Khái niệm cụ thể cũng như những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á, Mác và Ăngghen không khái quát một cách rõ ràng như với hình thái cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu phong kiến, phong kiến, tư bản chủ nghĩa…Đó là nguyên nhân đưa đến nhiều cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á vào cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở Pháp rồi lan ra nhiều nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ…(trừ Tây Âu). Có hay không tồn tại phương thức sản xuất châu Á tại Việt Nam thời cổ đại?
A. MỞ ĐẦU I, Lý do nghiên cứu Chủ nghĩa Mac soạn thảo, và chủ nghĩa xã hội kiểu xô-viết khẳng định con đường lịch sử loài người đi qua năm hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản (chủ nghĩa tư bản) và chủ nghĩa cộng sản (gồm hai giai đoạn, giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội). Nhưng thú vị là trong những bài viết sớm nhất của C. Mac và trong thư từ trao đổi với Ăng-ghen có nhắc tới một hình thái khác nữa, đó là hình thái “kiểu châu Á” – “phương thức sản xuất kiểu châu Á”. Hình thái này không được trình bày trong “sơ đồ đại lộ” của sự phát triển, bởi vì nó không tương ứng với bất kỳ dấu hiệu quan trọng nào của các phương thức kinh tế xã hội từng được biết, đó là không có tư hữu, không có phân chia giai cấp rõ rệt, vì sự đối kháng của các giai cấp và sự bóc lột người với người không được thể hiện. Hình thái đặc biệt này mang lại nhiều mối bận tâm cho chính các nhà sáng lập nên phương pháp lịch sử, và cho cả những người kế tục nhiệt tình. Từ lâu vấn đề phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài nghiên cứu và tranh luận của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm mục đích làm sáng tỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin về sự phát triển của xã hội, lý giải hàng loạt các vấn đề đang được đặt ra trong lịch sử nhân loại, đó là con đường phát triển và xây dựng xã hội của các nước Á, Phi, Mỹ la tinh đã và đang thoát ra khỏi ách thống trị của đế quốc chủ nghĩa, vấn đề phương thức sản xuất châu Á ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phát triển phi tư bản và cả các nước tư bản chủ nghĩa. Hàng loạt các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Liên xô (1929 - 1921), (1964-1965), ở Pháp (1962-1963) và nhiều công trình nghiên cứu khác của các học giả trên thế giới đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, cho tới nay, các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á vẫn chưa kết thúc, các ý kiến về phương thức sản xuất châu Á vẫn còn phân tán. Nghiên cứu về phương thức sản châu Á, đó là nhiệm vụ đặt ra để nhận thức lịch sử, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước còn mang nhiều tàn dư của xã hội phương đông cổ đại. Để từ đó có được đánh giá một cách khoa học và có thái độ, biện pháp xử lý đúng mức. Không nhưng thế, nhiệm vụ đó còn góp phần làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về con đường phát triển xã hội từ vị trí một nước phương Đông của mình. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp Á nói chung và phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam nói riêng là rất quan trọng. Để từ đó chúng ta có thể tìm ra được những di sản tích cực và tiêu cực của phương thức sản xuất châu Á và đề ra những biện pháp khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của một bài tiểu luận chỉ xin đề cập đến vấn đề khái niệm và đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á đồng thời xem xét xã hội cổ đại phương Đông có thuộc phạm trù phương thức sản xuất Châu Á không? Tại sao? mà thôi. II, Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm khoa học do Mác đề ra lần đầu tiên vào năm 1859 để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa. Mác đưa ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” xuất bản năm 1859, trong đó Mác chủ yếu bàn về những nguyên lý của phép biện chứng duy vật và áp dụng nguyên lý đó vào trong nghiên cứu lịch sử. Trong công trình này có một mệnh đề Mác phát biểu rằng: “Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư bản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”. Để đưa ra được khái niệm về phương thức sản xuất châu Á, Mác đã phải trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài. Quan điểm của Mác về hình thái kinh tế này cũng được thể hiện qua nhiều công trình mà ông nghiên cứu và viết ra. Từ công trình “Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), Mác đã phát hiện ra rằng “Sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu”. Từ đây Mác đã tìm thấy 3 hình thức sở hữu đầu tiên : + Sở hữu bộ lạc. + Sở hữu công xã và sở hữu Nhà nước. + Sở hữu phong kiến (hay sở hữu đẳng cấp). Các hình thức sở hữu đó đều gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước. Đến công trình về “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853)”, Mác và Enghen đã phát hiện ra những nét đặc thù của xã hội phương Đông là “Nhà nước chuyên chế phương Đông – chuyên chế châu Á” và “chế độ công xã nông thôn”. Tiếp đến, trong thư gửi cho Enghen, tháng 6-1853, Mác khẳng định : “Nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia”, và “Tình hình không có chế độ tư hữu về ruộng đất. Đó là chiếc chìa khoá thực sự ngay cả cho thiên giới phương Đông”. Quan điểm trên của Mác tiếp tục được ông nhắc đến ở các công trình sau đó như trong tác phẩm : Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (7-1853); Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 - 1858)… Trong tác phẩm “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (xuất bản 1976)”, Mác có viết : “Lịch sử châu Á – đó là một thể thống nhất không phân biệt giữa thành thị và nông thôn”. Như vậy, đến công trình “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa” (viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 – 1858), tư tưởng của Mác đã chín muồi cho sự ra đời của khái niệm phương thức sản xuất châu Á. Và đến tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)”, Mác đã chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á. Lênin là một nhà Mácxít chính thống, hậu duệ trung thành của Marx và Engels về khái luận Phương thức Sản xuất châu Á. Mặc dù trong tác phẩm: Nguồn gốc gia đình, tài sản tư hữu và nhà nước, Engels đã đoạn tuyệt với khái luận Phương thức Sản xuất châu Á, nhưng điều này cũng không làm cho Lênin - vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 “xa lánh” khái luận phương thức Sản xuất châu Á của hai bậc thầy. Lênin đã mặc nhiên công nhận và tiếp thu khái niệm “Hệ thống châu Á” trong đúng hai thập niên từ 1894 tới 1914. Lênin đã nghiên cứu lý thuyết của Marx và Engels, và đã chấp nhận Phương thức Sản xuất châu Á là một trong bốn hình thái kinh tế xã hội đối kháng. Trong tiểu luận: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tại Nga, công bố năm 1899, Lênin cũng đã đề cập tới khái niệm “Hệ thống châu Á” khi nhận xét các quan hệ kinh tế xã hội Nga thời đó. Năm 1900, ông mô tả chính phủ của Trung Hoa cổ truyền là chính phủ mang tính châu Á. Trong những năm 1906-1907, khi xảy ra Cách mạng Tân Hợi, ông lại đề cập tới “đặc thù châu Á” của Trung Hoa cổ truyền và còn gọi nguyên thủ của Trung Hoa thời ấy là “Tổng thống Á châu”. Ở Việt Nam, hàng chục công trình nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á cũng đã được công bố và in trên các tạp chí khoa học, đặc biệt là trên các số thông tin khoa học lịch sử về phương thức sản xuất châu Á và Tạp chí nghiên cứu lịch sử và nhiều công trình nghiên cứu của nhiều học giả hàng đầu như : Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Lương Bích, Lê Kim Ngân, Trần Quốc Vượng, Văn Tạo, Phan Huy Lê…Có người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam đã tiến thẳng từ cộng sản Nguyên thủy sang chế độ phong kiến, không qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Cũng có một số người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam là xã hội chiếm hữu nô lệ…Vào những năm 1959 – 1960, nhiều cuộc hội thảo khoa học được mở ra và gây nhiều tranh cãi sôi nổi, trực tiếp đề cập đến vấn đề phương thức sản xuất châu Á, về công xã nông thôn, đặc biệt từ năm 1968 trở đi, vấn đề này được đề cập rộng rãi và có hệ thống. Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu ở trong nước, thì ở nước ngoài như : ở Pháp tác giả Lê Thành Khôi cũng tham gia nghiên cứu với tác phẩm “Góp phần nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á : Nước Việt Nam cổ đại”…. Trong giới nghiên cứu bấy giờ, một trong những người đầu tiên bàn về vấn đề này là Nguyễn Hồng Phong. Dưới góc độ dân tộc học, Nguyễn Hồng Phong đã viết tác phẩm “xã thôn Việt Nam” (1959). Qua tác phẩm Xã thôn Việt Nam, ta thấy từ năm 1959 đặc điểm của xã hội phương Đông cổ đại nói chung, của Việt Nam nói riêng, được nhìn nhận dưới ánh sáng của lý thuyết phương thức sản xuất châu Á và nêu lên được những vấn đề cơ bản mang tính chất khởi đầu cho việc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Nguyễn