KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.3 Quản lý kinh phí trong thực hiện mô hình nông thôn mớ
Trước hết về vấn đề kinh phí cho các hoạt động đã được bố trí nguồn kinh phí này với sự tham gia của các bên, dưới nhiều hình thức khác nhau phù hơp với điều kiện sống của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng thể hiện ở nhiều mặt, trong đó sự chia sẻ kinh phí là cần thiết. Các bên tham gia có mức độ đóng góp khác nhau, cụ thể là sự hỗ trợ của nhà nước có mức đóng góp lớn nhất, người dân địa phương tham gia đóng góp với mức độ, hình thức khác trên cơ sở huy động nguồn lực sẵn có.
Trên nguyên tắc minh bạch tài chính, thông tin về các hoạt động và tài chính cần thiết đều được cơ quan điều phối công khai, minh bạch trong báo cáo đánh giá, giám sát và được công bố trong các buổi tổng kết, mọi người dân có nhu cầu đều được tham gia tiếp cận với nguồn thông tin này.
Trong cơ cấu tài chính, việc huy động sự tham gia cuả cộng đồng sẽ giúp tăng cường tính bền vừng của mô hình. Một khi người dân đóng góp công sức vào các hoạt động, họ sẽ có trách nhịêm hơn trong quản lý. Cụ thể cho từng hoạt động đang thi công hiện nay thì công tác quản lý tài chính đang được triển khai có hiệu quả, góp phần thúc đẩy các hoạt động diễn ra đúng tiến độ.
Trong cơ cấu tài chính, đóng góp của người dân được huy động từ một phần thu nhập của hộ, các nguồn lực tại chỗ, sẵn có như công lao động đắp bờ kênh, địa điểm sinh hoạt và các chi phí khác. Theo đó công lao động công ích do chính quyền địa phương trả cho những người dân tham gia lao động.
Việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động được lên kế hoạch và đưa ra thảo luận với tùng nhóm đối tượng, theo đó Ban quản lý các hoạt động sõ quyết định phân bo kinh phí đến từng hoạt động mà không qua bất cứ một trung gian nào khác. Do vậy, vấn đề tài chính luôn được thực hiện một cách nhanh gọn, rõ ràng và các khoản chi đúng mục đích.