Nghiên cứu của Đinh Đức Trường và Lê Thanh Hà (2013) cho thấy: Để tối đa tính hiệu quả và bền vững của hệ thống thoát nước đô thị, vấn đề then chốt là tăng cường nhận thức và hiểu biết của người dân về lợi ích của việc cải thiện chất lượng môi trường và đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả của họ nhằm thúc đẩy công tác đấu nối hộ gia đình với hệ thống thoát nước thải. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để xác định mức độ sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho việc kết nối vào hệ thống thoát nước thải đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hộ gia đình sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường với mức đóng góp trung bình từ 100.000 đồng đến 157.000 đồng/1 hộ/1 tháng trong vòng 2 năm để kết nối vào hệ thống thoát nước đô thị. Để khuyến khích sự đóng góp của người dân, các cơ chế tài chính như Quỹ môi trường cần phải được thiết lập để chuyển hoá ‘sẵn sàng chi trả’ của người dân thành ‘thực tế chi trả’.
Nhu cầu của các hộ về nâng cao phụ vụ nước ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh: so sánh giữa ước tính bằng phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) và phương pháp mô hình chọn lựa. Nghiên cứu áp dụng hai phương pháp(CVM) và phương pháp mô hình được chọn lựa(Choice model) nhằm ước tính mức độ hài lòng và cầu đối với chất lượng và khả năng dịch ụ nước. Theo tác giả Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn sử dụng phương pháp chọn đơn ngẫu nhiên nhằm đòi hỏi mức độ bằng lòng trả của các chủ hộ đối với cải thiện dịch vụ nước. Phương pháp mô hình chọn lựa nhằm điều tra tính toán về chất lượng nước cao hơn cũng như sức ép về nhu cầu nước. Mức sẵn lòng chi trả của các hộ dùng nước được đặt ra với các tiêu thức như cải thiện chất lượng nước. Trong khảo sát sự lựa chọn, các hộ gia đình được cấp nước không tập chung(tức là những người không kết nối với nguồn cung cấp nước Trung ương) đã được làm rõ với một loạt sự lựa chọn tùy theo mỗi dự án. Kết quả cho thấy số tiền mà các hộ đã sằn lòng trả cho các dịch vụ nước sạch cao hơn tổng hóa đơn nước cộng với chi phí khác. Phúc lợi ước tinh thu được từ xác định giá trị và sự lựa chọn
mẫu thu được là khác nhau. Giúp cho việc hoạch định chính sách(Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn, 2005)
Xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn huyện Giai Lâm, Hà Nội. Sự phát triển kinh tế nhanh của huyện Gia Lâm trong vài năm gần đây dẫn đến sự gia tăng vềlượng chất thải rắn sinh hoạt(CTRSH). Việc thu gom, quản lý, xử lý CTRSH ngày càng trở nên khókhăn bởi vì ngân sách Nhà nước phải bù đắp một khoản tiền rất lớn cho công tác này trong khi sự đóng góp của người dân còn rất nhỏ. Bằng việc sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường(CVM), điều tra phỏng vấn 116 hộ nông dân tại Trâu Quỳ và xã Kiêu Kỵ. Qua điều tra nghiên cứu đưa ra kết luận: lượng CTRSH trên địa bàn được vận chuyển đến bãi rác Kiêu Kỵ là 140,7 tấn/ngày đêm. Lượng rác này tại thị trấn Trâu Quỳ là 9tấn/ngày đêm và tại khu vực nghiên cứu khoảng 248 m3. Việc thu gom, xử lý, quản lý rác thải sinh hoạt không triệt để làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân và cảnh quan của khu vực. Mức WTP của người dân không đồng đều phụ thuộc vào giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, tuổi và số khẩu/hộ. Nghiên cứu xác định được mức chi trả bình quân của hộ nông dân là WTP= 6000đồng/người/tháng. Mức WTP một năm trên địa bàn nghiên cứu khoảng 4 tỷ đồng/năm. Số tiền này nếu được sử dụng đúng mục đích sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom, quảnlý, xử lý CTRSH và cải thiện môi trường sống của người dân.Tác giả cũng đề xuất các giải pháp đối với chính quyền địa phương và người dân để cải thiện môi trường sống (Nguyễn Văn Song, 2011)
* Khó khăn khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu và đánh giá giá trị môi trường ở Việt Nam và các nước đang phát triển:
Theo Nguyễn Văn Song những khó khăn mà các nước đang phát triển gặp phải khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị môi trường ( trong đó có Việt Nam):
nhiều của các chính sách can thiệp của Chính phủ về giá cả, chi phí, trợ cấp vì vậy giá một số hàng hóa Việt Nam thường méo mó, không phản ánh đúng giá xã hội.
Thứ hai, để áp dụng các phương pháp kinh tế môi trường hiệu quả ngoài sự đòi hỏi sự hoạt động của thi trường hoàn hảo, chi phí nghiên cứu, đánh giá thẩm định các thiệt hại(ngoại ứng tiêu cực) và các lợi ích(ngoại ứng tích cức) của các chính sách, các dự án đầu tư, phát triển đòi hỏi chi phí cao khi áp dụng phương pháp (CVM, TCM, …). Các phương pháp này thường chỉ áp dụng cho một số nghiên cứu ở Việt Nam.
Thứ ba, trình độ về các vấn đề môi trường, đặc biệt là các vấn đề kinh tế môi trường của các nhà khoa học, các cơ quan thẩm định, các nhà ra chính sách của Việt Nam còn rất hạn chế, chính vì vậy khả năng áp dụng các phương pháp này vào thực tế đánh giá tác động môi trường, tác động bảo tồn là rất hạn chế.
Thứ tư, rất khó xác định chính xác nguyên nhân, lượng ảnh hưởng của riêng nguyên nhân thay đổi môi trường đến đầu ra một sản phẩm nào đó. Phương pháp ước tính theo chi phí thường nhỏ hơn rất nhiều so với giá xã hội do không bao gồm thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng, ngoài ra không bao gồm giá trị không sử dụng của tài nguyên và môi trường.
Thứ năm, một số phương pháp ví dụ sử dụng hàm sản xuất chỉ phù hợp với thị trường hàng hóa có thể trực tiếp sử dụng, không phù hợp với đánh giá giá trị của hàng hóa không sử dụng, hoặc lợi ích do giá trị không sử dụng của tài nguyên môi trường mang lại. Phương pháp CVM có nhiều sai lệch khi thực hiện ở các nước đang phát triển (Nguyễn Văn Song, 2012)