Lương Bích đã có tác phẩm “phương thức sản xuất châu Á là gì?” đăng liên tiếp trong 2 số Nghiên cứu lịch sử vào năm 1963. Trong tác phẩm này, tác giả đã giành nhiều cho việc giới thiệu, thuyết minh về phương thức sản xuất châu Á. Nguyễn Lương Bích cho rằng phương thức sản xuất châu Á “là chế độ công xã nông thôn ở châu Á mà Mác đã nhấn mạnh là một chế độ đặt biệt ở châu Á”. Những kiến giải của Nguyễn Lương Bích về phương thức sản xuất châu Á đã đánh dấu một mốc quan trọng đó là lần đầu tiên phương thức sản xuất châu Á được đề cập đến một cách trực diện. Sau công trình nghiên cứu của Nguyễn Lương Bích cũng đã có hàng loạt các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á diễn ra ở Hà Nội vào năm 1964, 1965,…Nhưng nhìn chung, cuộc thảo luận cũng chỉ dừng lại ở những kết luận mang tính chất thông tin, thảo luận chung về phương thức sản xuất châu Á. Lê Kim Ngân, năm 1976, trong hội nghị khoa học về xã hội Việt Nam thời Lý Trần, Lê Kim Ngân mới trình bày cụ thể quan điểm của mình về phương thức sản xuất châu Á. Lê Kim Ngân cho rằng nền kinh tế công xã ở thê kỷ X – XI nằm trong phạm trù phương thức sản xuất châu: “kết cấu kinh tế của xã hội Việt Nam ở thế kỹ X-XII là kết cấu kinh tế Á Châu tiền phong kiến” Còn Văn Tạo thì khẳng định rằng : “Trong lịch sử xã hội Việt Nam có phương thức sản xuất châu Á tồn tại cho đến thế kỷ XII. Thế kỷ này coi như là sự giao thời giữa phương thức sản xuất châu Á chuyển sang xã hội phong kiến Mãi cho đến thế kỷ XIII, khi nhà nước chính thức ban bố chính sách cho các làng xã bán công điền (1254) thì sự chuyển giaoo giai đọan mới chính thức được thực hiện”. B. NỘI DUNG I. Những đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á 1. Khái niệm về phương thức sản xuất châu Á Để tìm hiểu phương thức sản xuất châu Á là gì, chúng ta phải làm rõ khái niệm phương thức sản xuất là gì. 1.1. Phương thức sản xuất: là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx. Nó có nghĩa nôm na là “cách thức của sản xuất”. Theo Marx, nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của: • Lực lượng sản xuất : bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng. • Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội. 1.2. Phương thức sản xuất Châu Á Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm khoa học do Mác đề ra lần đầu tiên vào năm 1859 để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa. Mác đưa ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” xuất bản năm 1859, trong đó Mác chủ yếu bàn về những nguyên lý của phép biện chứng duy vật và áp dụng nguyên lý đó vào trong nghiên cứu lịch sử. Trong công trình này có một mệnh đề Mác phát biểu rằng: “Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư bản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”. Mác và Ăngghen đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời kỳ tiền thực dân và đã phát hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của thủy lợi trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước về ruộng đất, đặc điểm của thành thị và mối quan hệ mật thiết không tách rời giữa thành thị với nông thôn, sự hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại.… Từ việc phát hiện ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, Mác đã chính thức đưa ra sử dụng khái niệm phương thức sản xuất châu Á thay cho khái niệm “hình thái châu Á” mà Mác đã từng nhắc đến trước đó. Tiếp đó, Mác tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ thêm các đặc điểm đã phát hiện, trong quá trình nghiên cứu đó Mác lại phát hiện thêm một số đặc điểm nửa của phương thức sản xuất châu Á. Còn về khái niệm cụ thể cũng như những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á, Mác và Ăngghen không khái quát một cách rõ ràng như với hình thái cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu phong kiến, phong kiến, tư bản chủ nghĩa… Đó là nguyên nhân đưa đến nhiều cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á vào cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở Pháp rồi lan ra nhiều nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ…(trừ Tây Âu). Cuộc tranh luận cũng xoay quanh 3 vấn đề cơ bản sau : + Phương thức sản xuất châu Á có đúng là một hình thái kinh tế xã hội ngoài năm hình thái kinh tế đã được xác định rõ là: cộng sản nguyên thủy, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa không?. + Những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á là gì?. + Phương thức sản xuất châu Á đã đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của lịch sử xã hội phương Đông?. Trong quá trình tranh luận tại hội thảo Lêningrat, người ta phải quyết định là phải chấm dứt cuộc thảo luận vì để nó tiếp tục diễn ra thì nó sẽ làm ảnh hưởng thậm chí làm rối loạn tình hình chính trị ở Liên Xô. Từ đó hình thành lên hai nhóm ý kiến khác nhau: + Nhóm 1 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là những nét đặc thù của hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến phương Đông. + Nhóm 2 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế xã hội phân hóa giai cấp và nhà nước sơ kỳ ở phương Đông, không thuộc phạm trù chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến. Như vậy, sau cuộc tranh luận lần thứ nhất trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây điều diễn ra cuộc tranh luận gây gắt về phương thức sản xuất châu Á, cuộc tranh luận đó của giới sử học Mác xít và tiến bộ trên thế giới đến nay vẫn chưa ngã ngũ. 2. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á Mác và Ăngghen đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời kỳ tiền thực dân và đã phát hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông. Từ việc phát hiện ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, Mác tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ, trong quá trình nghiên cứu đó Mác lại phát hiện thêm một số đặc điểm nữa của phương thức sản xuất châu Á. Qua nhiều công trình nghiên cứu của mình như : Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846); Sự khốn cùng của triết học; Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853); Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853); Những hình thức có trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (1857 - 1858); đến tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)…và một số công trình khác về phương thức sản xuất châu Á. Và từ những luận điểm cơ bản đó, Mác đi tới khẳng định : “Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”. Như vậy cho tới đây, phương thức sản xuất châu Á đã được Mác khẳng định từ những nét đặc thù của nó mà Mác đã phát hiện ra. Đó là: + Chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ và bảo thủ của nó. + Nhà nước chuyên chế phương Đông. + Chế độ sở hữu tập thể ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và chiếm dụng của các công xã. + Sự bóc lột theo kiểu nộp cống. + Sự không tách rời thủ công nghiệp với nông nghiệp. Thành thị chậm ra đời và khó phát triển. + Sự tồn tại một cách kiên trì nhất và lâu dài nhất của “hình thái châu Á”. Sau khi đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á, Mác lại phát triển thêm lý luận về vấn đề này, nhất là ở tập I bộ Tư bản (xuất bản năm 1867 và tái bản ngay ba lần: 1872, 1883, 1890) nhằm nêu thêm những nét đặc thù của công xã châu Á trong phương thức sản xuất châu Á như sau : + Trong phương thức sản xuất châu Á, sản xuất hàng hóa chậm phát triển . + Trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp làm một. + Với phương thức sản xuất châu Á, nhân tố về sức mạnh của hiệp tác giản đơn của những người lao động dưới sự chỉ huy của nhà nước chuyên chế phương Đông đã tạo nên những công trình xa hoa hay có ích. + Tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành các đẳng cấp xã hội cũng được Mác – Ăngghen coi như coi nhẹ một trong những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á. + Sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hó thiên nhiên, củng được coi như một đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á về mặt văn hóa xã hội. + Tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á trong các xã hội phương Đông. Đó là những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á mà Mác đã phát hiện ra. Như vậy là nội hàm của phương thức sản xuất châu Á đã được phát triển với những nét riêng biệt của nó. Ăngghen tuy đồng ý với Mác về nội dung của phương thức sản xuất châu Á, nhưng không sử dụng khái niệm này. Trong tác phẩm chống Đuyrinh, Ăngghen đã phát triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Mác, nhấn mạnh đến tính chất bình quân công xã, bình đẳng giữa các thành viên công xã, các công xã [...]... khung cảnh của phương thức sản xuất châu Á Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, cũng như mốc khời đầu và kết thúc của nó Nhưng nhìn chung đại đa số tác giả đều thừa nhận có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử xã hội Việt Nam với tư cách là một phương thức sản xuất độc lập TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phương thức sản xuất châu Á, Văn Tạo, NXB... sản xuất chủ yếu của các nước phương Đông cổ đại là một trong ba dạng thức của phương thức sản xuất phong kiến, ta nên lí giải khái niệm của phương thức sản xuất châu Âu” như thế nào? Chúng tôi cho rằng, phương thức sản xuất châu Á không phải tên gọi phản ánh một phương thức sản xuất như chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa… mà chỉ là cách dùng địa danh để chỉ một phương thức sản xuất nào đó khi chưa... phương thức ấy có thể chỉ là quy ước C KẾT LUẬN Khi đi nghiên cứu tìm hiểu về phương thức sản xuất châu Á, chúng ta càng làm sáng tỏ những tranh cãi về phương thức sản xuất châu Á mà Mark đã đưa ra Phương thức sản xuất châu Á là môt vấn đề khoa học đã được nhiều nhà khoa học thế giới và Việt Nam nghiên cứu Đây cũng là một vấn đề cần thiết cho việc nhận thức các phương thức sản xuất đã có trong lịch sử châu. .. những việc phi sản xuất (nếu có tham gia sản xuất thì vai trò của họ cũng chỉ là thứ yếu) 2 Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại và phương thức sản xuất Chiếm hữu nô lệ 2.1 Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ là một phương thức sản xuất trong đó có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ Giai cấp chủ nô chiếm hầu hết mọi tư liệu sản xuất trong... của phương thức sản xuất ấy để mệnh danh cho phương thức sản xuất này Vào thế kỉ IX, khi mà sự giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây chưa phát triển lắm, khi mà những tư liệu lịch sử mà Mác được tiếp xúc còn rất có hạn, việc đề xuất ở châu Á có một phương thức sản xuất khác với phương thức chiếm hữu nô lệ và phong kiến ở phương Tây là một phát hiện rất quan trọng của Mác, còn tên gọi của phương. .. tên gọi thỏa đáng Câu nói của Mác trong lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” có thể hiểu là: - Trước chế độ chiếm hữu nô lệ, ở châu Á là một xã hội có nhà nước và đã tồn tại một phương thức sản xuất - Phương thức sản xuất ấy khác với phương thức sản xuất ở Hy Lạp, La Mã và phương thức phong kiến ở Tây Âu - Vì là một phương thức sản xuất đặc biệt, chưa có tên gọi nên Mác đã dùng quê... chuyên chế phương Đông, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất, chế độ nô lệ gia đình…nhằm làm rõ thêm những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á Sau này Lê nin đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Mác, Lênin không đi sâu phân tích về nội dung của phương thức sản xuất châu Á, sự ra đời và tồn tại của nó, mà chỉ vận dụng tư tưởng lý luận này của Mác – Ăngghen... sản xuất của phương Đông cổ đại và phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ Sau khi khảo sát phương thức bóc lột chủ yếu của Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại, đồng thời tìm hiểu đặc trưng cơ bản và cái gọi là Phương thức sản xuất Châu Á , chúng ta hãy đối chiếu đặc trưng của từng phương thức sản xuất với tình hình cụ thể của từng nước phương Đông cổ đại để rút ra kết luận về xã hội phương Đông... Á Qua việc nghiên cứu Phương thức sản xuất châu Á, ta thấy được rằng nó tồn tại rất lâu ở xã hội châu Á, bên cạnh đó nó còn tồn tại đan xen trong nền kinh tế phương Đông cổ đại khiến cho nó khó phân biệt được rạch ròi một di sản nào là của phương thức sản xuất nào để lại Chẳng hạn, di sản thị tộc mà hiện nay còn đậm nét ở các thôn, làng đều bắt nguồn từ thời kì thị tộc nguyên thủy tới phương thức sản. .. hội như vậy Tóm lạ, ta có thể khẳng định, lực lượng lao động chủ yếu của phương Đông cổ đại không phải là nô lệ, và do đó, xã hội cổ đại phương Đông không phải là thuộc phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ 3 Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại với phương thức sản xuất phong kiến 3.1 Phương thức sản xuất phong kiến Trước hết, thuật ngữ “phong kiến” không phải là một từ dễ hiểu, . cổ đại có 15 loại đaxa: - Do bố mẹ là đaxa đẻ ra - Được mua về - Được biếu - Do th a kế tài sản - Vì đói mà phải làm đaxa - Làm vật cầm cố để vay nợ - Phạm tội bị phạt làm đaxa - Tù binh - Được. nông trang c a nhà vua rộng 200ha mà chỉ có 24 nô lệ làm việc. - Giai cấp bóc lột: Ở Lưỡng Hà cổ đại, thuộc về giai cấp này gồm có vua, quan, tăng lữ, những người có nhiều ruộng đất, Tamca (thương. ngh a vụ phải nộp cho đền miếu một phần sản phẩm c a lô đất đó. Ở Lagat, thế kỷ XV-XIV TCN, người lao động chủ yếu trong nông trang c a đền thờ nữ thần Bau gọi là xubơlugalơ. Họ phải cùng nhau