CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.7. Các giải pháp cho việc thu gom rác
Quận 8 là quận có hệ thống kênh rạch khá dày đặc, tiềm năng kinh tế về giao thông thủy là rất lớn, nhất là trong khi hệ thống đường bộ nhỏ hẹp, thường xuyên bị tắc nghẽn giao thông thì hệ thống giao thông bằng đường thủy sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn.
Hiện nay rác thải trên kênh rạch là một vấn nạn lớn của toàn Thành phố cũng như của quận nói chung, để phát triển kinh tế bền vững cần phải giải quyết các vấn đề về ô nhiễm, đặc biệt là giải quyết vấn đề rác thải trên kênh rạch.
Dựa trên vốn kiến thức còn hạn chế của mình, tôi xin đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện chất lượng môi trường nói chung, việc giảm thiểu lượng rác thải trên kênh rạch trên địa bàn Quận 8 nói riêng. Các biện pháp này bao gồm: biện pháp
51
kinh tế (thu phí thu gom rác, trợ cấp, xử phạt hành chính, xây dựng quỹ bảo vệ môi trường), biện pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý. Ngoài ra, cần phải kết hợp với các biện pháp khác nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với các đối tượng sản xuất, cán bộ, nhân viên môi trường cũng như các người dân trong khu vực.
4.7.1. Biện pháp kinh tế a) Thu phí thu gom rác
Các dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải trên địa bàn quận nên được công khai hóa và thực hiện cơ chế đấu thầu theo từng giai đoạn, thông qua đấu thầu lựa chọn tổ chức và cá nhân có khả năng thực hiện tốt nhất. Đây là cơ hội cho tổ chức tư nhân tham gia vào thu gom và vận chuyển một cách bình đẳng, phát huy được những đặc tính của việc xã hội hóa trong thu gom rác thải.
Hàng năm thành phố cần xem xét lại đơn giá thanh toán dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải. Đơn giá này được điều chỉnh hàng năm phù hợp với cơ chế thị trường, sát với giá cung và cầu của thị trường đối với dịch vụ thu gom.
Thành phố cũng cần xác lập lại mức phí thu gom rác thải, không nên sử dụng mức phí bình quân như hiện nay, nên quy định mức phí rác thải theo khối lượng, dựa trên nguyên lý tổ chức, cá nhân xả thải nhiều thì chi trả nhiều. Mức phí đó phải được đánh giá khách quan trên cơ sở mức sẵn lòng trả của các hộ dân.
b) Trợ cấp
y Đối với việc thu gom rác:
Trợ cấp cho hệ thống thu gom rác dân lập hoặc giảm thuế cho thu gom để khuyến khích hiệu quả hoạt động thu gom, tạo sự tin tưởng cho người dân khi tham gia thu gom rác.
Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp thu gom sử dụng vốn vay với mục đích đầu tư công nghệ thu gom mới.
Trích một phần vốn Quỹ bảo vệ môi trường cho công tác khen thưởng các phường có công tác thu gom rác tốt, đặc biệt khu vực các hộ dân ven kênh rạch.
52
y Đối với việc vớt rác trên kênh rạch
Việc thực hiện thu gom rác thải đồng bộ các hộ ven kênh rạch là để ngăn chặn sự vớt rác xuống kênh rạch, nhưng hiện tại lượng rác trên kênh rạch đang còn rất nhiều nên vẫn cần phải tiếp tục vớt rác. Thành phố nên tiếp tục cấp kinh phí cho việc vớt rác trên kênh rạch nhằm cải thiện môi trường nước và khơi thông dòng chảy.
c) Xử phạt hành chính
Quy định mức xử phạt hành chính đối với các hộ gia đình vứt rác xuống kênh rạch. Xử phạt nghiêm đối với các hộ còn tiếp tục vi phạm.
4.7.2. Biện pháp kỹ thuật a) Đối với các hộ dân
Thực hiện thu gom rác hàng ngày và đảm bảo vệ sinh khi thu gom theo quy định chung. Các quy định này được thể hiện trong Phụ lục 4.
Việc thu gom phải được lên kế hoạch cụ thể và có sự quản lý chung của chính quyền địa phương nhằm đạt chất lượng vệ sinh môi trường và nâng cao hiệu quả thu gom.
Áp dụng chương trình phân loại rác tại nguồn đối với tất cả các hộ trên toàn quận để giảm thiểu tối đa kinh phí cho việc vận chuyển và xử lý, tận dụng những phế phẩm cho công tác tái sinh, tái chế được thuận lợi.
b) Đối với cấp cơ quan quản lý có thẩm quyền
Thành phố nên tiến hành nghiên cứu và áp dụng những công nghệ xử lý rác mới, chuyển giao những công nghệ này cho từng quận để tối thiểu chi phí vận chuyển và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đối với công tác vớt rác trên kênh rạch thì cần trang bị những thiết bị hiện đại cũng như trang bị đồ bảo hộ lao động để đảm bảo sức khỏe cho nhân công và việc vớt rác đạt hiệu quả.
53
4.7.3. Biện pháp quản lý
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hay đột xuất việc công tác thu gom rác cũng như sự tham gia của các hộ dân vào việc thu gom.
Thường xuyên theo dõi hiện trạng và diễn biến lượng rác trên kênh rạch để kịp thời có biện pháp khắc phục.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh tiến trình thực hiện di dời các hộ ven và trên kênh rạch trên địa bàn quận nhằm ngăn chặn một cách triệt để việc vứt rác trên kênh rạch do các hộ gia đình thải xuống, giảm thiểu ô nhiễm, xây dựng đô thị xanh – sạch – đẹp.
Hợp tác với cộng đồng quốc tế và tạo điều kiện dễ dàng cho chuyên viên học tập kinh nghiệm.
Các giải pháp bảo vệ môi trường phải được thực hiện một cách đồng bộ giữa các lĩnh vực: thu gom rác thải sinh hoạt, vớt rác trên kênh rạch, quản lý việc xả nước thải xuống kênh rạch, … và thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cấp, ngành, cần quy định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo và tệ quan liêu.
4.7.4. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
Hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở từng địa phương nói riêng, tồn tại một thực tế là luật pháp không được phổ biến đến các đối tượng. Do đó, không chỉ riêng về luật bảo vệ môi trường mà tất cả các luật khác cần phải được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho cộng đồng. Đối vấn đề bảo vệ môi trường kênh rạch, ngoài việc phổ biến luật về bảo vệ môi trường cần có chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức cho những đối tượng tham gia bảo vệ môi trường.
a) Đối với đối tượng vứt rác trên kênh rạch
Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường đối với từng hộ gia đình. Các cán bộ cơ quan quản lý môi trường không thể có mặt giám sát thường xuyên việc tham gia thu gom rác của các hộ dân, do đó cần phải làm sao để các đối tượng tự nguyện, tự giác tham gia thu gom và không vứt rác xuống kênh rạch, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở các quy
54
định và tiêu chuẩn của Nhà nước. Đây phải là công việc ưu tiên hàng đầu, vừa mang lại hiệu quả bảo vệ môi trường vừa mang tính khả thi cao.
b) Đối với cán bộ, nhân viên quản lý môi trường
Nâng cao nhận thức về môi trường cho các nhà quản lý cấp trên, các cán bộ ra quyết định vì mỗi quyết định của họ có liên quan đến sự cải thiện hay sự xuống cấp của môi trường.
Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ môi trường đảm bảo họ có đủ chuyên môn và trình độ để tham gia công tác bảo vệ môi trường.
Thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn để kịp thời bổ sung các thành tựu mới của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường cho địa phương.
Tổ chức tập huấn tại một số nước có trình độ, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tương tự Việt Nam để trao đổi và học tập một số thông tin liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Có kế hoạch đào tạo dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ quản lý môi trường nói chung và các cán bộ quản lý môi trường tại địa phương nói riêng.
Ngoài ra, cần phổ biến kiến thức môi trường đến cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đợt tập huấn ngắn hạn, các hoạt động văn hóa truyền thống và các đợt vận động quần chúng rộng rãi.