Nguồn gốc của chất thải phát sinh từ sản xuất bún chủ yếu là nước ngâm gạo, rủa lọc. Gạo được ngâm chua từ 1-2 ngày sau đó được xay và ủ. Sau khi cắt sợi, tạo hình bún được rửa qua nhiều lượt nước tạo độ trắng và dẻo của sợi bún. Chính vì quá trình sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn và mỗi hộ cần tiêu tốn 1-2 khối nước cho 3 tạ bún và thải ra môi trường từ 4-5 khối nước thải/ ngày. Nước thải được thải đổ trực tiếp qua cống rãnh, mương ao… với mùi hôi thối vào mùa hè, mùa mưa nước tràn cả ra đường bốc mùi khó chịu( Nguồn số liệu điều tra, 2015). Người dân tại đây cho biết: “Ai cũng có tư tưởng cứ tống khứ chất thải ra khỏi nhà là xong, nên chẳng mấy chốc cống rãnh, ao hồ đã đầy, tắc nghẽn. Gió nồm đã khổ, mưa còn khổ hơn, nhiều khi đi đường nhưng phải lội bì bõm trong nước thải, phân lợn, chân tay thì ngứa ngáy lở loét, nhà của lúc nào cũng phải đóng im ỉm”.
Khi được hỏi về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hay xử lí nước thải của các hộ gia đình làm bún hầu hết đều chưa có biện pháp xử lí nước thải. Nếu có cũng chỉ ở mức tạm thời.
Về phí chính quyền địa phương khi được hỏi về tình hình ô nhiễm tại địa bàn các trưởng khu cho biết tình hình ô nhiễm tại đây ngày một tăng do đây là làng nghề truyền thống các hộ đều sản xuất bún là chính dẫn tới việc giảm thiểu, xử lí nước thải cũng khó khăn. Đã có rất nhiều nghiên cứu, giải pháp được áp
dụng để xử lí nước thải làng nghề này: xử lí sính học, xử lí bằng phương pháp hiếu khí… Chính quyền địa phương cũng cho biết năm 2007 địa phương cũng được hộ trợ đầu tư xây bể lọc nước thải cho ba khu Tiền Trong, Tiền Ngoài, Quế Sơn với công suất 450m3/ngày đêm trên diện tích 2000m2 đất. Đây là dự án thí điểm đầu tiên của cả nước sử dụng công nghệ xử lý nước thải phi tập trung DEWATS với tổng kinh phí xây dựng công trình hơn 4 tỉ đồng do Viện Khoa học Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ dự án. Tuy nhiên sau gần 2 năm triển khai xây dựng và hoàn thành vào năm 2009, hệ thống xử lý nước thải này chỉ hoạt động được trong khoảng 1 năm. Do tổng lưu lượng nước thải ra từ hoạt động làm bún đã lên đến 2500 m3/ngày, nên hệ thống xử lý không thể đáp ứng được (Liên minh nước sạch, 2013). Đến nay hệ thống hoàn toàn không làm việc. Ông Nguyễn Văn Thể người quản lí, vận hành bể cho biết bể vẫn xử dụng được tuy nhiên thường bị tắc lượng nước thải lọc được cũng chỉ ở một mức nhất định. Ông thường xuyên phải nạo vét, khơi dòng.
Có rất nhiều các cuộc điều tra khảo sát phân tích mẫu nước tại địa phương nhằm xác định lượng chất ô nhiễm. Dưới đây là kết quả điều tra phân tích mẫu nước thải tại khu vực Cống thía Tiền Trong, Tiền Ngoài:
PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Tên mẫu Nước thải của Mạng lưới Quan trắc Tài nguyên và Môi trườngQuý I năm 2014 Vị trí lấy mẫu NT13: Cống thải thôn Tiền Trong, Tiền Ngoài xã Khắc Niệm Ngày lấy mẫu 13/3/2014
Ngày phân tích 13 – 18/3/2014
TT Thông số Đơnvị Phương pháp thử
QCVN 40 : 2011/BTNMT Kết quả C (B) Cmax (B) 1 pH(*) - TCVN 6492:2011 5,5-9 5,5-9 6,1 2 BOD5(200C) (*) mg/l SMEWW 5210B:2012 50 54 603,8 3 COD(*) mg/l HACH 8000 :1998 150 162 1190 4 TSS(*) mg/l SMEWW 2540D:2012 100 108 377,4 5 As mg/l SMEWW 3114 : 2012 0,1 0,11 <0,002 6 Hg mg/l SMEWW 3112B : 2012 0,01 0,011 <0,0002 7 Pb mg/l SMEWW 3113 B : 2012 0,5 0,54 <0,005 8 Cd mg/l 0,1 0,11 <0,005
9 Crom (VI) mg/l SMEWW 3500 Cr B:2012 0,1 0,11 <0,05
10 Cu(*) mg/l SMEWW 3111 B : 2012 2 2,2 <0,18 11 Zn(*) mg/l 3 3,2 <0,16 12 Mn(*) mg/l SMEWW 3500 B : 2012 1 1,1 0,4 13 Fe(*) mg/l TCVN 6177 – 1996 5 5,4 2,1 14 Dầu mỡ khoáng mg/l SMEWW 5520 F – 2012 10 10,8 2,9 15 Sunfua mg/l SMEWW 4500-SF:2012 2- 0,5 0,54 9,6 16 Clorua(*) mg/l SMEWW 4500 Cl2012 - B- 1000 1080 47,6 17 Amoni mg/l HACH 8038 - 1998 10 10,8 61,3 18 Tổng Nitơ mg/l HACH 10071 – 1998 40 43,2 212,5 19 Tổng P mg/l TCVN 6202 : 2008 6 6,5 18,0 20 Coliform 100mlMPN/ TCVN 6187-2:1996 5000 5000 1200 21 DO mg/l Máy Toa - - 1,7
(Nguồn: Kết quả phân tích quan trắc Tài Nguyên Môi trường, tỉnh Bắc Ninh, 2014)
Ghi chú : (-): Không quy định; Cmax = C x Kq x Kf (trong đó Kq = 0,9; Kf = 1,2); (*): Chỉ tiêu được công nhận Vilas 301, các chỉ tiêu khác nằm trong năng lực thử nghiệm.
Nhận xét: Kết quả thử nghiệm mẫu nước thải cho thấy: Kết quả phân tích từ ngày 13-18/3/2014 cho thấy : -Hàm lượng BOD5(200C) cao hơn QCCP 11.2 lần.
-Hàm lượng COD cao hơn QCCP 7.3 lần; hàm lượng TSS cao hơn QCCP
3,5 lần.
-Hàm lượng sunfua cao hơn QCCP 17,8 lần; hàm lượng amoni cao hơn QCCP 5,7 lần.
-Hàm lượng tổng Nitơ cao hơn QCCP 4,9 lần.
Hàm lượng tổng Photpho cao hơn QCCP 2,8 lần. Các chỉ tiêu phân tích khác có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT - Nước thải công nghiệp - Giá trị Cmax (Cột B).
Nguồn nước tại đây đang bị ô nhiễm nặng nếu chính quyền địa phương và người dân không có những biện pháp kịp thời giảm thiểu ô nhiễm sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của không chỉ người dân tại đây mà còn các đối tượng sử dụng sản phẩm của địa phương.
Điều tra cũng cho thấy nguồn nước sinh hoạt, sản xuất tại đây được lấy từ giếng khoan, mạch nước ngầm. Trong khi nguồn nước thải lớn xả thải bừa bãi, đất ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của các hộ. Người dân vẫn chưa được sử dụng nước sạch nông thôn. Trong khi hệ thống đường ống và chi phí đã được người dân đóng góp. Trong khi đó phía chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp gì để cải thiện ô nhiễm. Khi được hỏi về vấn đề ô nhiễm tại địa phương phía chính quyền địa phương cho biết:
Hộp 1 Ý kiến của chính quyền địa phương về vấn đề ô nhiễm
Chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến phản ảnh của người dân về làm bún gây ô nhiễm môi trường. Địa phương cũng nhận được nhiều hỗ trợ của Nhà Nước và các tổ chức phi chính phủ để cải thiện môi trường nước. Tuy nhiên do các hộ sản xuất quá nhiều, ý thức của người dân chưa cao. Chưa được quy hoạch cụm sản xuất bún riêng. Phía phường cũng thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở người dân. Cũng chưa có phương án khả thi có thể giảm ô nhiễm.
Ông Nguyễn Văn Đôn, phó chủ tịch phường Khắc Niệm.
Phía chính quyền cũng thấy được vấn đề ô nhiễm bức xúc của địa phương tuy vây vẫn không cóa giải pháp gì triệt để. Mặc dù người dân đã nhiều làn kiến nghị quy hoạch các hộ làm bún riêng. Tuy nhiên vấn đề này theo phía chính quyền xã vẫn đang còn chờ phê duyệt của cấp trên. Vây đây là sự đùn đẩy trách nhiệm của cán bộ cơ sở hay sự rườm rà trong khâu thủ tục hành chính của tỉnh Bắc Ninh.
Hộp 2 Phản ánh của người dân
Mùi hôi tanh bốc lên từ cống rãnh. Ra đường là phải đeo khẩu trang, cái bể xử lí nước đó xây ra một đống tiền mấy tỷ đấy cũng có dùng được một năm rồi bỏ không. Đoàn khảo sát của Nhật, Đức cũng tới rồi đi luôn, ô nhiễm thì vẫn ô nhiễm. Chính quyền cũng chẳng có giải pháp gì, chỉ một năm nạo vét lại kênh mương với bể lọc đấy một lần. Ô nhiễm thì cứ ô nhiễm thôi, nước sạch đóng tiền sắp được nửa năm rồi cũng chưa thấy không biết bao giờ mới có.
Chú Nguyễn Văn Thắng, 40 tuổi, người dân Khu Tiền Trong
Người dân trông đợi vào chính quyền và các đoàn thể đưa ra định hướng nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên phần quan trọng vẫn là ở ý thức của các hộ làm bún và người dân nơi đây.
Phần nhiều các hộ làm bún đều nhận được phản ánh của người dân về ảnh hưởng của làm bún gây ra tuy vây các hộ vẫn theo quan điểm chung không chỉ có riêng hộ mình gây ô nhiễm mà đây là làng nghề truyền thống khó tránh khoi ô nhiễm. Cho thấy các hộ tại đây vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hại và ý thức ỉ lại cộng đồng. Trước tình trạng đó nhiều hộ cũng dùng các giải pháp có thể tránh ô nhiễm cho gia đình: thả bèo lọc nước và khử mùi, đóng kín cửa che phông bạt….
Xuất phát từ những theo dõi và phản ánh của người dân về thực trạng ô nhiễm làng nghề tại đây tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, mong rằng sau đề tài nghiên cứu này người dân địa phương có thể có những giải pháp tốt hơn để cải thiện nguồn nước, môi trường nói chung và có nước sạch để sử dụng. Đồng thời cải thiện được bộ mặt địa phương, mở rộng phát triển làng nghề theo hướng bền vững làm tổn hại tới mức thấp nhất đến môi trường.
4.2 Đánh giá của các đối tượng điều tra về vấn đề ô nhiễm trên địa bàn Bảng 4.2 Đánh giá của các đối tượng điều tra phỏng vấn
Đánh giá Hộ sản xuất bún
Số lượng(người) Tỷ lệ(%)
Người dân
Số lượng(người) Tỷ lệ(%)
Ô nhiễm môi trường đất
26 43.3 40 66.7
Ô nhiễm môi trường không khí
34 56.7 20 33.3
Tổng 60 100 60 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2015
Nghiên cứu tiến hành khảo sát hai đối tượng chính: hộ sản xuất bún làm những người trực tiếp gây ô nhiễm và Người dân sống tại ba khu Tiền Trong, Tiền Ngoài và Quế Sơn, trong đó có hai khu vực sản xuất bún lớn là Tiền Trong và Tiền Ngoài. Theo điều tra 100% đối tượng điều tra đều nhận định môi trường tại địa phương bị ô nhiễm. Theo đó, ngoài việc môi trường nước bị ô nhiễm do
sản xuất làng nghề và chăn nuôi sinh hoạt thì có tới 43.3% hộ sản xuất bún (trên tổng số 60 hộ điều tra) cho rằng hoạt động sản xuất của hộ cũng gây ra ô nhiễm đất và 56.7% cho rằng môi trường không khí cũng bị ô nhiễm do sản xuất bún. Người gây ô nhiễm có nhận thức được mức ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất bún của họ gây ra cho môi trường tuy nhiên về giải pháp để ngăn chặn hay giảm ô nhiễm thì chưa có biện pháp.
Người dân tại khu làng nghề bún lại cho rằng nước thải từ sinh hoạt và sản xuất bún lại gây ô nhiễm nặng tới đất canh tác của họ chiếm tỷ lệ 66.7% và 33.3% đối tượng điều tra nhận định gây ô nhiễm không khí.
Qua đây cho thấy những hệ lụy ngoài việc nước thải sản xuất bún gây ô nhiễm môi trường nước thì còn làm ảnh đến môi trường đất và không khí. Ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân địa phương.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tiến hành điều tra phỏng vấn cán bộ địa phương, nhằm lấy thêm thông tin đánh giá về môi trường tại đây. Mỗi đối tượng phỏng vấn đều được điều tra lấy thông tin khác nhau. So sánh đánh giá của các đốib tượng nhận định về môi trường đồng thời cũng thấy được giải pháp người dân đề ra và mong muốn được thực hiện cải thiện môi trường nước nói riêng, môi trường tại địa bàn nói chung.
Bảng 4.3: Nhận định của các đối tượng điều tra về mức ảnh hưởng của sản xuất bún đến môi trường nước trên địa bàn
Mức ảnh hưởng Hộ sản xuất bún Số lượng(người) Tỷ lệ(%) Người dân Số lượng(người) Tỷ lệ(%) Có ảnh hưởng 45 75 60 100 Ít ảnh hưởng 15 25 0 0 Không ảnh hưởng 0 0 0 0 Tổng 60 100 60 100
Theo bảng trên cho thấy, 100% người dân trên địa bànđược phỏng vấn cho rằng việc sản xuât bún gây ô nhiễm trực tiếp và nhiều nhất cho nguồn nước và môi trường trên địa bàn. Đối với hộ sản xuất có 25% cho rằng hoạt động sản xuất bún chỉ ảnh hưởng tới một phần, 75% các hộ cũng thấy được mức độ ảnh hưởng của làm bún. Có thể thấy rằng đại đa số các hộ làm bún cũng thấy được mức độ ô nhiễm do làm bún gây ra tuy nhiên do lợi ích kinh tế từ sản xuất bún mang lại giúp họ ổn định cuộc sống tạo việc làm nên họ chấp nhận ô nhiễm để có kinh tế ổn định. Một phần cũng do không có biện pháp xử lí nước thải đúng đắn, các trang thiết bị cho lọc nước thải quá đắt không đủ chi phí. Phía người dân có nhận thức đúng về mức độ ô nhiễm nhưng để có môi trường tốt hơn đòi hỏi họ phải bỏ ra một nguồn chi phí lớn nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền thì quá lớn so với thu nhập hiện có.
Trong quá trình điều tra người dân cũng được hỏi về các biện pháp giảm ô nhiễm hiện tại trên địa bàn. Đa phần dân cư đều là các hộ định cư lâu năm tại đây. Trên cơ sở đó cung cấp được nhận định, đánh giá về các biện pháp hiện có một cách chính xác. Thông tin điều tra được thể hiện dưới bảng điều tra:
Bảng 4.4 Nhận định về các giải pháp giảm ô nhiễm của chính quyền địa phương đã được thực hiên trên địa bàn
Đối tượng phỏng vấn Hộ sản xuất bún
Số lượng(người) Tỷ lệ(%)
Người dân
Số lượng(người) Tỷ lệ(%)
Có giải pháp 21 35 60 100
pháp
Tổng 60 100 60 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2015
Điều tra cho thấy, các hộ dân đều cho thấy chính quyền cũng đã có biện pháp giảm ô nhiễm: thu gom rác thải định kỳ, nạo vét kênh mương, vận hành bể xử lí nước thải … tuy vây nhung hiệu quả thấp, bể xử lí chỉ được khắc phục tạm thời chưa có giải pháp cụ thể.Trong khi đó các hộ làm bún lại nhận định: chính quyền chưa có giải pháp hay bất kỳ mức phạt nào với các hộ gây ô nhiễm chiếm 65%, hoặc nếu có chỉ ở mức nhắc nhắc nhở các hộ xả thải qua bể lọc chiếm chưa giải quyết được triệt để. Có 35% số hộ sản xuất cho rằng có biện pháp. Các cán bộ địa phương cũng khẳng định địa phương cũng chưa có giải pháp triệt để, bể xử lí nước thải vận hành không hiệu quả. Vậy cả chính quyền và các hộ làm bún đều không có giải phảp cụ thể giảm ô nhiễm và mới chỉ dừng lại ở nhũng giải pháp tạm thời, không triệt để khả thi. Vì vậy rất mong bản thân các hộ làm bún, chính quyền cơ sở và địa phương cần can thiệp triệt để, sâu hơn để đưa ra giải pháp cấp thiết giảm ô nhiễm tới mức thấp nhất đảm bảo sức khỏe cho người dân.
4.3 Thái độ cơ bản của đối tượng được phỏng vấn về mức sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước trên địa bàn.
Bảng 4.5 Mức độ đồng ý và không sẵn lòng chi trả của các đối tượng phỏng vấn
Chỉ tiêu Số lượng(người) Tỷ lệ(%)
Đồng ý 117 97.5
Không đồng ý 3 2.5
Tổng 120 100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2015
Khi phỏng vấn có tới 97.5% người dân đồng ý sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước. Chỉ có 2.5% nười dân không sẵn lòng chi trả do họ cho rằng thu nhập không đáp ứng được mức chi trả và một phần họ cho rằng các hộ gây ô nhiễm trực tiếp mới có trách nhiệm chi trả. Hoặc vấn đề này là việc của nhà nước và chính quyền có trách nhiệm cải thiện môi trường nước tại đây.
Bằng việc sử dụng phương pháp CVM vào khảo sát nghiên cứu xác định mức bằng chi trả của người dân phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Những đối tượng đồng ý sẵn lòng chi trả được hỏi thêm về lý do bằng lòng chi trả. Các lý do