nhận thức về vấn đề hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông

45 1K 7
nhận thức về vấn đề hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nhận thức về vấn đề hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông

Nhận thức của về vấn đề hiệu quả bài học lịch sử trường phổ thông Bài làm Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo những con người toàn diện để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi một môn học trường phổ thông đều phải góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ trong đó môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng. Những kiến thức lịch sử thế giới và dân tộc từ xa xưa đến nay không chỉ có tác dụng phát triển về tri thức mà còn phải giáo dục đạo đức, tư tưởng và nâng cao năng lực tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh, làm hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ vững bước tiến vào thời kỳ mới, đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới. Muốn phát huy tốt chức năng và nhiệm vụ của bộ môn trong việc giáo dục học sinh cần nắm vững lý luận và các biện pháp nâng cao hiệu quả của bài học. 1.Quan niệm về hiệu quả dạy học lịch sử trường THPT. Cho đến nay, trong cả lý luận và thực tiễn dạy học, các nhà giáo dục học, các nhà nghiên cứu phạm đều khẳng định: Hiệu quả dạy học là kết quả đích thực của quá trình dạy học so với mục tiêu bộ môn về các mặt hình thành kiến thức, kết quả giáo dục và phát triển học sinh; việc nâng cao hiệu quả dạy học là một điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Nó là kết quả của sự suy nghĩ và tìm tòi lớn về phạm, là kết quả tổng hợp của những nguyên lí khoa học của việc dạy học và của nghệ thuật phạm. Tuy vậy, trên thực tế vẫn tồn tại những quan niệm khác nhau về hiệu quả dạy học lịch sử. Theo quan điểm tiếp cận của các nhà giáo dục học , hiệu quả giáo dục là kết quả đích thực của một quá trình giáo dục so với mục tiêu đặt ra. Hiệu quả giáo dục biểu hiện hai mặt, hiệu quả trong và hiệu quả ngoài. Hiệu quả trong là kết quả thực của quá trình giáo dục trong nhà trường hoặc môi trường giáo dục cụ thể. Hiệu quả ngoài là sản phẩm của giáo dục đã ra ngoài cuộc sống. Hiệu quả giáo dục biểu hiện tập trung nhất nhân cách của học sinh, trong đó tập trung vào các mặt : sự phát triển về thể chất, trí tuệ, nếp sống có văn hóa, có đạo đức, khả năng tự lập, dễ hòa nhập, thích ứng linh hoạt, có cá tính và sáng tạo. Sự biểu hiện về nhân cách giữa học sinh đang học nhà với học sinh đang học nhà trường phổ thôngsự khác nhau. Hiệu quả giáo dục mang tính cụ thể hơn chất lượng giáo dục. Cũng có quan niệm cho rằng, hiệu quả dạy học lịch sử chỉ là việc giáo viên cung cấp kiến thức cơ bản và học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. Nắm kiến thức trong dạy họcvấn đề cơ bản, quan trọng trong giáo dục nói chung và môn lịch sử nói riêng. Trong dạy học lịch sử, kiến thức được đưa vào chuwong trình sách giáo khoa phảo là những kiến thức cơ bản, những kiến thức phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học lịch sử, phù hợp với trình độ, yêu cầu học tập của học sinh. Do đó việc giúp học sinh nắm vững kiến thức có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử trường phổ thông. Nó là nhân tố đầu tiên của mục đích học tập bộ môn có vai trò tác dụng trên cả ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Theo GS Phan Ngọc Liên “nắm kiến thức trong dạy học là phải biết và hiểu lịch sử (đây là quá trình nhận thức lịch sử từ nắm sự kiện đến tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, để nắm bản chất, rút ra bài học kinh nghiệm và quy luật lịch sử) Nó là con đường nhận thức biện chứng lịch sử. Song con đường nhân thức không phải là phương tiện, mục đích học tập, nghiên cứu lịch sử. Bởi vì biết lịch sử chưa phải là mục đích, là thước đo chất lượng của việc học tập, nghiên cứu lịch sử, mà điều chủ yếu là hiểu lịch sử, vận dụng tri thức lịch sử vào tiếp thu kiến thức mới, nhất là vào hoạt động thực tiễn” Xuất phát từ quan điểm “dạy chữ để dạy người”, quan điểm “đồng bộ, toàn diện”, các nhà giáo dục học lại cho rằng, hiệu quả dạy học được xác định không chỉ bằng việc hình thành kiến thức cơ bản của bài mà còn là kết quả của việc giáo dục và phát triển tư duy, kỹ năng, kĩ xảo, tính tích cực học tập của học sinh. Như vậy có thể khẳng định, hiệu quả dạy học lịch sử trường phổ thông là kết quả đích thực sau một quá trình, nó thể hiện trên cả ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục, và phát triển toàn diện học sinh. Về mặt kiến thức, bài học hiệu quả phải giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bài. Đó là những sự kiện lịch sử cơ bản, niên đại, nhân vật lịch sử quan trọng, việc đánh giá các sự kiện , rút ra bài học, quy luật, và hình thành khái niệm lịch sử, xác định phương pháp học tập, kiểm tra. Kiến thức cơ bản ấy giúp học sinh trả lời được các câu hỏi như thế nào? Và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống ra sao? Về mặt giáo dục thể hiện thái độ, xúc cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật, những phản ứng tự nhiên… của các em đối với hiện tượng và nhân vật lịch sử. Mặt khác kết quả giáo dục của một bài học hiệu quảhọc sinh phải đánh giá đúng sự kiện, vai trò của nhân vật lịch sử, kĩ năng sử dụng những kiến thức lí luận đã học để phân tích các hiện tượng xã hội của quá khứ và hiện tại. Đó là cơ sở để giáo dục cho học sinh tư tưởng chính trị, đạo đức trong quá trình học tập. Từ kết quả giáo dục, hiệu quả dạy học còn thể hiện việc phát triển toàn diện học sinh như: năng lực nhận thức ( tri giác tưởng tượng, trí nhớ, tư duy…) các thành phần nhân cách (xúc cảm lịch sử, hứng thú học tập, ý chí…), năng lực thực hành và các kỹ năng khác, kĩ xảo… Tất cả các mặt đó có mối quan hệ mật thiết, tác động biện chứng lẫn nhau. Nhiệm vụ giáo dục và phát triển của bài học chỉ có thể thực hiện trên cơ sở hình thành kiến thức. Việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển trong giờ học sẽ làm cho việc nắm kiến thức của học sinh sâu sắc hơn. Do đó trong quá trình dạy học phổ thông việc nhận thức đúng, thống nhất khái niệm hiệu quả dạy học lịch sử, tạo cơ sở để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của việc tiến hành bài học , vì nó thể hiện kết quả lao động, tài năng phạm của giáo viên và việc phát huy tính tích cực độc lập trong học tập của học sinh để đạt được mục tiêu, kết quả giáo dục thế hệ trẻ qua bộ môn lịch sử. Các loại bài học lịch sử trường phổ thông . Hiện nay nhà trường phô thông, quá trình dạy học nói chung dạy học lịch sử nói riêng được tiến hành dưới hình thức khác nhau. Trong đó hình thức lên lớp là hình thức dạy học cơ bản, song không phải duy nhất mà có sự phối hợp của những hoạt động hỗ trợ bài học trên lớp như tự học nhà, hoạt động ngoại khóa…trong quá trình lên lớp giáo viên thực hiện các loại bài học khác nhau do đó để nâng cao hiệu quả lịch sử trước hết phải nâng cao hiệu quả từng loại bài học trường phổ thông. Trong lý luận và thực tiễn dạy học trong nước và nước ngoài hiện có nhiều ý kiến khác nhau về bài học, bài học lịch sử. Song xuất phát từ cơ sở lý luận dạy học, căn cứ vào nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của khóa rtrình lịch sử trường phổ thông được thể hiện từng bài học, các nhà giáo dục học Việt Nam quan niệm rằng: “bài học là một khâu trong quá trình dạy học, nhiệm vụ của nó là thực hiện một phần chương trình sách giáo khoa, từng bước hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học và khóa trình”. Đó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học. Trong đó giáo viên tiến hành các công việc truyền đạt kiến thức, giáo dục phát triển học sinh, tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực hoạt động nhận thức để lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, rèn luyện kỹ năng. Vì vậy tiến hành bài học là điều cần thiết và bắt buộc trong việc dạy học trường phổ thông. Mỗi một bài học lịch sử có cấu trúc riêng, phụ thuộc vào nội dung, nhiệm vụ mục đích và loại hình của nó như bài nghiên cứu kiến thức mới có những nét khác cơ bản với bài ôn tập, sơ kết hay bài kiểm tra. trường phổ thông cấu trúc bài học lịch sử gồm có các yếu tố sau: - Nêu mục tiêu bài học dưới nhiệm vụ nhận thức để học sinh theo dõi giờ học - Nghiên cứu kiến thức mới thể hiện hoạt động trình bày kiến thức mới và hướng dấn hoạt động nhận thức cho học sinh của giáo viên để lĩnh hội kiến thức của học sinh. - Kiểm tra kiến thức (cũ và đang học) - Củng cố kết quả học tập (trong hoặc sau bài học) - Hướng dẫn tự học nhà Trình tự các công việc trên được xắp xếp tùy theo nội dung, điều kiện cụ thể của việc dạy học, sự sáng tạo của giáo viên, nhiệm vụ giáo dục, mục đích, loại bài. Như vậy bài học là một hình thức quan trọng trong quá trình giáo dục, phong phú, linh hoạt về nội dung khoa học và những yêu cầu cụ thể của thực tiễn giáo dục. Cho nên không chỉ có một hình thức duy nhất, đơn diệu mà chúng ta thường tiến hành nhiều loại khác nhau. Trong giáo dục học và lí luận dạy học bộ môn lịch sử, các nhà giáo dục học đã chia bài học lịch sử thành nhiều loại khác nhau như: bài lĩnh hội tri thức mới, bài luyện tập kỹ năng, kỹ xảo, bài khái quát hóa, hệ thống hóa; bài hỗn hợp…Tuy vậy, dựa trên quan niệm về vị trí, cấu trúc, yêu cầu của bài họcthực tiễn dạy học lịch sử Việt Nam, các nhà giáo dục học, các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã thống nhất về quan điểm để phân chia ra các loại bài học sau: - Bài học nghiên cứu kiến thức mới nhằm làm giàu thêm cho học sinh những kiến thức, cảm xúc, kỹ năng, tư duy lịch sử. Nghiên cứu kiến thức mới là yếu tố của quá trình dạy học trường phổ thông. Nội dung của nó là những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững để hiểulịch sử dân tộc hay lịch sử thế giới. bài học này được tiến hành qua nhiều bước: kiểm tra kiến thức đã học, chuẩn bị cho học sinh trước khi nghiên cứu kiến thức mới, nghiên cứu kiến thức mới, kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh khi kết thúc bài học và ra bài tập nhà. Do vậy, bài nghiên cứu kiến thức mới, đòi hỏi giáo viên phải kết hợp linh hoạt, sáng tạo giữa việc trình bày của giáo viên với việc hỏi và trả lời của học sinh với giáo viên, học sinh với nhau… và vận dụng đa dạng các phương pháp, phương tiện dạy học trong qua trình dạy học nhằm thực hiện tốt mục đích học tập đã đặt ra. - Bài ôn tập sơ kết, tổng kết được sử dụng khi hoàn thành việc học tập một giai đoạn, một thời kỳ, một khóa trình hay các vấn đề lịch sử của chương trình. Nhiệm vụ cụ thể của bài ôn tập, sơ kết tổng kết trước hết là củng cố kiến thức (ghi nhớ những sự kiện niên đại của một thời kỳ lịch sử quan trọng). Trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể đã học, hình thành cho học sinh một bức tranh toàn diện về các hiện tượng hoặc khóa trình lịch sử đã học và hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức đã tiếp thu. Tiếp đó, dựa vào kiến thức cơ bản đã biết, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bản chất những mối quan hệ, giải thích sâu hơn những khái niệm phức tạp đã được hình thành nhằm nâng cao trình độ lý thuyết khi hiểu các hiện tượng của đời sống xã hội. Mặt khác việc ôn tập, tổng kết kiến thức cần chú trọng phát triển tính tích cực độc lập trong nhận thức đặc biệt là kỹ năng thực hành bộ môn cho học sinh. Tuy vậy để bài ôn tập, tổng kết đạt hiệu quả cần đảm bảo các điều kiện: học sinh phải chuẩn bị trước nhà; tổ chức hoạt động nhận thức tích cực độc lập của các em trên lớp; xác định đúng nội dung ôn tập, tổng kết và phát huy vai trò của người giáo viên trong việc phát huy tính tích cực độc lập tư duy của học sinh. Khi tiến hành ôn tập, tổng kết cần nêu nhiệm vụ cơ bản của bài học để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học, đồng thời giáo viên cần nêu ra kết luận, nhận xét đánh giá khách quan, công bằng nhằm phát huy tính tích cực, đọc lập, sáng tạo và tạo hứng thú học tập cho các em. - Bài kiểm tra nhằm đánh giá kết quả thu nhận kiến thức của học sinh, hoàn thiện tri thức, hình thành thế giới quan, phát triển ngôn ngữ, tư duy và giáo dục lòng yêu lao động cho học sinh. Bài kiểm tra, đánh giá đòi hỏi học sinh suy nghĩ nhớ lại kiến thức đã lĩnh hội và tự đánh giá kết quả học tập của minh. Đồng thời cũng là dịp giúp giáo viên nhìn lại việc giảng dạy của bản thân về khối lượng, trình độ kiến thức, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức hoạt động độc lập của học sinh. Qua kiểm tra, giáo viên cũng tìm hiểu được tình hình học tập của từng học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ các em. Có hai loại hình kiểm tra: kiểm tra miệng và kiểm tra viết. phổ thông hai loại hình kiểm tra này thường được thực hiện trong bài học lên lớp. Để thực tốt bài kiểm tra, học sinh cần độc lập suy nghĩ và hiểu đúng yêu cầu của câu hỏi, lập dàn ý sơ lược, tái hiện những kiến thức đã học, lựa chọn những sự kiện để trả lời, lựa chọn ngôn ngữ để diễn đạt. - Bài học hỗn hợp nhằm đạt được nhiều mục đích khác nhau, vì vậy trong cấu trúc của nó có những yếu tố của các loại bài khác dã trình bày. Thông thường, bài học nhằm mục đích chính là củng cố kiến thức đã học và cung cấp kiến thức mới. Bài hốn hợp gồm các yếu tố cơ bản: kiểm tra bài cũ, nêu mục đích nhiệm vụ bài học, nghiên cứu kiến thức mới, củng cố kiến thức mới, bài tập về nhà. Các yếu tố này phối hợp chặt chẽ với nhua trong một bài hỗn hợp. Ngoài ra bài học lịch sử không chỉ tiến hành trên lớp mà còn tiến hành tại nơi đã xảy ra sự kiện trong nhà bảo tàng, tại thực địa. Bài học này có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh. Tiến hành bài học tại thực địa là phương thức thực hiện quan điểm chung của giáo dục là “học đi đôi với hành” nhằm nâng cao hiểu biết kiến thức lịch sử, về văn hóa, và giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương cho các em. Đồng thời cũng phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, sự đa dạng trong hoạt động nhận thức và gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Như vậy muốn nâng cao hiệu quả bài học lịch sử không bao giờ giáo viên chỉ tiến hành một loại bài học riêng lẻ, mà còn kết hợp sử dụng nhiều bài học xen kẽ lẫn nhau, trong đó bài học nghiên cứu kiến thức mới vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. 2. Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trường phổ thông. 2.1. Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức của nội dung bài học. Đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng bậc nhất của quá trình nhận thức lịch sử. Bởi vì lịch sử là bản thân cuộc sống mà loài người, dân tộc đã trải qua. Lịch sử bao hàm hiện thực lịch sửnhận thức lịch sử. Không có “hiện thực lịch sử” thì không có “nhận thức lịch sử”. “Nhận thức lịch sử” có phù hợp với “hiện thực lịch sử” thì mới có “khoa học lịch sử”. Không có “khoa học lịch sử” thì thế giới con người mãi chỉ là ẩn số, mà con người khó có thể biết được. Do đó, nội dung khoa học lịch sử cũng như các khoa học xã hội khác là những kiến thức phản ánh đúng đắn sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, góp phần hình thành thế giới quan khoa học cho con người. trường phổ thông, việc dạy học lịch sử trước hết nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, trên cơ sở đó tiến hành việc giáo dục tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và bồi dưỡng khả năng nhận thức, hoạt động cho học sinh, đồng thời tránh những nhận thức sai lầm trong nhận thức lịch sử như “hiện đại hóa lịch sử”, “công thức”… Vì vậy trong dạy học lịch sử việc đảm bảo tính khoa học là yêu cầu chung nhưng một chừng mực nào đó tính khoa học phải đồng nghĩa với tính chính xác và luôn gắn liền với tính tư tưởng, tính Đảng. nước ta, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm đường lối của Đảng cộng sản tạo cơ sở cho chúng ta nhân thức đúng lịch sử, đồng thời góp phần đào tạo thế hệ trẻ thực hiện mục tiêu đã xác định. Việc đảm bảo sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học trong quá trình dạy học trường phổ thông, góp phần vừa đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức lịch sử khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, vừa có tác động tích cực đối với đào tạo thế hệ trẻ góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai. Để phát huy tính tích cực của biện pháp này , theo các nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử, nội dung của bài giảng lịch sử cần phải thể hiện qua các công việc sau: - Lựa chọn kiến thức cơ bản chính xác nhất để tạo điều kiện hình thành cơ sở cho học sinh hiểu biết lịch sử. “Kiến thức cơ bản là kiến thức tối ưu, cần thíêt cho việc hiểu biết của học sinh về lịch sử (thế giới và dân tộc). Nó gồm nhiều yếu tố: sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử, biểu tượng, khái niệm lịch sử,…Trong mỗi tiết học, mỗi chương hay mỗi khóa trình lịch sử, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự kiện lịch sử. Người giáo viên phải biết chọn lọc sự kiện lịch sử cơ bản để khắc sâu cho học sinh. Những sự kiện đó đủ phác họa nên bức tranh quá khứ một cách trung thực , làm cho học sinh phân biệt được lịch sử cụ thể các thời kỳ cũng như các quóc gia khác nhau, phản ánh quy luật phát triển của xã hội” Muốn xác định được kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử, Giáo viên cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Một là, phải nhân thức được kiến thức cơ bản là kiến thức học sinh phải nắm để hiểu rõ một sự kiện, phân biệt sự kiện này với sự kiện khác. Ví dụ khi học bài “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc” thì với mỗi cuộc khởi nghĩa Giáo viên phải giúp học sinh nắm được những đơn vị kiến thức cơ bản như là nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, thời gian, nhân vật, địa điểm xảy ra cuộc khởi nghĩa và ý nghĩa của từng cuộc khởi nghĩa. Có như vậy học sinh mới có được những biểu tượng cụ thể của từng cuộc khởi nghĩa, để phân biệt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với khởi nghĩa Lý Bý, khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ hay chiến thắng của Ngô Quyền. Đồng thời tránh được tình trạng học sinh nhận thức về các cuộc khởi nghĩa một cách chung chung, hô khẩu hiệu như là “nhân dân ta có truyền thống yêu nước, chiến đấu anh dũng…” Hai là, xác định kiến thức cơ bản phải căn cứ vào đối tượng học sinh của từng lớp, từng cấp, từng địa phương cụ thể. Ví dụ khi dạy về mục “ý nghĩa của sự thành lập Đảng”. Phần kiến thức này đều được dạy lớp 9 và lớp 12 nhưng lượng kiến thức của mỗi lớp có sự khác nhau. Đối với lớp học sinh 9 giáo viên có thể cho học sinh về nhà đọc sách giáo khoa nếu không còn thời gian để giảng, hoặc chỉ nêu một cách ngắn gọc, đại khái nội dung của phàn này theo 2 vấn đề chủ yếu :Ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam? và ý nghĩa đối với cách mạng thế giới? Còn đối với học sinh lớp 12, đây là phần Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự làm việc. Vào đầu mục giáo viên có thể nêu câu hỏi để thu hút sự tập trung chú ý của học sinh như “Vì . thực lịch sử thì không có nhận thức lịch sử . Nhận thức lịch sử có phù hợp với “hiện thực lịch sử thì mới có “khoa học lịch sử . Không có “khoa học lịch. Nhận thức của về vấn đề hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông Bài làm Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Ngày đăng: 10/08/2013, 22:01

Hình ảnh liên quan

Ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh lập bảng so sánh giữa các cuộc cách mạng, hậu quả chiến tranh… Ví dụ như bảng so sánh về cách mạng tư  sản và cách mạng vô sản: - nhận thức về vấn đề hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông

go.

ài ra giáo viên có thể cho học sinh lập bảng so sánh giữa các cuộc cách mạng, hậu quả chiến tranh… Ví dụ như bảng so sánh về cách mạng tư sản và cách mạng vô sản: Xem tại trang 39 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan