1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích lợi ích của người dân khi tham gia tổ hợp tác trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang

68 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 763,92 KB

Nội dung

Nông hộ là các hộ nông dân thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bả

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

NGUYỄN VĂN SỸ

LU ẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 2

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN KHI THAM GIA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Phân tích lợi ích của người dân khi tham gia tổ hợp tác trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” là được nghiên cứu bởi

riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Trương Đăng Thụy Dữ liệu được thu

thập một cách khách quan, các tài liệu trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2017

H ọc viên thực hiện

Nguyễn Văn Sỹ

Trang 4

M ỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DAH MỤC BÀNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 2 5

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 LÝ THUYẾT VỀ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN 5

2.1.1 Hộ và hộ gia đình nông thôn 5

2.1.2 Thu nhập của hộ nông dân 6

2.1.3 Kinh tế nông hộ 7

2.2 LÝ THUYẾT VỀ TỔ HỢP TÁC 8

2.2.1 Tổ hợp tác 8

2.2.2 Đặc điểm tổ hợp tác 9

2.3 LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT 12

2.3.1.Hành vi ra quyết định của nông hộ trong sản xuất 12

Trang 5

2.3.2 Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất 13

2.3.3 Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí 14

2.3.4 Hành vi tối đa hóa lợi nhuận và hàm lợi nhuận 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 22

CHƯƠNG 3 23

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 KHUNG PHÂN TÍCH 23

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 24

3.2.1 Biến phụ thuộc 26

3.2.2 Các biến độc lập 26

3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 28

3.3.1 Dữ liệu thứ cấp 28

3.3.2 Dữ liệu sơ cấp 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 29

CHƯƠNG 4 30

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

4.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TỔ HỢP TÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN 30

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 30

4.1.2 Tình hình hoạt động của các THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận 32

4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT 35

4.2.1 Đặc điểm chủ hộ gia đình 35

4.2.2 Đặc điểm hộ gia đình 37

4.2.3 Hỗ trợ vốn 37

4.3 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT THEO THAY ĐỔI THU NHẬP 38

4.4 KẾT QUẢ HỒI QUY 42

4.4.1 Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến trong mô hình 42

4.4.2 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thay đổi thu nhập của hộ gia đình 43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 45

CHƯƠNG 5 46

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 46

Trang 6

5.1 KẾT LUẬN 46 5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 46 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

PHỤ LỤC SỐ LIỆU

Trang 8

Bảng 4.5: Tham gia THT theo giới tính 38

Bảng 4.7: Tham gia THT theo dân tộc 38

Bảng 4.8: Tham gia THT theo tuổi 39

Bảng 4.9: Tham gia THT theo học vấn 39

Bảng 4.10: Tham gia THT theo qui mô hộ 40

Bảng 4.11: Tham gia THT theo tỷ lệ phụ thuộc 40

Bảng 4.12: Tham gia THT theo hỗ trợ vốn 41

Bảng 4.13: Tham gia THT theo thay đổi thu nhập 41

Bảng 4.14: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập 42

Bảng 4.15: Kết quả ước lượng mô hình 43

Trang 9

DANH M ỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Khung phân tích 22 Hình 4.1: Bản đồ huyện Vĩnh Thuận 29

Biểu đồ 4.1: Phân loại các mô hình THT 32

Biểu đồ 4.2: Số lượng THT theo địa bàn 33

Biểu đồ 4.3: Thống kê số lượng hỗ trợ 34

Biểu đồ 4.4: Thống kê số THT do hội đoàn thể quản lý 35

Biểu đồ 4.5: Hỗ trợ vốn 37

Trang 10

TÓM T ẮT LUẬN VĂN

Trong những năm qua, phong trào KTTT của huyện Vĩnh Thuận có bước phát triển đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Các mô hình THT trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển đi vào chiều sâu Các THT ngày càng hoạt động mang lại hiệu quả thiết

thực, hộ tham gia THT đã đạt mức thu nhập và hiệu quả kinh tế cao hơn so với

hộ không tham gia

Bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giả chọn mẫu khảo sát gồm

120 hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, trong đó có 60

hộ tham gia THT và 60 hộ không tham gia THT

Phân tích hồi Binary Logistic xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập Kết quả hồi quy cho thấy, có 6 trong 6 biến độc lập ảnh hưởng đến

khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình gồm giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, học

vấn chủ hộ, qui mô hộ gia đình, tham gia THT và hỗ trợ vốn, trong đó biến quan trong tham gia THT có tác động mạnh nhất làm tăng khả năng thu nhập của hộ gia đình Chưa có thể khẳng định có hay không sự ảnh hưởng của các biến dân

tộc chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc đến sự thay đổi thu nhập củ hộ

Từ kết quả nêu trên, tác giả đã đề ra các chính sách nhằm nâng cao hiệu

quả sản xuất của các mô hình THT, mặt khác thu hút ngày nhiều hộ gia đình tham gia THT, thông qua đó nhằm giúp các hộ gia đình giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, ổn định đầu ra, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ gia đình

Trang 11

cầu liên kết cùng có lợi của những người sản xuất hàng hóa Tuy bước đi, hình

thức giữa các nước có khác nhau nhưng chung quy lại là Chính phủ các quốc gia đều mong muốn tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy các mô hình liên kết sản xuất phát triển

Kiên Giang là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2; hơn 573.000 ha đất nông nghiệp; dân số hơn 1,8 triệu người, với hơn 73% dân số

sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp Để đảm bảo phát triển

bền vững nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành quyết định điều

chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Tăng cường liên doanh, liên kết và sự tham gia của “04 nhà” và nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp Trong đó chỉ đạo, phối hợp để tăng cường liên kết vùng theo Quyết định số 593/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và sự tham gia

của “04 nhà” trong từng ngành hàng sản phẩm Đồng thời, tăng cường liên kết

và nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng, trong đó cần củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc Không ngừng xây dựng và nâng cấp chuỗi khép kín nhằm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, tiến đến hình thành thương

hiệu hàng hóa

Vĩnh Thuận là một huyện nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang, có diện tích

tự nhiên trên 39.473,79 ha, là huyện có vị trí địa lý thuận lợi và có tiềm năng lớn

về nông nghiệp Số người tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80% tổng

Trang 12

dân số của huyện Trong những năm qua, số lượng THT trong toàn huyện được nâng lên, hoạt động của THT có khuynh hướng phát triển bền vững hơn, góp

phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội cho địa phương Chính quyền địa phương đã tổ chức hướng dẫn xây dựng các mô hình THT và tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, giúp đỡ hộ xã viên tăng năng lực sản xuất, sản phẩm đạt chất lượng cao, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tư thương ép giá, mở rộng thị trường Tuy nhiên, các mô hình THT vẫn còn

bộc lộ những hạn chế, bất cập như THT sản xuất hoạt động vẫn còn nặng hình thức, chưa chủ động trong công tác quản lý và hoạt động, còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, vẫn còn một số Tổ kinh tế hợp tác thành lập chủ yếu để vay vốn

hoặc trông chờ được đầu tư vốn xây dựng mô hình Trình độ quản lý, điều hành

của Ban Lãnh đạo THT còn hạn chế, chưa được đào tạo, nên trong tổ chức điều hành hoạt động còn lúng túng, hiệu quả mang lại chưa cao

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài

“Phân tích l ợi ích của người dân khi tham gia tổ hợp tác trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sĩ

Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thay đổi thu nhập

của hộ gia đình, tham gia các THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

Trang 13

Trên cơ sở đó, đề xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hình THT, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

1.3 CÂU H ỎI NGHIÊN CỨU

Luận văn cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi 1: Thực trạng hiệu quả kinh tế các mô hình THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay như thế nào?

Câu hỏi 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thay đổi thu nhập của hộ gia đình tham gia các THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay?

Câu hỏi 3: Chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hính THT, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợi ích của người dân khi tham gia các THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận

1.4.2 Ph ạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu, luận văn nghiên cứu lợi ích của người dân tham gia các mô hình THT thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình

Về không gian nghiên cứu, luận văn được thực hiện nghiên cứu đối với các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

Về thời gian nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo của UBND huyện Vĩnh Thuận, Phòng NN&PTNT trong giai đoạn 2013– 2016 Số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình tham gia THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận trong tháng 12/2016

Trang 14

1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn

Chương 2 Cơ sở lý thuyết Chương này trình bày các khái niệm về hộ, nông hộ, tổ hợp tác, thu nhập, kinh tế nông hộ; các lý thuyết kinh tế học; các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày khung phân tích, nguồn dữ liệu, chọn mẫu nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu và mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày tổng quan điều kiện

tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động của các tổ hợp tác Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình tham gia THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận

Chương 5 Kết luận và hàm ý chính sách Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh

tế của các mô hình THT, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của đề tài và tìm ra các hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 LÝ THUYẾT VỀ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN

2.1.1 H ộ và hộ gia đình nông thô

Hộ có nhiều định nghĩa khác nhau bởi nhiều tác giả Theo như giáo trình kinh tế phát triển nông thôn có trích dẫn thì tác giả Martin (1988) có định nghĩa,

hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các

hoạt động xã hội khác Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học

tổng hợp Susex (Luân Đôn - Anh) cho rằng: “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động” Từ đó, có thể hiểu hộ là một nhóm người cùng chung huyết

tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập và ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung

Hộ gia đình nông thôn được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất Luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh Nông hộ cũng có thể được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào

sản xuất Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa

rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn (Trần Văn Hiền, 2014)

Nông hộ là các hộ nông dân thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất,

sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ

thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một

phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao (Theo Ellis, 1988)

Trang 16

2.1.2 Thu nhập của hộ nông dân

Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó hay là các khoản thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm Thu nhập là phần nông hộ thu được sau quá trình

sản xuất, bao gồm nhiều nguồn thu khác nhau Thu nhập của hộ nông dân cũng được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có Thu

nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ

thực hiện (Trần Văn Hiền, 2014)

Thu nhập của hộ nông dân có thể chia thành 3 loại gồm thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp, thu nhập khác

Thu nh ập nông nghiệp: Thu nhập nông nghiệp bao gồm thu nhập từ các

hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng

thủy sản

Thu nh ập phi nông nghiệp: Thu nhập phi nông nghiệp là thu nhập được

tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao

gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí… Ngoài ra, thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại

dịch vụ như buôn bán, thu gom

Thu nh ập khác: Là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê,

làm công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội hoặc các nguồn thu bất thường khác

Thu nhập của hộ nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống, nâng cao dân trí, quyết định đến quy mô sản xuất của nông hộ Nó là nguồn lực để chi tiêu cho mọi nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày của

mỗi nông hộ, mỗi người như lương thực thực phẩm, y tế, giáo dục Mỗi thành viên sẽ có điều kiện tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, các dịch vụ thông tin truyền thông Với những hộ nông dân có thu cập cao, các hộ sẽ có nhiều cơ hội

lựa chọn các loại hình sản xuất nông nghiệp, cũng như qui mô sản xuất của họ

Trang 17

Ngoài ra, thu nhập là thước đo mức sống, khả năng sẵn sàng tiêu dùng của mỗi

hộ nông dân đối với kinh tế thị trường

2.1.3 Kinh t ế nông hộ

Theo Ellis (1988) thì kinh tế nông hộ khác với những người làm kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường ở 3 yếu tố: đất đai, lao động và vốn: Kinh tế nông hộ là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế xã hội Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động được góp chung, chung một ngân sách, ở chung một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ hộ đưa ra

Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù nhờ các đặc điểm: Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn

giản nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất Nhờ giá trị xã hội của nông dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất Nhờ

việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống lại sự tập trung

ruộng đất vào tay một số ít nông dân Khả năng của nông dân thắng được áp lực

của thị trường bằng cách tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc

lột sức lao động) Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do

có tính rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp Khả năng của nông dân kết hợp được

hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu

nhập Tuy vậy, ở tất cả các xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả Các tiến bộ kỹ thuật làm giảm giá

trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá thành và giá cả của

sản phẩm nông nghiệp Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả năng tái sản xuất đơn

giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định

sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá

cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường (Trần Văn Hiền, 2014)

Trang 18

Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản

xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau Trong quá trình tiến hóa ấy hộ nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường

Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp có mục tiêu tối đa hoá lợi ích Lợi ích ở đây

là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia đình Người nông dân phải lao động để

sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc không đủ sức để sản xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động) cũng được coi như một lợi ích Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả năng lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Tỷ lệ giữa tay làm và miệng ăn)

Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường, tuy

vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp Đây là kiểu hộ nông dân “nửa tự cấp” có

tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư Hộ nông dân thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa hoàn toàn

phụ thuộc vào thị trường Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và vẫn quyết định cách sản xuất của hộ Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có phản ứng

với giá cả, với thị trường chưa nhiều Tuy vậy, thị trường ở nông thôn là những

thị trường chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất định

Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Người nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của gia đình Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm Tuy vậy, giả thiết rằng Người nông dân là người sản xuất có hiệu quả không được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu Điều này, có thể giải thích do hộ nông dân thiếu trình độ

kỹ thuật và quản lý, do thiếu thông tin thị trường, do thị trường không hoàn

chỉnh Đây là một vấn đề đang còn tranh luận Vấn đề ở đây phụ thuộc vào trình

độ sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của nông dân

2.2.1 Tổ hợp tác

Hợp tác và liên kết trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân nhằm nâng cao năng lực sản xuất và mua bán hàng hóa nông sản, tăng khả năng tiếp

Trang 19

cận thị trường là xu hướng tất yếu đã được khẳng định ở nhiều nước trên thế

giới Chưa những có khái niệm cụ thể cho THT Cơ sở để xác định tổ hợp tác

dựa vào Bộ luật dân sự năm 2015 và nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của THT

Căn cứ vào điều 111 Bộ luật dân sự năm 2005, thì pháp luật quy định về

tổ hợp tác như sau: “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có

chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”

Theo đó, có thể hiểu THT là sự kết nhóm của từ 3 cá nhân trở lên, có năng

lực hành vi dân sự đầy đủ, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi ích và cùng chịu trách nhiệm (BLDS Ðiều

111 khoản 1 và Ðiều 112) Trên thực tế, tổ hợp tác hình thành từ sự thoả thuận

giữa những người có cùng nghề nghiệp nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp,

nhằm tập họp các nỗ lực của cá nhân, tạo thành nỗ lực chung để thực hiện các

hoạt động nghề nghiệp đó với hiệu quả cao hơn so với trường hợp cá nhân

hoạt động riêng lẻ Có thể coi THT như là một nhân vật pháp lý nằm giữa pháp nhân và nhóm thực tế trong lĩnh vực kinh tế

- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên

- Điều kiện nhận tổ viên mới và ra khỏi THT

- Điều kiện chấm dứt THT

- Các thỏa thuận khác

Trang 20

Về tổ viên THT:

Tổ viên THT là các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân

sự đầy đủ Quyền và nghĩa vụ của tổ viên THT do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật ( thỏa thuận không được trái pháp luật) THT có quyền giao kết hợp đồng lao động với người không phải là tổ viên để thực hiện những công việc nhất định

Đại diện của THT trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên

cử ra Tổ trưởng THT có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc

nhất định cần thiết cho tổ Giao dịch dân sự do người đại diện của THT xác lập,

thực hiện vì mục đích hoạt động của THT theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả THT

V ề chấm dứt THT:

Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

- Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác

- Mục đích của việc hợp tác đã đạt được

- Các tổ viên thảo thuận chấm dứt THT

Trong trường hợp chấm dứt, THT phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã chứng thực hợp đồng hợp tác THT chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định

Khi chấm dứt, tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ của tổ; nếu tài sản

của tổ không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự 2005 Trong trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản của tổ vẫn còn thì được chia cho

Trang 21

các tổ viên theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường

hợp có thoả thuận khác

2.2.3.T ổ viên tổ hợp tác

Theo quy định Điều 110 Bộ luật dân sự 2005 tổ viên của THT là “những

người cùng góp công sức trong việc tham gia sản xuất, kinh doanh, cùng hưởng

l ợi và cùng chịu trách nhiệm”

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 151/2007 về điều kiện kết nạp tổ viên như sau:

“Cá nhân t ừ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các n ội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành

tổ viên tổ hợp tác Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên tổ hợp tác”

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành mới chỉ dừng lại quy định việc bầu, thay đổi tổ trưởng phải thông báo với UBND cấp xã/phường nơi chứng thực hợp đồng hợp tác Đối với việc kết nạp mới, thay đổi, chấm dứt tổ viên thì vấn đề thông báo không đặt ra Điều này cho thấy sự chưa công khai tư cách thành viên gây khó khăn trong việc xác định một cá nhân có phải là tổ viên của THT trên thực tế

Tổ viên tổ hợp tác có các quyền quy định tại Điều 116 BLDS năm

2005 và Điều 8 Nghị định 151/2007/NĐ-CP, đồng thời có các nghĩa vụ tại Điều

115 BLDS năm 2005 và Điều 9 Nghị định 151/2007/NĐ-CP

2.2.4 L ợi ích khi tham gia tổ hợp tác

Tổ hợp tác là hình thức hợp tác đơn giản, có khả năng áp dụng rộng rãi, liên kết những người dân có hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, vốn ít, dễ bị thiệt thòi khi tham gia thị trường, cùng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực sản xuất và mua bán hàng hóa nông sản, tăng khả năng tiếp cận thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn Do đó, các tổ viên tham gia tổ hợp tác hiện nay mới chỉ dừng lại trong việc tìm một “tổ chức” có tư cách pháp lý để hội, họp trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh giữa các tổ viên

Trang 22

Lợi ích của việc tham gia THT bao gồm lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, phát triển cộng đồng

Lợi ích kinh tế: thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, THT có

khả năng giảm chi phí do cùng mua chung vật tư, tăng khả năng tiếp cận và ứng

dụng các khoa học kỹ thuật và tiếp cận thị trường THT còn làm các việc mà

từng thành viên riêng lẻ khó có thể thực hiện được như xây dựng và quàn lý hệ

thống tưới, tiêu nước, xây dựng đê bao chống lũ

Lợi ích xã hội: thay vì hoạt động nhỏ lẻ dựa trên hộ gia đình, các THT được hình thành từ nhóm thành viên thuộc các hộ khác nhau, dựa trên sự tin tưởng và chia sẻ lợi ích trong công việc, tăng cường mối quan hệ hàng xóm,

cộng đồng

Phát triển cộng đồng: ở nhiều vùng miền, các hàng hóa dịch vụ ít khi đáp ứng được nhu cầu đa dạng của cộng đồng, nhất là các loại hàng hóa dịch vụ công cộng Các THT thuộc lĩnh vực này cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của

bản thân cộng đồn địa phương, từ đó cải thiện điều kiện sống của cả cộng đồng

2.3.1.Hành vi ra quy ết định của nông hộ trong sản xuất

Trích theo Trần Thị Mộng Thúy (2016), hành vi ra quyết định của nông

sộ trong sản xuất được hiểu như sau:

Học thuyết này bắt nguồn từ lập luận người nông dân là một cá nhân quyết định các vấn đề như: sử dụng bao nhiêu lao động cho một vụ sản xuất, có nên sử dụng vật tư nông nghiệp cho sản xuất hay không, nên trồng loại cây nào… Học thuyết này nhấn mạnh vào quan điểm là những người nông dân có

thể thay đổi mức độ và chủng loại của các vật tư và sản phẩm nông nghiệp

Người ta thừa nhận ba mối quan hệ giữa nguồn lực và sản phẩm nông nghiệp và ba mối quan hệ này cũng phù hợp với ba giai đoạn xây dựng học thuyết về xí nghiệp sản xuất nông nghiệp Ba mối quan hệ đó là:

(1) Mức độ thay đổi của sản lượng phù hợp với mức độ thay đổi của nguồn lực sử dụng trong sản xuất Mối quan hệ này gọi là mối quan hệ yếu tố -

sản phẩm hay là mối quan hệ giữa nguồn lực - sản lượng (input và output)

Trang 23

(2) Thay đổi sự kết hợp của hai hay nhiều loại nguồn lực khác nhau để sản

xuất ra một sản lượng nhất định (như sự kết hợp giữa đất đai và lao động theo các cơ cấu khác nhau để tạo ra một sản lượng lúa như nhau)

(3) Sản lượng hoặc sản phẩm khác nhau có thể thu được từ một tập hợp các nguồn tài nguyên (như các mức sản lượng sắn hoặc đậu khác nhau có thể thu được trên cùng một đơn vị diện tích) Mối quan hệ này gọi là mối quan hệ sản

phẩm - sản phẩm

Học thuyết cơ bản của nền sản xuất nông dân bao gồm hàng loạt các mục đích có thể đạt được và một số hạn chế như không đề cập đến phương tiện tiêu dùng của gia đình nông dân Tìm hiểu một mục đích duy nhất có thể đạt được tối

đa hóa lợi nhuận trong thời gian ngắn hạn Chỉ có nông dân là người duy nhất được phép ra quyết định trong nền sản xuất của nông dân Những giả định khác bao gồm sự cạnh tranh trên các thị trường về sản phẩm, vật tư nông nghiệp và

vấn đề mua vật tư phục vụ sản xuất

2.3.2 Hành vi t ối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất

Trích theo Trần Thị Mộng Thúy (2016), hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất được hiểu như sau:

Hàm sản xuất xác định mối quan hệ vật chất giữa sản lượng Y và bất kỳ nguồn lực nông nghiệp (đầu tư cho sản xuất) (x1,x2, ,x n) Hàm sản xuất có dạng

tổng quát:

(x x x n)

f

Đặc biệt, điều liên quan là chỉ với một hoặc nhiều biến số nguồn lực (đầu

vào), còn các đầu tư khác và tình trạng công nghệ là bất biến, được viết như sau:

Trang 24

các điều kiện này thì đạo hàm thứ nhất phải là dương và (dY/dX)> 0và đạo hàm

cấp hai phải là âm(dY2/dX2)< 0 có nghĩa là sự phản ứng của sản lượng đối với các mức độ gia tăng chi phí các nguồn lực phải được tăng lên, song mức tăng

phải giảm dần (trích Trần Thị Mộng Thúy, 2016)

2.3.3 Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí

Trích Trần Thị Mỹ Dung (2015), hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí được thể hiện như sau:

Mức độ hiệu quả nhất của một biến chi phí đầu tư phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giá cả của các loại nguồn lực đó và giá sản phẩm Mức độ kinh tế

tối ưu của việc chi phí nguồn lực đạt được khi giá trị sản phẩm biên tế của nguồn lực bằng giá của nguồn lực đó Mức tối ưu của một nguồn lực đơn có thể được biểu thị bằng một vài phương pháp khác nhau:

PX = giá của từng đơn vị nguồn lực X (tức là MFC)

PY = giá của từng đơn vị sản lượng Y

MVP: giá trị biên tế của sản phẩm

MPP: sản phẩm hiện vật tới hạn

Vậy MVPX = MPPX * PY có nghĩa là giá trị sản phẩm biến tế của nguồn

lực bằng sản phẩm tới hạn nhân với giá sản phẩm Vì vậy, có 3 cách để xác định điểm tối ưu:

- Điểm tối ưu kinh tế sẽ đạt được khi mức tiền lãi tăng thêm bằng chi phí tăng thêm MVPX = PX Nếu MVPX > PX thì nông dân sử dụng quá ít nguồn lực

và nếu Nếu MVPX < PX thì lại chứng tỏ nông dân sử dụng quá nhiều nguồn lực

- Điểm tối ưu cũng có thể biểu thị bằng MVPX/PX = 1 là tỷ lệ của giá trị biên tế của sản phẩm đối với giá vật tư bằng 1 Các dạng biểu thị điều kiện tối

ưu này thường được dùng trong các tạp chí liên quan tới nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của người nông dân và vấn đề nêu lên là tỷ lệ này có thể là một con số khác 1 được không và nếu vậy thì theo hướng nào Trả lời cho vấn đề này là nếu

tỷ lệ đó lớn hơn 1 tức là MVPX/PX > 1 thì không đạt tối ưu người nông dân sử

dụng quá ít nguồn lực còn nếu MVPX/PX < 1 cũng không được vì tỷ lệ này biểu

thị người nông dân dùng quá nhiều nguồn lực

Trang 25

- Vì MVPX = MPX * PY nên điều kiện tối ưu cũng có thể được biểu thị

bằng MPPX = PX/PY Sản phẩm tới hạn bằng tỷ lệ nghịch đảo của giá cả (yếu tố

mức giá khác nhau cho một sản phẩm xác định Nói cách khác, ở đây vấn đề tối

ưu hóa được xem như vấn đề tối thiểu hóa chi phí chứ không phải là tối đa hóa

lợi nhuận

Đối với mỗi sản lượng nhất định, sự kết hợp chi phí ít nhất của các vật tư

xảy ra tại điểm tiếp tuyến giữa đường đồng mức sản lượng và đường đồng mức chi phí để tạo thành một đường tiếp tuyến Bất kỳ một điểm khác nào nằm ở bên trái hoặc bên phải của điểm đó trên đường đồng mức sản lượng sẽ nằm trên đường đồng mức chi phí tiếp tuyến với các đường đồng mức sản lượng này Tại

bất kỳ điểm nào của đường tiếp tuyến, độ nghiêng của hai đường cong là bằng nhau Tỷ lệ thay thế tới hạn bằng tỷ lệ nghịch của giá các nguồn lực

Như trong trường hợp điểm tối ưu của hàm sản xuất, một số công thức toán học đơn giản đã giúp chúng ta tìm hiểu hàm ý của kết luận này Trước hết,

ở đây chúng ta xem xét một hàm sản xuất có hai biến nguồn lực có công thức chung:

Y = f(X1/ X2)

Từng vật tư trong hàm sản xuất được gắn với sản phẩm vật chất riêng của

nó Vì vậy chúng ta có:

MPP1 = dY/dX1 và MPP2 = dY/DX2

Công thức trên tạo ra tỷ lệ nghịch của các sản phẩm vật chất giới hạn

bằng với tỷ lệ thay thế giới hạn:

MPP1/ MPP2 = P1/P2, hoặc bằng cách nhân chéo MPP1/P1 = MPP2/P2 Nói cách khác, tối ưu, chi phí ít nhất, sự kết hợp của các nguồn lực xảy ra khi các tỷ lệ của sản phẩm tới hạn đối với chi phí của từng đơn vị nguồn lực đều

Trang 26

giống nhau đối với tất cả các loại nguồn lực Điều này cũng có nghĩa là khi nói

rằng MPP trên một đô la chi phí bằng tổng tất cả các nguồn lực, và nếu có sự thay đổi trong công nghệ sản xuất (thay đổi vị trí và hình dạng các đường đồng

mức sản lượng) hoặc nếu có sự thay đổi tỷ lệ giá của các yếu tố thì sự kết hợp chi phí ít nhất của các nguồn lực cũng thay đổi

2.3.4 Hành vi t ối đa hóa lợi nhuận và hàm lợi nhuận

Trích Trần Thị Mỹ Dung (2015):

Giả thuyết người nông dân hiệu quả thường gắn với với việc nông hộ đẩy

mạnh tối đa hóa lợi nhuận Hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận là hai mặt của một

vấn đề Một định nghĩa chính xác về hiệu quả kinh tế cũng cần phải kể đến một

thị trường cạnh tranh, vì vậy cũng không có một đơn vị (hoặc một ngành sản

xuất) cá thể nào có thể đạt được hiệu quả nếu như những người sản xuất phải đương đầu với các giá cả khác nhau hoặc nếu một số tác nhân kinh tế này có thể làm ảnh hưởng giá cả và thu nhập của các tác nhân kinh tế khác

Giả thuyết tối đa hóa lợi nhuận không yêu cầu phải có lợi nhuận bằng một khoản tiền Điều mà giả thuyết yêu cầu là phải điều chỉnh đầu vào hoặc đầu ra

của sản xuất sao cho các nông hộ đạt một khoản thu nhập ròng cao hơn dù bằng

tiền mặt hay bằng hiện vật và điều này được áp dụng như nhau đối với các hộ gia đình nghèo cũng như khá giả Đối với việc điều tra thực tế thì nguồn lực và

sản phẩm phải được ấn định theo giá thị trường và các giá ấn định này là đặc trưng cho các điều kiện của thị trường cạnh tranh

Theo quan điểm tân cổ điển đúng đắn, thậm chí nếu bản chất của nền kinh

tế nông dân hạn chế việc đạt hiệu quả thì điều đó không có nghĩa là trong điều

kiện có nhiều mục tiêu và hạn chế đối với hộ gia đình nông dân lại không có được một tính toán kinh tế Thực sự, sự tính toán như vậy thực sự là tiền đề của

hầu hết các chính sách nông nghiệp ở các nước chậm phát triển Vì thế, tối đa hóa lợi nhuận từng phần hay tối đa hóa có giới hạn vẫn có thể xảy ra cả khi nền kinh tế thực sự không có hiệu quả

Giả thuyết về người nông dân hiệu quả theo nghĩa tân cổ điển về tối đa hóa lợi nhuận không đơn thuần được chứng minh là các giả thuyết chung, cũng

Trang 27

không phải là các giả thuyết sâu sắc về sự khác nhau và các nguyên nhân gây ra trong nền kinh tế nông dân Cần phải có các giả định đúng đắn về tính đồng nhất

của các điều kiện sản xuất và các nguồn lực mà tất cả mọi nông dân trong mô hình mẫu phải chịu, cũng như về tính cạnh tranh của các thị trường có các nông

trại hoạt động Nhưng điều này dường như ít khi gắn với dân số nông dân trong vùng chọn làm điểm mô hình mẫu Do có sự khác nhau không rõ ràng về các nguyên nhân giữa các nông trại nên cũng gây khó khăn cho việc phân tích kinh

tế người nông dân: nếu người người nông dân trung bình là nông dân hiệu quả thì các vấn đề của các nông hộ xuất phát từ mức bình quân đã được xem xét

Cuối cùng, sự theo đuổi mục đích người nông dân trung bình đạt hiệu quả là bất hòa với khái niệm về nền kinh tế nông dân liên quan đến các dạng phức tạp của

mối quan hệ qua lại giữa các hộ gia đình của các tình trạng kinh tế khác nhau trong các thị trường không hoàn thiện

2.4 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu của tác giả Trần Cao Úy (2017) về “Mối liên kết trong sản

xuất và tiêu thụ rau màu tại phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” Nghiên cứu mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau màu ở

phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích

nhằm khảo sát hoạt động sản xuất, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nhu cầu liên

kết trong sản xuất rau màu, từ đó làm cơ sở cho các cơ quan chức năng xem xét

và thực hiện các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao hiệu sản xuất rau màu trên địa bàn nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay trên địa bàn nghiên

cứu tồn tại 2 mối liên kết chính trong sản xuất rau màu, bao gồm các liên kết ngang và liên kết dọc Tuy nhiên, các mối liên kết này vẫn rất lỏng lẽo, chưa có các tổ chức hợp tác liên kết trong nông dân, các hoạt động mua bán không qua

hợp đồng hoặc chỉ bằng hợp đồng miệng đối với từng loại rau màu khác nhau

Người dân đang có nhu cầu cao trong việc hình thành tổ hợp tác hoặc HTX sản

xuất (92,5% ý kiến đề xuất) và xây dựng các hợp đồng tiêu thụ với các đối tác (87,5% ý kiến đề xuất) để đảm bảo khâu tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau màu ổn định hơn

Trang 28

Nghiên cứu của các tác giả Lê Thị Minh Châu, Trần Minh Huệ, Trần Thị

Hải Phương (2016) về “Liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức tổ hợp tác tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” Kết quả phân tích liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức tổ hợp tác (THT) tại huyện Tân Yên đã chỉ ra các đặc trưng cơ bản

của THT là (i) Hộ chăn nuôi tự nguyện tham gia THT; (ii) Các hoạt động liên

kết gồm mua chung thức ăn, mua bán con giống, phòng trừ dịch bệnh, vay vốn

và tiêu thụ sản phẩm Hộ tham gia THT đã đạt mức thu nhập và hiệu quả kinh tế cao hơn so với hộ không tham gia Ngoài ra, tiếp nhận, chia sẽ thông tin kỹ thuật

và thị trường của hộ tham gia THT tốt hơn so với hộ không tham gia Tuy nhiên, các hoạt động liên kết còn lỏng lẻo, các hộ chưa tham gia đồng bộ các khâu liên

kết, nhãn hiệu lợn sạch của THT chưa có tiêu chuẩn cụ thể đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm và năng lực quản lý của những người đứng đầu THT còn

hạn chế Quy mô chăn nuôi, trình độ và giới tính chủ hộ có ảnh hưởng đến quyết định của hộ đối với tham gia liên kết Để thúc đẩy liên kết và tăng thu nhập, hộ chăn nuôi cần liên kết đồng bộ các hoạt động, bố trí quy mô đàn lợn theo lứa

hợp lý giữa các hộ để đáp ứng yêu cầu về số lượng của người mua, áp dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi và liên kết phối trộn thức ăn Chính quyền địa phương cần hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động của THT, tuyên truyền thực hiện tốt quy hoạch để giảm manh mún trong chăn nuôi

Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Dung (2015) về “Hiệu quả kinh tế sản xuất

lúa trong mô hình Cánh đồng lớn tại tỉnh Bến Tre” Qua thực hiện kiểm định

bằng phương pháp t-test và PSM, cho thấy mô hình cánh đồng lớn do Công ty Lương thực Bến Tre phối hợp cùng với các công ty cung ứng đầu vào đã đem lại

hiệu quả tài chính cao hơn cho nông hộ trong mô hình, giúp giảm chi phí, tăng năng suất, tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho bà con nông dân Kết quả về hiệu

quả kỹ thuật: khi tham gia mô hình cánh đồng lớn, dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của các công ty cung ứng phân bón và thuốc BVTV, nông dân đã thay đổi tập quán

sản xuất: sử dụng giống xác nhận để gieo trồng, giảm lượng giống gieo sạ từ 40 -30 kg/ha/vụ, gieo sạ đồng loạt theo lịch thời vụ; bón phân cân đối và hợp lý (giảm lượng phân đạm), thay đổi cách phun thuốc từ phun thuốc theo định kỳ và

Trang 29

kinh nghiệm sang phun thuốc theo sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật; sử

dụng nước tiết kiệm, đúng thời điểm hạn chế được sự đổ ngã của cây lúa v.v…Về hiệu quả kinh tế, khi tham gia mô hình cánh đồng lớn giúp cho nông dân giảm được chi phí phân bón từ 247.970 đồng/ha/vụ - 233.618 đồng/ha/vụ,

giảm chi phí thuốc BVTV từ 861.085 đồng/ha/vụ - 726.974 đồng/ha/vụ, chi phí bơm nước giảm từ 336.375 đồng/ha/vụ - 264.977 đồng/ha/vụ Tỷ suất lợi nhuận/ tổng chi phí của các hộ trong mô hình là 0,48 lần, cao hơn tỷ suất lợi nhuận /tổng chi phí của các hộ bên ngoài mô hình 0,19 lần Điều này nói lên

rằng khi hộ nông dân trong mô hình đầu tư 1 đồng chi phí sẽ thu được 0,48 đồng

lợi nhuận trong khi đó các hộ bên ngoài mô hình đầu tư chỉ thu được 0,29 đồng

lợi nhuận Qua kết quả mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa

và mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ sản xuất lúa cho thấy khi tham gia mô hình cánh đồng lớn sẽ làm tăng năng suất và lợi nhuận cho nông dân trong mô hình

Nghiên cứu của các tác giả Vũ Đức Hạng và Nguyễn Mậu Dũng (2013)

về “Thực trạng liên kết trong sản xuất dứa nguyên liệu của các hộ dân với công

ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao” Mục đích của nghiên cứu này là

nhằm tìm hiểu thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ liên kết trong sản xuất dứa nguyên liệu của các hộ dân với Công ty cổ

phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Kết quả nghiên cứu cho thấy Công ty và

hộ dân liên kết sản xuất dứa nguyên liệu thông qua hợp đồng được ký kết hàng năm trong đó xác định rõ sản lượng giao khoán, giá bán sản phẩm trong từng vụ,

diện tích dứa cần trồng mới Mặc dù sản lượng thu mua dứa nguyên liệu của công ty trong năm 2012 vượt 2% so với sản lượng giao khoán nhưng tình trạng

hộ không hoàn thành hợp đồng giao khoán vẫn chiếm khoảng 6,6% Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các

hộ dân và Công ty trong thời gian tới Các giải pháp này bao gồm tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của hộ dân về lợi ích và trách nhiệm thực hiện

hợp đồng, tăng cường hỗ trợ vật tư cho hộ dân, điều chỉnh một số điều khoản về giá cả trong hợp đồng, và đảm bảo thanh toán cho hộ dân đúng thời hạn

Trang 30

Nghiên cứu của tác giả Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012) với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả tố chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo

- Trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang” Mục tiêu nghiên cứu là so sánh

hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng lúa

từ đó nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu Với quy mô

120 mẫu quan sát được điều tra các nông hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn tác giả

đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí và dùng hàm lợi nhuận để phân tích

biến phụ thuộc lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào thông qua công

cụ hồi qui tương quan Bài nghiên cứu cho thấy các nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn có hiệu quả sản xuất cao và ổn định hơn so với các nông hộ ngoài

mô hình, làm tăng thu nhập, lợi nhuận và giảm rủi ro sản xuất cho nông hộ Các

yếu tố như diện tích, trình độ học vấn, chi phí phân, chi phí thuốc, giá bán là

những nhân tố đã tác động đến lợi nhuận và chi phí lao động, kinh nghiệm, chi phí giống là yếu tố không có ý nghĩa trong mô hình Từ kết quả trên, tác giả đã

đề ra những giải pháp về phía nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân nhằm định hướng phát triển mô hình trong tương lai ở nông thôn Do vị trí địa bàn nghiên cứu là nơi có nhiều kênh đào tuy nhiên đa số là kênh nhỏ chưa được nạo vét, điều này có tác động như thế nào đến lợi nhuận của nông hộ trong quá trình canh tác nên tác giả đã bổ sung thêm yếu tố chi phí bơm tưới vào mô hình nhằm tìm hiểu thêm, cũng như làm rõ mối quan hệ giữa các biến

Nghiên cứu của Bùi Thị Hoa (2009) về “Nghiên cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại trái cây rau màu tại huyện Ninh Giang,

tỉnh Hải Dương” Qua nghiên cứu tình hình hoạt động liên kết trong sản xuất tiêu thụ một số loại trái cây, rau mài, cụ thể đối với 3 loại trái cây: ớt, cà chua và dưa bao tử xuất khẩu tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương Kết quả nghiên

cứu cho thấy, hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại rau màu còn lỏng lẻo Hình thức liên kết dọc giữa 4 nhà chưa đầy đủ Trong liên kết sản

xuất và tiêu thụ giữa hộ nông dân và các doanh nghiệp chế biền còn đang ở mức

sơ khai Hoạt động mua bán đã được thỏa thuận dưới dạng hợp đồng, nhưng mới

chỉ là hợp đồng gián tiếp thông qua đối tượng trung gian là các hợp tác xã nông

Trang 31

nghiệp, các hộ sản xuất nhận được thông báo thu mua đầu ra một số loại rau màu Tuy nhiên, khi có biến động giá đầu vào tăng mạnh thì giá sản phẩm đầu ra không tăng hoặc nếu tăng thì chậm hơn

Nghiên cứu của Nguyễn Công Bình (2007) về “Biện pháp nâng cao hiệu

quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đến 2015” Kết

quả cho thấy, người dân bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến nhận thức về vai trò,

vị trí, sự cần thiết phải đổi mới để phát triển HTX NN kiểu mới hoạt động theo

luật trong cán bộ và nhân dân lao động Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ và nhân dân lao động chưa nhận thức đúng và đầy đủ vai trò,

vị trí khách quan và bản chất của HTX NN kiểu mới, chưa tin vào việc khắc

phục có kết quả tình trạng yếu kém lâu nay của các HTX NN, cũng như chưa tìm được mô hình, bước đi, cách làm mới để phát triển mạnh HTX NN Phần lớn các HTX NN hiện nay nội lực còn yếu, tiềm lực kinh tế còn thấp, khả năng tích lũy để đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế Trình độ, năng lực điều hành, tổ chức

sản xuất kinh doanh của cán bộ HTX NN còn yếu, lợi ích HTX NN mang lại cho xã viên chưa nhiều, xã viên HTX NN chưa quan tâm đến việc góp sức, góp

vốn, tham gia quản lý HTX NN Mô hình HTX NN kiểu mới đã bước đầu phát huy tác dụng ở những HTX NN khá, có đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo,

nhạy bén với thị trường và nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã

hội tốt

Trang 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày tổng quan lý thuyết của đề tài Tác giả trình bày cơ sở

lý thuyết về Các khái niệm về nông hộ, kinh tế hộ Tổng quan lý thuyết về tổ

hợp tác gồm khác niệm, đặc điểm, tổ viên tổ hợp tác và lợi ích của việc tham gia

tổ hợp tác Trình bày lý thuyết kinh tế học về kinh tế học sản xấu Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài Từ đó, làm cơ sở để thiết kế nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của hộ tham gia mô hình THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận,

tỉnh Kiên Giang

Trang 33

- Loại hình tham gia

- Số năm tham gia

Tăng thu nhập hộ gia

Trên cơ sở lý thuyết về hộ nông dân, tổ hợp tác, lý thuyết kinh tế học và

lợi ích của việc tham gia các Mô hình hợp tác Dựa vào đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động của các THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tác giả đề xuất khung phân tích của đề tài cho bởi Sơ đồ 3.1, cụ thể như sau:

Sơ đồ 3.1: Khung phân tích

Ngu ồn: Tổng hợp của tác giả

Từ Sơ đồ 3.1 cho thấy, tăng thu nhập hộ gia đình tham gia THT chịu ảnh hưởng bởi 4 nhóm nhân tố gồm đặc điểm chủ hộ, đặc điểm hộ gia đình, tham gia THT và hỗ trợ Trong đó, đặc điểm tham gia THT là đặc điểm quan trọng nhất ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình

Trang 34

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Mô hình Binary logistic phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình tham gia THT Phương pháp này dùng để ước lượng mối quan hệ phụ thuộc giữa biến phụ thuộc- xác suất xảy ra một hiện tượng nào đó (ví dụ: xác xuất thay đổi thu nhập) với các biến độc lập khác

Dạng tổng quát của mô hình hồi qui Binary logistic:

Y là biến giả, có giá trị bằng 1 nếu thu nhập năm 2015 của hộ gia đình tăng so với năm 2014, nhận giá trị bằng 0 nếu thu nhập của hộ gia đình năm không tăng hoặc giảm so với năm 2014

Xi:là các biến độc lập trong mô hình (i=1.2…n)

: là các hệ số hồi quy (i=1.2…n)

ε: là sai số

Để đánh giá tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, tác giả sử

dụng mô hình Binary Logistic để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng

có thay đổi thu nhập của hộ gia đình tham gia THT, cụ thể như sau:

εβ

ββ

ββ

ββ

ββ

++

++

+

++

++

thamgia tylept

quimo vanhoa

tuoi dantoc

gioitinh thaydoitn

P

thaydoitn

P

8 7

6

5 4

3 2

1 0)0(

1ln

Ngày đăng: 09/08/2017, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w