1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện yên mô, tỉnh ninh bình

128 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

 Nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới Trong xây dựng nông thôn mới, nguồn lực tài chính được hiểu là khốilượng tiền cần huy động từ các quỹ khác nhau để đầu tư xây dựng các

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016

Trang 3

H C VI N NÔNG NGHI P VI T NAM ỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ CHUNG KIÊN

GI I PHÁP HUY Đ NG NGU N L C TÀI CHÍNH ẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ỒN LỰC TÀI CHÍNH ỰC TÀI CHÍNH TRONG XÂY D NG NÔNG THÔN M I T I HUY N ỰC TÀI CHÍNH ỚI TẠI HUYỆN ẠI HUYỆN ỆN

YÊN MÔ, T NH NINH BÌNH ỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Kinh t nông nghi p ế nông nghiệp ệp

Mã s chuyên ngành: 60.62.01.15 ố chuyên ngành: 60.62.01.15

Ng ười hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Phương Thụy ướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Phương Thụy i h ng d n khoa h c: TS Vũ Th Ph ẫn khoa học: TS Vũ Thị Phương Thụy ọc: TS Vũ Thị Phương Thụy ị Phương Thụy ương Thụy ng Th y ụy

HÀ NỘI, 2016

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từngdùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đãđược cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồngốc Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện luận văn này tạiđịa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện

để tài

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Chung Kiên

Trang 5

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Chung Kiên

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, HỘP vii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 4

2.1 LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 4

2.1.1 Các khái niệm 4

2.1.2 Lý do cần thiết phải xây dựng nông thôn mới 5

2.1.3 Yêu cầu của xây dựng nông thôn mới 6

2.2 LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6

2.2.1 Một số khái niệm 6

2.2.2 Nguyên tắc huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới 8

2.2.3 Cơ chế huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới 9

2.2.4 Nội dung huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới 14

2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động và sử dụng có hiệu quả NLTC cho xây dựng NTM 17

2.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN 23

2.3.1 Kinh nghiệm trên thế giới 23

2.3.2 Kinh nghiệm trong nước 28

Trang 7

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 38

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 38

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 43

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48

3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 48

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 49

3.2.3 Phương pháp tổng hợp số liệu 50

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 50

3.3 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH 50

3.3.1 Các chỉ tiêu định lượng 50

3.3.2 Các chỉ tiêu định tính 51

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52

4.1 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊN MÔ 52

4.1.1 Công tác lập và thực hiện Quy hoạch, đề án 52

4.1.2 Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân 53

4.1.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 56

4.1.4 Phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường 57

4.1.6 Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị và an ninh, trật tự xã hội 59

4.1.7 Kết quả thực hiện theo Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM 60

4.1.8 Đánh giá chung về những kết quả đạt được 60

4.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN YÊN MÔ 62

4.2.1 Tổng quan tình hình thực hiện 62

4.2.2 Thực trạng các hoạt động huy động tài chính tại huyện Yên Mô 66

4.2.3 Kết quả huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới tại Yên Mô 69

4.2.4 Đánh giá các hoạt động huy động của các bên liên quan 89

4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊN MÔ 92

4.3.1 Các chính sách của trung ương, tỉnh, huyện 92

4.4 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊN MÔ 97

Trang 8

4.4.1 Quan điểm, mục tiêu 97

4.4.2 Giải pháp huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước 98

4.4.3 Giải pháp huy động nguồn lực từ sức dân 98

4.4.4 Giải pháp huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể trong xã hội 99

4.4.5 Giải pháp thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, HTX, tư nhân 99

4.4.6 Giải pháp huy động nguồn lực từ các chương trình phối hợp và lồng ghép ở nông thôn 101

4.4.7 Giải pháp huy động vốn từ các nhà hảo tâm, tổ chức phi chính phủ, cán bộ công nhân viên chức 101

4.4.8 Các giải pháp khác 102

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

5.1 KẾT LUẬN 103

5.2 KIẾN NGHỊ 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 107

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Cơ cấu, diện tích các loại đất chính huyện Yên Mô 45

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện 48

Bảng 4.1: Các nguồn vốn phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Mô 64

Bảng 4.2: Tình hình huy động nguồn lực tài chính cho thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng .72

Bảng 4.3: Huy động nguồn lực tài chính cho thực hiện tiêu chí giao thông 74

Bảng 4.4: Huy động nguồn lực tài chính cho thực hiện tiêu chí thủy lợi 76

Bảng 4.5: Huy động tài chính thực hiện tiêu chí trường học 78

Bảng 4.6: Huy động tài chính cho thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất, văn hóa 79

Bảng 4.7: Huy động tài chính thực hiện tiêu chí trạm y tế, chợ nông thôn, bưu điện và nhà ở dân cư 80

Bảng 4.8 : Huy động nguồn lực tài chính thực hiện tiêu chí hình thức sản xuất 81

Bảng 4.9: Huy động tài chính cho thực hiện tiêu chí chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dồn điển đổi thửa 82

Bảng 4.10: Huy động tài chính cho nhóm tiêu chí văn hóa, xã hội, môi trường 84

Bảng 4.11: Huy động tài chính thực hiện tiêu chí môi trường 86

Bảng 4.12: Huy động tài chính cho hệ thống chính trị - xã hội 87

Bảng 4.13 Kết quả điều tra ý kiến hiểu biết của người dân về xây dựng NTM (n=90) 89

Bảng 4.14 Nhận thức của người dân về nguồn vốn sử dụng cho xây dựng NTM 90

Bảng 4.15: Đánh giá kết quả huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng nông thôn mới 91

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng người dân đến huy động tài chính cho xây dựng nông thôn mới 95

Trang 10

DANH MỤC HÌNH BIỂU ĐỒ, HỘP

Hình:

Hình 3.1 Sơ đồ hành chính huyện Yên Mô năm 2014 38

Hình 3.2 Cơ cấu, diện tích các loại đất chính huyện Yên Mô 45

Biểu đồ:

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu các nguồn vốn phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Mô

65

Biểu đồ 4.2 : Kết quả huy động tài chính thực hiện tiêu chí quy hoạch 70

Biểu đồ 4.3: Tình hình thực hiện huy động nguồn lực tài chính cho phát triển cơ sở

hạ tầng tại huyện Yên Mô giai đoạn 2011-2015 73

Biểu đồ 4.4.: Tình hình thực hiện huy động tài chính cho tiêu chí thủy lợi tại huyện

Yên Mô, giai đoạn 2011-2016 77

Biểu đồ 4.5: Huy động nguồn lực tài chính cho tiêu chí trường học 78

Hộp:

Hộp 4.1: Thành công trong thực hiện tiêu chí hệ thống chính trị của xã Yên Thắng

88

Trang 11

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT

Chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gianhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nôngdân Trong những năm qua, mô hình xây dựng nông thôn mới đã được triển khai vàthực hiện ở rất nhiều địa phương trong cả nước, có rất nhiều thành tựu đã đạt được:Diện mạo nông thôn thay đổi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cải tạo và xây dựng mới,

cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đặc biệt, đời sống người dân nôngthôn được cải thiện và nâng cao cả về tinh thần và vật chất (Hồ Xuân Hùng, 2012).Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều địa phương gặp không ít khó khăn, bấtcập từ phương pháp, cách làm đến các bước triển khai còn lúng túng; các nguồn lực

để thực hiện xây dựng nông thôn mới còn thiếu và yếu, nên kết quả đạt được chưacao Bên cạnh đó, một số tiêu chí trong bộ tiêu chí đặt ra còn cứng nhắc, không phùhợp với mỗi địa phương, mỗi vùng, miền Trần (Minh Yến, 2013) Chính vì vậy, cần

có sự tìm hiểu, nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học để tìm ra các giải pháp đồng

bộ, phù hợp, khắc phục khó khăn, thực hiện chương trình một cách có hiệu quả

Yên Mô là một huyện vùng trũng phía Nam của tỉnh Ninh Bình Từ năm

2011 đến nay, Yên Mô đã triển khai và thực hiện xây dựng nông thôn mới ở hầuhết các xã trong huyện Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thônmới” cũng được đông đảo cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện tích cực thamgia Nhiều hộ dân đã hiến đất, phá dỡ nhà ở, nhà bếp, tường rào để mở rộng, nângcấp đường giao thông nông thôn Toàn huyện có 1.419 hộ dân đã hiến 46.662,8

m2 đất với giá trị 8,2 tỷ đồng; đóng góp 53.573 ngày công lao động, đóng góptiền mặt, nguyên vật liệu và hiến tặng tài sản với tổng trị giá 19,4 tỷ đồng Ngoài

ra, năm 2013 toàn huyện đã vận động nhân dân đóng góp 161,7 ha đất nôngnghiệp để hoàn thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng, chỉnh trang đồngruộng và dành quỹ đất cho các công trình phúc lợi xã hội theo quy hoạch xâydựng nông thôn mới1

Tuy nhiên, tình hình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn huyện cònnhiều khó khăn do nguồn lực tài chính hạn chế Tính đến năm 2013, bình quân

nông thôn mới

Trang 12

các xã trong huyện mới đạt 8,9 tiêu chí/xã, 1 xã đạt 11 tiêu chí (Yên Thái), 4 xãđạt 10 tiêu chí, 8 xã đạt 9 -7 tiêu chí và 2 xã đạt 6 tiêu chí Trước thực trạng đó,một số câu hỏi đặt ra là: thực trạng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thônmới ở Yên Mô như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình huy độngnguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ra sao? Giải pháp nào thúc đẩyhuy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Mô

trong thời gian tới? Nghiên cứu “Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng

nông thôn mới tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” sẽ góp phần trả lời thỏa

đáng các câu hỏi trên

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng việc huyđộng nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Mô tỉnhNinh Bình Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu để huy động nguồn lực tàichính, góp phần đẩy nhanh công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Môtỉnh Ninh Bình theo hướng hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa người dân

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động nguồn lựctài chính trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Mô, Tỉnh NinhBình đến năm 2017

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề kinh tế, tổ chức liên quan đến huy động nguồn lực tàichính trong xây dựng nông thôn mới huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình; gồm cácvấn đề: lý luận về huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới,

Trang 13

thực trạng huy động nguồn lực tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến huy độngnguồn lực tài chính, giải pháp đẩy mạnh huy động nguồn lực tài chính trong xâydựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu

Chủ thể nghiên cứu: các hộ dân; doanh nghiệp; các đơn vị xây dựng côngtrình; cán bộ cấp huyện, xã, thôn và các tác nhân liên quan

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề huy động nguồn lực tài

chính trong quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Nguồn lực trong nghiên cứu này được giới hạn là nguồn lực tài chính

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình thực hiện huy động vốn từ năm

2011 đến năm 2014, và đề xuất phương hướng giải pháp đến năm 2017

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác huy động nguồn lực

tài chính để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Trang 14

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1 LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.1.1 Các khái niệm

Khái niệm nông thôn

Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (1994), nông thôn được

định nghĩa là “Khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông” Ngoài ra còn

có định nghĩa khác như: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thịcác thành phố, thị xã, thị trấn được quản lí bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhândân xã

Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theothời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thếgiới Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu; “Nông thôn làvùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cưnày tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong mộtthể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” ( Tống VănChung, năm 2001)

Nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn đểcộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mìnhkhang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà

là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chươngtrình cụ thể hóa Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của banChấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đây

là chương trình mục tiêu quốc gia mang tính toàn diện, vừa là mục tiêu, vừa là

động lực phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn, hướng đến “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trang 15

2.1.2 Lý do cần thiết phải xây dựng nông thôn mới

Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, cònnhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đãxuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ítđược quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượnglưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, vănhoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở

xã nhiều nơi xuống cấp Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạtchuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển

Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạnchế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sảnchưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụngkhoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nôngnghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ

Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nôngnghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh

tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác

xã còn nhiều yếu kém Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làmmới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạothấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao

Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyềnthống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục ); nhà ở dân

cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát Hiện nay, kinh tế - xã hội khu vựcnông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch

Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cần 3yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật Qua việc xây dựng nông thônmới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa

Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạchậu, nông dân nghèo khó

Trang 16

2.1.3 Yêu cầu của xây dựng nông thôn mới

-Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốcgia được quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướngChính phủ

- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể củacộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, banhành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn.Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ

để quyết định và tổ chức thực hiện

- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mụctiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đangtriển khai ở nông thôn; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư củacác thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư

- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quyhoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩnkinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành)

- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chínhquyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổchức thực hiện; hình thành cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới”

do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầnglớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới

2.2 LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.2.1 Một số khái niệm

Tài chính

Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liềnvới quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Các quỹ tiền tệ mang nhữngđặc trưng cơ bản như: Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích củanguồn tài chính Các quỹ tiền tệ là một lượng nhất định của nguồn lực tài chínhđược dành cho một mục đích nhất định xuyên, liên tục, rộng rãi, kịp thời

Nguồn lực tài chính

Trang 17

Có thể hiểu nguồn lực tài chính là khối lượng giá trị dưới hình thái tiền tệđược hình thành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, phản ánh cácmối quan hệ kinh tế - xã hội trong phân phối nhằm đáp ứng các yêu cầu chi tiêubằng tiền để thực hiện quá trình tái sản xuất các mặt hoạt động của các chủ thểtrong xã hội.

Nguồn lực tài chính được biểu hiện rất khác nhau, tùy theo nguồn gốchình thành mà chủ thể có thể thực hiện để có để có được các quỹ tiền tệ Thôngqua các nguồn lực tài chính mà những chủ thể trong xã hội có được hệ thống cácquỹ tiền tệ tập trung và tập trung vận động độc lập với các chức năng cất trữ hayphương tiện thanh toán

Nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới

Trong xây dựng nông thôn mới, nguồn lực tài chính được hiểu là khốilượng tiền cần huy động từ các quỹ khác nhau để đầu tư xây dựng các hạng mục côngtrình như phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, các hình thức TCSX, văn hóa – xã hội –môi trường, hệ thống chính trị nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn của nước ta

Huy động nguồn lực tài chính

Huy động nguồn lực tài chính là các biện pháp mà các chủ thể, nhà nước,các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế v.v triển khai, thực hiện với mục đíchhuy động nguồn lực tài chính với quy mô cần thiết, phải có để sử dụng vào cácmục đích khác nhau như đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội v.v…

Để huy động nguồn lực tài chính, các chủ thể, nhà nước, các tổ chức tíndụng, các tổ chức kinh tế v.v…cần phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp,nhiều hình thức khác nhau, các hình thức chủ yếu đó là:

 Huy động trực tiếp

Đây là hình thức huy động nguồn lực tài chính từ các chủ thể (ngân sáchnhà nước, chủ các nông hộ) để đầu tư vốn cho phát triển kinh tế Trong hình thứchuy động này, quyền sở hữu vốn và sử dụng vốn gắn liền với nhau không táchrời Do huy động nguồn lực tài chính từ các chủ thể nên rất chủ động trong sửdụng vốn, tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nếu xét theo hiệu quảkinh tế xã hội thì do không tính chi phí vốn (lãi vay) nên nhiều khi nguồn lực tàichính huy động trực tiếp sử dụng không hiệu quả, lãng phí

 Huy động gián tiếp

Trang 18

Đây là hình thức các chủ thể huy động từ các nguồn khác không phải củamình (ngân sách nhà nước vay của dân, các tổ chức tín dụng, vay nợ nước ngoài,nông hộ vay của tổ chức tín dụng v.v…) để đầu tư phát triển kinh tế xã hội.Trong hình thức huy động này, quyền sở hữu vốn và sử dụng vốn được tách dờinhau Do huy động nguồn lực tài chính không phải từ chủ thể nên nhiều khi mấttính chủ động trong sử dụng vốn, tuy nhiên do có tính chi phí vốn (lãi vay) nênhầu hết nguồn lưc này được sử dụng tương đối hiệu quả.

2.2.2 Nguyên tắc huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới

Nguyên tắc chung

- Huy động tối đa nguồn lực tại địa phương (tại chỗ)

- Huy động và khai thác hiệu quả vốn đầu tư của doanh nghiệp

- Sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương từ các chương trình, dự án hiện

có thông qua cơ chế lồng ghép trên địa bàn

- Dưạ vào nội lực là chính, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần

- UBND tỉnh có trách nhiệm xây dựng cơ chế:

+ Huy động các nguồn vốn của cộng đồng, người dân, tổ chức, DN

+ Lồng ghép các chương trình

Nguyên tắc hỗ trợ tài chính trong xây dựng nông thôn mới

Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho: Công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã

Đối với các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảmnghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng

12 năm 2008 của Chính phủ, hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách nhà nước cho: Xâydựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giaothông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xâydựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn,bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; pháttriển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ côngnghiệp, thủy sản

Trang 19

Đối với các xã còn lại, hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước cho: Xâydựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giaothông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xâydựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn,bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; pháttriển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ côngnghiệp, thủy sản

Giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhànước cho từng nội dung, công việc cụ thể, bảo đảm phù hợp với thực tế và yêucầu hỗ trợ của từng địa phương

Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương căn cứ điều kiệnkinh tế - xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Ưutiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngân sách, địa bàn đặcbiệt khó khăn và những địa phương làm tốt

Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhândân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyệnđóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương Nhân dân trong

xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồngnhân dân xã thông qua

Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế

-xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theomức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương vàkhả năng cân đối ngân sách địa phương Ủy ban nhân dân địa phương xem xét,quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùngcấp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫncác sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện

2.2.3 Cơ chế huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiệnchương trình này

 Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêuquốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm:

Trang 20

- Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗtrợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trongnhững năm tiếp theo gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia vềviệc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trìnhphòng, chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chươngtrình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS chươngtrình thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về văn hóa; chương trình giáo dụcđào tạo; chương trình 135; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sởxã; hỗ trợ chia tách huyện, xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ

em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa kênh mương;phát triển đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủysản, làng nghề…;

- Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình này, bao gồm cả tráiphiếu Chính phủ (nếu có);

 Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chứctriển khai Chương trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được

từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuêđất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70%thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới;

 Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khảnăng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triểncủa Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhànước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;

 Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xãcho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua;

 Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cánhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;

 Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng:

- Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được trung ương phân bổ cho cáctỉnh, thành phố theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giaothông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ởnông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Trang 21

Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CPngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nôngnghiệp, nông thôn.

 Cơ chế đầu tư:

Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã làBan Quản lý xây dựng nông thôn mới xã do Ủy ban nhân dân xã quyết định Đốivới các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn màBan Quản lý xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy bannhân dân huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sựtham gia của Ủy ban nhân dân xã

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn, bản có thời gian thựchiện dưới 2 năm hoặc giá trị công trình đến 3 tỷ, chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹthuật, trong đó phải nêu rõ tên công trình, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, quy

mô kỹ thuật công trình, thời gian thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn đầu tư

và cơ chế huy động nguồn vốn kèm theo thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán

Đối với các công trình có giá trị trên 3 tỷ hoặc công trình có yêu cầu kỹthuật cao thì việc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi công và dựtoán phải do đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân thực hiện Việc lựa chọn tư vấnphải theo quy định hiện hành

Trong quá trình chuẩn bị đầu tư cần tiến hành lấy ý kiến tham gia của cộngđồng dân cư về báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi công và dự toáncác công trình cơ sở hạ tầng

Ủy ban nhân dân huyện là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh

tế - kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng có nguồn gốc từngân sách và các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao

Ủy ban nhân dân xã là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹthuật các công trình có mức vốn đầu tư đến 3 tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách

Lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng các xãthực hiện theo 3 hình thức:

- Giao các cộng đồng dân cư thôn, bản, ấp (những người hưởng lợi trực tiếp

từ chương trình) tự thực hiện xây dựng;

- Lựa chọn nhóm thợ, cá nhân trong xã có đủ năng lực để xây dựng;

Trang 22

- Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu (theo quy định hiệnhành)

- Khuyến khích thực hiện hình thức giao cộng đồng dân cư hưởng lợi trựctiếp từ công trình tự thực hiện xây dựng

Ban giám sát cộng đồng gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc

xã, các tổ chức xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình dodân bầu thực hiện giám sát các công trình cơ sở hạ tầng xã theo quy định hiệnhành về giám sát đầu tư của cộng đồng

 Cơ chế quản lý quá trình thực hiện huy động nguồn lực tài chính

Để triển khai thực hiện tốt Chương trình nông thôn mới trong thời gian tới,nhất là trong việc huy động nguồn lực tài chính, trước hết cần ưu tiên triển khai côngtác lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn vớinguồn vốn thuộc Chương trình nông thôn mới để phát huy hiệu quả đầu tư

Vấn đề quản lý vốn được thực hiện như sau:

- Đối với các đối tượng mà ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm từ 50% vốntrở lên thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số: 174/2009/TT-BTC hướng dẫn

cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn tại 11 xã thực hiện Đề án “Chươngtrình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá”

Đối với các đối tượng mà ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn chiếm dưới 50%vốn thì việc thực hiện quản lý vốn do cộng đồng và Ban quản lý xây dựng nôngthôn mới xã tự bàn bạc thống nhất

Đối với các đối tượng do doanh nghiệp đầu tư: Các doanh nghiệp đầu tưvào các lĩnh vực này thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật

Trên cơ sở Đề án xây dựng nông thôn mới của xã được Ban Chỉ đạoChương trình xây dựng thí điểm nông thôn mới Trung ương thông qua, BanChỉ đạo Chương trình xây dựng thí điểm nông thôn mới tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương tổ chức phê duyệt Đề án làm cơ sở thực hiện; Uỷ ban nhândân xã và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã tổ chức tuyên truyền, phổbiến cho nhân dân nơi có dự án đầu tư để bàn bạc dân chủ, công khai lựa chọnthứ tự dự án ưu tiên để đầu tư Trên cơ sở ý kiến của nhân dân, quy chuẩn xâydựng của Nhà nước và ý kiến tư vấn của cán bộ chuyên môn, Uỷ ban nhân dân

xã lập kế hoạch vốn của xã trong 3 năm gửi đến Ban Chỉ đạo Trung ương, các

Trang 23

Bộ liên quan, Ban Chỉ đạo Tỉnh để theo dõi, quản lý Trên cơ sở ý kiến củaBan Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năngliên quan của Tỉnh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới của xã tổ chức lậpcác dự án đầu tư theo đúng tiêu chuẩn định mức theo quy định của cấp cóthẩm quyền (cấp đường, trường học, trụ sở xã, trạm y tế ) để xác định mứcvốn cho từng dự án, công trình gửi Ban Chỉ đạo Trung ương để xác định mứcvốn hỗ trợ

Căn cứ nguồn vốn được ngân sách cấp trên hỗ trợ (bao gồm ngân sáchtrung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện), khả năng của ngân sáchcấp xã, nguồn vốn huy động đóng góp và căn cứ khối lượng thực hiện của các

dự án đầu tư, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã đề xuất phương án báocáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định thông báo kế hoạch vốn, đồngthời gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ chuyển vốn, thanh toán

Các chương trình, chính sách xây dựng nông thôn mới ngày càng mở rộng

về quy mô nhưng nhiều chính sách vẫn còn kém hiệu quả do chồng chéo Sựchồng chéo trong chính sách một phần là do chưa có sự phân định rõ trong thiết

kế các chương trình, dự án Các chính sách được nhiều bộ, ngành đề xuất banhành và nhiều cơ quan cùng thực hiện, nhưng thiếu sự phối hợp Trong một vănbản quyết định ban hành thường quy định nhiều chính sách; một nội dung chínhsách có khi lại được quy định trong các quyết định khác nhau, có chính sách baohành theo đối tượng, có chính sách ban hành theo lĩnh vực, có chính sách banhành theo vùng địa lý

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp lâu dài gắn liền với quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, do đó cần phải kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ratrong cả hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, tránh chủ quan nóng vội, bệnhthành tích; phải khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của chính bản thân người dân

Đặc biệt, các chính sách xây dựng nông thôn mới phải thường xuyên được

tổ chức rà soát, đánh giá, mang tính hệ thống để người dân tiếp cận thuận tiện,hiệu quả hơn; những chính sách qua thực hiện thấy bất hợp lý phải khẩn trươngđược sửa đổi, thay thế Chính sách xây dựng nông thôn mới cần phù hợp vớitừng địa phương; đầu tư trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, có các chính sáchxây dựng nông thôn mới chung, có chính sách đặc thù cho từng vùng khó khăn

Trang 24

2.2.4 Nội dung huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới

Huy động nguồn lực tài chính phục vụ xây dựng nông thôn mới từ cácnguồn sau: (i) ngân sách Nhà nước, (ii) vốn tín dụng, (iii) vốn huy động từ doanhnghiệp, tổ chức, (iv) vốn huy động từ người dân, cộng đồng, (v) các nguồn khác

a) Huy động từ ngân sách nhà nước

Nguồn vốn ngân sách trung ương từ các chương trình hiện có, bao gồm:

 Các Chương trình mục tiêu quốc gia:

-Chương trình giảm nghèo

-Chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn

-Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình

-Chương trình giáo dục - đào tạo

-Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu

- Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho: Công tácquy hoạch; xây trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựngnông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã

- Đối với các xă thuộc các huyện nghčo thuộc Chương trình hỗ trợ giảmnghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ – Cp ngày 27 tháng

12 năm 2008 của Chính phủ, hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách nhà nước cho: Xâydựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao

Trang 25

thông nội đồng và kênh mương nội đông; xây dựng trường học đạt chuẩn; xâydựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn bản; công trình thể thao thôn,bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; pháttriển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ côngnghiêp, thủy sản.

Đối với các xã còn lại, hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước cho: Xâydựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn xóm; giaothông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xâydựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa thôn, bản; công trình thể thao thôn bản;xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thóat nước thải khu dân cư; phát triểnsản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp,thủy sản

Giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhànước cho từng nội dung, công việc cụ thể, bảo đảm phù hợp với thực tế và yêucầu hỗ trợ của từng địa phương

b) Huy động từ cộng đồng

Cũng theo quyết định số 695/QĐ – TTg của Chính phủ thì chính quyền địaphương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, vận độngbằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế - xã hội của địa phương Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyệnđóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua

Nguồn lực tài chính từ cộng đồng bao gồm:

• Phần tiết kiệm của người dân, phần tích lũy của các doanh nghiệp, cáchợp tác xã, tổ chức kinh tế…

• Công sức, tiền của đầu tư cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp các côngtrình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; Cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và cóthu nhập; Cải tạo cổng ngõ, tường rào phong quang, đẹp đẽ…

• Đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để tăng thu nhập

• Đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công laođộng, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất…( Nếu đóng góp bằng tiền thìcần được cộng đồng bàn bạc quyết định, HĐND xã thông qua)

Nguồn lực tài chính từ dân phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộgia đình Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:

Trang 26

- Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triểnthấp thường có quy mô và tỉ lệ tiết kiệm thấp).

- Tập quán tiêu dùng của người dân

- Chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập

và các khoản đóng góp đối với xã hội

Đối với các hộ nghèo thay vì tiền có thể đóng góp bằng ngày công laođộng, vật tư, cây giống…

c) Huy động từ hợp tác xã, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp

Mô hình Hợp tác xã đã có từ rất lâu đời và hơn 100 năm nay nó vẫnkhẳng định vai trò và vị trí của mình trong phát triển kinh tế hộ nói riêng và kinh

tế thôn bản nói chung Các thành viên trong hợp tác xã đều là người trong xã,giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp Họ là nhữngngười nhanh nhạy nhất với các vấn đề phát triển Vì vậy họ sẵn sàng góp vốn choxây dựng nông thôn mới nếu dự án có tính khả thi

Vốn các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nông thôn hiện nay:

Để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộihiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệpvới phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, các doanhnghiệp đóng vai trò không nhỏ Thực hiện chính sách đổi mới, cơ chế cởi mởnhằm kêu gọi đầu tư tài chính từ các doanh nghiệp trong địa phương, các doanhnghiệp có dự án ở địa phương vào xây dựng nông thôn mới với mục đích đầu tưkết cấu hạ tầng để mở rộng quy mô doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi đểdoanh nghiêp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Vốn huy động từ doanh nghiệp bao gồm:

• Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốnnhư: chợ, công trình cấp nước sạch, điện, thu dọn và chôn lấp rác thải, cầu nhỏ,bến đò, bến phà…

• Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm,cung cấp dịch vụ như: kho hàng, khu trồng rau-hoa công nghệ cao, trang trạichăn nuôi tập trung, xưởng sấy nông sản, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi,trại cung cấp giống…

Trang 27

• Đầu tư trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo vàhướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiến tiến và tổ chức sản xuất những giống cây,vật nuôi, dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến công…

d) Nguồn vốn tín dụng

Nguồn vốn tín dụng vay cho xây dựng NTM nhận được nhiều ưu đãi:

 Đối tượng áp dụng bao gồm: Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trên địabàn nông thôn, cá nhân, chủ trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nôngthôn, các tổ chức cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ cho trồng trọt, chănnuôi, tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm phinông nghiệp trên địa bàn nông thôn

 Các lĩnh vực được ưu tiên vay vốn: Vay cho sản xuất, chế biến, tiêu thụsản phẩm nông, lâm, diêm, thủy sản; Vay phát triển ngành nghề tại nông thôn;Vay đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn; Vay để kinh doanh sản phẩm và dịch vụphụ vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông – lâm – diêm – thủy sản trênđịa bàn nông thôn

 Các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại được tổchức tín dụng xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp với mức:

- Tối đa đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp

- Tối đa đến 200 triệu đồng đối với hộ sản xuất ngành nghề và dịch vụ nông nghiệp

- Tối đa 500 triệu đồng đối với chủ trang trại, tổ hợp tác xã

- Và người vay chỉ phải nộp bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Nguồn vốn tín dụng, vốn vay Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam để làmcông trình xử lí môi trường

2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động và sử dụng có hiệu quả NLTC cho xây dựng NTM

Nhân tố pháp lý và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

Xây dựng nông thôn mới là một Chương trình phức tạp vì liên quan đếnnhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếpđến khu vực nông thôn và đời sống của người dân Do đó, phải xây dựng quychế, kế hoạch hoạt động trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn mới ởtoàn bộ địa phương để triển khai lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới ởtừng địa phương nhằm xác định lộ trình xây dựng nông thôn mới trong từng giai

Trang 28

đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 và từng năm Từ trước đến nay, Nhà nước ta đã

có rất nhiều chủ trương chính sách đối với phát triển nông nghiệp nông thôn.Yếu

tố pháp lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy độngnguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.Khi Nhà nước có những chính sáchkhuyến khích để mở rộng huy động nguồn lực thì sẽ có các chính sách văn bảnhướng dẫn cụ thể Từ đó, các địa phương mới có căn cứ pháp lý để thực hiện việchuy động nguồn lực một cách thuận lợi hơn Huy động nguồn lực đối với pháttriển nông thôn mới rất quan trọng do đó cần có hệ thống pháp lý rõ ràng để cácđịa phương dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn lực đặc biệt là vốn

Để thực hiện được chương trình nông thôn mới cơ quan quản lý nhà nướcđóng vai trò rất quan trọng Chính cơ quan nhà nước xây dựng đưa ra nghị quyết

và những văn bản hướng dẫn để thực hiện chương trình nông thôn mới Sau đóđóng vai trò trong vấn đề định hướng, quy hoạch, kiểm tra giám sát đối với vấn

đề thực hiện Đội ngũ cán bộ là khâu có tính quyết định trong việc tiếp nhận,triển khai xây dựng NTM Đội ngũ cán bộ tốt, tâm huyết, đoàn kết, có tầm, ngangtầm với yêu cầu nhiệm vụ và có uy tín đối với nhân dân và trong điều hành cóđược tính chủ động, sáng tạo, biết lập và điều hành kế hoạch theo một trình tựkhoa học, biết cách tổ chức phát huy dân chủ, tổ chức thi đua, thu hút công đồngtham gia; chủ động kiểm tra, tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, cách làmmới có hiệu quả để nhân lên Đồng thời, biết tôn trọng nguyên tắc, tôn trọng cácquy định của pháp luật đảm bảo phong trào phát triển đến đâu, bền vững đến đó.Vấn đề triển khai lựa chọn xây dựng các công trình sát thực với yêu cầu sản xuất

và phục vụ cho người dân cần được Đảng bộ và nhân dân bàn bạc kỹ lưỡng trướcxây dựng sẽ được người dân đồng tình cao và tích cực đóng góp nguồn lực Quytrình huy động nguồn lực trong dân luôn được bàn kỹ với phương châm dân đứng

ra tổ chức triển khai là chính, như vậy mới nhận được sự đồng thuận của nhân

 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội được đặt ra là một trong những yếu tốtác động đến công tác huy động nguồn lực tài chính ở mỗi địa phương Việc huyđộng nguồn lực tài chính để xây dựng nông thôn mới đều phải nhằm đáp ứngmục tiêu phát triển dài hạn hay ngắn hạn, mục tiêu cao hay thấp Do vậy, các mụctiêu đặt ra phải sát với thực tế, phù hợp với các nguồn lực của địa phương thì việchuy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới có hiệu quả

Trang 29

Hiện nay, ở nhiều địa phương với mục tiêu kết thúc năm 2015, 20 xãlựa chọn xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 sẽ hoàn thành cơ bản bộ tiêuchí quốc gia về NTM Đây là vấn đề rất khó, bởi thời gian về đích đã cận kề.

Do xuất phát điểm thấp, phần lớn các xã xây dựng NTM trong điều kiện khókhăn, nên bài toán khó đặt ra cho các xã thực hiện thí điểm xây dựng nôngthôn mới là làm sao phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngườinông dân một cách bền vững và hiệu quả Cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém,nguồn vốn hạn hẹp khiến việc thực hiện các tiêu chí đòi hỏi nhu cầu cần nhiềuvốn rất khó Với những địa phương đang gặp khó khăn như vậy, vấn đề huyđộng vốn từ người dân hầu như không có, những địa phương này không thuhút được nhà đầu tư trong khi nguồn vốn từ nhà nước hạn chế Do đó mục tiêuđặt ra không thực hiện được không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thực hiệnnông thôn mới mà còn ảnh hưởng đến tâm lý nhà quản lý cũng như sẽ không

có được sự ủng hộ của người dân Vấn đề tiếp tục huy động nguồn lực để thựchiện nông thôn mới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn Do đó khi đặt ra mục tiêu pháttriển kinh tế-xã hội cần phải xác định rõ được những vấn đề tồn tại, nhữngđiểm mạnh, những hạn chế để đưa mục tiêu cho phù hợp với từng địa phương.Các địa phương cần xác định, xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động lâudài chứ không chỉ là ngày một ngày hai, việc đề ra mục tiêu để dễ phấn đấuchứ không phải mốc cuối cùng của việc xây dựng nông thôn mới mà đặt ra

 Nhóm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên …có thể nói là những yếu tố được xemxét đầu tiên khi nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư

Vị trí địa lí thuận lợi tạo điều kiện để giao lưu kinh tế với các địa phươngtrong và ngoài nước, từ đó mở rộng thị trường, quy mô sản xuất, phát triển cácngành du lịch, tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thịtrường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanhnghiệp tập trung hóa

Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ là nhân tố tích cực thúc đẩy cácnhà đầu tư trong thời buổi tài nguyên khan hiếm như hiện nay Nó tạo lợi thếquan trọng cho phát triển các ngành như: nông nghiệp, công nghiệp khai thác,

Trang 30

 Trình độ cán bộ và khả năng tổ chức quản lý huy động nguồn lực tàichính để xây dựng nông thôn mới

Để huy động được nguồn lực cho quá trình xây dựng nông thôn mới đòihỏi cán bộ cán bộ xã, thôn phải có năng lực và trình độ nhất định Hiện nay ởnhiều địa phương khó khăn trình độ cán bộ quản lý ở các địa phương còn thấp,hạn chế về khả năng lãnh đạo, quản lý, điều hành trong xây dựng NTM Bêncạnh đó, các cán bộ triển khai chương trình chủ yếu là kiêm nhiệm (cấp huyện,cấp xã, cấp thôn) do đó công tác triển khai thực hiện, giám sát, chưa kịp thời,nhiều vướng mắc phát sinh chưa được tháo gỡ Một bộ phận cán bộ ở cơ quanchuyên môn của huyện chưa nắm chắc đầu việc, vấn đề để tham mưu đúng, trúngcho chính quyền trong việc tổ chức thực hiện Nhiều cán bộ tham mưu khôngnắm rõ tình hình của địa phương do đó có thể đưa ra những phương án khônghợp lý với địa phương đó

Xây dựng nông thôn mới với nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống củacon người Chính vì vậy mà con người chính là mục tiêu cho sự đổi mới đó vàcũng là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội Tài nguyên có thể cạn kiệtnhưng nguồn lực con người là tài nguyên vô tận của mỗi quốc gia Một nguồnlao động có số lượng lớn sẽ đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô sản xuấtnhưng trong thời đại ngày nay khi nền sản xuất ngày càng hiện đại người ta lạiđòi hỏi cao ở chất lượng nguồn lao động Chất lượng lao động tốt thu hút doanhnghiệp đầu tư nhiều hơn vì họ sẽ giảm được rất nhiều chi phí trong đào tạo

Như vậy, có thế nói, chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọngtrong việc thu hút được những dự án có trình độ công nghệ cao, đầu tư có chiềusâu, sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao

 Năng lực của các chủ thể tham gia huy động nguồn lực tài chính đểxây dựng nông thôn mới

Theo kế hoạch, số vốn và nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêuquốc gia xây dựng nông thôn mới bao gồm: Vốn ngân sách trung ương (Vốn từcác chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêuđang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn

là khoảng 23% Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung theoquy định là khoảng 17%) Vốn tín dụng khoảng 30%; vốn từ các DN, các loạihình kinh tế khác khoảng 20% và huy động đóng góp của cộng đồng dân cưkhoảng 10%

Trang 31

Để thực hiện thành công chương trình trong thời gian tới cần phải nỗ lựchơn nữa trong việc huy động các nguồn lực để tập trung xây dựng nông thôn mớitrong đó có nguồn lưc tài chính Chính phủ đã xác định thực hiện đa dạng hóa cácnguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Trong đó cùng với thực hiện lồngghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự

án hỗ trợ trên địa bàn và nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chương trìnhnày bao gồm cả trái phiếu Chính phủ thì cần huy động tối đa nguồn lực của địaphương Vấn đề huy động nguồn lực rất quan trọng đối với chương trình xâydựng nông thôn mới tuy nhiên ngân sách cho công tác huy động nguồn lực nàyđang rất hạn chế Kinh phí cấp cho hoạt động này còn thấp so với yêu cầu thựctiễn nên nhiều địa phương triển khai các hoạt động còn hình thức, chất lượngchưa cao; hay thể chế về chế độ đãi ngộ, thu hút cán bộ, viên chức công tác trongvấn đề huy động nguồn lực còn nhiều bất cập và thấp, từ đó ảnh hưởng đến quátrình xây dựng nông thôn mới Việc tăng cường huy động các nguồn lực tài chính

và hỗ trợ xã hội, cho công tác này là hết sức cần thiết, qua đó các tổ chức xã hội,nghề nghiệp sẽ đóng góp “sức người, sức của” để cùng với nhà nước làm tốtcông tác này

Ngoài ra, cần huy động vốn đầu tư của DN đối với các công trình có khảnăng thu hồi vốn trực tiếp; các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân và cácnguồn vốn tín dụng, các khoản viện trợ không hoàn lại của các DN, tổ chức, cánhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư

Để thực hiện nhiệm vụ huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới đòihỏi sự nỗ lực rất lớn từ nhiều Bộ, ngành Về phía Bộ Tài chính, sẽ tiếp tục tậptrung thực hiện các chính sách ưu đãi về thu tiền sử dụng đất, về thuế giá trị giatăng, thuế TNDN nhằm khuyến khích đầu tư, nhất là các dự án đầu tư áp dụngcông nghệ cao, công nghệ chế biến nông sản thực phẩm sau thu hoạch, dự án đầu

tƣ vào các vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khíchxuất khẩu; Thực hiện rà soát các khoản phí, lệ phí thuộc lĩnh vực nông nghiệp vàcác loại phí, lệ phí người nông dân phải đóng khi được cung cấp các dịch vụ công

để đề xuất miễn, giảm cho nông dân; Tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãiđầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua chương trình kiên cố hóa kênhmương, đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Trang 32

Chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnhhưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư vào một địa phương Một hệ thống cơ

sở hạ tầng kĩ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, mạnglưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) làđiều mong muốn với mọi nhà đầu tư

Nói đến cơ sở hạ tần kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, khotang, bến bãi…mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngânhàng…Thiếu sự hỗ trợ của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnhhưởng Ngoài ra hiệu quả hoạt động của sơ sở công nghiệp địa phương, sự cómặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại của các đối tác tin cậy để liênkết sản xuất cũng là những yếu tố quan trọng

Đối với sự hỗ trợ từ nhà nước khi mà nguồn ngân sách nhà nước có hạnthì cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển cũng là yếu tố quan trọng để trung ương cấpngân sách đầu tư xây dựng nông thôn mới

Hệ thống pháp luật (chế độ, chính sách)

Một môi trường đầu tư thông thoáng, thuận tiện góp phần thúc đẩy hoạtđộng sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư Chính vì vậy Đảng, Nhà nước ta đã vàđang không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiệncho các nhà đầu tư Trên cơ sở ấy các địa phương đưa ra các cơ chế áp dụng củariêng mình nhằm cạnh tranh thu hút vốn với các địa phương khác

Hệ thống chính trị ổn định là một điều kiện quan trọng để địa phươngđược phê duyệt đầu tư từ ngân sách của trung ương

Năng lực của chính quyền địa phương

Chính quyền cấp cơ sở, có vai trò rất quan trọng trong việc đưa chínhsách, pháp luật vào cuộc sống, đi đầu trong các phong trào của xã, do vậy họ cóảnh hướng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt làvùng sâu, vùng xa Trong xây dựng nông thôn mới cũng vậy, nếu có một đội ngũ

Trang 33

cán bộ giỏi về chuyên môn, năng động,tầm nhìn xa sẽ có những phương hướnggiải quyết để huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau Năng lực của cán bộ xãđược thể hiện qua một số chỉ tiêu: Trình độ của cán bộ, khả năng dự báo, phánđoán khả năng xử lí tình huống, tính năng động, sang tạo và tiên phong.

Tính khả thi của dự án có nhu cầu sử dụng nguồn lực tài chính

Tính khả thi của dự án (hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả

xã hội.v.v ) có nhu cầu sử dụng nguồn lực tài chính có ý nghĩa vô cùng quantrọng để quyết định việc bỏ vốn đầu tư, là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiệnviệc huy động nguồn lực tài chính để thực hiện dự án Khi dự án có tính khả thicao, được công bố công khai thì các chủ đề có nguồn lực tài chính sẽ sẵn sàng bỏvốn ra để thưc hiện dự án, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã huy độngđược nguồn lực tài chính

Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiềuđịa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trênthế giới Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đãthu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nướcmình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”

Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được nhữngngười sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiềukhu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất làphát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình

2.3.1.2 Hàn Quốc: Phong trào Làng mới

Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của HànQuốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thônkhông có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp

Trang 34

bằng lá Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thườngxuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏiđói, nghèo.

Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lựcvượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng) Năm 1970, sau những dự án thí điểmđầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát độngphong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ Họ thi đua cải tạo nhà mái

lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; cáccông trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng Phương thức canh tác đượcđổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn nhưnấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu Chính phủ khuyến khích và hỗ trợxây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập chonông dân

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu Chỉsau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoànthành Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đườnglàng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường;cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựngđược 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km

đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng Đặc biệt, vì không

có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình,cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinhcủa các hộ cho phong trào

Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắmphương tiện sản xuất Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đếnnăm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm

1980 Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng côngnghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoaquả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh Năm 1979,Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế

Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm,ngư nghiệp cho biết, Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tựmình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin Thắng lợi đó đượcHàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn

Trang 35

Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông

thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của” Dân quyết định loại công trình,

dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạothi công, nghiệm thu công trình Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267 làng,mỗi làng 335 bao xi măng Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗ trợthêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúcđẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngàycông cho các dự án

Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập Khi kết cấu hạ tầng phục vụ

sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giốngmới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xâydựng vùng chuyên canh hàng hóa Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nôngthôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn,cho vay thúc đẩy sản xuất Từ năm 1972 đến năm 1977, thu nhập trung bình củacác hộ tăng lên 3 lần

Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định

nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở theotinh thần tự nguyện và do dân bầu Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm đào tạoquốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương Nhà nướcđài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiếtthực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng

Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn Hàn Quốc thành lập hội

đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở côngkhai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địaphương Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyếtđịnh lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình

Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã

thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán

bộ HTX do dân bầu chọn Phong trào SU là bước ngoặt đối với sự phát triển củaHTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào chosản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác Trong vòng

10 năm, doanh thu bình quân của 1 HTX tăng từ 43 triệu won lên 2,3 tỉ won

Trang 36

Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn

dân Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống,tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêucầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng Nếu năm

1970, phá rừng còn là quốc nạn, thì 20 năm sau, rừng xanh đã che phủ khắpnước, và đây được coi là một kỳ tích của phong trào SU

Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũthành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn Khu vực nôngthôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự pháttriển Phong trào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từmột nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có

2.3.1.3.Thái Lan: Sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thônchiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nôngnghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cánhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong tràohọc tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học

và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăngcường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nôngnghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnhtranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnhcông tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp

lư, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thờiphục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn

có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinhhọc, phân bổ đất canh tác Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiếnlược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nôngnghiệp Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc,góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nôngnghiệp Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điệnvừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tậptrung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công

Trang 37

nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹnăng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị songsong với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàngnông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệpchế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước côngnghiệp phát triển Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triểnrất mạnh nhờ một số chính sách sau:

Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng

nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơcấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nângcao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặthàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng cónhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành công nghiệp chế biến lương thực thựcphẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước Nhiều sángkiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích trong chương trình Mỗilàng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng

Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan

thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm Năm

2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan làbếp ăn của thế giới” Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chếbiến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảođảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Bên cạnh đó, Chínhphủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toànthực phẩm Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêudùng ở các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, chấp nhận

Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư,

thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuấttrong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc

mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh Trong tiếp cậnthị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng vớichính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuấtkhẩu thực phẩm chế biến Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợcấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng

Trang 38

như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiếncông nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Xúc tiến công nghiệp làtrách nhiệm chính của Cục Xúc tiến công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, nhưngviệc xúc tiến và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều

cơ quan cùng thực hiện Chẳng hạn, trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, cùngvới Cục Xúc tiến nông nghiệp, Cục Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác

xã để thực hiện các hoạt động, trong đó có chế biến thực phẩm; Cục Thủy sảngiúp đỡ nông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản Cơ quan Tiêuchuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và

hệ thống chất lượng; Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia xúc tiếnviệc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vàovùng nông thôn

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên chothấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nướctrên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để pháttriển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.3.2 Kinh nghiệm trong nước

Những năm vừa qua, cùng với quá trình xây dựng và phát triển kinh tếđất nước, những năm vừa qua bộ mặt nông thôn Việt Nam đã có nhiều khởi sắc:Kinh tế nông thôn từng bước chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ,ngành nghề; nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới được hình thành và phát triển;đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện,…

Đạt được kết quả này là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủđối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn thể hiện qua Nghị quyết 26-NQ/TWngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành TW khoá X về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn Trên cơ sở Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phêduyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-

2020 Đây là một chương trình khung toàn diện nhất để cộng đồng chung sức xâydựng một nông thôn mới hiện đại Trong đó, huy động nguồn lực thực hiệnChương trình là một trong những vấn đề được quan tâm

Trang 39

Theo Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới tháng 5/2014, thực tế triển khai thực hiện Chương trình trong 3 năm(2011-2013) đã huy động được hơn 485 nghìn tỷ đồng Trong đó, NSNN chiếm33,4% (vốn hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình chiếm 10,3% tổng vốn huy độngcho Chương trình (gồm NSTW chiếm 1,1% và NSĐP các cấp là 9,2%), vốn lồngghép 23,1%), vốn tín dụng 47,7%, vốn huy động từ các doanh nghiệp 6% và dânđóng góp chiếm 12,9%.

Điểm nổi bật là các hình thức huy động được thực hiện khá đa dạng Cụthể, đối với nguồn hỗ trợ từ ngân sách bao gồm các nguồn NSTW hỗ trợ trực tiếpcho Chương trình; ngân sách tỉnh hỗ trợ (Bao gồm hỗ trợ trực tiếp từ nguồn chi sựnghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách hàng năm; hỗ trợ qua cơ chế để lại số thutại xã để xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ qua cơ chế để lại số thu tiền sử dụng đấtcho các xã xây dựng nông thôn mới…); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án.Nguồn vốn tín dụng được huy động chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng chínhsách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngânhàng phát triển Việt Nam Vốn huy động từ doanh nghiệp được thực hiện chủ yếuthông qua hình thức hỗ trợ tiền mặt hoặc sản phẩm của doanh nghiệp (như ximăng, sắt thép, gạch, ngói, ), tham gia đầu tư trực tiếp Các hình thức huy động từcộng đồng bao gồm tiền mặt; hiện vật (như đất đai, hoa màu và các tài sản gắn liềnvới đất,…) ngày công lao động, và các hình thức xã hội hoá khác

Cơ chế huy động khá linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các địa phươngtrong huy động nguồn lực Nhiều địa phương đã vận dụng chính sách của TW đểban hành thêm nhiều cơ chế, chính sách phù hợp với địa phương như chính sáchcấp xi măng để dân tự làm đường (Thái Bình, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, VĩnhPhúc, Ninh Bình), chính sách hỗ trợ lãi suất để khuyến khích nông dân vaychuyển đổi cơ cấu sản xuất (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng) hoặcmua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp (An Giang, Đồng Tháp,Thái Bình), chính sách phát triển mỗi làng một sản phẩm (Quảng Ninh) hay xâydựng cơ chế vốn mồi nhằm lôi cuốn, kích thích nguồn vốn huy động đóng góp từcác cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn (Đồng Nai, Thái Bình)…

Trang 40

2.3.2.1 Kinh nghiệm của xã Hợp Đồng - Chương Mỹ - Hà Nội

- Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của xã theo đúng tiến độquy định của nhà nước thì yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng tới việc xây dựng nôngthôn mới của xã đó là công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Trong công tác xây dựng nông thôn mới bước đi đầu tiên là quy hoạch vàthực hiện quy hoạch Hiện tại công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch ở địaphương diễn ra ở hình thức chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng, chi tiết, tính khảthi chưa cao dẫn tới khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới và bảo tồngiá trị văn hóa làng quê

Điển hình như tại thôn Thái Hòa đã được Nhà nước nhà nước chứng nhận

là “làng nghề mây tre giang truyền thống”.Thực tế hiện nay còn rất nhiều hộ duytrì nghề mây tre giang này.Nhưng trong quy hoạch lại không có khu vực bãi phếliệu, và xử lý chất thải sau sản xuất

So với tiêu chí nông thôn mới xã mới đạt khoảng 40%

-Thu nhập và mức sống của người dân

Trong tổng số dân toàn xã là có 55% số người trong độ tuổi lao động Laođộng làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 45% Như vậy phần lớn ngườidân vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nên thu nhập họ nhận được là rấtthấp Đời sống vật chất tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn Tỷ lệ hộnghèo trong xã là 11,28 % So với tiêu chí đề ra là 3% thì tỷ lệ hộ nghèo trong xãcòn khá cao Thu nhập bình quân đầu người của xã là 14,3 triệu đồng/người/năm

So với tiêu chí đề ra là thu nhập cần gấp 1,5 lần thu nhập bình quân củaThành phố thì mới đạt chỉ tiêu và hiện nay xã mới đạt 53% Ngoài ra còn nhiềutiêu chí mới đạt ở mức thấp như tiêu chí số 17 (môi trường), tiêu chí số 12 (cơcấu lao động) đã ảnh hưởng tới tiến độ xây nhưng NTM của xã

-Nguồn lực thực hiện

Trong đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã thì nguồn vốn huyđộng từ dân đóng góp là 25,17 tỷ đồng chiếm 11,9% trong cơ cấu vốn Kinh tếcủa xã Hợp Đồng chỉ ở mức trung bình thấp, với đời sống và mức thu nhập hiệnnay thì để huy động được nhân dân đóng góp 25,17 tỷ đồng thì rất khó khăn và

Ngày đăng: 02/06/2016, 15:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Quyết định số: 22/QĐ-TTg, ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: số: 22/QĐ-TTg, ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
8. Quyết định số: 1620/QĐ-TTg, ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: số: 1620/QĐ-TTg, ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới
1. Quyết định số: 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
2. Thông tư số: 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
3. Quyết định số: 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Khác
5. Kế hoạch số 435/KH-BCĐXDNTM ngày 20/9/2010 của Ban Chỉ đạo Trung Ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 Khác
6. Quyết định số: 119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 Khác
7. Kế hoạch số: 30/KH-BCĐTW-VPĐP ngày 20/5/2011 của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới về tuyên truyền Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 Khác
9. Thông tư số: 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Khác
10. Thông tư số: 03/2013/TT-BKHĐT, ngày 07/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg, ngày 21/3/2103 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w