Mục tiêu của Chương trình là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sảnxuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phá
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sựhướng dẫn tận tình từ Giáo viên hướng dẫn là TS Nguyễn Thị Bích Yên Cácnội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trongcác bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá do chính tôi thuthập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, đềtài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu một số tác giả, cơquan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong tài liệu tham khảo
Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả khóa luận của mình
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Vũ Thị Hằng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, rèn luyện tại Khoa Môi Trường – Học việnNông nghiệp Việt Nam em đã được trang bị một số kiến thức cơ bản để giúp
em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệunhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong Khoa Môi Trườngtrong suốt thời gian em học tập tại trường Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Thị Bích Yên, giảng viên bộ môn sinh tháinông nghiệp – Khoa Môi Trường đã dành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo emtrong suốt quá trình thực tập và viết Khóa luận tốt nghiệp của mình
Trong thời gian thực tập, em xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thểcán bộ tại UBND xã Nga An đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho emtrong việc tìm hiểu thực tế, thu thập tài liệu, số liệu
Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ và tạođiều kiện tốt nhất để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Do điều kiện về thời gian cũng như trình độ chuyên môn còn hạn chếnên trong Khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, kínhmong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài khóa luậncủa em được hoàn thiện hơn
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Vũ Thị Hằng
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1.Tổng quan về nông thôn mới 4
1.1.1 Khái niệm về nông thôn mới, nguyên tắc xây dựng và những đặc trưng của mô hình nông thôn mới 4
1.1.2 Các tiêu chí đánh giá trong chương trình xây dựng NTM 6
1.1.3 Những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng NTM 7
1.1.4 Nội dung tiêu chí môi trường trong mô hình NTM 8
1.1.5 Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới ở nước ta 11
1.2 Quản lý môi trường nông thôn 13
1.2.1 Tống quan về nông thôn việt nam 13
1.2.2 Thực trạng QLMT ở nông thôn của nước ta 15
1.2.3 Nội dung các tiêu chí đánh giá môi trường nông thôn 16
1.2.4 Hiện trạng môi trường nông thôn việt nam 17
1.2.5 Hiện trạng môi trường nông thôn tại tỉnh Thanh Hóa 19
1.2.6 Một số mô hình mới trong quản lý môi trường nông thôn tại một số nước trên thế giới và nước ta 22
1.2.7 Các bài học môi trường được rút ra trong công tác QLMT nông thôn .25 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu 26
Trang 52.2 Phạm vi nghiên cứu 26
2.2.1 Phạm vi không gian: 26
2.2.2 Phạm vi thời gian: 26
2.2.3 Phạm vi nội dung: 26
2.3 Nội dung nghiên cứu 26
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp xã Nga An 26
2.3.2 Khái quát chung về kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Nga An 26
2.3.3 Thực trạng môi trường địa phương dựa trên các chỉ tiêu về môi trường trong xây dựng NTM tại xã Nga An 26
2.3.4 Thực trạng quản lý môi trường của người dân dựa trên các chỉ tiêu về môi trường trong xây dựng nông thôn mới 26
2.3.5 Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng NTM tại xã Nga An 26
2.3.6 Công tác quản lý môi trường tại địa phương 26
2.3.7 Đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý môi trường tại xã Nga An trong quá trình xây dựng NTM 26
2.4 Phương pháp nghiên cứu 27
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 27
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 27
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 28
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp xã Nga An 29
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 31
3.2 Khái quát về kết quả thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở Nga An 37
Trang 63.3 Thực trạng môi trường địa phương dựa trên các chỉ tiêu về môi trường
trong xây dựng NTM tại xã Nga An 39
3.3.1 Đánh giá mức độ ô nhiễm các thành phần môi trường trên địa bàn xã 39
3.3.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu tại địa phương 43
3.3.3 Thực trạng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã 44
3.4 Thực trạng quản lý môi trường của người dân dựa trên các chỉ tiêu về môi trường trong xây dựng nông thôn mới 45
3.4.1 Rác thải sinh hoạt 45
3.4.2 Chất thải chăn nuôi 50
3.4.3 Chất thải đồng ruộng 51
3.5 Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng NTM tại xã Nga An 55
3.5.1 Nhận thức của người dân về các vấn đề của rác thải sinh hoạt 60
3.5.2 Nhận thức về cách xử lý chất thải chăn nuôi 61
3.5.3 Nhận thức về cách xử lý chất thải đồng ruộng của người dân 62
3.5.4 Nhận thức về nguồn nước sinh hoạt 63
3.6 Công tác quản lý môi trường tại địa phương 64
3.6.1 Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước 64
3.6.2 Các công cụ pháp chế và kinh tế được xã áp dụng 66
3.6.3 Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường tại địa phương và sự tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình xây dựng NTM 67
3.6.4 Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác QLMT tại địa bàn xã 69
3.7 Đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý môi trường tại xã Nga An trong quá trình xây dựng NTM 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 79
Trang 7Bộ NNPTNT : Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
Bộ VH – TT – DL : Bộ văn hóa – thể thao – du lịch
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
KT – XH - MT : Kinh tế - xã hội – môi trường
QLMTNT : Quản lý môi trường nông thôn
Trang 8Bảng 3.3: Bảng mô tả mức độ ô nhiễm của các thành phần môi trường trên địa
bàn xã 39 Bảng 3.4: Nguồn gốc nguồn nước sử dụng trong các hộ dân tại xã Nga An, năm
2016 43 Bảng 3.5: Nhận thức của người dân về mức độ quan trọng của việc phân loại rác
thải tại xã Nga An trong quá trình xây dựng NTM, năm 2016 47 Bảng 3.6: Cách xử lý chất thải trong chăn nuôi của các hộ gia đình 50 Bảng 3.7: Cách xử lý phụ phẩm đồng ruộng của nông hộ 52 Bảng 3.8: Nhận thức của người dân trong vấn đề BVMT tại xã Nga An, năm
2016 56 Bảng 3.9: Phản ứng của người dân khi thấy người khác bỏ rác thải bừa bãi tại xã
Nga An, năm 2016 58 Bảng 3.10: Nhận thức về tác hại khi thải trực tiếp CTSH, CTCN ra môi trường 59 Bảng 3.11: Nhận thức của người dân về cách phân loại rác thải sinh hoạt hợp lý .60 Bảng 3.12: Nhận thức về cách xử lý hợp lý chất thải chăn nuôi 61 Bảng 3.13: Nhận thức về cách xử lý phụ phẩm nông nghiệp hợp lý 62 Bảng 3.14: Nhận thức về nước sạch,nước hợp vệ sinh 63 Bảng 3.15: Nhận xét của người dân về mức độ hiệu quả của các chương trình tuyên
truyền, tập huấn về BVMT trong quá trình xây dựng NTM tại xã Nga
An, năm 2016 68 Bảng 3.16: Bảng phân tích SWOT về quản lý môi trường trong nông thôn mới 69
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Trường THCS Vĩnh Tiến một trong những điểm tồn lưu hóa chất
BVTV gây ô nhiễm tại huyện Vĩnh Lộc 20 Hình 3.1: Bì rác vứt tràn lan 2 bên đường 41 Hình 3.2: Ô nhiễm nước mặt tại xã Nga An 42
Trang 9Hình 3.3: Các nguồn gây ô nhiễm MT tại xã Nga An 43
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khối lượng thành phần RTSH tại xã Nga An, năm 2016 46
Hình 3.5: Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi ra môi trường 47
Hình 3.6: Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp ra môi trường 49
Hình 3.7: Nước thải chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường 51
Hình 3.8: Bao bì thuốc BVTV tràn lan ở ngánh nước 53
Hình 3.9: Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường của xã Nga An,năm 2016 65
Trang 10MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Theo Tổng cục thống kê năm 2014, trong tổng số 90.729 nghìn người dânViệt Nam có 60.693,50 nghìn người sống ở khu vực nông thôn (chiếm hơn 2/3tổng dân số cả nước) Đồng thời, khu vực nông thôn cũng chiếm giữ 79,4% diệntích đất trong tổng diện tích đất đai của cả nước (Chí Trung, 2014) Như vậy,khu vực nông thôn Việt Nam đang sở hữu một bộ phận quan trọng của lực lượngsản xuất là đất và nguồn nhân lực Vì thế Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiềuchủ trương, chính sách nhằm khuyến khích thúc đẩy khu vực nông thôn pháttriển mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước Tiêu biểu là
Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng chương trình nông thôn mới”
Mục tiêu của Chương trình là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sảnxuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắnphát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổnđịnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninhtrật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càngđược nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong đó có thể nói môi trường là một tiêu chí quan trọng và khó với nhiềuchỉ tiêu cần thực hiện để đạt theo yêu cầu đề ra khi mà vấn đề ô nhiễm môitrường nông thôn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đặc biệt đối với cộngđồng người dân sống ở khu vực nông thôn Trong đó, vấn đề đáng quan tâmhiện nay đó là ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ sinh hoạt và hoạt độngsản xuất nông nghiệp; ô nhiễm môi trường không khí từ các làng nghề thủ công,hoạt động chăn nuôi, thói quen đốt rác ; chất thải rắn không được thu gom và
Trang 11xử lý hợp vệ sinh; việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, nuôi trồng thuỷ sảnkhông đúng qui định
Xã Nga An, huyện Nga Sơn là một trong những đơn vị điển hình củahuyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá đang triển khai xây dựng chương trình nôngthôn mới Chương trình NTM của xã luôn nhận được sự tham gia nhiệt tình của
bà con nông dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất Tuy vậy,chất lượng môi trường tại xã Nga An chưa được cải thiện nhiều, chưa đáp ứngđược đầy đủ yêu cầu của tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí xây dựng nôngthôn mới Và để nâng cao chất lượng môi trường thì nâng cao nhận thức củangười dân là một vấn đề cần thiết được nhắc tới
Nhận thấy đây là vấn đề cần được quan tâm trong tiến trình xây dựng
nông thôn mới tại xã, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản
lý và đề xuất giải pháp quản lý môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá”
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nga An
- Tìm hiểu, thu thập tài liệu, hệ thống các vấn đề, cơ sở lý luận và thực tiễn
về chương trình nông thôn mới
- Điều tra hiện trạng môi trường địa phương dựa trên nôi dung đánh giátrong tiêu chí về môi trường
- Điều tra tình hình xả thải, xử lý chất thải của bà con nông dân
Trang 12- Điều tra nhận thức của người dân về môi trường trong xây dựng nôngthôn mới
- Đưa ra những bất cập trong công tác quản lý, những vấn đề về quản lýmôi trường tại địa phương
- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường phù hợp tại địa phương
Trang 13Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.TỔNG QUAN VỀ NÔNG THÔN MỚI (NTM)
1.1.1 Khái niệm về nông thôn mới, nguyên tắc xây dựng và những đặc trưng của mô hình nông thôn mới
1.1.1.1 Khái niệm nông thôn mới
- Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của ngườidân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thànhthị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnhchính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới
Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương thì: “Nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại;
cơ cấu kinh tế và các tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
1.1.1.2 Xây dựng nông thôn mới
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh (2013), xây dựng nông thôn mới là cuộc cáchmạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xâydựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàndiện ( nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và
an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần củangười dân được nâng cao
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàndân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xãhội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp
Trang 14Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dânchủ, văn minh.
1.1.1.3 Đặc trưng của nông thôn mới
Đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn 2010-2020
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
- An ninh tốt, quản lý dân chủ
- Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao
1.1.1.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
- Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc giađược qui định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể củacộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, banhành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướngdẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dânchủ để quyết định và tổ chức thực hiện
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mụctiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khácđang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cầnthiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phầnkinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy
Trang 15hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chínhquyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổchức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới" doMặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớpnhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới
1.1.2 Các tiêu chí đánh giá trong chương trình xây dựng NTM (chi tiết trong phụ lục I)
Căn cứ Quyết định số: 491/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ TướngChính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
Căn cứ thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT ngày 21/8/2009 của BộNông Nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia vềnông thôn mới thì gồm 5 nhóm và 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thônmới được áp dụng
Trang 16Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá trong chương trình xây dựng nông thôn mới theo Quyết
định số 491/QĐ – TTg
Nhóm tiêu chí STT Nội dung tiêu chí
I.Quy hoạch 1 Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
II Hạ tầng kinh tế
-xã hội
2 Tiêu chí giao thông
3 Tiêu chí Thuỷ lợi
4 Tiêu chí điện
5 Tiêu chí trường học
6 Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa
7 Tiêu chí chợ nông thôn
8 Tiêu chí bưu điện
9 Tiêu chí nhà ở ,dân cưIII Kinh tế và tổ
16 Tiêu chí văn hóa
17 Tiêu chí môi trường
V Hệ thống chính trị 18 Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh
19 Tiêu chí an ninh – trật tự xã hội
1.1.3 Những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng NTM
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chương trìnhtổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng gồm có
11 nội dung xoay quanh 19 tiêu chí Chương trình diễn ra trong các năm qua tạicác địa phương trên cả nước đã có những chuyển biến rõ nét trong nhận thức,đến việc làm góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ và có hiệu quả trong phongtrào xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã đặt ranhững vấn đề cụ thể (Doãn Trí Tuệ, 2014):
Trang 17Một là: Về số lượng tiêu chí để công nhận xã NTM nhiều (19 tiêu chí),
mục tiêu của mỗi tiêu chí lớn, khối lượng công việc phải làm của mỗi tiêu chínhiều Nhưng thời gian để hoàn thành lại ngắn; đặc điểm, điều kiện của mỗivùng miền khác nhau
Hai là: Việc lựa chọn xã điểm để chỉ đạo xây dựng mô hình NTM ban
đầu xem ra không đại diện cho mặt bằng chung của các xã
Ba là: Chất lượng quy hoạch thấp
Thứ tư: Nhu cầu của các xã về xây dựng NTM thì nhiều, vượt trên khả
năng đầu tư của huyện, tỉnh Trong khi đó lại có tư tưởng ỷ lại và trông chờ vàonguồn vốn đầu tư của Nhà nước mà chưa phát huy tối đa nguồn vốn nội lựcđược huy động từ sự đóng góp của dân
Thứ năm: Xây dựng NTM được triển khai đồng thời với nhiều chương
trình, dự án khác Nhưng lại thiếu cơ chế lồng ghép để cùng hỗ trợ nhau thựchiện tốt đồng thời những nội dung đề ra
Thứ sáu: Trình độ cán bộ cấp xã, huyện vừa thiếu, vừa yếu, nhất là vùng
các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa Quy hoạch mang đậm tính chung chung, rậpkhuôn, ít có sự sai khác giữa quy hoạch xã A so với xã B, C,…
1.1.4 Nội dung tiêu chí môi trường trong mô hình NTM
Tiêu chí môi trường (tiêu chí số 17) là một trong 19 tiêu chí nông thônmới theo Quyết định 491/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Mục tiêu chung củatiêu chí này là: Bảo vệ môi trường, sinh thái, cải thiện, nâng cao chất lượng môitrường khu vực nông thôn thông qua các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhậnthức và đi đến hành động cụ thể của các cấp, các ngành và cả cộng đồng nhândân Mục tiêu cụ thế như sau:
Bảng 1.2: Nội dung tiêu chí môi trường theo Quyết Định 491/QĐ-TTg
Trang 18Tiêu chí Nội dung tiêu chí Đơn vị
tính
Chỉ tiêu
17.1
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu
chuẩn Quốc gia
17.1.1
Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y
tế (QCVN 02:2009/BYT ban hành theo Thông tư số
05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009)
% >74
17.1.2
Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp về sinh đạt chuẩn (Theo
Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 23/11/2005) % 7017.1.3 Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh % 70
17.2
Tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi
17.3
Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các
hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp Đạt
17.4 Các điểm, khu dân cư và các đoạn sông, suối không gây ô
nhiễm môi trường
17.4.1 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định Đạt
17.4.2
Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử
lý trong huyện, liên huyện và người dân phải trả chi phí
thu gom và xử lý
Đạt
17.4.3
Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất
kinh doanh được thu gom và xử lý theo quy định và
người dân phải trả chi phí xử lý
Đạt
17.5 Nghĩa trang, nghĩa địa được xây dựng theo quy hoạch Đạt
Trang 19Cụ thể:
-Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo
quy định Quychuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt – QCVN02-2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009
Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau khi lọc thỏa mãn cácyêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần
có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khiđun sôi
-Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm: các cơ sở sản xuất (trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp), các cơ sở chế biến nông, lâm,thủy sản của hộ cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp đóng trênđịa bàn Các cơ sở nầy nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải,chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép; có Bản camkết bảo vệ môi trường được xác nhận hoặc Báo cáo đánh giá tác động môitrường được phê duyệt thì đạt tiêu chí về môi trường
-Ngoài tiêu chí về nước sạch, nước hợp vệ sinh; các cơ sở kinh doanh
phải đạt tiêu chí về môi trường, Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới cònquy định:
- Xã không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và có các hoạt độngphát triển môi trường xanh – sạch – đẹp, gồm các nội dung:
- Không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường
- Trong mỗi thôn đều có tổ dọn vệ sinh, khai thông cống rãnh, phát quangdọn cỏ ở đường thu gom về nơi quyđịnh để xử lý
- Định kỳ tổ chức tổng vệ sinh với sự tham gia của mọi người dân
- Tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao thông và các trụcgiao thông chính nội đồng
- Tôn tạo các hồ nước tạo cảnh quan đẹp và điều hòa sinh thái
Trang 201.1.5 Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới ở nước ta
- Phạm Văn Mười (2014), đã đưa ra những thuận lợi và khó khăn trongviệc xây dựng nông thôn mới:
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, Ngành Trungương, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả trong tổ chứcthực hiện giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, huy động được cả
hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo được sự đồng thuận cao của toàn xã hội đốivới chủ trương xây dựng nông thôn mới
- Hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình đã đượcthành lập từ tỉnh đến cơ sở và luôn được củng cố, kiện toàn Công tác triển khailập quy hoạch, xây dựng đề án xã theo tiêu chí nông thôn mới được triển khaithực hiện cơ bản đạt kế hoạch đề ra
- Các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận, đoàn thể các cấp đã tranh thủ vốn từ cácChương trình, dự án lồng ghép đầu tư vào khu vực nông thôn phát huy được hiệuquả Các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo đúnghướng dẫn của Trung ương, lấy việc xây dựng hộ gia đình nông thôn mới làm hạtnhân, chọn những tiêu chí dễ, tiêu chí ít vốn đầu tư để thực hiện trước, tiêu chí khólàm sau Bước đầu đã có những mô hình, cách làm phù hợp trong triển khai thựchiện Chương trình xây dựng nông thôn mới
Khó khăn:
-Là một tiêu chí quan trọng nhưng qua chấm điểm tại một số địa phương
đã công bố hoàn thành NTM thì có rất ít xã tiêu chí môi trường đạt được điểmtối đa Nguyên nhân chính là thiếu vốn, ý thức của một bộ phận người dân cònyếu khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn trong khi thực hiện như :
Trang 21+Xuất phát điểm về hạ tầng BVMT của các xã thấp: hầu hết hệ thống cơ
sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống các công trình xử lý chất thải, nước thải, rác thảichưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh
+Nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân về việc đảm bảo vệ sinh môi trường không cao: Nhiều người dân tại các vùng nông thôn chưa có ý
thức bảo vệ môi trường Nhiều lúc, nhiều nơi, người dân thiếu ý thức đã vô tìnhtiếp tay cho ô nhiễm môi trường khi vứt rác, xả nước thải bừa bãi
+Chưa thành lập được hợp tác xã vệ sinh môi trường cũng như chưa xây dựng được bãi rác thải tập trung: Có xã chưa hình thành được tổ thu gom rác
thải, có xã đã hình thành thì việc thu gom rác thải của các tổ vệ sinh môi trườngtại các thôn chưa được duy trì thường xuyên, lượng rác thải hàng ngày lại không
có chỗ để chuyển đi do không có bãi chứa rác thải tập trung nên bất đắc dĩ số rácnày được chuyển đến tập kết tại các khu đất công khiến cho tình trạng ô nhiễmdiễn ra trầm trọng hơn
+Thời gian cho công tác thực hiện các tiêu chí ngắn, thiếu sự quy hoạch, thiếu vốn, thiếu quỹ đất: Mặc dù biết tầm quan trọng của việc xây dựng bãi chứa
rác thải hay quy hoạch lại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn nông thôn nhưng
do thiếu quỹ đất, thiếu vốn, thời gian thực hiện ngắn mà nhiều xã chưa có thựchiện xong việc xây dựng
+Nghĩa trang không theo quy định: Theo tiêu chí về môi trường trong xây
dựng NTM, theo quy hoạch nghĩa trang về điểm tập trung, đảm bảo các phânkhu chức năng, phân lô, khoảng cách, kích thước, kiểu dáng xây dựng bia mộ,
có khu hung tang, cát táng…Nhưng hầu hết các nghĩa trang trong khu vực nôngthôn hiện nay đều chưa đạt chuẩn Có thôn có tới 2-3 điểm chôn cất, trong đó cóđiểm sát dân, tất cả đều chưa có tường bao, chưa có hệ thống xử lý nước thải…
Trang 221.2 Quản lý môi trường nông thôn
1.2.1 Tống quan về nông thôn việt nam
1.2.1.1 Khái niệm về vùng nông thôn
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyênthiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp (Đỗ Thị Hà, 2010)
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn,còn có nhiều quan điểm khác nhau Có quan điểm cho rằng cần dựa vào trình độtiêu chí phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nông thôn có cơ sở hạ tầngkhông phát triển bằng vùng đô thị Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉtiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn
vì cho rằng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thịtrường so với đô thị là thấp hơn Cũng có ý kiến nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư
và số lượng dân trong vùng để xác định Theo quan điểm này, vùng nông thônthường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng thành thị (Mai Thanh Cúc,Quyền Đình Hà và cs, 2005)
Một số quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cưlàm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôntrong vùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Những ý kiến này chỉ đúngtrong từng khía cạnh cụ thể và ở từng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độphát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế Như vậy, kháiniệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian vàtheo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Trongđiều kiện hiện nay ở Việt Nam, theo ý kiến phân tích của các nhà xã hội học vàkinh tế học có thể đưa ra khái niệm tổng quát về vùng nông thôn như sau:
“Nông thôn là vùng khác với đô thị là ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân, làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp hơn; có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn; có mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn; có
Trang 23trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn”
(Vũ Thị Bình và cs, 2006)
1.2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn
Từ khái niệm trên cho ta thấy vùng nông thôn gồm những đặc trưng cơbản như sau (Vũ Thị Bình và cs, 2006):
+Nông thôn phải gắn chặt với một nghề lao động xã hội truyền thống, đặctrưng và nổi bật là hoạt động sản xuất nông nghiệp Đây chính là địa bàn hoạtđộng chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông, lâm, ngư nghiệp và cácngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp; là nguồn sinh kế chính củađại bộ phận nông dân
Nông thôn bao gồm những tụ điểm quần cư (làng, bản, buôn, ấp ) thường
có quy mô nhỏ về mặt số lượng
+So với thành thị thì nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng chậm phát triểnhơn, mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn; trình độ sản xuất hàng hóa và tiếpcận thị trường thấp hơn Vì vậy nông thôn chịu sức hút của đô thị về nhiều mặt,dân cư nông thôn thường hay di cư tự do ra các đô thị để kiếm việc làm và tìmkiếm cơ hội sống tốt hơn
+Nông thôn có thu nhập và đời sống thấp hơn, trình độ văn hóa, khoa họccông nghệ thấp hơn đô thị Mức thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệpthấp tạo nên mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng của vùng nông thôn thấphơi so với thành thị Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và tiến bộ của đất nước,đặc điểm này đang có sự thay đổi
+Nông thôn có mật độ dân cư thấp nhưng giàu tiềm năng về tài nguyên thiênnhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, rừng, biển…ở nông thôn có một môitrường tự nhiên ưu trội, con người gần gũi với thiên nhiên hơn
+Xã hội nông thôn rất đa dạng về điều kiện kinh tế xã hội, về trình độ tổ chứcquản lý, về quy mô và mức độ phát triển Cung cách ứng xử xã hội nặng nề tục
Trang 24lệ hơn về pháp lý Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng khai thác tàinguyên và các nguồn lực để áp ứng nhu cầu phát triển bền vững.
1.2.2 Thực trạng QLMT ở nông thôn của nước ta
Theo báo cáo môi trường quốc gia – môi trường nông thôn (2014),những kết quả đã đạt được, những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý và bảo
vệ môi trường nông thôn :
- Việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường nông nghiệp, nông thôn chưa được rõ ràng, nhiều nội dung còn chồng chéo (VD: Cả
hai bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đềuđược giao quản lý nhà nước về tài nguyên nước, về đa dạng sinh học và các khubảo tồn thiên nhiên), việc quản lý rác thải và môi trường nông thôn hiện chưa có
cơ quan quản lý nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm chính
- Hệ thống quản lý môi trường nông thôn (cấp huyện, xã) mới được hình thành còn đang trong giai đoạn thực hiện nên thiếu đồng bộ (VD: Các Sở Nông
nghiệp, phòng Nông nghiệp chưa có bộ phận quản lý về môi trường nôngnghiệp)
- Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường tại các cấp huyện, xã còn thiếu và hạn chế về trình độ chuyên môn Hiện nay phần lớn các cán bộ môi trường ở địa
phương là kiêm nhiệm, năng lực rất hạn chế do không được đào tạo căn bản vềkiến thức chuyên ngành
- Kinh phí dành cho hoạt động môi trường trong nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước thời gian qua còn nhiều hạn chế, trong khi đó nguồn thu phí môi
trường tại các vùng nông thôn thường rất khó áp dụng do thu nhập của ngườidân còn ở mức thấp
- Các hoạt động bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và nông thôn chưa được quan tâm đúng mức Việc phát triển các làng nghề, các khu chăn nuôi,
trồng trọt tập trung chưa được quy hoạch, thẩm định và đánh giá một cách cẩnthận, kỹ lưỡng
Trang 25- Ý thức bảo vệ môi trường của các cán bộ địa phương cũng như người dân nông thôn chưa cao, chủ yếu là do hạn chế về nhận thức và trình độ dân trí thấp.
1.2.3 Nội dung các tiêu chí đánh giá môi trường nông thôn
1.2.3.1 Tiêu chí về áp lực môi trường
Cơ sở của tiêu chí này là xác định những áp lực chính lên môi trườngnông thôn để từ đó có thể đánh giá tiềm năng gây ra những ảnh hưởng xấu chomôi trường (Hồ Thị Lam Trà và cs, 2012) bao gồm:
- Sự phát triển của các làng nghề trong nông thôn: Các làng nghề những
năm gần đây phát triển mạnhở các vùng nông thôn nhưng lại không được quyhoạch cụ thể, quy mô các làng nghề lại nhỏ lẻ, trình độ khoa học, kỹ thuật nghèonàn, lạc hậu dẫn đến những ảnh hưởng rất tiêu cực đến môi trường và sức khỏecủa người dân nông thôn tại các khu vực làng nghề
- Các vấn đề môi trường phát sinh trong hoạt động nông nghiệp nông thôn: Việc sử dụng quá mức các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong canh
tác nông nghiệp, việc phát triển các hoạt động chăn nuôi theo quy mô lớn gây ranhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, đất, phát sinh cácloại dịch bệnh, và nhiều vấn đề vệ sinh sức khỏe của người dân
- Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên: Đất, nước, rừng và các
loại tài nguyên khác diễn ra ồ ạt, thiếu hợp lý dẫn đến việc các loại tài nguyêndần bị suy thoái và cạn kiệt
- Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa trong nông thôn: Đang diễn ra
khá mạnh tại một số vùng ven đô, ven đường giao thông, gây ra rất nhiều tác hạixấu cho tài nguyên môi trường nông thôn, như mất đất nông nghiệp, tăng phátsinh các nguồn ô nhiễm đất, nước, không khí, tăng mật độ dân cư và các loạichất thải rắn
1.2.3.2 Tiêu chí về đáp ứng môi trường
Tiêu chí đáp ứng là tiêu chí dùng để đánh giá những những biện pháp,giải pháp mà chính quyền địa phương cũng như cộng đồng dân cư tại các vùng
Trang 26nông thôn đưa ra nhằm giải quyết và khắc phục các vấn đề môi trường phát sinh
từ những áp lực kể trên (Hồ Thị Lam Trà và cs, 2012) bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn bao gồm: Đường giao thông (đường
liên thôn, liên xã), hệ thống cấp nước sạch, hệ thống mương máng, cống rãnhthoát nước, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc… có đầy đủ vàđạt yêu cầu hay không
- Khả năng thu gom các loại rác thải phát sinh (chủ yếu rác thải sinh
hoạt) quá trình xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn có hợp vệ sinh hay không
- Khả năng giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường trong sinh hoạt, chăn
nuôi, nông nghiệp hoặc khả năng đáp ứng các khu vui chơi, chữa bệnh, học tập,giải trí…của người dân
- Tổ chức, các cơ chế quản lý, các văn bản, luật lệ quản lý môi trường
nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường nông thôn
- Ý thức của người dân nông thôn về việc thực hiện vệ sinh môi trường và
bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Các nguồn ngân sách của nhà nước, địa phương đầu tư cho các hoạt
động bảo vệ môi trường đã thích đáng hay chưa
1.2.3.3 Tiêu chí về chất lượng môi trường
Tiêu chí chất lượng môi trường được sử dụng để đánh giá hiện trạng môitrường và dự báo sớm những diễn biến của chất lượng môi trường nông thôn.Các nội dung chính của tiêu chí này là xem xét, đánh giá chất lượng các thànhphần môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn, tiếng ồn trong nông thôn.Xem xét hiện trạng các vấn đề này có phù hợp với tiêu chuẩn môi trường haykhông (Hồ Thị Lam Trà và cs, 2012)
1.2.4 Hiện trạng môi trường nông thôn Việt Nam
Đánh giá về hiện trạng môi trường nông thôn nói chung, chất lượng cácthành phần môi trường vẫn còn khá tốt với hầu hết giá trị của các thông số nằmtrong giới hạn quy chuẩn cho phép Tuy nhiên, ô nhiễm cục bộ môi trường
Trang 27không khí, nước mặt, nước dưới đất, môi trường đất đã xuất hiện tại một số nơi.Đối với môi trường không khí, đáng chú ý nhất là vấn đề ô nhiễm bụi Bên cạnh
đó, ô nhiễm do khí thải NH3, SO2, NO2 và ô nhiễm mùi cũng đã được ghi nhậntại một số khu sản xuất công nghiệp, làng nghề Đối với môi trường nước mặt,vấn đề phổ biến là ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh Đối với nướcdưới đất, ô nhiễm cục bộ vi sinh, kim loại nặng và ô nhiễm chất hữu cơ cũng đãđược ghi nhận Đối với môi trường đất, quá trình thoái hóa đang ảnh hưởng đếnnhiều diện tích đất nông nghiệp Tình trạng sử dụng bất hợp lý phân bón, hóachất bảo vệ thực vật cũng như ô nhiễm đất do các chất độc hóa học tồn lưu đangtrở thành vấn đề đáng báo động ở một số tỉnh thành Vấn đề phát sinh, thu gom
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, chất thải rắn làng nghề và chất thảitrồng trọt, chăn nuôi cũng đang đặt ra nhiều thách thức Nguyên nhân chủ yếu là
do các hoạt động sản xuất ở các vùng nông thôn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ,công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên/nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuấthạn chế cùng với nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa thực sựđược phát huy Trong những năm gần đây, các cụm công nghiệp có xu hướngchuyển dần về khu vực nông thôn Thực chất đây chỉ là xu hướng dịch chuyển ônhiễm từ vùng này sang vùng khác Các yếu tố này đã tạo sức ép lên môi trường
và là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường ở một số vùng nông thôn
Ô nhiễm môi trường ở nông thôn cũng đã gây ra những thiệt hại về kinh tế
-xã hội và tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân nông thôn, ảnh hưởng đến cảnhquan và gây ra một số xung đột về môi trường Nổi cộm nhất là các vấn đề liên quanđến ô nhiễm nguồn nước và chất thải sinh hoạt nông thôn
Trong những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn
đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Các nội dung về quản lý môitrường nông thôn được điều chỉnh bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật Bộmáy tổ chức quản lý môi trường nông thôn đang được củng cố và nâng cao nănglực Công tác nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng trong
Trang 28bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn cũng đang được đẩy mạnh Tuy nhiên,công tác quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn vẫn còn tồn tại những khókhăn, thách thức chưa được giải quyết ở các mức độ và cấp độ khác nhau Một
số quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường khu vực nông thôn cònthiếu tính khả thi Vẫn còn tồn tại tình trạng chồng chéo trong phân công tráchnhiệm, có những mảng còn bỏ ngỏ trong tổ chức quản lý môi trường nông thôn.Đầu tư tài chính cho quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn còn thấp và chưanhận được sự quan tâm thích đáng Các hoạt động quản lý và kiểm soát chất thải
từ khu vực nông thôn chưa thực sự hiệu quả Nhận thức của người dân về bảo vệmôi trường nông thôn còn hạn chế Việc triển khai Chương trình nông thôn mới
đã đạt một số thành công, bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới Tuy nhiên,đánh giá chung cho thấy nhóm các tiêu chí về môi trường khó thực hiện và làmột trong 3 nhóm có tỷ lệ đạt thấp nhất (dưới 30%)
Thông qua những đánh giá về hiện trạng môi trường và công tác quản lý,Báo cáo nhận định một số vấn đề bức xúc, nổi cộm về môi trường nông thôn baogồm: phát triển sản xuất chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường;thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn còn hạn chế; chưa kiểm soát đượcchất thải là bao bì, hóa chất bảo vệ thực vật; khó khăn trong kiểm soát ô nhiễm môitrường làng nghề; công tác quản lý môi trường nông thôn còn đan xen, thiếu đơn vịđầu mối quản lý; tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch và điều kiện vệ sinhmôi trường nông thôn còn thấp
1.2.5 Hiện trạng môi trường nông thôn tại tỉnh Thanh Hóa
Tuyết Trang, Anh Tú (2016), theo báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môitrường Thanh Hóa (2016), hiện nay dân số sinh sống ở khu vực nông thôn vàmiền núi chiếm khoảng 88,5%, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 1.200 –1.500 tấn/ngày, thế nhưng công tác thu gom mới chỉ đạt 55 – 60%, cùng với đótình trạng lạm dụng phân bón, hóa chất BVTV không đúng chủng loại, nguồn
gốc xuất xứ…dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Trang 29Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn và miền núicòn nhiều hạn chế, tỉ lệ thu gom mới chỉ đạt 55 – 60%, các bãi rác chủ yếu là bãichứa rác tạm, rác thải hầu hết chỉ được đổ đống và đốt mà chưa được san gạt,đầm nén, lấp phủ đất, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, không sửdụng các chế phẩm vi sinh để hạn chế mùi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễmmôi trường.
Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng phân bón, hóa chất BVTV không đúngchủng loại, kỹ thuật, không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại hóa chất BVTV bịcấm và hạn chế sử dụng trong canh tác nông nghiệp vẫn đang diễn ra Các chai
lọ, vỏ, bao gói hóa chất BVTV sau khi sử dụng đều được người dân vứt bỏ tại
bờ ruộng hoặc xuống các kênh tiêu thoát nước Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóacòn 41 điểm tồn lưu hóa chất BVTV, trong đó có 4 điểm nằm trong khuôn viêncác trường học chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm đất, nước mặt, nướcngầm, đặc biệt là sức khỏe của các thầy cô giáo và các em học sinh
Hình 1.1.Trường THCS Vĩnh Tiến một trong những điểm tồn lưu hóa
chất BVTV gây ô nhiễm tại huyện Vĩnh Lộc
Trang 30Ngoài ra, chất thải trong chăn nuôi hầu như chưa được thu gom và xử lýtriệt để, thải trực tiếp xuống ao hồ, đồng ruộng hoặc các hệ thống kênh mươnggây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm xung quanh khu vực tiếpnhận.
Tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi hải sản, sử dụng các phương pháp
có tính hủy diệt, sử dụng chất nổ, xung điện… gây nên hiện tượng mất cân bằng
hệ sinh thái Cùng với đó việc khai thác khoáng sản chưa hợp lý dẫn đến tìnhtrạng suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên Các hoạt động chế biến lâm sản,sản xuất tinh bột sắn, mía đường, cồn, men… đã tác động lớn đến chất lượngnguồn nước các hệ thống sông Mã, sông Chu Kết quả quan trắc cho thấy, chấtlượng nước tại sông Mã, sông Bưởi, sông Yên,… không đảm bảo mục đích cungcấp nước sinh hoạt và bị ô nhiễm bới các chỉ tiêu BOD5, COD, TSS, NH4+…Không những thế, khu vực miền núi đất canh tác có dấu hiệu bị suy thoái do sạt
lở, rửa trôi, xói mòn ở các khu vực có địa hình dốc và chia cắt mạnh, khu vựccửa sông, ven biển có hiện tượng đất bị mặn hóa, phèn hóa, xâm nhập mặn sâu,đặc biệt là các lưu vực sông Mã, sông Yên thuộc các vùng ven biển huyện HậuLộc, Nga Sơn
Nước biển ven bờ tại các khu nuôi trồng hải sản, khu neo đậu tránh trúbão, hàm lượng dầu mỡ khoáng và chất rắn lơ lửng đo được có xu hướng caohơn so với các vị trí khác, hàm lượng COD vượt quy chuẩn cho phép vượt từ1,33 – 29,3 lần
Nguyên nhân là do nhận thức của bà con nhân dân trong hoạt động canhtác nông nghiệp còn thấp, sử dụng phân bón, thuốc BVTV còn tùy tiện Nhậnthức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ môitrường chưa đầy đủ, còn xem nhẹ, chưa chuyển thành ý thức và những hànhđộng cụ thể, thiết thực
Trước tình trạng trên, Sở TN&MT tỉnh đã có một số giải pháp thực hiệntrong thời gian tới để giảm thiểu tình trạng trên như: Nâng cao công tác tuyên
Trang 31truyền Luật BVMT nhằm nhanh chóng đưa Luật BVMT vào cuộc sống, phátđộng phòng trào toàn dân tham gia BVMT, nâng cao tính tích cực của tổ chức,
cá nhân trong hoạt động BVMT bằng nhiều hình thức Xử lý dứt điểm các cơ sở,các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các điểm tồn lưu hóa chấtBVTV Tăng cường kêu gọi, thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực môi trường, tạochính sách, cơ chế phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh tham gia vào đầu tư, xây dựng các dự án, công trình xử lý chất thải, xử lý
ô nhiễm và bảo vệ môi trường Hiện tại, Thanh Hóa đang thực hiện xử lý ônhiễm tại xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến và kho thuốc trừ sâu tại huyện Đông Sơnmang hiệu quả tốt
1.2.6 Một số mô hình mới trong quản lý môi trường nông thôn tại một số nước trên thế giới và nước ta
1.2.6.1 Một số mô hình mới trong quản lý môi trường nông thôn tại một số nước trên thế giới
a, Đổi mới trong công tác xử lý môi trường nông thôn ở Trung Quốc
Đổi mới trong công tác xử lý môi trường nông thôn ở Trung Quốc thôngqua các phương diện (Điền Hiểu Kiếm, 2013):
Đổi mới biện pháp bảo đảm: Theo nguyên tắc “ai làm ô nhiễm, người đó
xử lý”, kết hợp với tình hình thực tế của địa phương để đưa ra một cách khoahọc những tiêu chuẩn và quy phạm về xử lý môi trường nông thôn, đồng thời lấy
đó làm tiêu chuẩn và căn cứ cho các kết quả nghiệm thu xử lý
Đổi mới phương thức xử lý: Về việc xử lý ô nhiễm và rác thải sinh hoạt
nông thôn, thực hiện người dân nông thôn tự xử lý; khích lệ lập Hội đồng nhândân dưới sự chỉ đạo của UBND xã; đẩy mạnh hoạt động thị trường hóa bằngcách đề ra các biện pháp chính sách, mở rộng kênh tài chính, giảm chi phí môitrường; mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái, hệ thống tuần hoàn tàinguyên…
Trang 32Đổi mới cơ chế đầu tư: Nguồn kinh phí cần thiết cho việc xử lý môi
trường nông thôn được giải quyết theo biện pháp “Bên trên chi một ít, thành phố
và huyện chi một ít, tư bản xã hội chi một ít, cộng đồng thôn và các hộ dân chimột ít”
Đổi mới thể chế quản lý: Theo nguyên tắc quản lý thuộc địa hóa, kiên trì
kết hợp sự dẫn dắt của Chính phủ, dân làng tự trị, xã hội tham gia đấy mạnh xử
lý môi trường
Để tiến tới XHH công tác BVMT, trong các giải pháp, Trung Quốc xácđịnh giáo dục môi trường cho trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu để thay đổi nhậnthức và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội Theo đó, Chính phủ đãxây dựng, hoàn thiện và tăng cường chất lượng các chương trình giáo dục môitrường trong hệ thống giáo dục quốc dân
b, Hàn Quốc với phong trào công nghiệp hóa và BVMT nông thôn
Nhằm thu hẹp khoảng cách kinh tế - xã hội nông thôn và thành thị, năm
1971, Phong trào Cộng đồng mới Saemaul Undong được triển khai (NguyễnSong Tùng, 2014) Phong trào đã đề ra Chương trình về cải thiện môi trườngnông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hoạt động sản xuất làng nghề và tăngthu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực NT
Theo đánh giá của các chuyên gia, phong trào thành công từ mối quan hệhài hòa của các nhà lãnh đạo Chính phủ, các nhóm cộng đồng và người dânnông thôn địa phương Đồng thời, phong trào được coi là những bước nền tảng
để tích lũy năng lực tài chính cho các hoạt động quản lý môi trường nông thôn
và nâng cao nhận thức cộng đồng tiến tới sự tham gia tự nguyện của cư dântrong các hoạt động BVMT nông thôn và sản xuất ở các làng nghề
Trang 331.2.6.2 Một số mô hình mới trong QLMT nông thôn tại Việt Nam
a, Phát huy hiệu quả các mô hình tự quản bảo vệ môi trường ở Lạng Sơn, Cần Thơ, Phú Yên, Hải Dương
Đối với mô hình “khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” đã có tác dụnglớn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia các hoạt động vệsinh môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước…từ đó phát huy được vai tròcuả các cá nhân tiêu biểu và quần chúng ở địa bàn dân cư Nhiều hoạt động thiếtthực ở cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường được triển khai như: cùng nhauthực hiện tổng vệ sinh vào sáng thứ 7, chủ nhật xanh-sạch, giữ gìn cảnh quankhu dân cư… được duy trì đều đặn Như vậy, cộng đồng tham gia bảo vệ môitrường sẽ làm cho mọi đối tượng trong xã hội đều thấy được vai trò, trách nhiệmcủa mình trong giữ gìn, bảo vệ môi trường tại nơi mình sinh sống Qua đó tạothói quen xây dựng nếp sống thân thiện với môi trường, góp phần phát triển xãhội bền vững (Trung Xuân, 2014)
b, Mô hình phụ nữ bảo vệ môi trường
Với mạng lưới sâu rộng, tập hợp hội viên đông đảo, Hội phụ nữ dễ dàngtriển khai xuống từng chi hội về những nội dung BVMT Trong nhiều năm quachương trình này đã và đang phát huy những hiệu quả tích cực, tập hợp đượcđông đảo tầng lớp nhân dân cùng tham gia BVMT tại khu dân cư
Các mô hình được các chi hội phụ nữ áp dụng trong cả nước như: chươngtrình “tiết kiệm xanh gây quỹ”- là chương trình thu gom, phân loại và tái chế rácthải gây quỹ trợ giúp cho những người có hoàn cảnh éo le vượt qua khó khăntrong cuốc sống; chương trình “nói không với túi nilon”; chương trình “nuôi lợntrên nền đệm lót sinh học”…
c, Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (Community - Based Environment Managerment - CBEM)
Nội dung của phương pháp là lấy cộng đồng làm trọng tâm trong việcquản lý môi trường Là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề
Trang 34môi trường cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chứccần thiết để giải quyết vấn đề đó Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có
để tập trung cải tạo hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môitrường như dự án tái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực,
1.2.7 Các bài học môi trường được rút ra trong công tác QLMT nông thôn
Trong quá trình XHH BVMT, giải pháp về giáo dục cộng đồng được xem
là giải pháp quan trọng nhất Theo đó, hệ thống giáo dục quốc dân cần lồng ghépcác nội dung về môi trường trong các cấp học từ mầm non đến đại học, đào tạonghề và liên tục phổ biến thông tin cho cộng đồng, nâng cao nhận thức vềBVMT cho cộng đồng dân cư (Nguyễn Song Tùng, 2014)
Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia và phân tích cấu trúc hệ thống vàđiều tra khảo sát hiện trạng các vấn đề quản lý môi trường nông thôn ở ViệtNam, các chính sách cần tập trung vào vấn đề: Xây dựng năng lực của chínhquyền, cộng đồng địa phương và cung cấp cơ sở hạ tầng
Về xây dựng năng lực của Chính phủ, nâng cao nhận thức về tầm quantrọng của việc nghiên cứu môi trường trong quá trình ra quyết định của Chínhphủ; thiết lập chính sách, kế hoạch quản lý áp dụng, giám sát, đánh giá
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy cơ chế tài chính như cung cấp cơ sở hạ tầng,chia sẻ chi phí, huy động sự cùng tham gia hỗ trợ việc thành lập và quản lý cơ
sở hạ tầng như của Hàn Quốc cũng là một bài học kinh nghiệm có thể áp dụngtại Việt Nam
Trong các hoạt động phát triển nói chung và sản xuất làng nghề nói riêng,cần nâng cao ý thức của các doanh nghiệp, nhân công lao động và cộng đồngtrong khu vực
Trang 35Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Công tác quản lý môi trường
- Chương trình nông thôn mới
2.3.4 Thực trạng quản lý môi trường của người dân dựa trên các chỉ tiêu về môi trường trong xây dựng nông thôn mới
2.3.5 Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng NTM tại xã Nga An
2.3.6 Công tác quản lý môi trường tại địa phương
2.3.7 Đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý môi trường tại xã Nga An trong quá trình xây dựng NTM
Trang 362.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, công tácthực hiện các tiêu chí về NTM, công tác thực hiện tiêu chí môi trường…tại Ủyban nhân dân xã Nga An năm 2015 từ các báo cáo định kì hàng năm, hàng quý,các đề án, các bài báo của xã có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
Thu thập thông tin qua sách, báo, tạp chí, giáo trình và các báo cáo tổngkết, dự án, đề tài, internet và những tài liệu có liên quan
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.4.2.1 Thu thập thông tin từ cán bộ quản lý xã Nga An
Thu thập thông tin từ cán bộ lãnh đạo, cán bộ môi trường về thuận lợi,khó khăn, tình hình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới; về hiện trạng môitrường trên địa bàn xã (rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi….),hệ thống quản
lý môi trường của xã, …
2.4.2.2 Thu thập thông tin từ người dân trong xã Nga An
+ Phiếu điều tra nông hộ
Nga An bao gồm 12 thôn, các thôn trên địa bàn xã phần lớn là thuầnnông.Trong xã các khu dân cư phân bố theo từng cụm chứ không tập trung hayrải rác cụ thể chia làm 3 cụm là khu vực I xóm 1,2,3,4; khu vực 2 các xóm 5,6,7
và khu vực 3 các xóm 8,9,10,11,12 Vì vậy, quá trình thu thập thông tin từ ngườidân tôi tiến hành trên các cụm dân cư lớn này Trong giới hạn nghiên cứu nàychúng tôi tiến hành điều tra với số lượng 20 phiếu/cụm Tổng số hộ gia đìnhkhảo sát trên phạm vi toàn xã là 60 phiếu điều tra Nội dung khảo sát điều trachúng tôi tập trung vào: tình hình phát sinh, xử lý chất thải của người dân; nhậnthức của người dân về vấn đề môi trường; tình hình môi trường trong khu dân
cư và ngoài cánh đồng; thông tin về công tác quản lý môi trường
+ Họp nhóm,thảo luận nhóm cộng đồng : người dân sống tại địa phương
sẽ hiểu hơn, nắm rõ hơn về môi trường họ đang sinh sống nên tôi tiến hành điều
Trang 37tra bằng họp nhóm, thảo luận nhóm cộng đồng để lấy ý kiến, tìm hiểu thông tinvề: nguồn gây ô nhiễm tại địa phương; mô tả mức độ ô nhiễm tại địa phương ;tôi đã tiến hành mời 8 cán bộ của các đoàn thể gồm : bí thư đoàn thanh niên, hộitrưởng hội phụ nữ, 4 trưởng thôn, hội trưởng hội cựu chiến binh… để họp nhóm
về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về QLMT tại địa phương
2.4.2.3 Quan sát thực địa
Tiến hành đồng thời việc thu thập thông tin từ người dân với việc quan sátthực địa để xem xét hiện trạng môi trường tại địa phương Quan sát môi trườngtrong và ngoài khu dân cư, so sánh hiện trạng quan sát được với số liệu thu thậpđược từ cán bộ xã và người dân có sự kết hợp giữa việc ghi chép và chụp hình
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở những số liệu thu được, sử dụng phần mềm xử lý thống kê vàexcel để tính toán Các số liệu được xử lý chính là số liệu thu thập được từ phiếuđiều tra, phỏng vấn, quan sát những số liệu được tính toán, xử lý để đưa ra đượckết quả nghiên cứu
Trang 38Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp xã Nga An
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Nga An nằm ở phía Đông Bắc Huyện Nga Sơn Tỉnh Thanh Hóa, cáchtrung tâm huyện 10 km Xã Nga An hình thành từ 12 thôn, với tổng diện tích đất
tự nhiên là 928,53 ha, trong đó đất nông nghiệp là 500,36 ha chiếm 53,88% Dân
số toàn xã có 2.065 hộ với 8751 khẩu, trong đó lao động trong độ tuổi là 4983người chiếm 29,83% Xã Nga An có tuyến đường quốc lộ 10B đi qua với chiềudài khoảng 4,5 km và tuyến đường tỉnh lộ 23 kéo dài 3,5 km chạy qua địa bàn
xã theo hướng Đông – Tây Với vị trí địa lý và giao thông thuận tiện nên xã cónhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế - văn hóa xã hội Về địa hìnhđược chia làm hai vùng rõ rệt đó là vùng núi đã vôi nằm ở phía Bắc thuộc dãynúi Tam Điệp, chiếm 12,75% diện tích tự nhiên toàn xã Dạng địa hình này rấtthuận lời cho phát triển du lịch, công nghiệp khai thác, trồng rừng, Vùng đồngbằng chạy dài từ chân núi Tam Điệp đến phía Nam của xã, chiếm 87,25% diệntích tự nhiên của xã Dạng địa hình này tương đối bằng phẳng, hiện nay đang sửdụng làm đất nông nghiệp, bố trí đất ở, công trình công cộng, công sở, Về khíhậu thì xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có 4 mùa rõ rệt Nhiệt
độ thấp nhất đo được trong năm vào khoảng 10 – 12oC ( trong khoảng tháng 11,
12 đến tháng 1, 2 năm sau), nhiệt độ cao nhất khoảng 38 – 40oC (trong khoảngtháng 6 – tháng 8) Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 1900 mm Độ ẩmtương đối trung bình năm là 85 – 86%
Trang 39Tài Nguyên.
Tài nguyên đất đai
Bảng 3.1: Tài nguyên đất của xã
Nguồn : UBND xã Nga An
Đất trong xã gồm 4 loại chính là: đất cát bển, đất mặn ít - mặn trung bình,đất phù sa không được bồi trung tính ít chua, đất đỏ vàng trên đá sét và biếnchất Với diện tích đất như trên một phần được dùng làm đất ở, đất nông – lâm –ngư nghiệp, đất tôn giáo tín ngưỡng, phần đất đỏ vàng trên đá sét và biến chấtchưa được khai thác sử dụng Hằng năm do điều kiện phát triển kinh tế và sự giatăng dân số nên một phần đất sản xuất có thể đổi mục đích sử dụng như chuyểnsang đất ở, hoặc dùng cho các doanh nghiệp thuê mở rộng công ty hoặc mởtrang trại, nên diện tích đất dùng cho sản xuất có thể bị thay đổi, biến động trongtổng diện tích
-Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt cung cấp cho hệ thống đất nông nghiệp được lấy từ hệthống trạm bơm Sa Loan, ngoài ra còn hồ trữ nước Đồng Vụa với diện tích mặtkhoảng 18,1 ha, trữ được khoảng 350.000 m3
Trang 40Nguồn nước ngầm qua khảo sát thức tế sử dụng của các hộ dân khai thácđược là rất phong phú Đối với giếng đào có độ sâu từ 7-9 m, đối với giếngkhoan gia đình có độ sâu 8-10 m và chỉ có một số hộ có giếng khoan độ sâu từ50-80 m.
-Nhân lực:
Theo số liệu thống kê toàn xã có 2.065 hộ với 8751 khẩu ( 4395 nam,
4356 nữ), trong đó lao động trong độ tuổi là 4983 người chiếm 29,83% ( laođộng nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 57,9 %, lao động công nghiệp-xây dựngchiếm 29,6%, lao động dịch vụ thương mại chiếm 12,5 %) Lao động chủ yếu ởkhía cạnh nông nghiệp, ngoài ra còn có sản xuất công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, và dịch vụ thương mại
Với vị trí địa lý thuận lợi,đất đai rộng lớn và tương đối bằng phẳng,nguồnnhân lực trẻ dồi dào rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất giao lưu trao đổihàng hóa,phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, khai thác và trồng rừng Bêncạnh đó cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cơ bản đã hoàn thiện như
hệ thống giao thông nông thôn, đường bờ vùng, hệ thống thủy lợi và điện phục
vụ sản xuất nông nghiệp… nhưng chất lượng chưa đồng bộ, nhiều công trình bịxuống cấp nên làm giảm khả năng phục vụ sản xuất
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1.2.1.Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch của xã.
Xã Nga An đã có quy hoạch sử dụng đất xây dựng từ năm 2007 áp dụngđến năm 2015 Tuy nhiên cho đến nay nhiều vấn đề đặt ra trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là yêu câù cho xây dựng NTM đòi hỏi phảiđiều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp và hoàn thiện quy hoạch xâydựng và quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí NTM Và hiện nay việcquy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệphàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã đạt chỉ tiêu trong nhómtiêu chí quy hoạch của chương trình NTM