Lợi ích môi trường của ngành kinh doanh rau rừng về phía người sản xuất là chi phân bón, thuốc BVTV giảm đi TB cho 1000 m2 trong 2 tháng là 2.789.000 đồng và nông dân cũng tiết kiệm được
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ
TRỊ RAU BẢN ĐỊA TỈNH GIA LAI
LÊ THỊ CHINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ
TRỊ RAU BẢN ĐỊA TỈNH GIA LAI
LÊ THỊ CHINH
Nghành: Kinh tế tài nguyên môi trường
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: TS PHAN THỊ GIÁC TÂM
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chi Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ RAU BẢN ĐỊA TỈNH GIA LAI” do LÊ THỊ CHINH, sinh viên khoá 34, chuyên ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _.
TS PHAN THỊ GIÁC TÂM Người hướng dẫn
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát bốn năm trên giảng đường đại học đã sắp kết thúc, những gì tôi đạt được trong thời gian qua là sự động viên và giúp đỡ tận tình của gia đình, thầy cô, bạn
bè, tất cả tôi xin nhớ và ghi mãi trong lòng
Đầu tiên con xin gởi lời biết ơn sâu sắc nhất của mình tới Ba, Mẹ - người đã dưỡng dục con trong suốt thời gian qua để con đạt được như ngày hôm nay và những người thân trong gia đình đặc biệt là chị Hai đã nâng đỡ con trong cuộc sống và là nguồn động lực rất lớn để con phấn đấu trong học tập
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Phan Thị Giác Tâm, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi, cho tôi những ý kiến quý báu để có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu Tôi cũng xin cảm ơn đến thầy Nguyễn Trần Nam cùng toàn thể quý thầy
cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi một lượng kiến thức rất lớn làm hành trang để tôi vào đời
Xin chân thành cảm ơn chị Lê Thị Mai Trâm, sở NN & PTNT tỉnh Gia Lai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, xin số liệu Xin cảm ơn Cô, Chú, Anh, Chị tại UBND TP Pleiku đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Sau cùng tôi muốn gởi lời cám ơn của mình đến các anh chị khóa trên cùng tất
cả bạn bè lớp DH08KM đã ủng hộ, cổ vũ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012 Sinh viên thực hiện
Lê Thị Chinh
Trang 5Đề tài tiến hành phỏng vấn 30 hộ trồng rau tại phường thống nhất, TP Pleiku tỉnh Gia Lai chia làm 2 nhóm: 20 hộ trồng rau rừng và 10 hộ trồng rau xà lách búp và các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng rau rừng bao gồm: 3 thương lái, 3 người bán lẻ (chợ) Đề tài sử dụng phương pháp thống kê để tính toán, phân tích các số liệu
về hiệu quả và chi phí sản xuất Kết quả cho thấy, rau rừng mang lại lợi nhuận cho người sản xuất nhiều hơn 3.103.790 đồng tính trên 1000 m2 và thu nhập/công cao gấp 2,3 lần so với rau xà lách Lợi ích môi trường của ngành kinh doanh rau rừng về phía người sản xuất là chi phân bón, thuốc BVTV giảm đi TB cho 1000 m2 trong 2 tháng là 2.789.000 đồng và nông dân cũng tiết kiệm được 55,8 công lao động so với trồng rau
xà lách búp Lao động nữ được sử dụng trong toàn chuỗi giá trị ngành hàng rau rừng chiếm 73% Trong chuỗi giá trị rau rừng, kết quả điều tra cho thấy người sản xuất là người nhận được phần lợi nhuận cao nhất cao nhất (60%), sau đó là đến người bán lẻ (22%) và 18% là cho thương lái Điều này cho thấy phát triển ngành hàng rau rừng đóng góp đáng kể vào thu nhập cho người sản xuất, người nghèo thành phố, tận dụng được thời gian nhàn rỗi của phụ nữ nông thôn, góp phần cải thiện đời sống gia đình cho nông hộ, mang lại lợi ích môi trường không chỉ cho khu vực sản xuất mà còn cho toàn xã hội
Trang 6v
MỤC LỤC
Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc khóa luận 3
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 6
2.2.1 Tổng quan về ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai 6
3.1 Các khái niệm 11 3.1.1 Rau bản địa 11
3.1.2 Lợi ích của rau bản địa 11
3.1.3 Phân tích chuỗi giá trị 12
3.1.4 Kênh phân phối 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu 14
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 14
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 16
4.1 Mô tả tình hình sản xuất rau rừng tại tỉnh Gia Lai 17
4.1.1 Lịch sử phát triển rau rừng 17
4.1.2 Thực trạng sản xuất rau rừng tại tỉnh Gia Lai 18
Trang 7vi
4.2 Tình hình kinh doanh rau rừng tại tỉnh Gia Lai 27
4.2.1 Phân tích kênh phân phối rau rừng tại TP Pleiku 27
4.2.2 Phân tích chuỗi giá trị rau rừng tại TP Pleiku 32
4.3 Phân tích lợi ích của việc phát triển chuỗi giá trị rau rừng 39
4.3.1 Hiệu quả tài chính đối với nông dân 39
4.3.2 Sử dụng nhân công trong ngành hàng rau rừng 40
4.3.3 Lợi ích môi trường 42
5.1 Kết luận 44 5.2 Kiến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 8NN & PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
UBND Uỷ ban nhân dân
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 9viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.3 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Phân theo Ngành Hoạt Động 7
Bảng 2.4 Lao Động Tham Gia vào Nông Nghiệp Trung Bình Phân theo Giới Tính 7
Bảng 2.5 Chỉ Số Phát Triển Tổng Sản Phẩm trên Địa Bàn theo Giá So Sánh Ngành Nông
Nghiệp Phân theo Khu Vực Kinh Tế 7
Bảng 4.1 Nguồn Nước và Hình Thức Tưới Rau của Nông Dân Trồng Rau 19
Bảng 4.3 So Sánh Chi Phí Khấu Hao TB cho 2 Tháng đối với Tài Sản Cố Định 23
Bảng 4.4 Chi Tiết Công Lao Động trong 2 Tháng của Hộ Trồng Rau Rừng và Rau Xà Lách
Bảng 4.5 Chi Tiết Công Lao Động Tiết Kiệm Được của Hộ Trồng Rau Rừng và Hộ Trồng
Bảng 4.6 So Sánh Chi Phí Biến Động của Rau Rừng và Rau Xà Lách Búp trong 2 Tháng 26
Bảng 4.7 Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của 10 Hộ Trồng Rau Rừng 29
Bảng 4.8 Chi Phí, Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Tác Nhân Người Sản Xuất 29
Bảng 4.9 Chi Phí, Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Tác Nhân Thương Lái 30
Bảng 4.10 Chi Phí, Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Tác Nhân Người Bán Lẻ 31
Bảng 4.11 Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn 33
Bảng 4.12 Điểm Mạnh Điểm Yếu của Quy Mô Canh Tác Nhỏ 34
Bảng 4.13 Phân Phối Chi Phí và Lợi Nhuận của Các Tác Nhân cho 1 Kg Rau Rừng trong
Chuỗi Giá Trị 38 Bảng 4.14 Hiệu Quả Sản Xuất của 2 Nhóm Nông Dân Trồng Rau Rừng và Rau Xà Lách Búp
Bảng 4.15 Sử Dụng Lao Động trong Sản Xuất Rau Rừng Phân theo Giới Tính 41
Bảng 4.16 Sử Dụng Lao Động trong Ngành Rau Rừng Phân theo Giới Tính 41
Trang 10ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Pleiku- Tỉnh Gia Lai 9
Hình 4.1 Tỷ Lệ Bán Sản Phẩm Ra Thị Trường của Hai Nhóm Nông Dân 21
Hình 4.2 Sơ Đồ Kênh Phân Phối Rau Rừng Gia Lai 27
Hình 4.3 Biểu Đồ Chuỗi Giá Trị Rau Rừng tại TP Pleiku 32
Hình 4.4 Quy Mô Canh Tác của Các Hộ Điều Tra 34
Hình 4.5 Thông Tin về Thị Trường của Các Hộ Trồng Rau Rừng 35
Hình 4.6 Quy Trình Thu Hoạch Rau Rừng Tai Vườn của Nông Dân 35
Hình 4.8 Quy Trình Sơ Chế của Người Bán Lẻ 38 Hình 4.9 Đồ Thị Phân Phối Lợi Nhuận, Marketing Biên trong Ngành Rau Rừng 39
Hình 4.10 Phân Phối Công Lao Động Nam, Nữ trong Ngành Trồng Rau Rừng 42
Trang 11x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tình Hình Nông Nghiệp, Nông Thôn TP Pleiku Giai Đoạn 2001-2010 Phụ lục 2: Đề Án Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn 2015-2020 của TP Pleiku Tỉnh Gia Lai
Phụ lục 3: Thời Gian Sử Dụng Một Số Tài Sản Cố Định, Công Cụ Dụng Cụ trong Sản Xuất Rau
Phụ lục 4: Một Số Hình Ảnh về Địa Bàn Nghiên Cứu
Phụ lục 5: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn
Trang 12Trong khi đó, rau bản địa (Indigenous Vegetables) là các loại rau được trồng trong một địa phương và là nguồn rau xanh đã có từ rất lâu Rau bản địa không chỉ có giá trị văn hoá mà còn có giá trị kinh tế, dinh dưỡng và có nhiều giá trị tốt cho sức khoẻ Tại nhiều quốc gia như ở châu Phi, rau bản địa đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho các cộng đồng bị cô lập (Grivetti và Ogle, 2000), là nguồn thu nhập do có thể bán trong thị trường địa phương (Smithetal, 1996) Bên cạnh làm thực phẩm, chúng còn có dược tính phòng chữa bệnh
Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, nẩy ra phong trào khai thác và sử dụng rau bản địa trong các bữa ăn, bữa tiệc do người tiêu dùng tin rằng rau bản địa an toàn hơn vì sử dụng ít phân bón và thuốc trừ sâu Một số rau bản địa được xem như là đặcsản của địa phương Trên địa bàn Tỉnh Gia Lai, trong khoảng vài năm trở lại đây, “rau rừng” là một loại rau bản địa được tiêu thụ phổ biến tại các quán ăn, nhà hàng của TP
Trang 132
Pleiku như một đặc sản vùng Tây Nguyên Rau rừng ngày nay đã được bán trong các chợ và siêu thị Rau rừng dễ trồng và mang lại giá trị kinh tế Giá rau rừng cao hơn các loài rau thông thường như rau muống, rau lang ….Tuy nhiên nguồn cung ứng rau cho siêu thị lại từ tỉnh khác do siêu thị yêu cầu rau phải đạt tiêu chuẩn VietGap trong khi tại Tỉnh Gia Lai chưa có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn Bên cạnh đó, tỉnh Gia Lai có dự án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 góp phần khai thác có hiệu quả về đất đai, nguồn nước, lao động góp phần tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp một cách hợp lý, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của nhân dân
Hiện tại, người dân trồng rau rừng tại Gia Lai sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là sản xuất theo tập quán Các nghiên cứu phát triển về rau tại tỉnh Gia Lai chỉ tập trung các loài rau ngoại lai, còn việc nghiên cứu khai thác rau bản địa còn rất hạn
chế Vì vậy, đề tài “Phân tích lợi ích của việc phát triển rau bản địa tại tỉnh Gia Lai” nhằm xác định các lợi ích của việc phát triển sản xuất-kinh doanh rau bản địa tại
địa phương làm cơ sở cho các quyết định của các nhà làm chính sách tỉnh Gia Lai trong việc qui hoạch phát triển ngành rau tại địa phương
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân Tích Lợi Ích Của Việc Phát Triển Rau Bản Địa Tỉnh Gia Lai Mục tiêu cụ thể:
Mô tả tình hình sản xuất rau rừng tại tỉnh Gia Lai
Mô tả tình hình kinh doanh rau rừng
Phân tích lợi ích của việc phát triển chuỗi giá trị rau rừng
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu các hộ nông dân trồng rau rừng, các thương lái và người bán lẻ tại phường Thống Nhất, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai Vì đây là nơi cung ứng, tiêu thụ rau rừng nhiều nhất trong TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ 25/03/2012 đến 09/06/2012
Trang 143
1.4 Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 phần chính và được chia thành năm chương như sau: Chương 1: Mở đầu Chương này sẽ trình bày về sự cần thiết của việc lựa chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài Chương 2: Tổng quan Mô tả một cách tổng quan về những tài liệu nghiên cứu có liên quan đến sản xuất rau bản địa, rau rừng; Tổng quan về tình hình nông nghiệp của tỉnh Gia Lai, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của TP Pleiku, tỉnh Gia Lai Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu trình bày về các khái niệm, cơ sở lý luận có liên quan làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu Phần phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày chi tiết về phương pháp được dùng để nghiên cứu cho đề tài bao gồm phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp, phương pháp chuỗi giá trị, phương pháp phân tích và xử lý số liệu Chương 4: Kết quả và thảo luận Chương này sẽ trình bày các nội dung sau: Đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn; Cách thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau rừng; phân phối chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị rau rừng; tìm ra lợi ích trong nghành hàng rau rừng Chương 5: Kết luận và Kiến nghị Phần đưa ra những kết luận từ những mục tiêu đề ra trong chương 1 dựa trên kết quả nghiên cứu trong chương 4 Sau đó, nghiên cứu đưa ra kiến nghị nhằm định hướng phát triển để cho quá trình sản xuất rau rừng mang lại hiệu quả ngày càng cao và mang tính bền vững
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về việc nghiên cứu cây bản địa
Katinka Weinberger và John Msuya (2004) đã nghiên cứu về tầm quan trọng và triển vọng của rau bản địa ở Tanzania Nghiên cứu đã phân tích hàm lượng chất sắt(Fe), ß-carotene, kẽm(Zn)… trong 3 cây rau dền, cây bạch anh và cà tím Châu Phi Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Rau bản địa là quan trọng cả cho tiêu dùng và sản xuất; hộ gia đình nghèo dựa trên rau quả hơn nhiều so với hộ gia đình giàu có Đối với các hộ nghèo, giá trị của rau bản địa tiêu thụ khoảng 11% giá trị của tiêu thụ thực phẩm, so với 2% cho các hộ gia đình giàu có Bản địa rau quả đóng góp đáng kể vào việc tiêu thụ các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo, nơi mà khoảng một nửa vitamin A và một phần ba các yêu cầu sắt được tiêu thụ thông qua rau bản địa Khoảng 40% nông dân canh tác thửa đất nhỏ tham gia vào việc trồng rau bản địa, trong khi chỉ có 25% nông dân có qui mô tương đối lớn được tham gia vào việc trồng rau bản địa Rau bản địa một số thương mại hóa và một số ngày nay có thể được tìm thấy tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi Rau bản địa tận hưởng những lợi thế sản xuất với đầu vào tương đối nhỏ và do đó có vốn thấp Hiện nay, các công ty hạt giống thương mại cũng nhận ra tiềm năng này và đang bước vào thị trường của giống cây trồng rau bản địa
Việt Nam có rất nhiều loài vật nuôi, cây trồng nội địa đã được thuần hóa mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác Chúng bắt nguồn ở Việt Nam từ nhiều thế
kỷ trước và được khoa học gọi là "các giống bản địa" Sự duy trì các giống bản địa góp phần bảo tồn đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là cơ sở để tiến hóa và thích ứng với môi trường thay đổi thường xuyên Sự đa dạng sinh học này và tác động tích cực của
nó đến an ninh lương thực hiện đang bị đe doạ bởi quá trình đô thị hóa, những thay đổi
Trang 165
về tập quán canh tác và sự biến mất của sinh cảnh Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (2002) nhằm bảo tồn nguyên vị các giống bản địa và họ hàng hoang dại của chúng tại Việt nam Dự án bảo tồn sự đa dạng sinh học nông nghiệp có ý nghĩa toàn cầu của 6 nhóm cây trồng quan trọng (lúa, khoai sọ, nhãn /vải, đậu, quả có múi và chè)
ở 3 vùng địa lý-sinh thái là miền núi phía Bắc, trung du Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc
Dự án này góp phần duy trì, phát triển sự đa dạng sinh học thông qua việc bảo tồn các giống loài bản địa, xây dựng các khu quản lý gien dựa vào cộng đồng nhằm bảo đảm
sự phát triển trong tương lai của các giống loài này và bảo vệ sinh cảnh của chúng
Ngoài ra còn có dự án về rau bản địa (2008-2011) Dự án: Nâng cao vai trò của phụ nữ trong sản xuất, quảng bá và sử dụng an toàn rau bản địa ở Việt Nam Dự án do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tài trợ Trong thời gian 4 năm, dự án khảo sát các nghiên cứu đã có về rau bản địa ở Việt nam, đánh giá vai trò của phụ nữ trong sản xuất, quảng bá và sử dụng rau bản địa, đánh giá tiềm năng phát triển của một số lọai rau bản địa quan trọng và xác định các khó khăn rào cản trong phát triển rau bản địa Mục đích của dự án là cải thiện thu nhập nông trại ở khu vực nông thôn của Việt Nam bằng cách tăng các kỹ năng của phụ nữ trong việc thúc đẩy sản xuất an toàn rau bản địa
Lê Thanh Loan và Trần Đức Luân (2010) đã nghiên cứu về chuỗi giá trị và thị trường rau bản địa ở tỉnh Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh Nghiên cứu nhằm cung cấp yếu tố ảnh hưởng xác suất tiêu dùng rau bản địa; phân tích chuỗi giá trị; chiến lược phát triển thị trường loại rau này ở tỉnh Tây Ninh và TP HCM Khu vực thu hái là bưng biền dọc sông Vàm Cỏ Đông và Sài gòn đang thu hẹp dần dưới áp lực đô thị hoá, gia tăng mối quan tâm bảo tồn và đa dạng hoá sinh học Phân tích chuỗi giá trị cho thấy rau bản địa chưa được bán ở chợ, siêu thị nội thành; vai trò quan trọng của nhà hàng trong việc đẩy giá trị gia tăng rau bản địa; sự phân phối lợi ích chưa công bằng trong chuỗi có nhà hàng; thặng dư tương đối chưa làm tăng giá bán của người thu hái
Mô hình logit cho thấy Cảm nhận về hương vị rau có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến tiêu dùng Để bảo tồn và đa dạng hoá sinh học, cần có sự bảo vệ diện tích bưng biền, phổ biến kỹ thuật thu hái Để phân phối lợi ích công bằng, cần giảm đối tượng trung gian, giao trực tiếp
Trang 176
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan về ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai
Đóng góp GDP của nghành nông nghiệp trong tỉnh Gia Lai cao hơn các nghành khác GDP đóng góp của ngành cho kinh tế toàn tỉnh gần 40%
Bảng 2.1 GDP Của Các Ngành trong Tỉnh Gia Lai Năm 2010
Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 2.357.595
Tổng Tỷ đồng 6.734.587
(Nguồn: Niêm giám Thống kê, 2010) Diện tích đất tự nhiên trên 1,554 triệu ha.Trong đó đất nông nghiệp là 1,348 triệu ha Công tác khuyến nông được chú trọng đẩy mạnh, tiếp tục phối hợp với các địa phương phổ biến và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, điển hình tiên tiến vào sản xuất nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư từ nguồn vốn Trung ương
Bảng 2.2 Cơ Cấu Sử Dụng Đất tại Tỉnh Gia Lai Năm 2010
Đất phi nông nghiệp Triệu ha 0,110
Trang 187
Bảng 2.3 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp Phân theo Ngành Hoạt Động
tham gia vào hoạt động của ngành này cũng tăng lên cả về mặt chất lượng và số lượng
Bảng 2.4 Lao Động Tham Gia vào Nông Nghiệp Trung Bình Phân theo Giới Tính
nữ nhưng chênh lệch không nhiều Số lao động tham gia vào nông nghiệp của tỉnh Gia
Lai có xu hướng tăng trong các năm gần đây
Bảng 2.5 Chỉ Số Phát Triển Tổng Sản Phẩm trên Địa Bàn theo Giá So Sánh của
Ngành Nông Nghiệp Phân theo Khu Vực Kinh Tế
Năm Chỉ số phát triển(năm trước=100)-%
Trang 198
