3.2.2.1 Nguồn số liệu gián tiếp( thứ cấp)
Nguồn số liệu gián tiếp hay thứ cấp là số liệu thông tin đã được công bố, chứng thực mang tính khách quan. Và mức độ chính xác của các số liệu thường không cao. Tuy nhiên vệc sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp giúp làm ra những luận điểm nghiên cứu, áp dụng, kế thừa các kết quả tương tự đã được công nhận. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu tạo sự thuyết phục cho đề tài.
Nguồn số liệu hứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau: sách, báo, bài giảng, các nghiên cứu khoa học, hội thảo, báo cáo ………
Trong nghiên cứu đã được thu thập, tổng hợp nguồn tài liệu thứ cấp từ các nghiên cứu khoa học tiếng Anh và tiếng Việt, các bài báo về ô nhiễm môi trường nước làng nghề, sách, và tạp chí khoa học. Văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước của Chính Phủ, báo cáo của địa phương về tình hình kinh tế xã hội, các báo cáo luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các nguồn số liệu này được cập nhật, bổ sung phù hợp với nghiên cứu.
3.2.2.2 Nguồn số liệu trực tiếp( sơ cấp)
Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện môi trường nước yêu cầu tổng hợp các nguồn số liệu sơ cấp về các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả. Các số liệu, thông tin thứ cấp chỉ đủ đáp ứng cho mảng nghiên cứu do vậy việc điều tra, tổng hợp số liệu sơ cấp đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến mức độ xác thực, góp phần làm nổi bật nội dung nghiên cứu. Bằng việc điều tra theo mẫu hỏi cho trước nghiên cứu lựa chọn điều tra theo hai mẫu đối tượng chính. Trong đó trọng tâm đối tượng trực tiếp gây ô nhiễm là các hộ sản xuất bún và người ảnh hưởng bởi ô nhiễm là người dân không tham gia sản xuất bún. Để thấy được ý kiến của các đối tượng điều tra và mức độ sẵn lòng trả của họ đối với việc cải thiện môi trường sống tại đậy. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vẫn xin ý kiến của cán bộ địa phương
đề thấy được nhận định, đóng góp của chính quyền địa phương đánh giá về môi trường làng nghề bún.
Theo đó nghiên cứu đã tiến hành điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin của các đối tượng:
Bảng 3.2 Đối tượng, thông tin điều tra
Đối tượng điều tra Thông tin
Người gây ô nhiễm Thông tin cá nhân, đánh giá về môi trường,
thu nhập, khó khăn, giải pháp………
Người dân bị ảnh hưởng Thông tin cá nhân, mức ảnh hưởng của hộ
làm bún, thuận lợi, khó khăn ….
Cán bộ địa phương Đánh giá của chính quyền về môi trường,
cách khắc phục …..
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu là phương pháp quan trọng quyết định sự thành công của đề tài. Vấn đề nghiên cứu được chọn mang tính điển hình, nổi bật đại diện cho vùng, địa phương nghiên cứu có ảnh hưởng tốt hoặc không tốt tới môi trường. Trong nghiên cứu này địa điểm nghiên cứu được chọn là phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, với làng nghề truyền thống là sản xuất bún, nằm trải rộng trên ba khu chính: khu Tiền Trong, khu Tiền Ngoài và khu Quế Sơn. Do môi trường nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sản xuất bún.
* Tài liệu thứ cấp: tìm hiểu thu thập tài liệu cần thiết sắp xếp, chọn lọc và tổng hợp các nguồn phù hợp đúng với nội dung, đề tài nghiên cứu.
* Tài liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn điều tra và được tổng hợp xử lí bằng phần mềm Excel và Win Word đề tính toán và tổng hợp các chỉ tiêu dùng cho nghiên cứu.
3.2.4 Phương pháp phân tích
a. Phân tổ thống kê: căn cứ vào một hay một vài tiêu thức tiến hành phân chia các đơn vị vủa vấn đề nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phương pháp này chủ yêú phân loại tài liệu, tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn, là cơ sở tính toán chỉ tiêu phân tích thống kê.
b. Phương pháp thống kê mô tả:
Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích: Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, đồ thị, hình học để tình toán các chỉ tiêu, kết quả nghiên cứu. Đồng thời mô tả sự thay đổi của mức sẵn lòng trả.
c. Phương pháp so sánh:
Dựa vào số liệu đã phân tích, so sánh mức sẵn lòng chi trả của các đối tượng điều tra để thấy mức sẵn lòng chi trả phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau.
d. Phương pháp toán học:
Mức WTP bình quân của người dân được phỏng vấn tính theo công thức :
= Trong đó:
: là mức sẵn lòng chi trả trung bình của người dân m: là các mức WTP mà người dân sẵn lòng chi trả nk: là số người dân tương ứng với mức wtpk
k: chỉ số của các mức WTP ( k= 1 m) wtpk: là mức sẵn lòng chi trả thứ k
e. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên(CVM- Contigent Valuation Method)
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường(CVM - Contigent Valuation Method) là phương pháp trực tiếp nhằm ước lượng mức sẵn lòng chi
trả. Phương pháp này tạo ra một thị trường giả định chất lượng hàng hóa dịch vụ môi trường được cải thiện đáng kể: chất lượng nước ao hồ xung quanh sạch sẽ hơn, không bốc mùi hôi tanh, được cung cấp sử dụng nước sạch chất lượng tốt… vậy mức sẵn lòng chi trả của người được phỏng vấn cho sự cải thiện đó là bao nhiêu? Các tác nhân của thị trường là các đối tượng được phỏng vấn, điều tra.
Trong nghiên cứu để hỏi về mức WTP đã được áp dụng kỹ thuật hỏi ví dụ: • Câu hỏi mở: Ông(bà) sẵn lòng chi trả bao nhiêu để cải thiện chất lượng môi trường nước?( Người phỏng vấn có thể đưa ra các mức gợi ý: 10.000; 20.000; 30.000; 40.000…)
• Câu hỏi đóng: Ông(bà) có sẵn lòng chi trả 20.000 đồng/tháng nhằm cải thiện chất lượng nước tại địa phương?
Người phỏng vấn có thể là người trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng tài nguyên. Các cá nhân được cung cấp thông tin từ quyền lợi nghĩa vụ được hưởng từ cải thiên tài nguyên. Người phỏng vấn sẽ được hỏi về mức sẵn lòng chi trả (Willingness to pay- WTP) của mình khi tham gia cải thiện môi trường.
Cách chọn mẫu điều tra: Các hộ gia đình trên địa bàn ba khu của phường Khắc Niệm: Tiền trong, Tiền ngoài và Quế Sơn được sử dụng để tính toán số mẫu điều tra.
Theo thống kê của UBND phường Khắc Niệm(2014), phường có 2886 hộ với 7 khu Đông, Đoài, Sơn, Thượng, Tiền trong, Tiền ngoài và Quế Sơn. Hoạt động sản xuất bún diễn ra tại Tiền Trong, Tiền Ngoài và Quế Sơn, theo quan sát cho thấy địa bàn làng bún nằm tách biệt với các khu còn lại. Vậy nên nghiên cứu tiến hành điều tra chính tại địa bàn ba khu Tiền trong, Tiền ngoài, Quế Sơn.
Bảng 3.3 Số lượng mẫu điều tra
Khu Dân số Số mẫu điều tra
Tiền trong 325 25 25
Triền Ngoài 425 25 25
Quế Sơn 247 10 10
Tổng 997 60 60
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2015
Số mẫu được điều tra được tính theo công thức: n = N/(1+ Nx e2)
Trong đó: N là tổng thể mẫu n là số mẫu điều tra
e là mức ý nghĩa thống kê ( tại mức ý nghĩa 90%, e = 0,10) Vậy số mẫu phải điều tra trong nghiên cứu:
n = 997/(1+ 997 x (0.10)2) = 91 ( mẫu )
Số mẫu điều tra ngẫu nhiên phù hợp cho nghiên cứu là 100 mẫu. Tuy nhiên khi tham gia khảo sát ban đầu đối tượng gây ô nhiễm trực tiếp mà đề tài nghiên cứu bao gồm hộ có máy sản xuất và hộ thuê máy sản xuất. Để làm rõ vấn đề nghiên cứu đề tài đã được nâng số mẫu điều tra lên 120 mẫu nhiều hơn so với trước 20 mẫu nhằm làm rõ nhận định của người dân trên địa bàn nghiên cứu về vấn đề môi trường.
f. Sử dụng mô hình hồi quy mức sẵn lòng chi trả cải thiện chất lượng môi trường
Nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy để phân tích mức dộ ảnh hướng của các yếu tố chính tới cải thiện môi trường nước. Nghiên cứu chọn một số biến: Giới tính(S), tuổi(A), trình độ học vấn(Ed), thu nhập(I), đánhgiá của người dân về môi trường nước(Ev).
Xây dựng mô hình hồi quy: Mô hình hàm hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc mức sẵn lòng trả (WTP) và các biến độc lập:
WTP = βo + β1A + β2S + β3Ed + β4 W + β5Ev + β6I + ui
Trong đó: WTP: Mức sẵn lòng trả (nghìn đồng/tháng) βo Hệ số tự do hay hệ số chặn(intercep)
β1, β2,, β3, β4, β5: Các hệ số ứng với các biến cần ước lượng- hệ số hồi quy S: Biến giới tính (S= 0 là nữ, S= 1 là nam)
A: Biến tuổi
W: Biến nghề nghiệp
I: Biến thu nhập (đơn vị triệu đồng/ hộ)
Ev: Đánh giá người dân về ảnh hưởng sản xuất bún đến môi trường nước (Ev= 1 ảnh hưởng, Ev= 2 ít ảnh hưởng)
Sai số ngẫu nhiên ui tuân theo phân phối chuẩn và độc lập, với giá trị trung bình bằng không; phương sai δ2
3.2.5 Phương pháp dự báo
Qua khảo sát đánh giá và tham khỏa ý kiến đóng góp của người dân, chính quyền đưa ra những dự báo, giải pháp hiệu quả.
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
•Nhóm chỉ tiêu phản ánh đánh giá của các đối tượng về ô nhiễm môi trường nước tại địa phương. Đánh giá của người được phỏng vấn về mức ảnh hưởng của làm bún đến môi trường nước.
•Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức sẵn lòng chi trả - Số người đồng ý và không sẵn lòng chi trả - Lý do đồng ý và không đồng ý
- Các mức sẵn lòng trả
- Mức sẵn lòng chi trả trung bình của người dân nghìn đồng/người /năm - Mức độ sẵn lòng chi trả bình quân của cả cộng nghìn đồng/người/năm. •Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người được phỏng vấn:
- Tuổi - Giới tính
- Trình độ văn hóa - Nghề nghiệp - Thu nhập
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN