Khai thác quá mức tài nguyên và ô nhiễm môi trường đe dọa đến môi trường sống của con người, ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe. Để định giá những thiệt hại chủ yếu dựa vào giá thị trường để ước lượng mức thiệt hại cho một tình trạng suy thoái môi trường. Tuy vậy để hàng hóa dịch vụ môi trường có những hàng hóa không thể định giá bằng giá thị trường, các nước đã và đang phát triển hiện nay đã nghiên cứu áp dụng phổ biến phương pháp tạo dựng thị trường để định giá các loại hàng hóa này.
Phương pháp tạo dựng thị trường(CVM) là phương pháp được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra, điều tra trực tiếp mức sẵn lòng chi trả(Willingness To Pay) của đối tượng điều tra cho cải thiện dịch vụ môi trường. Mặc dù CVM còn hiều hạn chế song là phương pháp đo chính xác nhất mức bằng lòng chi trả(WTP), là phương pháp phương pháp duy nhất có thể định giá các giá trị không sử dụng của hàng hóa môi trường.
Từ kết quả nghiên cứu đó đưa ra định hướng giải pháp cho các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách nhằm cải thiện và sử dụng hợp lí, bảo tồn nguồn tài nguyên.
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Khắc Niệm là phường nằm ở phía Tây Nam thành phố Bắc Ninh, nằm trong tạo độ địa lí 21º8'44" B, 106º3'23"Đ.
• Phía Bắc giáp với phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh
• Phía Đông giáp phường Hạp Lĩnh và xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh • Phía Tây giáp xã Liên Bão, huyện Tiên Du, thành phố Bắc Ninh
• Phia Nam giáp xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, thành phố Bắc Ninh
Nguồn: Phòng thống kê UBND phường Khắc Niệm, 2014
Phường Khắc Niệm có vị trí địa lí thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam của thành phố Bắc Ninh. Nối với thủ đô Hà Nội nhờ tuyến giao thông huyết mạch 1A và các tỉnh biên giới phía bắc. Có quốc lộ 38 là đầu mối giao thông giữa Bắc
Ninh với các vùng kinh tế Hải Dương, Hưng Yên thuận lợi cho trao đổi giao lưu hàng hóa. Cùng với đó là sự phát triển mạnh của các khu công nghiệp cụm công nghiệp Khắc Niệm– Hạp Lĩnh nối liền cụm công nghiệp Tiên Sơn- Yên Sơn – Quế Võ sản xuất và cung cấp lượng lớn hàng hóa lưu thông tại thủ đô và cả nước.
3.1.2 Diện tích tự nhiên
Khắc Niệm là một phường mới được thành lập, có diện tích tự nhiên 744,73ha; diện tích đất nông nghiệp 380 ha; trên 2.700 hộ với gần 11.000 nhân khẩu. Nằm trên 7 khu địa bàn dân cư (Báo cáo kết quả kinh tế xã hội của UBND phường Khắc Niệm,2014)
3.1.3 Đặc điểm khí hậu
Khắc Niệm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,3ºC, nhiệt độ trung bình cao nhất 30ºC nhiệt độ trung bình thấp nhất la 15,8ºC chênh lệch nhiệt độ tháng cao nhất và thấp nhất khoảng 13,1ºC.
Lượng mưa trung bình hàng năm tại địa phương dao động ở mức 1400- 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm:
• Mưa nhiều: từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm.
• Mưa ít: từ tháng 11 đến tháng 4, chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm.
Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1530- 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng nhất trong năm tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm tháng
Gió, hàng năm có hai loại gió chính: gió Đông Bắc và gió Đông Nam: • Gió Đông Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 của năm sau. Mang theo sự thay đổi lớn về nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, lạnh buốt.
• Gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi nước thổi từ biển vào gây mưa.
Điều kiện khí hậu thuận lợi tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp phong phú đa dạng.
3.1.4 Tài nguyên Đất
Theo số liệu thống kê năm 2013 diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính của phường 744,73ha, chia làm 2 loại:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 244,94 ha chủ yếu dành cho sản xuất lúa và các loại hoa màu
- Đất phi nông nghiệp: 317,76 ha trong đó:
+ Đất ở: 135,44ha + Đất chuyên dùng: 170,71ha + Đất tôn giáo tín ngưỡng: 0,92ha + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 3,66ha + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 7,03ha + Đất chưa sử dụng: 4,03ha
(Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND phường Khắc Niệm, 2014)
3.1.5 Tình hình kinh tế- xã hội
3.1.5.1 Nguồn nhân lực
Năm 2014, toàn phường có 2.886 hộ, ứng với 10.833 nhân khẩu - Năm 2014, tỷ lệ tăng dân số còn 1,26% tăng 0,06% so với năm 2013. - Mật độ dân số đạt 4.890 người/ km²(2011) .
- Năm 2013 tổng số lao động trong độ tuổi lao động 6.192 lao động: + Lao động nông nghiệp 2.225 người, chiếm 36%
+ Lao động phi nông nghiệp 3,967 người, chiếm 64%
* Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 1.960 người * Lao động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản: 150 người * Lao động bưu điện, tín dụng: 20 người * Lao động thương mại, dịch vụ: 1.567 người * Lao động hành chính sự nghiệp: 270 người
Trong năm giải quyết việc làm cho khoảng 370 lao động đạt 105% kế hoạch năm. Trong đó đã tổ chức và mở được 02 lớp học nghề nấu ăn cho nhân dân khu Đông và khu Tiền Ngoài với 60 người và 02 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất và chăn nuôi gia súc, gia cầm.( Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND phường Khắc Niệm, 2014)
3.1.5.2 Tình hình kinh tế
a. Sản xuất nông nghiệp
- Năng suất lúa cả năm đạt 54 tạ/ha = 98.1% so với kế hoạch
Trong đó, Vụ xuân: Gieo cấy đạt 97.5% diện tích theo kế hoạch. Năng suất lúa vụ xuân đạt 63 tạ/ha, giảm 1.55 tạ/ha so với vụ xuân năm 2013. Vụ mùa: Gieo cấy đạt 95% diện tích theo kế hoạch. Năng suất lúa mùa ước đạt 44.3 tạ/ha. Tăng 6.8 tạ/ha so với vụ mùa năm 2013.
Sản lượng thóc đạt 3.780 tấn, đạt 98,3% so với kế hoạch năm 2013.
Quan tâm chỉ đọa thực hiện công tác phòng chống lụt bão, chống úng nội đồng năm 2014, phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ giá giống cho sản xuất nông nghiệp.
- Chăn nuôi có hướng hồi phục, do giá thành phẩm tăng, công tác phòng trừ bệnh dịch được quan tâm. Đến nay chưa có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
- Thủy sản: Tận dụng diện tích ao, hồ, diện tích chuyển đổi ruộng trũng để nuôi thả cá. Năng suất đạt khoảng 5,5 tấn/ha.
- Lâm nghiệp: Tích cực quan tâm chỉ đạo trồng cây phân tán ở nơi công cộng. Tổ chức tết trồng cây tại các tuyến đường trục chính của khu phố Sơn và phát động các đơn vị Trường học, Trạm y tế và các khu phố khác tích cực trồng cây xanh để bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh(Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 của UBND phường Khắc Niệm).
b. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Nghề truyền thống sản xuất bún, bánh được duy trì và phát triển, khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa được áp dụng nhiều, hiện nay có khoảng 140 máy làm bún bánh: hàng chục đầu xe ô tô chở bún bánh và các dịch vụ; giúp tăng năng suất, giảm công người lao động, tăng thu nhập cho hộ gia đình, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Ngoài ra các ngành nghề khác cũng được duy trì và phát triển.
Hiện nay toàn phường có 705 hộ sản xuất kinh doanh cá thể trong các khu phố và trên các tuyến trục chính đường 38, khu vực buôn bán từ cầu Đoài xuống chợ Ba tiền ngày càng đông đúc, khu vực chợ Ba tiền có gần 100 hộ buôn bán kinh doanh thường xuyên tại chợ, tạo công ăn việc làm cho trên 2.500 lao động, thương mại- dịch vụ được phát triển(Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND phường Khắc Niệm, 2014).
c. Giao thông- Xây dựng- Thủy lợi
*Công tác giao thông- tủy lợi:Thường xuyên kiểm tra các trục đường, tuyến đường, kịp thời sửa chữa những chỗ bị hỏng, xuống cấp phục vụ tốt việc đi lạị của nhân dân, thực hiện đường thông, hè thoáng, khơi thông dòng chảy phục vụ sản xuất. Thực hiện dự án mở rộng đường trục Hạp Lĩnh- Khắc Niệm giai đoạn III, đường cống Bựu- cống Nguyễn, tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm.
+ Đối với công tác thủy lợi thường xuyên kiểm tra, xử lý dứt điểm các hộ có công trình vi phạm ảnh hưởng kênh tưới tiêu nội đồng. Thực hiện chiến dịch cải tạo đất, làm thủy lợi nội đồng trên toàn địa bàn phường
+ Thành lập ban chấp hành phòng chống lụt bão và chống úng nội đồng năm 2014, xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai công tác phòng chống lụt bão và chống úng nội đồng. Phân công tới từng cán bộ phụ trách, từng thôn, trạm bơm, chuẩn bị con người, đội xung kích và lực lượng khác, vật tư, dụng cụ đảm
bảo chỉ tiêu Thành phố giao kịp thời đối phó khi có tình huống xảy ra. Khơi dòng chảy đảm bảo cho tiêu úng trong mùa mưa bão
* Công tác xây dựng cơ bản và xây dựng nông thôn mới:
- Tiếp tục thực hiện các dự án còn dang dở trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay cơ bản đã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Tuy nhiên dự án đường nội đồng và kênh cứng một số khu còn dở dang. Dự án nước sạch nông thôn đến nay Trung Tâm nước sạch Bắc Ninh đnag thực hiện việc lắp đặt hệ thống đường ống dẫn trong khu dân cư, hiện đang thực hiện xây dwngjtramj điều phối nước và triển khai cho nhân dân đăng ký sử dụng nước sạch trên địa bàn phường để chuẩn bị cho việc thu tiền và lắp đặt đồng hồ nước( Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND phường Khắc Niệm ,2014).
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp khung phân tích
Khung phân tích cho thấy nguyên nhân vấn đề, giải pháp và các thành phần tham gia định hướngđưa giải pháp giải quyết vấn đề. Khung phân tích cho thấy:
-Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân bao gồm: thu nhập, trình độ văn hóa, tuổi giới tính, tuổi, nghề nghiệp và đánh giá của cá nhân về môi trường nước tại nơi họ sống.
-Từ đó đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước theo các hướng khác nhau nhằm mục đích cuối cùng tạo lợi ích cho người hưởng lợi chính.
-Giải pháp được đưa ra xuất phát từ chính ý kiến đóng góp của người dân địa phương, hộ tham gia gây ô nhiễm và chính quyền địa phương.
Trong nghiên cứu này nguyên nhân trực tiếp của tình trạng ô nhiễm nước do hoạt động sản xuất bún của các hộ tại ba khu, ngoài gia còn có các yếu tố ảnh hưởng khác: rác sinh hoạt, chăn nuôi, khu công nghiệp….Chính quyền cũng đã có giải pháp giải quyết, tuy nhiên chưa triệt để. Nếu tình trạng ô nhiễm nước tại
đây không được ngăn chặn, cải thiện kịp thời ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người dân địa phương.
Hình 3.2 Khung phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến WTP WTP- cải thiện môi trường nước. Thu nhập Đánh giá về môi trường nước Giới tính Trình dộ học vấn Tuổi Nghề nghiệp
Thu hút cộng đồng tham gia đóng góp, quản lý nguồn nước
Chính quyền cơ sở Hộ sản xuất bún Người dân xung quanh
3.2.2 Nguồn số liệu
3.2.2.1 Nguồn số liệu gián tiếp( thứ cấp)
Nguồn số liệu gián tiếp hay thứ cấp là số liệu thông tin đã được công bố, chứng thực mang tính khách quan. Và mức độ chính xác của các số liệu thường không cao. Tuy nhiên vệc sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp giúp làm ra những luận điểm nghiên cứu, áp dụng, kế thừa các kết quả tương tự đã được công nhận. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu tạo sự thuyết phục cho đề tài.
Nguồn số liệu hứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau: sách, báo, bài giảng, các nghiên cứu khoa học, hội thảo, báo cáo ………
Trong nghiên cứu đã được thu thập, tổng hợp nguồn tài liệu thứ cấp từ các nghiên cứu khoa học tiếng Anh và tiếng Việt, các bài báo về ô nhiễm môi trường nước làng nghề, sách, và tạp chí khoa học. Văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước của Chính Phủ, báo cáo của địa phương về tình hình kinh tế xã hội, các báo cáo luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các nguồn số liệu này được cập nhật, bổ sung phù hợp với nghiên cứu.
3.2.2.2 Nguồn số liệu trực tiếp( sơ cấp)
Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện môi trường nước yêu cầu tổng hợp các nguồn số liệu sơ cấp về các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả. Các số liệu, thông tin thứ cấp chỉ đủ đáp ứng cho mảng nghiên cứu do vậy việc điều tra, tổng hợp số liệu sơ cấp đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến mức độ xác thực, góp phần làm nổi bật nội dung nghiên cứu. Bằng việc điều tra theo mẫu hỏi cho trước nghiên cứu lựa chọn điều tra theo hai mẫu đối tượng chính. Trong đó trọng tâm đối tượng trực tiếp gây ô nhiễm là các hộ sản xuất bún và người ảnh hưởng bởi ô nhiễm là người dân không tham gia sản xuất bún. Để thấy được ý kiến của các đối tượng điều tra và mức độ sẵn lòng trả của họ đối với việc cải thiện môi trường sống tại đậy. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vẫn xin ý kiến của cán bộ địa phương
đề thấy được nhận định, đóng góp của chính quyền địa phương đánh giá về môi trường làng nghề bún.
Theo đó nghiên cứu đã tiến hành điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin của các đối tượng:
Bảng 3.2 Đối tượng, thông tin điều tra
Đối tượng điều tra Thông tin
Người gây ô nhiễm Thông tin cá nhân, đánh giá về môi trường,
thu nhập, khó khăn, giải pháp………
Người dân bị ảnh hưởng Thông tin cá nhân, mức ảnh hưởng của hộ
làm bún, thuận lợi, khó khăn ….
Cán bộ địa phương Đánh giá của chính quyền về môi trường,
cách khắc phục …..
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu là phương pháp quan trọng quyết định sự thành công của đề tài. Vấn đề nghiên cứu được chọn mang tính điển hình, nổi bật đại diện cho vùng, địa phương nghiên cứu có ảnh hưởng tốt hoặc không tốt tới môi trường. Trong nghiên cứu này địa điểm nghiên cứu được chọn là phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, với làng nghề truyền thống là sản xuất bún, nằm trải rộng trên ba khu chính: khu Tiền Trong, khu Tiền Ngoài và khu Quế Sơn. Do môi trường nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sản xuất bún.
* Tài liệu thứ cấp: tìm hiểu thu thập tài liệu cần thiết sắp xếp, chọn lọc và tổng hợp các nguồn phù hợp đúng với nội dung, đề tài nghiên cứu.
* Tài liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn điều tra và được tổng hợp xử lí bằng phần mềm Excel và Win Word đề tính toán và tổng hợp các chỉ tiêu dùng cho nghiên cứu.
3.2.4 Phương pháp phân tích
a. Phân tổ thống kê: căn cứ vào một hay một vài tiêu thức tiến hành phân chia các đơn vị vủa vấn đề nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phương pháp này chủ yêú phân loại tài liệu, tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn, là cơ sở tính toán chỉ tiêu phân tích thống kê.
b. Phương pháp thống kê mô tả:
Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích: Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, đồ thị, hình học để tình toán các chỉ tiêu, kết quả nghiên cứu. Đồng thời mô tả sự thay đổi của mức sẵn lòng trả.
c. Phương pháp so sánh:
Dựa vào số liệu đã phân tích, so sánh mức sẵn lòng chi trả của các đối