nghìn ha, với sản lượng gần 196,3 nghìn tấn Sản phẩm rau của Gia Lai không chỉ phục vụ cho nhân dân trong tỉnh mà còn tiêu thụ tại thị trường các tỉnh, thành thuộc Duyên Hải Trung Bộ Nhưng đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có một tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nào được công nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh rau an toàn Do không đủ điều kiện để công nhận là vùng sản xuất rau an toàn nên người dân tiếp tục sản xuất theo truyền thống làm gia tăng nguy cơ mất VSATTP, giá bán rẻ…làm giảm hiệu quả sản xuất Trước thực trạng trên, tỉnh tiến hành:” Quy hoạch sản xuất rau an toàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và tầm nhìn 2020” Trong khi đó, rau rừng
đã xuất hiện tại Gia Lai Gia lai là một trong số ít tỉnh đã thương mai hóa thành công rau rừng mà chủ yếu là do tư nhân, trong đó 2 siêu thị lớn nhất tại TP Pleiku như siêu thị Coopmart, Citymart đã bày bán mặt hàng nầy như một loại rau an toàn, nhưng chưa
có nghiên cứu nào đánh giá về những lợi ích củng như các khó khăn để thúc đẩy các chính sách nhà nước để hỗ trợ ngành nghành rau rừng
2.2.2 Tổng quan về Thành Phố Pleiku
2.2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao
thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19, nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai TP Pleiku nằm trên độ cao trung bình 300m -500 m; ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có
độ cao 785 m
Địa hình: chủ yếu là đồi núi, ngoài ra còn địa hình thung lũng, địa hình cao nguyên và
một số sông suối khá bằng phẳng
Khí hậu: Thành Phố PleiKu có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai
mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500
mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm Nhiệt độ trung bình năm là 25ºC
22-Thổ nhưỡng: Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho phát triển
các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lâm sản đa dạng
Trang 209
Nguồn: www.google.com.vn
Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Pleiku- Tỉnh Gia Lai
2.2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số TP Pleiku tính đến thời điểm tháng 12/2010 có 216.271 người (trong đó vùng nông thôn có 10.852 hộ với 48.523 khẩu TP có 14 phường và 09 xã Hiện nay dân số sinh sống tại khu vực nông thôn chiếm khoảng 22,17% (47.956 người), trong
đó có khoảng 54,14% lao động trong độ tuổi làm việc ở lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là sau khi có nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khóa X
về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,95%năm, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường
Trang 2110
Nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế thấp (khoảng 5% trong GDP) song là nơi giải quyết việc làm cho phần lớn lực lượng lao động, tạo nên sự ổn định về an ninh chính trị khu vực nông thôn Vì vậy, trong những năm qua vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn của TP luôn được sự quan tâm đầu tư và đã đạt được một số kết quả như sau
Kinh tế khu vực nông thôn đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dịch vụ, ngành nghề – cụ thể kinh tế hộ đã có sự mở rộng qui mô sản xuất, kinh tế trang trại hiện có 29 cơ sở chủ yếu phát triển theo hướng đa dạng (cây, con kết hợp), kinh tế HTX tuy gặp khó khăn nhưng có những đóng góp nhất định cho quá trình phát triển ngành nông nghiệp thành phố
Cơ cấu lao động nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch (từ lao động thuần nông sang lao động nông nghiệp kết hợp với dịch vụ) Nhìn chung những năm qua, tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn thành phố luôn được sự quan tâm của các cấp
uỷ Đảng và Chính quyền nên đã có bước phát triển đáng kể Đời sống nông dân ngày một nâng cao và ổn định, góp phần quan trọng đổi mới bộ mặt xã hội ở khu vực nông thôn thành phố
Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các
cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt Xây dựng nông thôn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường
Trang 22CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Các khái niệm
3.1.1 Rau bản địa
Theo Rau bản địa thế giới (2006), rau bản địa là loại rau có nguồn gốc tự nhiên
từ một khu vực hoặc môi trường cụ thể Rau bản địa bao gồm các loại giống đã phát triển từ một khu vực địa lý cụ thể trong một khoảng thời gian dài Ví dụ các loại rau
bản địa của Philippine là: cây họ bầu bí, củ cải, sáp bầu, bí, đay, húng quế, đậu bắp,
dưa chuột, cà chua, đậu tương…Rau quả bản địa là những rau quả dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, có khả năng chống sâu bệnh tốt Vì những lý do này, rau bản địa
là thích hợp trồng trong vườn nhà, là nguồn gốc cho những loại cây trồng mới ra đời,
và là nguồn gốc của sự biến đổi đa dạng các hệ thống sản xuất và chế độ ăn uống Nhưng không may, các loại rau bản địa đang có nguy cơ ở nhiều nước Điều này là bởi
vì giống truyền thống đang được thay thế bằng các giống hiện đại được ưa thích bởi hầu hết các nhà sản xuất
3.1.2 Lợi ích của rau bản địa
Tại nhiều quốc gia như ở châu Phi, rau bản địa đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho các cộng đồng bị cô lập (Grivetti và Ogle, 2000), là nguồn thu nhập do có thể bán trong thị trường địa phương (Smithetal, 1996)
Phát triển chuỗi giá trị rau bản địa là bảo tồn đa dạng sinh học Nếu không được phát triển và bảo vệ rau bản đia sẽ biến mất và không thể tìm lại được Bên cạnh đó chúng mang lại các nguồn thực phẩm phong phú và chất lượng Tạo ra nhiều sự lựa chọn về các món ăn mỗi ngày trong văn hóa ẩm thực Các loài rau bản địa là đặc thù của địa phương, nó còn mang lại nhiều giá trị văn hóa độc đáo Nếu phát triển rau bản địa cũng là phát triển và giữ vững văn hóa quê hương Truyền thống quý báu mà ông cha ta từ xưa đã để lại
Trang 2312
Ở Việt Nam, rau bản địa không chỉ có giá trị văn hoá mà còn có giá trị kinh tế, dinh dưỡng và có nhiều giá trị tốt cho sức khoẻ Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng và phong phú, trong đó rau bản địa và thảo dược có vị trí quan trọng Hiện nay, việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm này chủ yếu có tính chất địa phương ở những vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa Nghiên cứu phát triển canh tác rau bản địa có các lợi ích về dinh dưỡng và sức khoẻ cho người tiêu dùng và các lợi ích về mặt kinh tế xã hội của người sản xuất rau và ngành rau nói chung” (Bill Tweddell, 2007)
3.1.3 Phân tích chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị:
Chuỗi giá trị: bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đưa một sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng, bao gồm những giai đoạn khác nhau trong sản xuất (cả về dịch vụ mang tính vật lý lẫn dịch vụ cộng thêm), phân phối đến người tiêu dùng cuối
và sản phẩm thải loại sau khi sử dụng (Kaplinky và Morriss 2000)
Phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị đã được các nhà kinh tế, các nhà quản trị
sử dụng khá phổ biến nhưng phần lớn nó sử dụng nghiên cứu sao cho giảm chi phí đến mức thấp nhất để giảm giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
và thường chỉ sử dụng trong phạm vi của công ty, các doanh nghiệp
Lập sơ đồ chuỗi giá trị:
Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, cần thiết sử dụng các
mô hình, bảng, biểu đồ, số liệu và các hình thức khác để mô tả các tác nhân, đặc điểm
và kết quả hoạt động của từng tác nhân Việc sử dụng các sơ đồ vẽ các chuỗi giá trị sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và dễ hiểu hơn trong quá trình nghiên cứu
Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một số khía cạnh của chuỗi giá trị Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên cứu tiếp Nhưng xác định chi phí và lợi nhuận, xác định số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra và xác định số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được xem là có ý nghĩa hơn cả
Chi phí:
Chi phí trong chuỗi giá trị ngành hàng sản xuất rau : Các khoản chi phí vật chất đầu tư trực tiếp như giống, phân bón, công lao động và các khoản chi phí dịch vụ đây chính là mức vốn đầu tư cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh
Trang 2413
Chi phí marketing:
Chi phí marketing được cấu thành từ nhiều loại chi phí khác nhau bao gồm:
Chi phí chuẩn bị sản phẩm: quá trình chuẩn bị sản phẩm là một trong những quá
trình quan trọng trong việc hình thành giá trị của sản phẩm Chi phí cho quá trình chuẩn bị sản phẩm càng cao thì lợi nhuận thu được càng cao Quá trình này được thực hiện bởi thương lái, các công đoạn như: làm sạch, phân loại và lưu trữ
Chi phí đóng gói sản phẩm: sau khi sản phẩm được làm sạch, phân loại thì được vận
chuyển đến nơi bán sỉ, bán lẻ hay người tiêu dùng Thương lái hoặc nông dân thực hiện công đoạn đóng gói sản phẩm Việc đóng gói giúp cho sản phẩm được bảo quản lâu hơn, nâng cao được giá trị mua bán
Chi phí bốc dỡ hàng hóa: mặc dù chi phí nào không nhiều, nhưng hầu hết từng hoạt
động trong toàn bộ chuỗi đều xuất hiện chi phí này
Chi phí vận chuyển: chi phí này tuỳ thuộc vào địa điểm vận chuyển hàng, và đây là một chi phí quan trong mà tất các những người tham gia vào chuỗi phải chi trả
Chi phí hao hụt sản phẩm: chi phí hao hụt sản phẩm cần được tính toán cẩn thận
Các quá trình đóng, vận chuyển, dự trữ…đều khiến cho sản phẩm hao hụt cả về chất lượng lẫn số lượng Cách tốt nhất là so sánh chất lượng sản phẩm khi đem bán cho người tiêu dùng với sản phẩm được mua trực tiếp từ nông dân
Chi phí lưu trữ: việc lưu trữ được thực hiện nhằm bảo quản và kéo dài thời gian sử
dụng sản phẩm cho người tiêu dùng Chi phí lưu trữ gồm: Chi phí lưu trữ vật chất có nghĩa là chi phí cho mỗi kg đơn vị sản phẩm được chứa ở nhà kho hoặc kho lạnh; bao gồm các yếu tố như chi phí điện, chi phí bảo vệ, chi phí bảo trì Chi phí đầu tư ban đầu: chi phí này là một thành phần quan trọng của chi phí marketing Tuy nhiên, chi phí này khác nhau ở mỗi quốc gia tùy theo mức lãi suất Chi phí sơ chế: giúp cho các loại nông sản sạch, nâng cao giá trị nông sản
Độ chênh lệch marketing (Marketing magrin):
Độ chênh lệch marketing là phần chênh lệch giữa giá người tiêu dùng phải trả cho sản phẩm và giá nhận được khi bán sản phẩm của người sản xuất
Tuỳ theo vị trí của các thành viên tham gia vào thị trường mà việc tính hiệu quả của marketing có thể dùng các giá khác nhau
Trang 253.1.4 Kênh phân phối
Kênh phân phối: là một tập hợp có hệ thống các khâu tham gia vào quy trình chuyển giao từ nhà sản xuất (hoặc tổ chức hàng đầu nguồn) đến người sử dụng (Giáo trình Marketing – Kinh tế quản trị)
Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa sản xuất và tiêu dùng tạo ra luồng phân phối nhằm phân phối sản phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu, tạo mức giá cân bằng
Chức năng kênh phân phối:
Một kênh phân phối làm công việc chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng Họ lấp được khoảng cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu giữa sản xuất và tiêu dùng với các sản phẩm hay dịch vụ Vì vậy những thành viên của kênh phân phối có những chức năng chủ yếu như thông tin, tiếp xúc, cân đối, thương lượng, phân phối sản phẩm, tài trợ và chia sẻ rủi ro ( www.365ngay.com.vn)
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra vùng trồng rau rừng tại phường Thống Nhất, TP Pleiku, tỉnh Gia lai nhằm mô tả vùng trồng, phương thức trồng, của các hộ trồng rau rừng cũng như biết được chuỗi cung ứng rau rừng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ
Phỏng vấn 30 hộ nông dân tại phường thống nhất, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai Được chia làm 2 nhóm: 10 hộ trồng rau rừng và 20 trồng rau xà lách búp để so sánh các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ, phương thức canh tác, hiệu quả sản xuất và vấn đề môi trường Đề tài chọn rau xà lách búp vì đây là loại rau được trồng phổ biến tai địa điểm nghiên cứu Phiếu điều tra hộ nông dân bao gồm các thông tin cơ bản về đặc điểm kinh tế
xã hội, tình hình sản xuất rau trong đó chủ yếu là các khâu thực hiện quy trình sản xuất rau
Trang 2615
`Phỏng vấn các tác nhân tham gia chuỗi giá trị: thương lái, người sản xuất, người bán lẻ (chợ) trên phạm vi TP Pleiku Các thông tin được thu thập thông qua hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị trong phiếu điều tra tương ứng đối với từng đối tượng Phiếu điều tra các tác nhân, đối tượng tham gia chuỗi giá trị nhằm xác định chi phí, phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi và các khó khăn của các đối tượng trong kinh doanh rau rừng
3.2.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, diện tích đất đai, diện tích đất canh tác; số liệu được thu thập từ UBNN thành phố PleiKu Các tài liệu thứ cấp khác có liên quan đến đề tài được tổng hợp và phân tích từ các tạp chí, báo, sách, mạng internet
Vì rau rừng mới xuất hiện ở TP Pleiku trong vài năm trở lại đây, các hộ dân trồng chủ yếu là để ăn nên UBNN phường, thành phố chưa thống kê diện tích, sản lượng của nông hộ trồng rau rừng
3.2.2 Phương pháp phân tích
Mục tiêu 1: Mô tả tình hình sản xuất rau rừng tại tỉnh Gia Lai
Điều tra tìm hiểu về thực trạng sản xuất rau rừng (loại đất, nước tưới, cách thức trồng, tưới tiêu…) Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu đã nêu đề tài chọn rau xà lách búp (là rau trồng chính trên địa bàn nghiên cứu) để so sánh về chi phí sản xuất và hiệu quả của
nó so với rau rừng Nhằm làm rõ cho người nông dân biết được loại rau mang lại hiệu quả sản xuất
Mục tiêu 2: Mô tả tình hình kinh doanh rau rừng
Phần nầy bao gồm việc phân tích kênh phân phối và chuỗi giá trị Đó là sơ đồ chuỗi giá trị, xác định chi phí và lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi Mục đích là:
a) Mô tả chuỗi giá trị rau rừng
Mô tả đặc điểm chung của từng tác nhân trong chuỗi giá trị rau rừng, các quy trình để thu hoạch rau rừng của người nông dân, quy trình sơ chế của thương lái và người bán lẻ, cách thức hoạt động và bán sản phẩm của từng tác nhân Các khó khăn của từng tác nhân gặp phải khi tham gia vào kinh doanh rau rừng
b) Tính tổng lợi nhuận và lợi nhuận trong từng khâu
Phân phối chi phí và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi trên một kg rau rừng: Tính toán tỷ trọng trong chi phí 1 kg rau rừng và tỷ trọng lợi nhuận 1 kg rau rừng của các tác nhân
Trang 2716
trong chuỗi giá trị Mục tiêu phân tích tỷ trọng trong chi phí, lợi nhuận là để xác định tỷ trọng
mà hộ sản xuất và các tác nhân khác nhận được trong sản phẩm cuối cùng
Trong đó:
Tổng chi phí = giá vốn + chi phí marketing
Chi phí marketing = CP vận chuyển + CP bốc xếp + CP đóng gói + CP hao hụt…
Giá vốn của nông dân = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí sau thu hoạch
Giá vốn của người thu gom = giá bán của nông dân
Giá vốn của người bán lẻ = giá bán của người thu gom
Lợi nhuận (nông dân) = giá bán – chi phí sản xuất ra 1 kg rau rừng
Lợi nhuận (trung gian) = giá bán – chi phí đầu tư cho 1 kg rau rừng
Chênh lệch marketing = chi phí marketing + lợi nhuận của người phân phối
Đối với sản xuất nông nghiệp thì việc xây dựng chi phí gia đình là rất khó, nó tùy thuộc vào từng điều kiện sản xuất của từng vùng Hơn nữa, trong sản xuất nông nghiệp, họ không tính chi phí lao động gia đình và người nông dân không có thói quen hạch toán chi phí, tập quán “ lấy công làm lãi” đã trở nên rất quen thuộc đối với các hộ nông dân Chính
vì vậy, họ chỉ quan tâm tới thu nhập hỗn hợp tính trên một đơn vị diện tích, tính trên công lao động và làm ra càng nhiều sản phẩm càng tốt
Mục tiêu 3: Phân tích lợi ích của việc phát triển chuỗi giá trị rau rừng
Lợi ích của việc phát triển chuỗi giá trị rau rừng không chỉ là phần lợi ích do những người tham gia trong sản xuất và kinh doanh rau rừng đạt được (Đề tài không đề cập lợi ích
về phía người tiêu dùng do hạn chế về thời gian) Các lợi ích nầy còn bao gồm việc sử dụng lao động, công lao động sử dụng ở mỗi khâu và các hao hụt đặc biệt lao động nữ trong toàn chuỗi và các lợi ích về môi trường như chi phí phân bón, thuốc trừ sâu giảm so với loại rau thay thế
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập thông tin, sử dụng phần mềm Excel để so sánh, tính toán công lao động sử dụng qua các khâu, kết quả, chi phí, hiệu quả sản xuất của hộ sản xuất rau rừng và rau xà lách búp
Sử dụng thống kê mô tả để tính ra các số trung bình của những đại lượng như công LĐ, năng suất, chi phí, lợi nhuận
Trang 28CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mô tả tình hình sản xuất rau rừng tại tỉnh Gia Lai
4.1.1 Lịch sử phát triển rau rừng
Từ lâu nông dân đã bảo lưu những loại giống bản địa phù hợp với điều kiện khí hậu để có đủ lương thực duy trì cuộc sống của mình Thời đó, tài nguyên tự nhiên dồi dào đã giúp con người tồn tại Con người đã biết kiếm hái, sử dụng cây rau mọc hoang dại để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầy gian khổ và thiếu thốn, cây rau mọc hoang dại đã góp phần quan trọng trong bữa ăn cho bộ đội và nhân dân Trong khi đó rau rừng là loại rau rất dể trồng chỉ cần cắt một khúc về dâm là lên, không thuốc trừ sâu và trồng quanh năm Rau rừng ăn mát, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt Trong chiến tranh, rau rừng là món chống đói của bộ đội Trường Sơn Sau chiến tranh rau rừng được người dân, bộ đội lấy từ các khe suối trên rừng về trồng làm món ăn mỗi ngày trên địa bàn tỉnh Gia Lai Trong vài năm trở lại đây, rau rừng đã phổ biến trên thị trường ( chợ, siêu thị, nhà hàng) trên địa bàn tỉnh Gia Lai Hiện nay rau rừng có mặt trong hầu hết các nhà hàng lớn như: nhà hàng Ngọc Lâm, nhà hàng Lâm Viên, nhà hàng Pleiku, nhà hàng Thiên Thanh, nhà hàng Trúc Xanh, nhà hàng Biển Hồ Xanh, nhà hàng Sê SanXanh…tại TP Pleiku như là một món ăn đặc sản Rau rừng có mặt trong các siêu thị lớn như Coopmart, Citymart (30 000 đ/kg) tại TP Pleiku Rau rừng Gia Lai đã có mặt trong các nhà hàng tại TP HCM Đặc biệt rau rừng ngày nay đã được của hàng cung cấp rau an toàn Savefood tại TP HCM mua bán qua mạng với giá cao nhất (55000 đ/kg) so với các loại rau an toàn mà cửa hàng cung cấp rau an toàn đưa ra bán
Trang 2918
4.1.2 Thực trạng sản xuất rau rừng tại tỉnh Gia Lai
Những người trồng rau rừng để bán là người dân hay khu quân đội Trong quân đội họ trồng rau rừng để tập huấn cho bộ đội nhận biết cây rau rừng, để cung cấp rau ăn hàng ngày, nếu nhiều không ăn hết thì đem bán ra chợ Đa số người dân trồng rau với quy mô nhỏ chủ yếu là để ăn, ít bán Rau rừng trồng rất dể giống như rau lang, hoặc rau muống Chỉ việc dâm xuống đất, tự nó lên Rau rừng thích hợp với đất tơi xốp, có màu vàng sẫm, những vùng đất Tây Nguyên Có nơi trồng rất nhiều nhưng sau một thời gian rau có hiện tượng chết Do giống đắt nên người dân không trồng lại Rau trồng một lần, nếu chăm tốt và rau không bị chết thì thu hoạch có thể là 6 tháng, một năm, 2 năm hoặc
3 năm tùy thuộc vào tình hình của rau sau khi trồng.Trước khi trồng rau tưới ở dưới đất
để giữ độ ẩm của đất Sau khi trồng, mỗi ngày rau được tưới nước từ 1 đến 2 lần vào buổi sáng hoặc chiều Tưới bằng vòi hoa sen Sau khi hái rau thu hoạch cũng tưới, tưới sạch để rau không bị chết Một ngày người lao động làm nhiều việc rồi tưới rau, thời gian tưới tùy thuộc vào diện tích rau trồng Nếu 1ha thời gian tưới trung bình 0.5-1 tiếng/ngày Rau rừng có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt.Từ khi trồng đến lúc thu hoạch, rau không bị một loại sâu nào phá hại nên không phải phun thuốc BVTV trong suốt quá trình trồng rau Rau dể trồng, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, giá rau cao là các yếu tố khiến người dân trồng rau rừng
Các hộ trồng rau rừng chủ yếu lấy giống từ mua ở chợ, mua từ tỉnh Quảng Nam, hoặc một số đơn vị bộ đội lấy từ trên rừng, hay xin từ hộ dân Nếu các hộ đi mua có giá 15.000–20.000 đồng/kg để đem về trồng Khi rau rừng già nông dân tự nhân giống như rau lang, rau muống Khi trồng rau rừng chỉ cần một ngọn, nhưng sau một thời gian sau, rau rừng đẻ ra rất nhiều ngọn khác, cứ hái nó lại tiếp tục ra thành cả bụi rau, mọc thành chùm Nếu không cắt hay hái thì nó sẻ lan rộng ra ngoài xung quanh
Từ lúc trồng đến lúc thu hoach rau rừng là từ 1.5 tháng đến 2 tháng Trồng rau rừng có thể làm luống hay không tùy thuộc vào người trồng Hình ảnh về rau rừng mới trồng và sau khi trồng 2 tháng (xem tại phần phụ lục 4, hình 1)
Trang 3019
a) Cách thức sản xuất của nông dân
+Tình hình sử dụng nước tưới rau của nông dân:
Nước tưới có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong
trồng rau, có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất rau Nguồn nước cung cấp cho sản xuất
rau chủ yếu từ giếng khoan, một số ít lấy nguồn nước tưới từ giếng đào, không có tình
trạng sử dụng nguồn nước tưới trực tiếp từ nước thải khu dân cư, nước ao tù đọng Các
nguồn nước cung cấp cho sản xuất rau và hình thức tưới rau của nông dân tại địa bàn
nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.1
Bảng 4.1 Nguồn Nước và Hình Thức Tưới Rau của Nông Dân Trồng Rau
Số câu trả lời Tỷ lệ % Số câu trả lời Tỷ lệ %
búp lấy nước tưới chủ yếu từ giếng khoan (100 % và 90%) Nguồn nước tưới từ giếng
đào rất ít, chỉ có 10 % nông dân từ nhóm trồng rau xà lách búp, còn nông dân sản xuất
rau rừng thì không sử dụng nguồn nước từ giếng đào mà toàn bộ là sử dụng nguồn
nước từ giếng khoan Đối với nhóm nông dân trồng rau xà lách búp, loại rau cần nhiều
nước tưới, hơn nữa hộ trồng với quy mô lớn và trồng lâu năm nên đa số các hộ đầu tư
vào béc tưới phun tự động (75%), còn lại là các hộ trồng sau với quy mô nhỏ thì vẫn
tưới tay có gắn vòi sen (25%) Đối với nhóm nông dân trồng rau rừng thì chưa có hộ
nào dùng béc tưới phun tự động Họ đều tưới tay, tưới thủ công có gắn vòi sen (100%)
Tưới bằng béc phun tự động tiết kiệm được công lao động, tiết kiệm nước nhưng chi
phí đầu tư ban đầu cao nên không phù hợp với hộ có quy mô sản xuất nhỏ
Trang 3120
+ Cách thức sử dụng phân bón và thuốc BVTV của nông dân:
Đối với nhóm nông dân trồng rau rừng:
Người dân không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào cho loại rau này vì rau có sức kháng sâu bệnh rất tốt Phân bón thì tùy theo từng hộ, từng diện tích mà người dân bón phân bón phân nhiều hay ít Tuy nhiên có hộ không bón phân, không phun thuốc nhưng rau vẫn có thể phát triển trên những mảnh đất phù hợp với cây rau rừng
Đối với nhóm nông dân trồng rau xà lách búp:
Thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch rau TB là 30-35 ngày Tổng lượng phân tính cho 1000 m2 TB Bón lót: phân chuồng 500- 1.000kg Lân nội địa: 50-60 kg; Ure:12kg; Kali: 12kg tùy thuộc vào từng hộ nông dân Bón thúc:
+ Lần l: ( khi cây có 2 - 3 lá thật): Bón phân ure với lượng 3,0 kg kali/1 000m2
+ Lần 2: 15 ngày sau gieo: 3kg ure pha với nước tưới đều cho 1.000 m2
+ Lần 3 : 20-25 sau khi gieo: pha loãng 3,0 kg Ure + 3kg Ka li tưới đều cho 1.000 m2 Tùy vào tình hình sinh trưởng của rau mà hộ dân trồng rau xà lách búp có thể tăng hoặc giảm lượng phân cho phù hợp và sử dụng thêm phân bón lá NPK Sâu hại chính trên nhóm cây xà lách gồm: Sâu xanh, sâu bón lá, sâu bệnh Người dân ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 8- 10 ngày Loại rau nầy cần nhiều công chăm sóc cho bón phân, tưới nước và phun thuốc BVTV
+ Cách thu hoạch và bán sản phẩm của 2 nhóm nông dân:
Rau là loại thực phẩm rất dễ bị hư, nếu không có phương pháp thu hoạch, vận chuyển, bảo quản hợp lý thì rau sẽ có thể không còn sử dụng được nữa Tìm đầu ra cho sản phẩm rau là vấn đề được nông dân quan tâm hàng đầu Thống kê tình hình tiêu thụ sản phẩm của nông dân ta được kết quả thể hiện ở hình 4.2
Trang 3221
Nguồn: Kết quả điều tra
Hình 4.1 Tỷ Lệ Bán Sản Phẩm Ra Thị Trường của Hai Nhóm Nông Dân
Nông dân sản xuất rau xà lách búp có nơi tiêu thụ ổn định, bán rau chủ yếu cho thương lái mua tại nhà (85%), vì các thương lái mua rau tận nhà cho người dân và đảm bảo thu mua tất cả các số lượng rau cho nông hộ, tuy nhiên giá rau tùy thuộc vào thị trường rau từng thời điểm mà thương lái ấn định cho nông dân, nông dân có thể bị thương lái mua rau xà lách ép giá Ngoài ra, các hộ không bán cho thương lái mua tại nhà mà bán cho thương lái ở chợ (15 %) Khi người nông dân bán rau cho thương lái ở chợ thì giá rau cao hơn 1-2 ngàn đồng/kg Tuy nhiên người nông dân phải tìm được mối cho mình, và phải vận chuyển ra chợ từ lúc 1-2 giờ sáng
Đối với nông dân trồng rau rừng họ chủ yếu được các thương lái mua (70%), các thương lái có thể mua rau rừng ở chợ hoặc tại nhà, tùy thuộc vào từng thời điểm Ngoài
ra, rau rừng người dân có thể đem ra chợ bán cùng với các loại rau họ trồng trong vườn (20%) Còn lại là rau được người nông dân bán cho người tiêu dùng địa phương (5%) hoặc bán cho các vùng lân cận (5%) như TP HCM, tỉnh Đăk Lăk Hình ảnh về rau thu hoạch rau rừng và bán rau rừng tại chợ Thống Nhất, TP Pleiku (xem tại hình 2, hình 3 phần phụ lục)
b) Chi phí sản xuất của nông dân
+ Chi phí đầu tư:
Cũng như các ngành hàng khác trong sản xuất nông nghiệp, chi phí sản xuất rau gồm: chi phí biến đổi và chi phí cố định
Trang 3322
Tuy nhiên, chi phí đầu tư sản xuất rau thấp hơn so với khi sản xuất các ngành hàng khác vì người nông dân chỉ cần chi chi phí biến đổi gồm: công lao động, giống, phân bón (NPK, đạm, chuồng, vi sinh), thuốc BVTV, Còn công lao động thì họ phải chi rất ít do tập quán “lấy công làm lãi“ ở hầu hết các vùng nông thôn
Chi phí cố định bao gồm các khoản chi phí về xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giếng khoan, hệ thống đường điện, chi phí thuê đất nhưng, các chi phí này hầu hết không được hạch toán vào chi phí vì không đáng kể Nguyên nhân do các hộ nông dân đều sử dụng hệ thống giếng khoan và hệ thống điện tại nhà để sản xuất rau
Đối với rau xà lách búp người nông dân phải bỏ ra nhiều khoản chi phí biến đổi hơn là rau rừng như: chi phí mua bình phun thuốc, chi phí mua giỏ đựng rau, xe rùa
Mô tả về tình hình đầu tư tài sản cố định, công cụ dụng cụ của nông dân được trình bày
ở bảng 4.2
Bảng 4.2 Một Số Đầu Tư về Tài Sản Cố Định của Nông Dân
Tài sản Nông dân trồng rau rừng Nông dân trồng rau thường
Có đầu tư Tỷ lệ % Có đầu tư Tỷ lệ %
hộ nào cũng có ống tưới thủ công có gắn vòi sen, có nhà 2 ống, nhà 1 ống tùy theo quy
mô trồng rau Trong nhóm hộ trồng rau xà lách búp đa số các hộ lắp đặt hệ thống béc
Trang 3423
tưới phun tự động (85%) Bên nhóm hộ trồng rau rừng sản xuất còn nhỏ lẻ và theo truyền thống nên chưa có hộ nào dùng béc phun tự động
Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoạch của rau rừng TB là 2 tháng, trong khi đó rau xà lách búp từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 1 tháng Vì vậy đề tài đã phân bổ khấu hao TSCĐ trong 2 tháng cho 2 nhóm nông dân được thể hiện qua bảng 4.3
Bảng 4.3 So Sánh Chi Phí Khấu Hao TB cho 2 Tháng đối với Tài Sản Cố Định
Dấu (.) thể hiện P_value Nguồn: Điều tra và tổng hợp
Kết quả kiểm định cho thấy t-test cho thấy các hộ trồng rau xà lách búp tốn chi phí khấu hao TB cao hơn các hộ trồng rau rừng Chênh lệch giữa 2 nhóm trồng rau là 330.490 đồng/ 1000 m2 Nhóm hộ trồng rau rừng các công cụ còn thô sơ và ít đầu tư cho sản xuất vì quy mô sản xuất của hộ còn nhỏ
Chi phí biến động:
Trong sản xuất rau, các khoản chi phí biến động có ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí sản xuất Chi phí biến động của những hộ trồng rau tại địa phương bao gồm (giống, phân bón, thuốc BVTV, chi phí lao động )
Trang 35Nguồn: Điều tra và tổng hợp
Kết quả cho thấy công lao động trong khâu làm đất, gieo cấy, công bón phân, tưới nước, làm cỏ, phun thuốc của rau xà lách đều cao hơn rau rừng Chu kỳ từ lúc trồng đến lúc thu hoạch của rau xà lách búp là 30-35 ngày Cả chu kỳ hết 41,5 công Người dân trồng rau xà lách búp họ làm rau cả ngày Một ngày nông hộ trồng rau xà lách búp làm hơn 8 tiếng Người dân trồng rau rừng thì rảnh rỗi hơn do công mà họ bỏ
ra chăm sóc rau rừng ít Từ lúc trồng rau rừng đến lúc thu hoạch rau rừng là 60 ngày Như vậy tính công cho 2 tháng của 2 nhóm nông hộ qua bảng trên ta thấy trồng rau rừng tiết kiệm được 58,5 công, trong đó 11,45 công làm đất do làm đất của rau rừng không yêu cầu tỉ mỉ như rau xà lách búp, chỉ cần cắt dâm mà rau vẫn lên Tiết kiêm 7,8 công bón phân vì rau rừng cũng không cần bón nhiều phân như rau xà lách búp Thời gian tưới nước cho rau rừng cũng nhanh hơn rau xà lách nên trồng rau rừng tiết kiệm được 22,7 công tưới nước Do rau rừng không phun thuốc trừ sâu nên tiết kiệm được 2 công phun thuốc/ 1000 m2 Rau rừng trồng một lần và thời gian thu hoạch có thể là 6 tháng, 1 năm, 2 năm tùy thuộc vào sự chăm sóc của người dân Nếu người dân trồng rau
xà lách búp sau một vụ thu hoạch (35-40 ngày) phải làm đất, gieo cấy lại…thì người dân trồng rau rừng không phải mất công đó Như vậy chi tiết công lao động mà người dân trồng rau rừng có thể tiết kiệm được trong 2 tháng tiếp theo rau rừng không phải trồng lại thể hiện trong bảng 4.5
Trang 36Nguồn: Kết quả điều tra Như vậy tổng công lao động mà nông dân trồng rau rừng tiết kiệm được trong quá trình trồng rau xà lách búp trong 2 tháng tiếp theo là 66,65 công Trong đó công nhiều nhất tiết kiệm được là công tưới nước (22,7 công), sau đó là công làm đất (15,4 công), công gieo cấy(10,3 công ), công bón phân (7,8 công), công làm cỏ (3,3 công), công phun thuốc (2 công) Đề tài so sánh chi phí biến động giữa trồng rau rừng và rau
xà lách búp thể hiện qua bảng 4.6
Trang 37Số lượng
Thành tiền (đồng)
Số lượng
Đơn giá (đồng)
Thành tiền ( đồng)
chiếm (85%) Trong khi đó, đối với nhóm hộ trồng rau rừng lao động nhà chiếm 100 %
Trang 3827
4.2 Tình hình kinh doanh rau rừng tại tỉnh Gia Lai
4.2.1 Phân tích kênh phân phối rau rừng tại TP Pleiku
Nguồn: Kết quả điều tra
Hình 4.2 Sơ Đồ Kênh Phân Phối Rau Rừng Gia Lai
1-2
ngày
1-2ngày
5 % 15-20%
Người Tiêu Dùng
Cty cung cấp RAT Savefood tại TP HCM
Các nhà hàng tại TP HCM
Trang 39Người SX Người bán lẻ Người TD
Trang 4029
Bảng 4.7 Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất của 10 Hộ Trồng Rau Rừng
Bảng 4.8 Chi Phí, Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất của Tác Nhân Người Sản Xuất
A.Chi Phí Sản Xuất /1 kg rau rừng Đồng/kg 8.366 100
Nguồn: Kết quả điều tra