1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á

78 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 383,5 KB

Nội dung

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã có nhiều biến động lớn gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực kéo dài, qua đó khắc họa nên diện mạo đất nước, cốt cách dân tộc. Ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với những điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng có một thể chế chính trị và pháp luật tương ứng, phù hợp với nó. Việt Nam thời cổ trung đại là thời kì mà những nhà nước đầu tiên ra đời, cùng với đó là sự ra đời của các thể chế chính trị và pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Đặt trong bối cảnh đó thì đây cũng là thời kì mà phương thức sản xuất châu Á chiếm vị trí chủ đạo và chi phối. Có thể thấy suốt từ thời Văn lang cho đến đầu thế kỉ XV ở Việt Nam đã tồn tại phương thức sản xuất Châu Á với những biểu hiện cụ thể. Trong có có những biểu hiện trùng với những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của Mác và Ănghen như chế độ công xã nông thôn kéo dài, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và sự chiếm dụng của các công xã, sự bóc lột theo kiểu cống nạp, sự không tách rời nông nghiệp và thủ công nghiệp, thành thị chậm ra đời và khó phát triển, sản xuất hàng hóa chậm phát triển. Tuy nhiên ở Việt nam cũng có những đặc điểm riêng đó là nhà nước chưa thực sự chuyên chế một cách tuyệt đối với quyền lực tối cao nằm trong tay một cá nhân, có sự phân chia các đẳng cấp nhưng chưa thực sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp.

Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á Mục lục GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 1 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á A Dẫn nhập Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã có nhiều biến động lớn gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực kéo dài, qua đó khắc họa nên diện mạo đất nước, cốt cách dân tộc Ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng có một thể chế chính trị và pháp luật tương ứng, phù hợp với nó Việt Nam thời cổ trung đại là thời kì mà những nhà nước đầu tiên ra đời, cùng với đó là sự ra đời của các thể chế chính trị và pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn Đặt trong bối cảnh đó thì đây cũng là thời kì mà phương thức sản xuất châu Á chiếm vị trí chủ đạo và chi phối Có thể thấy suốt từ thời Văn lang cho đến đầu thế kỉ XV ở Việt Nam đã tồn tại phương thức sản xuất Châu Á với những biểu hiện cụ thể Trong có có những biểu hiện trùng với những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của Mác và Ănghen như chế độ công xã nông thôn kéo dài, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và sự chiếm dụng của các công xã, sự bóc lột theo kiểu cống nạp, sự không tách rời nông nghiệp và thủ công nghiệp, thành thị chậm ra đời và khó phát triển, sản xuất hàng hóa chậm phát triển Tuy nhiên ở Việt nam cũng có những đặc điểm riêng đó là nhà nước chưa thực sự chuyên chế một cách tuyệt đối với quyền lực tối cao nằm trong tay một cá nhân, có sự phân chia các đẳng cấp nhưng chưa thực sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp Như chúng ta đã biết thì cở sở kinh tế quyết định sự ra đời của các thể chế chính trị, các thiết chế chính trị sinh ra trên cơ sở các tiền đề kinh tế, và ngược lại các thiết chế xã hội quy định sự ổn định và phát triển của kinh tế GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 2 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á Qua đó chúng ta có thể thấy được thể chế chính trị và pháp luật có những nét tương đồng và sự khác biệt với phương thức sản xuất Châu Á Để hiểu thêm về điều này thì chúng ta cùng tìm hiểu bài tiểu luận của nhóm chúng tôi với đề tài:” Đối chiếu thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại với phương thức sản xuất Châu Á” GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 3 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á B Nội dung I Phương thức sản xuất châu Á Từ lâu vấn đề nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài nghiên cứu và tranh luận trong giới nghiên cứu mác xít ở nhiều nước trên thế giới Nhằm mục đích làm sáng tỏ học thuyết Marx - Lênin về sự phát triển của xã hội vận dụng học thuyết Marx - Lênin và việc giải quyết các vấn đề thời sự nóng bỏng đang đặt ra trong lịch sử