TÌM HIỂU TÌNH HÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới

84 1.3K 0
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: "TÌM HIỂU TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TÂN DĨNH HUYỆN LẠNG GIANG THÀNH PHỐ BẮC GIANG” Tên sinh viên : HÀ MINH NGỌC Niên Khóa : 55 Chuyên Ngành : Kinh tế Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đỗ Thị Thanh Huyền Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đờ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Tác giả khoá luận Hà Minh Ngọc i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học, ngoài sự cổ gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài trường. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triến Nông thôn cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo – Th.S Đỗ Thị Thanh Huyền, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Tân Dĩnh huyện Lạng Giang - thành phố Bắc Giang, các cán bộ và bà con thôn xã Tân Dĩnh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi đế tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn khoá luận tốt nghiệp của mình. Hà Nội, ngày 20 thảng 5 năm 2014 Tác giả khoá luận Hà Minh Ngọc ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN ĐỀ TÀI: "TÌM HIỂU TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TÂN DĨNH HUYỆN LẠNG GIANG THÀNH PHỐ BẮC GIANG” Tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là: Tìm hiểu tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Tân Dĩnh. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đổ góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của địa phương. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, cần có những mục tiêu sau: - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới. - Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tân Dĩnh - Đề xuất một sổ giải pháp và kiến nghị nhàm góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của địa phương. - Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới. - Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiếu sâu hơn về đối tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản về mô hình nông thôn mới như sau: + Nông thôn + Phát triển Nông thôn + Mô hình Nông thôn mới: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điềm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt”. Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta tìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Tôi đã đưa ra cơ sở thực tiễn như sau: iii + Kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên thế giới + Xây dựng Nông thôn mới ở Việt Nam, lịch sử phát triển sản xuất Nông Nghiệp ở Việt Nam. Quá trình nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Dĩnh, có một số vấn đề nối bật như sau: + Xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án đầu tư do nhà nước cấp ngân sách mà đây là quá trình xây dựng và phát triến cộng đồng dựa vào nội lực của cộng đồng. + Các nguồn hỗ trợ bên ngoài cho quá trình xây dựng nông thôn mới chỉ có tính chất hồ trợ và thúc đây các hoạt động phát triên của nông thôn. + Được sự quan tâm, hỗ trợ vốn của tỉnh Bắc Giang, Nhà nước các hoạt động phát triển làng xóm được thực hiện đi đúng kế hoạch, bám sát vào nhu cầu thực tế của người dân. Ngoài ra, tạo được lòng tin của người dân dưới sự dẫn đường chỉ lối của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. + Việc hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ, tác động trục tiếp vào cuộc sống của người dân, đưa kinh tế nông thôn phát triển thêm một bước mới. •Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất của các ngành có chiều hướng tăng lên. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm thay vào đó là tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp. •Về cơ sở hạ tầng: Đã được nâng cấp rõ rệt, tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt được bảo đảm hơn. •Về văn hoá - xã hội: Các phong tục truyền thống của địa phương được tiếp tục phát triển. Đời sống tinh thần của người dân từng bước được nâng cao. •Về các tổ chức chính trị và xã hội: Ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo quần chúng. iv Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Dĩnh huyện Lạng Giang – TP Bắc Giang đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa được như mong đợi. Cụ thể là: Các hoạt động vẫn chưa nâng cao được tính tự chủ của người dân, họ vẫn chưa tự nhận thấy vai trò làm chủ cộng đồng của mình, trình độ người dân còn hạn chế và năng lực của các tổ chức hội, đoàn thể còn thấp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thấp Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp: + Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới Có thể nói đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết, cụ thể: • Chuẩn hoá, sàng lọc, bồi dưỡng, ổn định và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã đê đảm bảo đến năm 2015: Cán bộ các xã đều đạt trình độ văn hoá cấp 3 và được đào tạo 1 nghề chuyên môn trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao. • Đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại. • Thực hiện quy hoạch kế hoạch triên khai thực hiện, điều hành dự án trên địa bàn thôn, xã. • Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật sản xuất cho nông thôn: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Mô hình cơ giới hoá sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm. • Thử nghiệm một số hình thức tổ chức nghề phi nông nghiệp ngay tại xã để thuận tiện cho thanh niên xã có cơ hội và theo học. + Nâng cao trình độ dân trí Để việc xây dựng mô hình nông thôn mới thành công, đòi hỏi người dân cần phải có ý thức tự nâng cao trình độ của mình nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và lợi ích của cộng đồng. v + Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới Để người dân thực sự tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới phải thực hiện ngay từ việc lựa chọn những nội dung, những công trình cộng đồng mà họ cho là bức xúc và tác động đến đời sống và sản xuất của người dân. + Kết hợp chương trình xây dựng Nông thôn mới với phong trào xây dựng làng văn hóa Để tạo nên "làng văn hoá" thì trong đó mỗi gia đình phải là một "gia đình văn hoá". Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, nâng cao chất lượng làng văn hóa, thực hiện tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã, hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn. Để đạt những chỉ tiêu này, cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn và tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực này. + Xây dựng nông thôn gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường Địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý rác thải, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tập trung, hệ thống cấp nước sinh hoạt. Khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí hiện nay ở địa bàn xã, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến các hộ, xây dựng khu chăn nuôi, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm ra khỏi khu dân cư. Mặt khác, cần có nhừng chương trình, kế hoạch kể cả ngắn hạn cùng như dài hạn trong công tác đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ ở khu vực nông thôn gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. vi Mục Lục KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP vii PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một nước nông nghiệp ( Với gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, Niên giám thống kê 2009), nằm trong nhóm các nước đang phát triển và thuộc trong số các nước nghèo trên thế giới. Phát triển kinh tế nông thôn được xem là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì sự chêch lệch giữa thu nhập và mức sống dân cư sống ở khu vực thành thị với khu vực nông thôn ngày càng lớn. Thậm trí tốc độ phát triển không đồng đều cũng diễn ra giữa các khu vực ở nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi. Có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của nông thôn như: tỷ lệ đói nghèo, tỷ lệ thất nghiệp cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện tích đất nông nghiệp giảm do quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ nông thôn kém phát triển kế cả y tế và giáo dục, đất đai nhỏ lẻ manh mún, phương thức sản xuất kém hiệu quả là rào cản cho quá trình chuyên môn hóa. Triển khai nghiên cứu để đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp thực hiện là một trong những việc làm quan trọng hàng đầu trong xây dựng “ Nông thôn mới”. Song, cho đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn còn chưa nhiều bất cập về vấn đề này. Thiếu căn cứ khoa học, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện mà thị xã Tân Dĩnh cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Trong khi đó, cũng như cả nước, Thành Phố Bắc Giang đang phấn đấu khẩn trương hoàn thành quá trình xây dựng nông thôn mới để làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho 1 người nông dân. Chính vì thế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới, đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với yêu cầu, sát với thực tiễn, là những yêu cầu cấp bách trong thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Hiện nay người dân đang phấn khởi, náo nức tham gia xây dựng nông thôn mới, nhiều phong trào, nhiều tổ chức thi đua thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả công việc. Mô hình " Nông thôn mới" ngày càng diễn ra với quy mô rộng lớn và trải rộng khắp cả nước. Do vấn đề vùng miền, dân tộc khác nhau nên phương pháp, tổ chức thực hiện, kết quả đạt được cũng như tác động của chương trình cũng khác nhau và cách làm của xã này khó áp dụng cho xã khác, không thể áp dụng mô hình chung. Vì vậy việc tìm hiểu thực trạng, đánh giá là việc cần thiết cho lãnh đạo xã Tân Dĩnh có cơ sở thực hiện mô hình " Nông thôn mới" phù hợp với điều kiện của xã mình, giúp các hộ nông dân có thể hiểu rõ và đầu tư phát triển kinh tế phù hợp. Xuất phát từ lí do trên, em đã lựa chọn đề tài "TÌM HIỂU TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TÂN DĨNH HUYỆN LẠNG GIANG THÀNH PHỐ BẮC GIANG” làm đề tài nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu chuyên đề 1.2.1 Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng xây dựng " Nông thôn mới" tại xã Tân Dĩnh từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Tân Dĩnh huyện Lạng Giang - Thành phố Bắc Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá lý luận về nông thôn và xây dựng nông thôn mới: Làm rõ những nội dung, lý luận về mô hình nông thôn mới trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn tại xã Tân Dĩnh theo các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 2 [...]