Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ VIỆC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ DÂN VEN KÊNH RẠCH QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đối với số liệu thứ cấp: thu thập từ Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 8 TPHCM, từ công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8, thu thập từ báo chí và internet. Các số liệu này bao gồm: các thông tin tổng quan về địa bàn nghiên cứu, các chi phí có liên quan đến vớt rác trên kênh rạch, chi phí thu gom rác các hộ gia đình, tình hình vớt rác trên kênh rạch cũng như tình hình thu gom rác các hộ ven kênh rạch.

18

Đối với số liệu sơ cấp: hỏi trực tiếp từ người dân thông qua BẢNG CÂU HỎI HỘ GIA ĐÌNH, điều tra 80 hộ sống ven kênh rạch trên địa bàn Quận 8. Các số liệu được điều tra bao gồm: thông tin chung về người được phỏng vấn, nhận thức của người dân về môi trường kênh rạch và những tác hại của ô nhiễm, sự tham gia của người dân vào việc thu gom rác hộ gia đình và mức sẵn lòng trả của họ cho việc thu gom đó.

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để trình bày về thực trạng rách thải kênh rạch trên địa bàn Quận 8 cũng như tình hình kiểm soát lượng rác thải này thông qua việc thu thập số liệu điều tra, nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp Benefit transfer

Benefit transfer method được định nghĩa theo tiếng Anh:

“A practice used to estimate economic values for ecosystem services by transferring information available from studies already completed in one location or context to another. This can be done as a unit value transfer or a function transfer”.

Nguồn tin: http://stats.oecd.org/glossary/detail.asp?ID=6356 Tạm được dịch sang tiếng Việt:

Phương thức chuyển giao lợi ích: là một nghiên cứu để ước tính các giá trị kinh tế của các hệ sinh thái bằng việc chuyển giao thông tin có sẵn từ những nghiên cứu đã hoàn thành ở một địa điểm hoặc một bối cảnh cho một địa điểm khác. Nó có thể được thực hiện như là một đơn vị giá trị chuyển nhượng hoặc một chức năng chuyển giao.

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp chuyển giao lợi ích được sử dụng để dùng chi phí tổn hại sức khỏe do ô nhiễm nguồn nước ở Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai vào việc tính phí tổn hại sức khỏe do rác thải trên kênh rạch trên địa bàn Quận 8.

3.2.4. Phương pháp phân tích

a) Phân tích chi phí vớt rác và xử lý rác vớt trên kênh rạch

ƒ Dự tính lượng rác thải trên kênh rạch:

Dựa vào số liệu thống kê về lượng rác thải vớt lên ở các kênh rạch tăng qua các năm ta dự báo được lượng rác thải các năm tiếp theo.

Tính tỷ lệ % lượng rác tăng năm t: at =

1 1

− − t

t t

W W

W *100%

Tỷ lệ % lượng rác tăng trung bình: a = (a1+ a2 + …+ at)/t

Lượng rác các năm tiếp được tính dựa vào công thức: Wt = a*Wt-1

ƒ Dự tính chi phí vớt rác trên kênh rạch:

Dựa vào số liệu thống kê về chi phí vớt rác (Vvr(t)) từ năm 2000 đến 2008:

Tính tỷ lệ % chi phí vớt rác tăng qua các năm t:

bt = *100%

) 1 (

) 1 ( ) (

− − t vr

t vr t vr

V V V

Tỷ lệ % chi phí vớt rác tăng trung bình: b = (b1 + b2 + …+bt)/t Chi phí vớt rác của các năm tiếp theo: Vvr(t) = b*Vvr(t-1)

ƒ Chi phí vận chuyển rác vớt trên kênh rạch về bãi chôn lấp:

Chi phí vận chuyển rác thải về bãi chôn lấp được tính toán trên định mức quy trình quét dọn theo quyết định 17/2001/QĐ-BXD.

Tổng chi phí vận chuyển rác vớt trên kênh rạch 1 năm:

Vvc(t) = (Pchổi * Kchổi + Pky sắt * Kky sắt + Pmáng hứng * Kmáng hứng + Pxẻng * Kxẻng

+ Pcào sắt * Kcào sắt + Pnhân công * Knhân công + Pxe ép * Kxe ép) * Wt

Px: hệ số khối lượng của vật liệu.

Kx: đơn giá của vật liệu.

Wt: khối lượng rác vớt trên kênh rạch trong năm t.

ƒ Chi phí xử lý rác vớt trên kênh rạch:

Theo sở TN&MT TP.HCM, mỗi tấn rác xử lý với giá 70.000 đ Chi phí xử lý: Vxl(t)= Wt* 70.000

19

20

b) Phân tích chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác các hộ gia đình

ƒ Chi phí thu gom:

Chi phí thu gom = Chi phí khấu hao dụng cụ + Chi phí nhân công + Chi phí quản lý chung.

Chi phí khấu hao thùng 660L trong một năm:

Mmh: lượng rác thải mỗi hộ gia đình.

Số hộ A trong một dây rác (trọng lượng thùng 660L = 231 kg) A = 231 / Mmh

Số thùng 660L B cần cho cả quá trình thu gom (mỗi thùng thu gom 2 lần/ngày) B = Tổng số hộ / 2A

Chi phí thùng 660L C (khấu hao 3 năm) (VNĐ) C = (B * đơn giá)/3

Chi phí nhân công trong 1 năm:

Số công D trong 1 năm D = B * 365

Chi phí nhân công E trong một năm E = D * đơn giá

Chi phí quản lý chung trong một năm:

F = 0.62 * E

Tổng chi phí thu gom: Ttg = C + E + F

ƒ Chi phí vận chuyển rác thải về bãi chôn lấp

Chi phí vận chuyển rác thải về bãi chôn lấp được tính toán trên định mức quy trình quét dọn theo quyết định 17/2001/QĐ-BXD.

Tổng chi phí vận chuyển 1 năm:

Tvc = (Pchổi * Kchổi + Pky sắt * Kky sắt + Pmáng hứng * Kmáng hứng + Pxẻng * Kxẻng + Pcào sắt * Kcào sắt + Pnhân công * Knhân công + Pxe ép * Kxe ép) * M Px: hệ số khối lượng của vật liệu.

Kx: đơn giá của vật liệu.

M: khối lượng rác thu gom các hộ gia đình trong 1 năm.

21

ƒ Chi phí xử lý rác thải sinh hoạt Chi phí xử lý:

Txl = M* 70.000

⇒ Tổng chi phí thu gom rác: T = Ttg + Tvc + Txl

ƒ Dự tính tổng chi phí thu gom rác

Dựa vào tỷ lệ lượng rác sinh hoạt tăng hàng năm ta tính được tổng chi phí thu gom rác tăng theo các năm tiếp theo.

3.2.5. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí

a) Cơ sở phân tích lợi ích – chi phí việc thu gom rác các hộ ven kênh rạch Hiện nay việc thu gom rác thải sinh hoạt đang có khuynh hướng xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn, là chương trình huy động mọi thành phần kinh tế trong xã hội vào việc quản lý chất thải rắn nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh, bảo vệ môi trường. Đây là việc làm rất mang ý nghĩa xã hội, giúp được nhà nước giảm được gánh nặng về chi phí cho việc quản lý chất thải rắn đô thị. Nhưng việc xã hội hóa này không phải hoàn toàn đúng với các trường hợp, nhất là đối với các hộ dân sống hai bên bờ kênh rạch, đa phần họ là những người nhập cư, thu nhập không ổn định, trình độ văn hóa thấp, đặc biệt là họ đã có thói quen từ lâu là vứt rác thẳng xuống kênh rạch ngay nơi mà họ sống. Cuộc sống khó khăn, kiếm sống từng bữa qua ngày nên họ cũng không quan tâm đến vấn đề xã hội, vấn đề môi trường, tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó.

Chính sách nâng giá thu gom rác thải sinh hoạt các hộ dân của nhà nước trong năm nay càng làm cho vấn đề vận động thu gom rác ở các HGĐVKR lại càng khó khăn hơn và tình hình ô nhiễm kênh rạch do rác thải sinh hoạt vẫn đang rất nghiêm trọng, cần có biện pháp ngăn chặn tức thời sự vứt rác bừa bãi đó.

Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí của việc thu gom rác thải các hộ gia đình ven kênh rạch nhằm đưa ra sự so sánh giữa chi phí thu gom rác thải với chi phí vớt rác trên kênh rạch và chi phí môi trường do ô nhiễm gây ra để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc quản lý môi trường.

b) Phương pháp phân tích lợi ích-chi phí

Hiện giá ròng (NPV) là tổng của dòng lợi ích ròng hàng năm, mỗi một lợi ích ròng được chuyển thành một hiện giá.

Sử dụng chỉ số NPV để đánh giá lợi ích của việc thu gom rác đối với các HGĐVKR Quận 8.

NPV = PVB - PVC

PVB: hiện giá của lợi ích tương lai về hiện tại.

PVC: hiện giá của chi phí tương lai về hiện tại.

Công thức hiện giá giá trị tương lai về hiện tại:

( ) ( ) ( ) ( )

∑ + = + + + + + + +

= t t t t t

r B r

B r

B B r PVB B

0 2

2 1

0 ... 1

1 1

1

( ) ( ) ( ) ( )

∑ + = + + + + + + +

= t t t t t

r C r

C r

C C r PVC C

0 2

2 1

0 ... 1

1 1

1

Bt: doanh thu qua các năm.

Ct: chi phí qua các năm.

r: suất chiết khấu.

t: thời gian qua các năm (từ năm 0 đến năm t).

NPV > 0: dự án có tính khả thi và mang lại lợi ích.

NPV < 0: dự án không khả thi, lợi ích bị âm vì vậy không nên thực hiện.

Giữa nhiều phương án lựa chọn mang tính khả thi thì phương án có NPV cao nhất sẽ được lựa chọn.

22

23

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ VIỆC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ DÂN VEN KÊNH RẠCH QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)