nhân loại, đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Á, Phi , Mĩ la tinh đã và đang thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa Đế quốc Vấn đề phương thức sản xuất châu Á ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Mac xít ở nhiều nước, các nước XHCN, các bước phát triển phi tư bản của các nước TBCN Các cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á ở Liên Xô vào những năm 1929-1931, 1964-1965, ở Pháp vào những năm 1962 đến năm 1963 những công trình nghiên cứu về vấn đề này học giả trên thế giới đã xuất hiện nhiều năm trước đây đã chứng tỏ điều đó 1.1 Phương thức sản xuất châu Á Để tìm hiểu phương thức sản xuất châu Á là gì, chúng ta phải làm rõ khái niệm phương thức sản xuất là gì 1.1.1 Phương thức sản xuất: là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx Nó có nghĩa nôm na là “cách thức của sản xuất” Theo Marx, nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của: • Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng • Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội 1.1.2 Ý nghĩa của khái niệm phương thức sản xuất GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 4 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á Theo Marx, tổ hợp của lực lượng và quan hệ sản xuất có nghĩa là cách thức mà con người tác động tới thế giới vật chất và cách thức mà con người có quan hệ xã hội với nhau, được gắn kết cùng nhau theo những cách thức cần thiết và cụ thể nào đó Con người cần phải tiêu dùng để tồn tại, nhưng để tiêu dùng thì con người phải sản xuất, và trong quá trình sản xuất họ cần thiết phải tham gia vào các quan hệ mà chúng tồn tại độc lập với ý chí của họ Đối với Marx, bí mật tổng thể của “tại sao, như thế nào” mà trật tự xã hội tồn tại và các nguyên nhân của các thay đổi xã hội cần phải khám phá trong phương thức sản xuất cụ thể mà xã hội đó có Ông còn chứng minh xa hơn rằng phương thức sản xuất thể hiện sự tồn tại qua bản chất của phương thức phân phối, phương thức lưu thông và phương thức tiêu thụ, tất cả chúng cùng nhau tạo thành môi trường kinh tế Để hiểu cách thức mà của cải được phân bổ và tiêu thụ, thì cần thiết phải hiểu các điều kiện mà nó đã được sản xuất ra Phương thức sản xuất là “tổng thể hữu cơ”(hay tái sản xuất tổng thể), mà nó có khả năng tái tạo liên tục các điều kiện ban đầu của chính nó, và vì thế nó tồn tại theo những cách thức ổn định nhiều hay ít trong hàng thế kỷ hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ Bằng cách tạo ra lao động thặng dư xã hội trong một hệ thống cụ thể, các giai cấp lao động tái sản xuất liên tục những nền tảng của trật tự xã hội Khi các lực lượng sản xuất mới hay các quan hệ xã hội mới phát triển đến mức mâu thuẫn với phương thức sản xuất hiện hành, phương thức sản xuất này sẽ hoặc là tiến hóa mà không làm mất đi cấu trúc cơ sở của nó, hoặc là bắt đầu bị phá vỡ Khi đó nó chuyển sang thời kỳ chuyển tiếp của bất ổn và mâu thuẫn xã hội, cho đến khi trật tự xã hội mới được thiết lập với phương thức sản xuất mới 1.1.3 các phương thức sản xuất Theo Marx, xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau Cụ thể là: GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 5 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy: Xã hội loài người được tổ chức trong các cấu trúc bộ lạc truyền thống với ít hơn 50 người trên một đơn vị sản xuất, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã hội Do không có sản phẩm thặng dư nào được sản xuất, nên không có khả năng tồn tại các giai cấp thống trị Do phương thức sản xuất này không có sự phân chia giai cấp, nó được coi là xã hội không giai cấp Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này Phương thức sản xuất châu Á: Đây là đóng góp gây tranh cãi của học thuyết Marx, nguyên thủy được sử dụng để giải thích các công trình xây dựng bằng đào đắp đất lớn tiền slavơ và tiền phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ơ-phrát và lưu vực sông Nin (và nó được đặt tên trên cơ sở này của các chứng cứ nguyên thủy có được từ châu Á) Phương thức sản xuất châu Á được cho là hình thức sơ khai của xã hội có giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ thu được các sản phẩm thặng dư xã hội bằng bạo lực nhắm vào các nhóm cộng đồng định cư hay không định cư trong lãnh thổ đó Sự bóc lột lao động là khai thác lao động cưỡng bức không trả công trong thời kỳ nhàn rỗi mỗi năm (để xây dựng những công trình như kim tự tháp ở Ai Cập, đền thờ ở thung lũng Mesopotamia cổ đại và Ba Tư, nhà tắm công xã cổ ở Ấn Độ hay Vạn lý trường thành ở Trung Quốc) Ngoài ra việc bóc lột lao động cũng là việc bòn rút sản phẩm trực tiếp từ các cộng đồng bị bóc lột Dạng sở hữu chính của phương thức này là chiếm hữu tôn giáo trực tiếp trong các cộng đồng (làng, xóm thôn, nhóm) đối với tất cả những gì tồn tại trong chúng Tầng lớp cai trị của xã hội này nói chung là tầng lớp quý tộc bán thần quyền, tự cho mình là hiện thân của thần thánh trên trái đất Các lực lượng sản xuất chính của xã hội này bao gồm các nông dân với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp nền tảng, các công trình xây dựng lớn và các kho chứa khổng lồ của các sản phẩm dành cho phúc lợi xã hội GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 6 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á Phương thức sản xuất Slavơ: Nó tương tự như phương thức châu Á, nhưng khác biệt ở dạng sở hữu là sự chiếm hữu cá nhân trực tiếp những gì thuộc về loài người Ngoài ra, tầng lớp thống trị thông thường tránh nói rằng họ là hiện thân của thánh thần mà thích nói rằng họ là hậu duệ của thánh thần, hay tìm kiếm các lý lẽ bào chữa khác để bảo vệ quyền cai trị của mình Các xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là các ví dụ điển hình của phương thức sản xuất này Các lực lượng sản xuất của phương thức này bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sử dụng tích cực gia súc trong nông nghiệp Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm khoa học do Marx đề ra lần làm sức kéo, cũng như hệ thống thương mại bắt đầu phát triển + Phương thức sản xuất phong kiến + Phương thức sản xuất tư bản + Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa + Phương thức sản xuất cộng sản 1.1.4 Khái niệm phương thức sản xuất châu Á và nội hàm của nó 1.1.4.1.Khái niệm về phương thức sản xuất châu Á Đầu tiên vào năm 1859, để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa Marx đưa ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” xuất bản năm 1859, trong đó Marx chủ yếu bàn về những nguyên lý của phép biện chứng duy vật và áp dụng nguyên lý đó vào trong nghiên cứu lịch sử Trong công trình này có một mệnh đề Marx phát biểu rằng: “Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư bản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội” Marx và Engel đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời kỳ tiền thực dân và đã phát hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của thủy lợi trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước về ruộng đất, đặc điểm của thành thị và mối quan hệ mật thiết không tách rời giữa thành thị với nông thôn, sự GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 7 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại.… Từ việc phát hiện ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, Marx đã chính thức đưa ra sử dụng khái niệm phương thức sản xuất châu Á thay cho khái niệm “hình thái châu Á” mà Marx đã từng nhắc đến trước đó Tiếp đó, Marx tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ thêm các đặc điểm đã phát hiện, trong quá trình nghiên cứu đó Marx lại phát hiện thêm một số đặc điểm nữa của phương thức sản xuất châu Á Còn về những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á, Marx và Engels không khái quát một cách rõ ràng như với hình thái cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu phong kiến, phong kiến, tư bản chủ nghĩa…Đó là nguyên nhân đưa đến nhiều cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á vào cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở Pháp rồi lan ra nhiều nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ…(trừ Tây Âu) Cuộc tranh luận cũng xoay quanh 3 vấn đề cơ bản sau : + Phương thức sản xuất châu Á có đúng là một hình thái kinh tế xã hội ngoài năm hình thái kinh tế đã được xác định rõ là: cộng sản nguyên thủy, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa không? + Những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á là gì? + Phương thức sản xuất châu Á đã đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của lịch sử xã hội phương Đông? Trong quá trình tranh luận tại hội thảo Lêningrat, người ta phải quyết định là phải chấm dứt cuộc thảo luận vì để nó tiếp tục diễn ra thì nó sẽ làm ảnh hưởng thậm chí làm rối loạn tình hình chính trị ở Liên Xô Từ đó hình thành lên hai nhóm ý kiến khác nhau: + Nhóm 1 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là những nét đặc thù của hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến phương Đông GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 8 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á + Nhóm 2 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế xã hội phân hóa giai cấp và nhà nước sơ kỳ ở phương Đông, không thuộc phạm trù chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến Như vậy, sau cuộc tranh luận lần thứ nhất trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây điều diễn ra cuộc tranh luận gay gắt về phương thức sản xuất châu Á, cuộc tranh luận đó của giới sử học Mác xít và tiến bộ trên thế giới đến nay vẫn chưa ngã ngũ 1.1.4.2 Nội hàm của phương thức sản xuất châu Á Trước khi đi vào tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, ta cần phải thấy được đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á nói chung mà Mác cho rằng đó là một hình thái đặc biệt của xã hội phương Đông Từ đó đối chiếu vào lịch sử Việt Nam để tìm ra những đặc trưng riêng Qua nhiều công trình nghiên cứu của mình như : Hệ tư tưởng Đức (1845 1846), sự khốn cùng của triết học, sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853), những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853), những hình thức có trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (1857 - 1858), đến tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)…và một số công trình khác về phương thức sản xuất châu Á Và từ những luận điểm cơ bản đó, Marx đi tới khẳng định : “Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội” Như vậy cho tới đây, phương thức sản xuất châu Á đã được Marx khẳng định từ những nét đặc thù của nó mà Marx đã phát hiện ra Đó là: + Chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ và bảo thủ của nó + Nhà nước chuyên chế phương Đông + Chế độ sở hữu tập thể ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và chiếm dụng của các công xã + Sự bóc lột theo kiểu nộp cống GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 9 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á + Sự không tách rời thủ công nghiệp cới nông nghiệp Thành thị chậm ra đời và khó phát triển + Sự tồn tại một cách kiên trì nhất và lâu dài nhất của “hình thái châu Á” Sau khi đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á, Marx lại phát triển thêm lý luận về vấn đề này, nhất là ở tập I bộ Tư bản (xuất bản năm 1867 và tái bản ngay ba lần: 1872, 1883, 1890) nhằm nêu thêm những nét đặc thù của công xã châu Á trong phương thức sản xuất châu Á như sau : + Trong phương thức sản xuất châu Á, sản xuất hàng hóa chậm phát triển + Trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp làm một + Với phương thức sản xuất châu Á, nhân tố về sức mạnh của hiệp tác giản đơn của những người lao động dưới sự chỉ huy của nhà nước chuyên chế phương Đông đã tạo nên những công trình xa hoa hay có ích + Tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành các đẳng cấp xã hội cũng được Marx – Engel coi như coi nhẹ một trong những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á + Sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hóa thiên nhiên, củng được coi như một đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á về mặt văn hóa xã hội + Tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á trong các xã hội phương Đông Đó là những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á mà Mác đã phát hiện ra Như vậy là nội hàm của phương thức sản xuất châu Á đã được phát triển với những nét riêng biệt của nó Engel tuy đồng ý với Marx về nội dung của phương thức sản xuất châu Á, nhưng không sử dụng khái niệm này Trong tác phẩm chống Đuyrinh, Engel đã phát triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Marx, nhấn mạnh đến tính chất bình quân công xã, bình đẳng giữa các thành viên công xã, các công xã nguyên thủy – cơ sở của Nhà nước thô sơ nhất – Nhà nước chuyên chế phương Đông, chế độ sở hữu GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 10 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á do xuất phát từ hệ tư tưởng Nho giáo Mô hình thể chế chính trị thời Lê – Trịnh ít thay đổi so với thời Lê Sơ chỉ thay đổi tên gọi đạo thành trấn, nhà nước ít quan tâm đến cấp xã Ở Đàng Trong chính quyền chúa Nguyễn đã xây