đặc điểm phương thức sản xuất châu Á
Từ lâu vấn đề phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài nghiên cứu và tranh luận của giới nghiên cứu Mac- xít ở nhiều nước trên thế giới. Đã có rất nhiều ý kiến của các nhà sử học trong và ngoài nước về vấn đề này. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một quan điểm thống nhất về phương thức sản xuất châu Á là gì? Có những đặc trưng cơ bản nào? Có hay không phương thức sản xuất châu Á và nếu có thì nó thuộc giai đoạn nào của lịch sử các nước Phương Đông? Với phương thức sản xuất châu Á, Mac- Enghen đã chỉ ra hơn mười đặc điểm khác biệt nhưng chưa chỗ nào được khai quát hình thành những đặc trưng cơ bản. Vì vậy, sau này các nhà nghiên cứu, qua các tác phẩm của Mac-Enghen đều tự mình khái quát ra những đặc trưng cơ bản của nó. 1. Khái quát những quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về Phương thức sản xuất châu Á. *Quan điểm của Mac- Enghen. Vấn đề phương thức sản xuất châu Á được xuất phát từ quan điểm của Mác trong tác phẩm "Góp phần phê phán khoa Kinh tế chính trị (1859), lần đầu tiên Mac đưa ra và sử dụng khái niệm này thay cho khái niệm "hình thái châu Á". Mác viết: "Về đại thể, có thể có các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại đang tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội" Nhưng Phương thức sản xuất châu Á là gì? Nó có đặc trưng cơ bản nào? Thì Mac không hề giải thích, mặc dù ông luôn luôn đề cập đến nhiều vấn đề của châu Á. Tuy nhiên, với ý kiến đó cũng giúp chúng ta hiểu rằng nó bao hàm những đặc điểm của chế độ kinh tế xã hội ở châu Á mà Mác cũng như Enghen thường đề cập đến trong tác phẩm của mình. Trước đó, trong cuốn Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), Mác đã phát hiện ra rằng "sự phân công lao động cũng đồng thời là hình thức khác nhau của sở hữu" và tìm thấy các hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại: thứ nhất là hình thức sở hữu bộ lạc, thứ hai là hình thức sở hữu công xã và sở hữu nhà nước, thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Tất cả các hình thức sở hữu đó đều gắn liền với sự xuất hiện Nhà nước "trong đó một giai cấp thống trị tất cả các giai cấp khác". Không chỉ dừng lại ở việc tìm ra các hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Mác còn phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất. Người chỉ rõ: "những quan hệ xã hội này đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống, loài người đã thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình" Lí luận trên của Mac đã khẳng định sự ra đời kế tiếp lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Phương Đông liệu có đi theo quy luật chung về các hình thái kinh tế, xã hội đó không? Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu khu vực này, Mac-Enghen lại thấy các xã hội đó có những nét đặc thù riêng là "Nhà nước chuyên chế phương Đông- chuyên chế Châu Á" và "chế độ công xã nông thôn" Đến tác phẩm Góp phần phê phán khoa Kinh tế chính trị (1859), Mác đã chính thức đưa ra khái niệm "phương thức sản xuất châu Á" coi như một trong những phương thức sản xuất của lịch sử loài người.Trước đó, Mác nêu lên quan điểm lí luận về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về điều kiện mất đi của một chế độ xã hội: "Trong sự sản xuất ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu, không phụ thuộc vào ý muốn của họ- tức những quan hệ sản xuất. Những quan hệ này phù hợp với trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ ." "không một chế độ xã hội nào lại diệt vong khi tất cả những lực lượng sản xuất mà chế độ xã hội đó đã tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển vẫn còn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, không bao giờ xuất hiện khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó còn chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ" Từ những luận điểm cơ bản đó, Mác đã khẳng định: "cho nên nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì xét kĩ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó có rồi, hay ít ra cũng đang trong quá trình hình thành. Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội. Cho tới đây, đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á đã được Mac khẳng định, đó là: 1- Chế độ công xã nông thôn với tất cả những sự bảo thủ trì trệ của nó. 2- Nhà nước chuyên chế phương Đông. 3- Chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và sự chiếm dụng của các công xã. 4- Sự bóc lột theo kiểu cống nạp. 5- Sự không tách rời thủ công nghiệp với nông nghiệp. Thành thị chậm ra đời và khó phát triển. 6- Sự tồn tại một cách kiên trì và lâu nhất của "hình thái châu Á" Như vậy, chúng ta không thể giải thích được phương thức sản xuất châu Á là một hình thái xã hội nào, dù là nguyên thủy, nô lệ hay phong kiến, vì những đặc điểm của nó có suốt từ cuối thời nguyên thủy đến hết thời phong kiến. Khi Mac nêu lên khái niệm "phương thức sản xuất châu Á" là muốn nói đến một hình thái kinh tế xã hội đặc thù, chỉ có ở châu Á mà không có ở nơi khác. Các đặc thù đó là: 1- Trong phương thức sản xuất châu Á, sản xuất hàng hóa chậm phát triển: "việc biến sản phẩm thành hàng hóa, và do đó sự tồn tại của con người với tư cách là những người sản xuất hàng hóa, chỉ đóng một vai trò thứ yếu thôi. Tuy nhiên, vai trò này ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các công xã đi vào giai đoạn suy tàn" 2- Trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp làm một. Tệ cho vay nặng lãi cũng tồn tại dai dẳng. 3- Với phương thức sản xuất châu Á, nhân tố về sức mạnh của hiệp tác đơn giản của những người lao động, dưới sự chỉ huy của Nhà nước chuyên chế phương Đông đã tạo nên những công trình lớn. 4- Tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành các đẳng cấp xã hội. 5- Sự duy trì các ton giáo cổ đại, sự thần thánh hóa thiên nhiên. 6- Tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á trong các xã hội phương Đông: "Cái cơ cấu sản xuất đơn giản của các cộng đồng tự cung tự cấp ấy- những cộng đồng không ngừng được tái sản xuất ra dưới cùng một hình thức ấy và nếu ngẫu nhiên bị phá hủy thì cùng lại xuất hiện trên địa điểm cũ với một tên cũ, các cơ cấu ấy, cho chúng ta cái chìa khóa để hiểu được sự bí ẩn của tính chất bất di bất dịch của những xã hội châu Á. *Quan điểm của các nhà nghiên cứu Mac chỉ phát biểu một cách đại thể về phương thức sản xuất châu Á, còn Enghen tuy đồng ý với Mác về nội dung của Phương thức sản xuất châu Á, nhưng đã không sử dụng thuật ngữ này trong các công trình nghiên cứu của mình. Mặc dầu luôn luôn đề cập đến nhiều vấn đề của châu Á nhưng các ông không hề xác định phương thức này là phương thức sản xuất thuộc giai đoạn lịch sử nào của châu Á, phong kiến, nô lệ, hay công xã nguyên thủy .Đó chính là nguyên nhân nảy sinh sự bất đồng của nhiều nhà nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á, ở cả phương Tây lẫn phương Đông. Những bất đồng xoay quanh các vấn đề: 1- Phương thức sản xuất châu Á có đúng là một hình thái kinh tế- xã hội nằm ngoài những hình thái đã được khẳng định rõ là cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa không? 2- những đặc trưng của nó là gì? 3- Phương thức sản xuất châu Á đã đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển lịch sử xã hội các nước phương Đông? Đề cập đến vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng xoay quanh 4 loại kiến giải chính: Loại kiến giải thứ nhất coi phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế- xã hội hoàn toàn khác biệt với những hình thái đã được nhận thức như nô lệ, phong kiến .Các đại diện tiêu biểu đó là Ple-kha-nôp, Vit-tơ-phô-ghen, Mat-gia . Các nhà nghiên cứu cho rằng hình thái này có đặc trưng cơ bản là toàn bộ đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Nhà nước này tồn tại trên một nền tảng bền vững là các công xã nông thôn, nhưng tổ chức sản xuất ra của cải vật chất bị Nhà nước bóc lột dưới hình thức nạp cống. Những nhân viên nhà nước cấu thành giai cấp thống trị: nông dân, thành viên công xã hợp thành giai cấp bị trị. Ở trường phái quan điểm này, các nhà khoa học coi phương thức sản xuất châu Á là một hình thái xã hội đặc biệt, chỉ có ở châu Á hoặc phương Đông mà không có cở các nơi khác trên thế giới. Nó trái với lí luận của chủ nghĩa Mac- Lênin và không phù hợp với thực tế lịch sử châu Á. Chủ nghĩa Mac-Lênin quan niệm toàn bộ quá trình phát triển của xã hội loài người chỉ bao gồm 5 giai đoạn, tức 5 hình thái xã hội. Chủ trương phương thức sản xuất châu Á là một hình thái xã hội tồn tại ngoài 5 hình thái trên tức là phủ nhận lí luận phổ biến của chủ nghĩa Mac- Lênin về quá trình phát triển của xã hội loài người. Loại kiến giải thứ hai thừa nhận có phạm trù phương thức sản xuất châu Á, nhưng không cho đó là một hình thái kinh tế xã hội riêng biệt. Phương thức sản xuất châu Á chỉ là để nói tới những cộng đồng thôn xã có thể có mặt ở nhiều hình thái xã hội khác nhau. Trong số này có người chủ trương coi phương thức sản xuất châu Á là một giai đoạn quá độ không rõ rệt, không ổn định giữa công xã nguyên thủy và các xã hội có giai cấp chính thức. Các nhà nghiên cứu thuộc trường phái này giải thích phương thức sản xuất châu Á là giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy hoặc là thời kỳ quá độ từ xã hội nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Nhược điểm của chủ trương này, cũng là nhược điểm của những chủ trương giải thích phương thức sản xuất châu Á là xã hội nguyên thủy. Bởi vì giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy hay thời kỳ quá độ từ công xã nguyên thủy sang chiếm hữu nô lệ cũng vẫn thuộc phạm vi xã hội nguyên thủy. Ngoài ra những chủ trương này còn quan niệm mỗi giai đoạn của cùng một hình thái xã hội lại có một phương thức sản xuất riêng biệt. Sự thật không phải thế, theo quan điểm của Mác, mỗi hình thái kinh tế xã hội chỉ có một phương thức sản xuất nhất định,không thể cùng một hình thái xã hội lại có hai, ba phương thức sản xuất khác nhau, cũng như không thể có một phương thức sản xuất riêng cho những thời kì quá độ từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác. Loại kiến giải thứ ba cho rằng phương thức sản xuất châu Á là xã hội phong kiến phương Đông. Đây là quan điểm của nhà sử học Trung Quốc. Những quan điểm ấy một mặt thừa nhận xã hội phong kiến là hình thái mở đầu xã hội có giai cấp ở phương Đông và tồn tại cho đến trước khi chủ nghĩa thực dân Phương Tây xâm nhập; mặt khác bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa Mac về sự tồn tại phổ biến của chế độ chiếm hữu nô lệ trên thế giới. Phương Đông tức châu Á, châu Phi, là địa bộ phận của thế giới mà không có chế độ chiếm hữu nô lệ thì không thể nói có sự tồn tại phổ biến của chế độ chiếm hữu nô lệ trên thế giới. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Enghen khẳng định: "Chế độ nô lệ đã được phát minh ra- chế độ nô lệ chẳng bao lâu trở thành hình thức sản xuất thống trị trong tất cả các dân tộc .không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc Hi Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hi Lạp; không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã. Mà không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại được .Theo nghĩa trên đây, chúng ta có quyền nói rằng: không có chê độ nô lệ cổ đại thì không có chủ nghĩa xã hội hiện đại". Như vậy chúng ta không thể bác bỏ sự tồn tại phổ biến của chế độ chiếm hữu nô lệ. Mặt khác nếu như Mac quan niệm phương thức sản xuất châu Á là hình thái xã hội phong kiến nói chung, thì có lẽ trình tự trình bày các phương thức sản xuất cổ đại, phong kiến châu Á và tư bản hiện đại chứ không phải là trình tự: các phương thức sản xuất châu Á- cổ đại- phong kiến- tư bản hiện đại. Nói rằng, Mác dùng khái niệm phương thức sản xuất châu Á để chỉ xã hội phong kiến Phương Đông tức là nói Mác đã đảo lộn một cách vô ý thức trình tự lôgic của các hình thái xã hội là không đúng. Loại kiến giải thứ tư nhận định: phương thức sản xuất châu Á là hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ ở châu Á. Nhược điểm chung của những kiến giải này là ở chỗ nó không giải thích được tại sao những đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, được coi là đặc trưng của chế độ chiếm hữu nô lệ châu Á, vẫn tồn tại đầy đủ trong xã hội phong kiến châu Á. Ở Việt Nam cũng diễn ra cuộc thảo luận về vấn đề có hay không phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam thu hút các nhà nghiên cứu như nhà sử học Nguyễn Lương Bích, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Lê Kim Ngân . Nhìn chung đại đa số các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự hiện diện của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử xã hội Việt Nam và thống nhất rằng phương thức sản xuất châu Á bắt đầu từ khi giải thể chế độ cộng sản nguyên thủy. Tuy nhiên, mốc kết thúc lại có nhiều ý kiến khác nhau: thế kỷ XI, thế kỷ XV, hoặc tới thế kỷ XIX trở về trước, xã hội Việt Nam truyền thống vẫn nằm trong khung cảnh của phương thức sản xuất châu Á. 2. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á. a, Trong phương thức sản xuất châu Á, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất là đặc trưng cơ bản nhất. Đặc trưng của một phương thức sản xuất được quy định bởi tính chất của quan hệ sản xuất. Tính chất của quan hệ sản xuất được quy định bởi quan hệ giữa con người với tư liệu sản xuất. Trong xã hội tiền tư bản- những xã hội nông nghiệp- tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất. Xã hội nguyên thủy đất đai thuộc sở hữu của cộng đồng theo phân phối bình đẳng. Trong xã hội theo phương thức sản xuất châu Á thì ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước thiết lập chồng lên sở hữu của công xã nông thôn - Trong các quốc gia Phương Đông, kẻ sở hữu tối cao hay sở hữu duy nhất là nhà vua: "Nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia" và "ngay các chế độ Daminđari và Raiatvari" dù có xấu xa đến thế nào đi chăng nữa, cũng là hai hình thức tư hữu về ruộng đất, nghĩa là cái mà xã hội châu Á đang rất khát khao" - Kẻ chiếm dụng đất đai theo kiểu cha truyền con nối là các công xã. - Kẻ sử dụng đất đai là các thành viên công xã và phải thực hiện nghĩa vụ nộp cống (tức là bị bóc lột lao động thặng dư dưới dạng nạp cống vật) cho kẻ sở hữu. Đề cập đến đặc điểm này, Mác viết: Nếu kẻ đối lập với những người sản xuất trực tiếp không phải là những kẻ sở hữu ruộng đất tư nhân, mà là nhà nước như ở Châu Á, với tư cách là một kẻ sở hữu ruộng đất và đồng thời là vua chúa, thì địa tô và thuế khóa là một, hay nói đúng hơn, trong trường hợp đó, không có thứ thuế nào khác biệt với hình thái địa tô này" - Mâu thuẫn nội tại của chế độ sở hữu này nảy sinh từ khi tư hữu hóa về ruộng đất xuất hiện, tạo nên tính nhị nguyên của công xã và dẫn đến sự giải thể của phương thức sản xuất châu Á. Ở Ấn Độ thời kỳ cổ đại, vua là người sở hữu tối cao của mọi ruộng đất, nhưng cũng thừa nhận hình thức chiếm hữu tư nhân. Nông dân nhận ruộng của làng, tự canh tác và phải nộp từ 1/6 đến 1/4 sản phẩm, tùy theo chất lượng đất và thuế được tính theo diện tích và chất đất đối với từng nông dân mà chính quyền địa phương phải thu và nộp lên triều đình. Trong kinh Vê-da và các tài liệu khác của Ấn Độ có ghi chép về sở hữu công ruộng đất. Ở Ấn Độ trên danh nghĩa quyền sở hữu tối cao ruộng đất thuộc về Nhà nước nhưng thực chất quyền lực của nhà vua rất mờ nhạt. Trong kinh Vê-da có nói đến một thứ ruộng công gọi là “Khila” – chỉ những ruộng đất của làng xã, đồng cỏ chăn nuôi bao bọc quanh làng xã. Những ruộng đất này được chia nhỏ ra thành các phần cho nông dân công xã và các thợ thủ công. Công tác thủy lợi đều được tiến hành tập thể, song song với đó có một số ruộng tư nhưng tỷ lệ thấp. Tới thời Trung Đại đặc biệt là dưới sự trì vì của vương triều Hồi giáo Đê-li ruông đất công đã được lấy ra để định ruộng đất tư. Năm 1526 vua A-cơ-ba của vương triều Mô-gôn đã cho đo đạc lại ruộng đất trên cả nước. Nguồn thu từ ruộng đất công chiếm 1/3 thu nhập quốc dân. Năm 1853 sở hữu công xã ở Ấn Độ vẫn còn chiếm phần lớn. Việc phân cấp ruộng đất thực chất chỉ là ban quyền thu tô thuế cho người có công chứ không phải là ban cấp vĩnh viễn. Nhà nước vẫn có quyền hạn rất lớn, có thể thu hồi bất cứ lúc nào. Thời Tây Chu ở Trung Quốc, việc phân phong ruộng đất cho quý tộc và việc chia ruộng đất cho nông dân đã trở thành chế độ rất hoàn chỉnh. Sau khi chinh phục được nước Thương và các bộ tộc nhỏ khác, tất cả đất đai trong nước đều thuộc quyền sở hữu của vua Chu. Vì vậy trong Kinh thi có câu: Ở dưới gầm tời Đâu cũng đất vua Khắp trên mặt đất Ai cũng dân vua Do quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, nên ruộng đất không được mua bán. Ngoài vùng xung quanh kinh đô mà vua Chu giữ lại cho mình, gọi là Vương kì, đất đai trong cả nước phân phong cho anh em bà con và các công thần của nhà vua. Vua Tương Dương thời Đông Chu nói: "ngày xưa tiên vương của ta có cả thiên hạ, giữ lại một vùng đất vuông, mỗi bề ngàn dặm để làm điện phục, .ngoài ra đếm chia cho Công, hầu, bá, tử, nam làm cho mọi người có nhà cửa, để thuận với trời đất, không gặp phải tai nạn" Những người được phong đất và tước trở thành các vua chư hầu của nhà Chu. Vua chư hầu không có quyền sở hữu hoàn toàn về đất được phong nhưng có quyền truyền lại cho con cháu, và hàng năm phải nộp cống cho vua Chu, nếu không sẽ bị thu hồi đất. Ruộng đất trong vương kì và trong các nước chư hầu lại đem . khung cảnh của phương thức sản xuất châu Á. 2. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á. a, Trong phương thức sản xuất châu Á, chế độ sở hữu. nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á, ở cả phương Tây lẫn phương Đông. Những bất đồng xoay quanh các vấn đề: 1- Phương thức sản xuất châu Á có đúng là