... là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ 2.1.4.2 Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới Có thể nói, xây dựng nông thôn cũng đã có từ lâu tại Việt Nam Trước đây, có thời điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn, nay chúng ta xây dựng nông thôn mới ở cấp xã Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới chính là... điểm sau 6 - Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo tiêu chí chung cả nước được định trước - Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước, không thí điểm, nơi làm nơi không - Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng nông thôn mới, không phải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng 2.1.5 Sự cần thiết của phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta Có thể nói,... tính dân chủ và ý thức trách nhiệm của người dân Diện mạo nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới văn minh hơn, hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và đời sống người dân được cải thiện và nâng cao  Một số mô hình nông thôn mới : - Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình - Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đắk Lăk - Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh 22 Phần III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ... đấu xây dựng huyện nông thôn mới, góp phần đưa diện mạo nông thôn Việt Nam khởi sắc rõ nét Đến quý I/2014, nhiều tỉnh, thành đã hoàn thành 100% công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới như: Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Phú Yên, Đắk Nông Toàn quốc đã có 93,7% số xã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới Thực hiện các mục tiêu của Chương trình xây dựng nông. .. tới nông thôn phát triển bền vững 2.1.7 Nội dung của “ Xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới không phải chỉ nhằm xây dựng những con đường, kênh mương, trường học, mà cái chính là qua đây sẽ tạo cho người nông dân hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa và thúc đấy họ tự giác,tự tin, tự quyết định, đưa ra các sang kiến nhằm tham gia tích cực để tạo ra một nông thôn mới năng động hơn Ngoài ra người nông. .. hoạch xây dựng mới được Trung Quốc đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm lần thứ XI (20062010) Mục tiêu của quy hoạch là: "Sản xuất phát triển, cuộc sổng dư dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sè, quản lý dân chủ" Xây dựng nông thôn mới ớ Trung Quốc tạo nên một hình ảnh mới đầy ấn tượng về một "nông thôn Trung Quốc" đầy vẻ đẹp tráng lệ 2.2.2 Trong nước:  Tình hình xây dựng nông thôn mới. .. học để nhận diện nông thôn Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hệ thống xã hội nông thôn 2.1.4 Xây dựng nông thôn mới: 2.1.4.1 Khái niệm về nông thôn mới: Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương, nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với... phí) để xây dựng đường bê tông, trong khi người dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch chuyển cổng để xây dựng đường nông thôn mới Đánh giá về kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong những năm qua Hiện nay nhận thức của phần lớn cán bộ, người dân đã có chuyển biến rõ ràng, góp phần quan trọng vào việc phát triển rộng rãi phong trào 21 xây dựng nông thôn mới trong... khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, việc đưa Nghị quyết của Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai đoạn này là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới 2.1.6 Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế- xã hội 2.1.6.1 Về kinh tế:  Thúc đây nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyên... Chính phủ phê duyệt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 + Căn cứ Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020; Kế hoạch số 623/KH-BCĐ ngày 31/3/2011 của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang trong 5 năm giai đoạn 2011-2015  Các . điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn, nay chúng ta xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới chính là. xây dựng mô hình nông thôn mới. - Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tân Dĩnh - Đề xuất một sổ giải pháp và kiến nghị nhàm góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới. mô hình nông thôn mới như sau: + Nông thôn + Phát triển Nông thôn + Mô hình Nông thôn mới: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điềm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo

Ngày đăng: 18/08/2014, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan