- Giúp người dân có cơ hội đưa ra quyết định của
4.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Để xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả cao, cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của người dân địa phương và các cấp chính quyền liên quan. Muốn vậy, mô hình phát triển nông thôn mới phải sát với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, cần tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dường kiến thức quản lý cho cán bộ HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hồ trợ đào tạo nghề cho nông dân. Xây dựng mô hình nông thôn mới cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thê của vùng về tiềm năng, lợi thế, năng lực cán bộ và khả năng đóng góp của người dân. Từ đó đưa các giải pháp phù hợp nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới phù hợp sau:
1) Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới:
Để công tác xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng nhân dân phải hết sức toàn diện. Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc đồng thời phải biết kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể. Có thể nói đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tại nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết, cụ thể:
Chuẩn hoá, sang lọc, bồi dường, ổn định và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã đế đảm bảo đến năm 2015: Cán bộ các xã đều đạt trình độ văn hoá cấp 3 và có chuyên môn, trình độ trung phù hợp với chức danh được giao.
Thực hiện quy hoạch kế hoạch triển khai thực hiện, điều hành dự án trên địa bàn thôn, xã.
Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật sản xuất cho nông thôn: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông – khuyến lâm - khuyến ngư; Mô hình cơ giới hoá sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch đổ người dân tham quan học tập kinh nghiệm.
2) Nâng cao dân trí
Trong sự phát triển của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng con người luôn là nhân tố quyết định mọi sự phát triển. Việc quan trọng nhất với nông thôn nước ta hiện nay là đưa KHKT vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Muốn vậy, việc chúng ta cần làm trước mắt là nâng cao dân trí để người dân có thể nắm bắt được những TBKH mới vào sản xuất. Đồng thời, hiện nay đây là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, góp phần chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
Để việc xây dựng mô hình nông thôn mới thành công, đòi hỏi người dân cần phải có ý thức tự nâng cao trình độ của mình nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và lợi ích của cộng đồng.
3) Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy muốn xây dựng thành công nông thôn mới phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của ngừời dân. Muốn vậy trước hết chúng ta phải xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của xây dựng nông thôn mới, giải quyết những khó khăn bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.
Để người dân thực sự tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới phải thực hiện ngay từ việc lựa chọn những nội dung, những công trình cộng đồng mà họ cho là bức xúc và tác động đến đời sổng và sản xuất của người dân.
4) Kết hợp chương trình xây dựng nông thôn mới với phong trào xây dựng làng văn hóa
Xây dựng làng văn hoá đã đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực và đã trở thành một nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng làng văn hoá, nhà văn hoá phải có sự kết hợp chặt chê giữa Nhà nước và người dân, góp phần cho sự phát triên đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - giáo dục - y tế.
Để tạo nên "làng văn hoá" thì trong đó mỗi gia đình phải là một "gia đình văn hoá". Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, nâng cao chất lượng làng văn hóa, thực hiện tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã; hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn. Để đạt những chỉ tiêu này, cân nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn và tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực này.
5) Xây dựng nông thôn gắn với quản ỉý bảo vệ tài nguyên môi trường
Vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồn nước cấp, thoát nước, thu gom rác thải. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang ngày càng trớ nên trậm trọng đã làm ảnh hưởng lớn đời sống của người dân. Nguyên nhân do sự xuất hiện của các làng nghề, các khu tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp, ý thức của người dân chưa tốt đã gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Vì vậy các địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý rác thải, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tập trung, hệ thống cấp nước sinh hoạt. Khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí hiện nay ở địa bàn xã, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến các hộ, xây dựng khu chăn nuôi, khu sản xuất tiêu thủ công nghiệp có ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
Mặt khác, cần có những chương trình, kế hoạch kề cả ngắn hạn cũng như dài hạn trong công tác đào tạo, chuyên giao khoa học công nghệ... ở khu vực nông thôn gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
PHẦN V