong số đó đóng gópcủa người dân là 1691,95 tỷ won (tương đương khoảng 1482 tỷ USD) chiếm49,4%; hỗ trợ của chính phủ chỉ 27,8%; phần còn lại là các khoản nông dân vaycủa các tổ chức tín dụng Nếu tính cả phần vốn vay, sự đóng góp của người dân là72,2%
Trong suốt quá trình xây dựng SU chính phủ Hàn Quốc chỉ hỗ trợ người dân
về mặt tài chính còn trực tiếp giao cho người đứng đầu làng tự bàn bạc với ngườidân để sử dụng vào việc gì ưu tiên cần làm trước rồi người dân tự đóng góp tàichính, ngày công, hiến đất làm đường Chính phủ chia làm 3 mức hoàn thành làlàng cơ sở, làng tự lực, làng tự lập và sẽ tiếp tục đầu tư cho những làng làm tốt.Làng nọ học làng kia nhờ chính sách khuyến khích cạnh tranh, làng làm tốt đượctăng hỗ trợ, khi thăng hạng được thưởng 2000 USD, áp dụng thưởng phạt côngminh đã xua đi sự ỷ lại, tự ti, kích thích lòng thi đua làm giàu đẹp quê hương mình.Tổng thống Hàn Quốc đặt ra "Giải thưởng Seamaul" nhằm tôn vinh những người
Trang 26xuất sắc hằng, Chính phủ chọn những làng điển hình để tổng thống gặp mặt, traogiải thưởng.
Từ phong trào SU giúp chúng ta rút ra được nhiều bài học to lớn, đó là pháthuy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm lànhân dân quyết định và làm mọi việc, nếu nhà nước bỏ ra một vật tư thì người dân
bỏ ra 5 - 10 công sức và tiền của Người dân quyết định loại công trình, dự án nàocần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công,nghiệm thu công trình Bên cạnh đó phát huy dân chủ để phát triển nông thôn.Thành lập hội đồng phát triển xã, sử dụng sự trợ giúp của chính phủ trên cơ sởcông khai tài chính, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiếtcủa địa phương
Trang 272.2.3.2 Tại Trung Quốc
Với xuất phát điểm là một nền nông nghiệp lạc hậu và còn chiếm tỷ trọnglớn trong nền kinh tế, nhiều ngành công nghiệp lạc hậu, sản xuất không đủ đáp ứngnhu cầu tiêu dùng, đời sống của các tầng lớp nhân dân còn khó khăn Trong suốttiến trình cải cách và mở cửa (1978 đến nay), Trung Quốc luôn coi nông nghiệp là
cơ sở của nền kinh tế quốc dân Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp cũng như cácngành công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, Trung Quốc đã có nhiều chính sách vàbiện pháp phát triển xây dựng CSHT nông thôn nói chung cũng như xây dựng làmđường giao thông nông thôn nói riêng, cụ thể:
- Bên cạnh bảo đảm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Trung Quốc rấttích cực tìm kiếm các khoản vay ưu đãi với mức lại suất thấp từ các tổ chức kinh tếquốc tế cho các dự án đầu tư xây dựng CSHT kinh tế - xã hội nông thôn, tập trungvào khu vực miền Tây, miền Trung và tập trung vào các dự án CSHT kinh tế xãhội đa năng có tính đột phá như: giao thông, viễn thông, mạng lưới điện,
Trang 28- Thực hiện cơ chế chủ động phân quyền cho các cấp chính quyền địa phươngtrong xây dựng đường GTNT Để khai thác tiềm năng và các nguồn lực địaphương, chính phủ đã giảm sự độc quyền của mình trong công tác xây dựng đườnggiao thông để phân câp cho chính quyền cấp dưới và khuyến khích họ tham gia vàoquản lý,xây dựng và khai thác đường giao thông Chính phủ chỉ quan tâm vào các
dự án lớn tầm quốc gia như: đường giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh, cầucảng, sân bay, còn hạ tầng đường giao thông nội vùng nông thôn chủ yếu giaocho chính quyền cấp thấp hơn đảm nhận Chính vì vậy, nhiều địa phương đã chủđộng vốn ngân sách của mình để đầu tư vào những công trình đườnggiao thôngthiết yếu, trọng điểm của địa phương mình Sự kết hợp giữa chính quyền trungương và các cấp chính quyền địa phương đã mang lại cho nông thôn Trung Quốcdiện mạo mới về đườngGTNT
- Hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu đô thị ở cácvùng nông thôn để tạo điềukiện phát triển các ngành công nghiệp,dịch vụ và thuhút lao động dư thừa Sự phát triển của các đô thị nhỏ góp phần đem lại cuộc sốngtốt hơn cho dân cư và góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị vànông thôn, tạo ra tính “lan tỏa” kết nối giữa thành thị với nông thôn, kết nối liênvùng Những kết quả đạt được trong phát triển các công trìnhGTNT đã góp phầnthay đổi bộ mặt nông thôn Trung Quốc và tạo đông lực góp phần vào sự tăngtrưởng chung của đất nước để hiện nay Trung Quốc trở thành đầu tàu kinh tế thứhai thế giới
- Đẩy mạnh phát triển chợ nông thôn, Trung Quốc hết sức coi trọng mở rộngthị trường giao lưu hàng hóa nhất là hàng hóa nông sản Nhiều chợ nông thôn đượcxây mới, mở rộng, nâng cấp và khôi phục, điều đó tạo điều kiện vô cùng thuận lợicho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước giao lưu, trao đổi, mua bán cácyếu tố sản xuất và sản phẩm hàng hóa
Trang 292.2.4 Kinh nghiệm sử dụng nguồn lực huy động để xây dựng công trình đường GTNT phục vụ cho triển khai chương trình NTM tại các địa phương tại Việt Nam.
2.2.2.1 Các chính sách có liên quan.
Giao thông nông thôn có vai trò rất quan trọng trong là nhân tố tác động đếnmọi ngành sản xuất và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của mọi vùngnông thôn cũng như toàn xã hội Trong đó, đường GTNT là nhân tố đặc biệt quantrọng, là khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển kinh tế- xã hội nóichung và để thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng.Vai trò của các yếu tố và điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn nói chung
và ở Việt Nam nói riêng là hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự tăngtrưởng kinh tế và phát triển toàn diện nền kinh tế, xã hội của khu vực này Vai trò
và ý nghĩa của chúng càng thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong điều kiện xây dựng NTMhiện nay Vì vậy, việc chú trọng đầu tư cho các công trình đường GTNT là vô cùngcần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước cùng các cấp chính quyền và toàn xãhội Tuy nhiên, đầu tư cho GTNT cần một khối lượng vốn lớn Nhận thấy đượctầm quan trọng của việc huy động nguồn lực cho xây dựng đường GTNT nên Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều quan điểm, chủ trương chính sách quan tâm đến xâydựng đường GTNT trong Chương trình xây dựngNTM
Tại hội nghị Trung ương 7 Khóa X, ngày 5/8/2008, quan điểm phát triểntoàn diện đã được khẳng định trong Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp,nông dân, nông thôn Theo đó, mục tiêu phát triển đồng bộ kết cấu kinh tế - xã hộinông thôn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Nghịquyết đặc biệt là ưu tiên phát triển giao thông nông thôn để đáp ứng nhu cầu trong
hoạt động sản xuất của địa phương:“Phát triển giao thông nông thôn bền vững
gắn với mạng lưới giao thông quốc gia, bảo đảm thông suốt bốn mùa tới các xã và
Trang 30cơ bản có đường ô tô đến thôn, bản Ưu tiên phát triển giao thông ở các vùng khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn.Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống đường đến các vùng trung du, miền núi và ven biển để phát triển công nghiệp và đô thị.Từng bước nâng cao chất lượng đường nông thôn; có cơ chế, chính sách đảm bảo duy tu bảo dưỡng thường xuyên Phát triển giao thông thuỷ, xây dựng các cảng sông, nạo vét luồng lạch và các phương tiện vận tải sông, biển an toàn.”
Và trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI lại tiếp tục đề cập đến vấn đềphát triển CSHT Cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 cóchỉ ra định hướng phát triển kinh tế - xã hội là phát triển nhanh kết cấu hạ tầng,
nhất là hạ tầng giao thông.“…Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ,
với một số công trình hiện đại là một đột phát chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế Tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong cả nước và trong từng vùng, nhất là giao thông, thủy điện, thủy lợi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường Đa dạng hóa hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng…”.
Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành đã cócác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách cụ thể nhằm xây dựng đườngGTNT thông qua các chiến lược kế hoạch trong Chương trình Xây dựng NTM.Ngày 28/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 24/2008/ NQ -
CP về các chương trình, hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết hội nghịlần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ- TTgban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.Ngày 4/6/2010, Quyết định số
Trang 31800/TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020.
Mới đây nhất, Bộ GTVT vừa ban hành Quyết định số 4927/QĐ-BGTVTngày 25/12/2014 “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nôngthôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2010-2020".Quyết định 4927/QĐ-BGTVT đã ký để thay thế Quyết định số315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảiban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục
vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020” Theo Hướng dẫn mới, việc lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phảiđược xem xét và dựa trên những yêu cầu cơ bản như: Phù hợp với quy hoạch pháttriển giao thông trong khu vực và địa phương được cấp thẩm quyền phê duyệt; Đápứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững, lâu dài nhiềumặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của địa phương; Phải xét đến phương
2010-án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng được tối đa các công trình cầucống đã phân kỳ Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đấtdùng cho công trinh hoàn chỉnh sau này; Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thôngvới quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữutuyến
Hưởng ứng với các nghị định, quyết định của Đảng và Nhà nước, chínhquyền tỉnh Nam Định cũng đưa ra các chủ chương, chính sách nhằm thúc đẩy quátrình thực hiện tiêu chí GTNT trong Chương trình xây dựng NTM Ngày10/10/2012 UBND tỉnh Nam Định đã ban hành quyết định số 1531/QĐ-UBND
“Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Nam Định đến năm 2020, địnhhướng đến năm 2030”…
Trang 32Cùng với các chủ trương, quyết định được ban hành còn có các thông tư:Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 4/8/2010 của Bộ xây dựng quy định việc lậpnhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xã NTM; Thông tư số41/2013/TT- BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nôngthôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM,… các văn bản này đã vàđang được triển khai tích cực vào việc phát triển toàn diện nông thôn.
2.2.2.2 Huy động nguồn lực xây dựng đường GTNT tại xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là một trong số ít địaphương đã thực hiện đạt 19 tiêu chí trong Chương trình XD NTM Năm 2009 xãQuỳnh Minh được Tỉnh ủy – UBND tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng nông thônmới trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, là xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,
cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống của người dân còn thấp Song với sự quyết tâmcao của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhândân, xã Quỳnh Minh đã đoàn kết, phấn đấu nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ phát triểnkinh tế xã hội, phát động mạnh mẽ phong trào thi đua “cả nước chung sức xâydựng nông thôn mới
Công tác tuyền truyền vận động được đánh giá là nhiệm vụ then chốt, là mộtkhâu quan trọng không thể thiếu khi làm công tác tư tưởng đến từng cán bộ, từngngười dân Trong 5 năm, xã đã tổ chức 17 hội nghị nhằm quán triệt, triển khai họctập trong toàn Đảng bộ, 12 buổi hội nghị cán bộ, 64 buổi hội nghị Ban chấp hànhcác đoàn thể, 36 buổi hội nghị các chi bộ, 84 buổi hội nghị nhân dân 7 thôn Nộidung chính của các hội nghị nhằm tập trung tuyên truyền chủ trương của đảng,chính sách của nhà nước về xây dựng nông thôn mới, phát động mạnh mẽ phongtrào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới’’
Trang 33Thực hiện Quyết định số 2312/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của UBNDTỉnhvề việc ban hành một số quy định trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới.UBND xã đã triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch, hợp đồng với các công tyxây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất, khu dân cư, hệthống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo khoa học, hợp lý, sử dụng có hiệu quả Xã đãtập trung phát triển mạnh sản xuất trên 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp – xâydựng cơ bản, thương mại – dịch vụ.
Không chỉ đưa ra các chính sách hỗ trợ, cải tiến kinh tế- xã hôi, UBND xãQuỳnh Minh cũng nhận thấy được rằng việc huy động mọi nguồn lực đầu tư XDNTM là nhiệm vụ không kém phần quan trọng, chính vì vậy mà xã đã tập trunghuy động nguồn lực hỗ trợ của tỉnh, của huyện, ngân sách xã, các doanh nghiệp,nhân dân đóng góp, con em công tác ngoài địa phương đã hỗ trợ ủng hộ bằng vậtchất, tinh thần Bằng nguồn vốn được hỗ trợ này UBND xã đã tập trung mạnh vàoxây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và khang trang hơn Cụ thể từ năm 2009 – 2013 xãQuỳnh Minh đã đầu tư xây dựng được 6,3km đường giao thông nội đồng; 7,5kmkênh mương cấp 1 (100% hệ thống kênh mương được hoàn thiện); 130 cống đập
và 02 trạm bơm nước được xây mới phục vụ sản xuất, làm mới 4,5km đường liênxã; 14,5km đường giao thông nông thôn bằng nhựa và bê tông; xây mới nhà vănhóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, trụ sở xã, khu xử lý rác thải, nhà máy nướcsạch, nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ và xây mới 03 trường học đạt chuẩn Đến nay cáccông trình cơ sở hạ tầng được xây dựng cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới.Tổngnguồn vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng
Đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường GTNT và đóng góp bằng tiền,ngày công để tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn mới đã được nhân dânhưởng ứng, tham gia tích cực, được nhân dân bàn bạc công khai dân chủ trên tinhthần đóng góp tự nguyện Đã có 1230/1230 hộ dân hiến 10.800m2 đất nông nghiệp
Trang 34làm giao thông, thủy lợi nội đồng; tự đào đắp 75.000m2 đất đường giao thông vàkênh mương,….Nhân dân đã tự nguyện đóng góp trên 4 tỷ đồng tiền mặt và 2.000ngày công để san lấp mặt bằng làm đường GTNT
Qua 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đếntháng 7/2013 xã đã đạt được 19/19 tiêu chí Xã đã được UBND tỉnh Thái Bìnhcông nhận đơn vị đạt chuẩn Quốc gia xây dựng NTM Để có được những thànhquả ở trên chính là nhờ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã quán triệt sâu sắcchủ trương của Đảng, đường lối chính sách pháp luật của nhà nước, sự thống nhất,đoàn kết, quyết tâm cao của hệ thống chính trị và toàn dân Đặc biệt là thực hiệntốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, nhân dân được bàn bạc công khai, phát huy tinhthần nội lực của dân, nêu cao tinh thần gương mẫu trách nhiệm của cán bộ, đảngviên trong xã Việc phát động mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, phong trào cảnước chung sức xây dựng nông thôn mới là tiền đề quyết định đi đến thành côngtrong xây dựng NTM tại xã Quỳnh Minh
2.2.2.3 Huy động nguồn lực trong xây dựng đường GTNT trong NTM tại xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Xác định GTNT là một tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM, thời gianqua, các địa phương trong huyện Bình Đại đã tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước, đặcbiệt là nguồn lực trong nhân dân để xây dựng làm đường GTNT, nổi bật nhất có xãBình Thắng với phong trào vận động nguồn lực từ nhân dân để xây dựng đườngGTNT
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm nhà nước
hỗ trợ”, thời gian qua, Bình Thắng đã xây dựng được nhiều tuyến đường bê tôngkhang trang sạch đẹp nối liền các xóm ấp, qua đó tạo bộ mặt nông thôn từng bướcđổi mới, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Để thực hiện có hiệu quả
Trang 35phong trào, từ đầu năm, Bình Thắng mạnh dạn đề ra chủ trương bê tông hóa cáctuyến lộ liên xóm ấp, đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúngnhân dân thông qua các ngành đoàn thể và tại các cuộc họp tổ nhân dân tự quảnhàng tháng Với chủ trương đúng đắn, cộng với việc nhận thức được xây dựng giaothông là phục vụ lợi ích của nhân dân, nhiều hộ gia đình đã hưởng ứng tích cựcchủ trương trên, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi giữa các ấp trong xã Ngườidân đã tích cực đóng góp kinh phí để bê tông hóa các tuyến lộ liên xóm ấp, điểmnổi bật của Bình Thắng là do người dân tự đứng ra vận động kinh phí, tự mua vật
tư và lựa chọn đơn vị thi công, đồng thời cử người giám sát chặt chẽ việc thi côngcũng như công khai minh bạch thu chi tài chính nên chất lượng công trình cũngnhư tiến độ luôn được đảm bảo với chất lượng cao nhất
Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụhưởng” và sự công khai, minh bạch về tài chính, cộng với sự động viên, khích lệkịp thời từ các cấp ủy đảng, chính quyền, trong năm 2012, Bình Thắng đã bê tônghóa được 815 m lộ liên xóm, ấp Đặc biệt, xã đã hoàn thành việc bê tông hóa tuyếnđường giao thông chính trong xã nối liền ấp 3, ấp 4 với chiều dài 1.300 m, chiềungang từ 4 đến 5 m, mỗi bên đều có hệ thống cống thoát nước với kinh phí hoàntoàn do nhân dân đóng góp Đây là công trình quan trọng phục vụ đắc lực cho việcvận chuyển hàng hóa của nhân dân Để có được tuyến đường khang trang sạch đẹpnày, nhiều người dân đã tự nguyện hiến đất, di dời nhà cửa hàng rào để công trìnhthi công được thuận lợi nhất đặc biệt, phải kể đến công sức đóng góp không nhỏcủa ông Ba Mờ, người đứng ra vận động kinh phí cũng như tổ chức thi công conđường Ông đã không quản ngại khó khăn, mặc dù tuổi cao, sức khỏe yếu nhưngông đã đến từng nhà để vận động bà con nhân di dời nhà của, hàng rào để côngtrình được thi công đúng tiến độ Ngoài ra, trong quá trình thi công Ông luôn theodõi giám sát chặt chẽ từng ngày để công trình đạt chất lượng cao nhất Đến nay,
Trang 36tuyến lộ này đã hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy được hiệu quả tích cực,nhân dân trong xã rất phấn khởi vì không còn cảnh lầy lội mỗi khi mùa mưa haynắng bụi như trước, từ nay việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con nhân dânđược thuận tiện nhanh chóng hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế xã nhà phát triển.
Thông qua phong trào xây dựng giao thông nông thôn ở Bình Thắng, đã xuấthiện nhiều tấm gương tiêu biểu điển hình trong đóng góp xây dựng giao thôngnông thôn như: vật liệu xây dựng Ba Lèo và Năm Phụng mỗi cơ sở đóng góp 150triệu đồng để xây dựng 300m đường giao thông, ngoài ra, còn nhiều cá nhân,doanh nghiệp trong xã ủng hộ từ 20 đến 30 triệu đồng Đến nay, Bình Thắng đãvận động nhân dân đóng góp trên 2 tỷ đồng xây dựng giao thông nông thôn ÔngĐào Văn Lộc-Chủ tịch UBND xã Bình Thắng cho biết: trong thời gian tới, xã sẽtranh thủ sự ủng hộ của huyện cũng như tiếp tục vận động các nguồn nội lực, ngoạilực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó ưu tiên xây dựng giaothông nông thôn nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn, làm tiền đề để xã xâydựng đạt chuẩn xã văn hóa cũng như xã nông thôn mới trong thời gian tới
Mùa xuân này, đi trên những con đường bê tông phẳng phiu, hai bên đườngnhà cửa khang trang sạch đẹp, nhà nhà phấn khởi vui mừng đón xuân mới, lòngngười như mở ra, đón chào những điều tốt đẹp nhất Tin rằng, với sự đoàn kết,quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã nhà, Bình Thắng sẽ thực hiệnthắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng mà nghịquyết đảng ủy đã đề ra, tạo tiền đề vững chắc để Bình Thắng đi lên xây dựng xãvăn hóa trong thời gian tới
2.3 Bài học kinh nghiệm
Trang 37Từ thực tiễn về tình hình xây dựngNTM và huy động nguồn lực xây dựngđường GTNT tại các nước trên thế giới và các địa phương ở Việt Nam, tôi rút ramột số kinh nghiệm cho xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định:
Thứ nhất, Cần phát huy vai trò chủ thể của người dân trong huy động nguồn
lực cho xây dựng làm đường GTNT Người dân phải biết, được bàn bạc ngay từbước lập quy hoạch, đề án, được kiểm tra giám sát trong việc thực hiện chươngtrình; từ đó phát huy được nội lực từ phía người dân một cách tối đa
Thứ hai, Cần làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong
Đảng và cộng đồng dân cư về nội dung, mục đích của xây dựng giao thông nôngthôn mới, ưu tiên những công trình tuyến đường quan trong, cấp thiết, vai trò củahuy động nguồn lực cho xây dựng đườnggiao thông nông thôn mới Kêu gọi ngườidân về tinh thần đoàn kết, tự chủ, tự vươn lên, cùng nhau tham gia góp công, gópsức để xây dựng nông thôn mới chứ không nên trông chờ vào sự hỗ trợ từ nhànước và bên ngoài
Thứ ba, Sự hỗ trợ của nhà nước rất quan trọng song không phải là tất cả, mà
người dân phải là người tự nghĩ cách để giúp chính mình bởi có như vậy thì quátrình phát triển nông thôn sẽ bền vững và lâu dài Vì vậy cán bộ cần khuyến khíchngười dân về tinh thần hợp tác, giúp đợ lẫn nhau trong công việc cũng như trongcuộc sống
Thứ tư, Cần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác phát triển nông
thôn chuyên nghiệp, được đào tạo có đủ năng lực, phẩm chất và tận tâm với côngtác tuyên truyền, vận động người dân, từ đó người dân sẽ tự nguyện tham gia đónggóp đất đai, tiền mặt, công sức lao động, kinh nghiệm, để phục vụ cho xây dựngđường giao thông nông thôn mới
Trang 38Thứ năm, Cần xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng để làm gương cho kẻ
khác và tạo niềm tin trong dân, đồng thời cần đảm bảo rằng mọi nguồn lực đã huyđộng được phải được sử dụng vào các dự án xây dựng công trình đườnggiao thôngnông thôn mới
Thứ sáu, Trong quá trình triển khai thực hiện cần có sự phân cấp, phân
quyền và thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, giám sát và thực hiện cácchương trình, dự án
Thứ bảy, Nhà nước cần có chính sách phù hợp hỗ trợ nông dân mở rộng sản
xuất, giao lưu kinh tế- văn hóa- xã hội của các địa phương khác nhằm góp phầnthúc đẩy xây dựng đường GTNT, phục vụ hoạt động mở rộng thị trường Từ kinhnghiệm của Hàn Quốc về xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng NTMcho ta thấy rằng, quá trình xây dựng chỉ thực sự thành công khi chính người nôngdân tự làm chủ vận mệnh của mình, với sự hỗ trợ của Nhà nước để thay đổi toàndiện bộ mặt nông thôn cùng với việc tăng thu nhập một cách ổn định
2.4 Các nghiên cứu có liên quan
Ở nước ta, trong thời gian vừa qua đã có một số đề tài, công trình nghiêncứu về cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn
có đề cập đến vấn đề hạ tầng giao thông nông thôn như:
- Công trình của PGS.TS Đỗ Hoài Nam, TS Lê Cao Đoàn ( 2001): " Xâydựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam", đã phântích những vấn đề lý luận về cơ sở hạ tầng, phát triển hạ tầng nông thôn và đi sâuvào nghiên cứu thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ở tỉnh Thái Bình
- Nguyễn Đức Tuyên ( 2009): " Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôntỉnh Bắc Ninh kinh nghiệm và giải pháp" Luận án tiến sỹ kinh tế Luận án nghiêncứu những vấn đề lý luận về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, từ đó
Trang 39phân tích làm rõ thực trạng phát triển hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn thời gianqua và những tác động của nó đến sự phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôntỉnh Bắc Ninh Đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển hạ tầngkinh tế xã hội ở Bắc Ninh.
Trang 40PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Yên Cường là một xã nằm ở phía Nam của huyệnÝ Yên, tỉnh Nam Định,
có địa giới hành chính giáp với các xã như sau:
- Phía Bắc giáp với Yên Lương
- Phía Nam giáp với xã Yên Nhân
- Phía Đông giáp với xã Yên Lộc
- Phía Tây giáp với xã Yên Thắng
Trên địa bàn xã Yên Cường là vùng đất màu mỡ được kiến tạo từ phù sa bồiđắp bởi hai con sông Hồng và sông Đáy có 3 tuyến giao thông lớn đi qua địa phậncủa xã đó là đường quốc lộ 37B dài 3,5km, Quốc lộ 57B dài 2km chạy dọc quatrung tâm xã Yên Cường theo hướng Bắc-Nam,tiếp giáp với đường Quốc lộ 57 làđường Quốc lộ 56 đi qua xã theo hướng Bắc- Đông Bắc Quốc lộ 57B và Quốc lộ
56 là 2 tuyến đường huyết mạch của huyện Ý Yên,lưu thông với nhiều tỉnh thànhtrong cả nước
Với điều kiện và vị trí địa lý như vậy đã tạo nên những điều kiện tốt nhất để
xã Yên Cường có nhiều lợi thế trong việc giao lưu buôn bán với các vùng và pháttriển kinh tế xã hội, tạo động lực để phát triển xây dựng đường GTNT trongChương trình xây dựng NTM diễn ra khả quan, suôn sẻ hơn
3.1.1.2 Địa hình
Xã Yên Cường là vùng đất màu mỡ do phù sa bồi đắp, là một trong những
xã có tiềm năng phát triển của huyện Ý Yên, có địa hình là đồng bằng thấp trũng