dựng một thể chê chính trị riêng biệt Chính quyền địa phương ngày càng được củng cố và tăng cường có them nhiều đơn vị hành chính mới với xu hướng lùi dần vào phía Nam với bộ máy quan liêu cồng kềnh hơn trước Thể chế chính trị trong cả nước rất phức tạp và nặng nề Cả Đàng Trong – Đàng Ngoài, hệ thống quan lại là đẳng cấp có đặc quyền rất lớn, chúng ra sức bóc lột, ức hiếp dân lành Về cơ bản thể chế chính trị thời kỳ này có sự kế thừa rất lớn bộ máy của triều Lê Sơ trước đó Sau thời kỳ đát nước bị chia cắt với sự thiết lập triều đại Tây Sơn đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu sự kết thúc tình trạng “hai chính quyền song song tồn tại” trên lãnh thổ nước ta Việc xây dựng bộ máy nhà nước thời Tây Sơn chủ yếu dựa chủ yếu trên quan võ Do tồn tại trong một thời gian ngắn nên triều Tây Sơn chưa có điều kiện xây dựng, kiện toàn thể chế chính trị mà chủ yếu là kế thừa mô hình đã có từ trước Vì vậy, những hạn chế và thậm chí đã kìm hãm nhiều chính sách, cải cách tiến bộ 2.3.4.3 Pháp luật * Pháp luật thời kỳ từ Nam – Bắc triều đến Đàng Trong – Đàng Ngoài: Mặc dù đây là thời kỳ đầy biến động nhưng hoạt động lập pháp của các nhà nước phong kiến cũng có một vài thành tựu đáng chú ý Luật Hồng Đức về cơ bản vẫn được thi hành trên cơ sở bổ sung một số điều luật phù hợp với từng thời kỳ - Đàng Trong: các chúa Nguyễn vẫn áp dụng luật Hồng Đức Riêng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, các chúa Nguyễn ban hành nhiều điều luật nhằm củng cố quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, thừa nhận và bảo vệ chế độ sở hữu lớn về đất đai, xây dựng thuế khóa tăng thu nhập Nhà nước - Đàng Ngoài: GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 64 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á + Đáng chú ý nhất thời kỳ này là Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ ban hành của nhà nước Đàng Ngoài Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ là bộ luật tố tụng, được xây dựng trên cơ sở tham khảo những điều lệ về kiện tụng, đặt làm định pháp Đó là kết quả hệ thống hóa các sắc dụ về luật tố tụng của Nhà nước Đàng Ngoài + Trên cơ sở phân loại việc, định thẩm quyền của các cấp xét xử: Những việc kiện về ly hôn, ruộng đất thì cấp xã xử trước sau đó mới lên cấp huyện, phủ, thừa ty, hiến ty, cai đạo đại sử, ngự sử đài Đối với các vụ án đánh nhau, chửi mắng, đòi nợ… cấp xét xử đầu tiên là quan huyện, nếu xử không được thì theo trình tự xét xử như các vụ kiện về ly hôn Thời hạn xét xử được luật định là: giết người 4 tháng, kiện ruộng đất, trộm cướp 3 tháng, việc ly hôn 1 tháng, chửi mắng, đánh nhau, việc vặt thì xử ngay để vụ việc không tồn đọng Ngoài ra, còn nhiều sắc dụ quy định thủ tục, trình tự bắt người, khám xét, điều tra quản ngục … Trong luật hình sự, Nhà nước Đàng Ngoài có một số sửa đổi về hình phạt Hạn chế việc lấy tiền chuộc tội, bỏ hình phạt chặt ngón chân, ngón tay, đổi hình phạt lưu thành tù khổ sai có thời hạn Ban hành nhiều điều luật trừng trị những kẻ có hành vi phạm tội cờ bạc, làm bạc giả, đào ngũ… cấm và trừng trị người theo đạo Thiên Chúa Như vậy, thành tựu luật pháp đáng kể nhất của nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ này là bộ luật tố tụng do nhà nước Đàng Ngoài ban han hành * Pháp luật Tây Sơn Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1789 – 1802), nhưng trong lĩnh vực pháp luật triều đại Tây Sơn cũng có những đóng góp nhất định Về tổ chức nhà nước: văn bản pháp luật quan trong nhất là chiếu lên ngôi (1789) Trong đạo chiếu Quang Trung chỉ rõ: việc lặp lại trật tự trong triều chính, lễ nghi thể thức của nhà Lê Chiếu lên ngôi xác nhận về mặt pháp lý một nhà nước mới ra đời và khẳng định sứ mệnh lịch sử “thay trời hành đạo” của mình trước giới sĩ GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 65 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á phu phong kiến – cơ sở xã hôi và giai cấp chủ yếu của nhà nước phong kiến Đồng thời, cũng đã răn đe người dân không làm những việc sai trái Quang Trung ban bố chiếu cầu hiền và chiếu dụ các quan văn võ triều Lê, nhằm chiêu tập các sĩ phu và quan lại cũ của triều Lê – Trịnh tham gia vào bộ máy nhà nước của mình Nguyễn Quang Toản khi nối nghiệp cha đã ban chiếu cầu ngôn, mong mỏi tập hợp được trí tuệ quan lại,dân chúng để có thể khắc phục phần nào nạn chuyên quyền và tình hình bè phái trong nội bộ vương triều Trong lĩnh vực kinh tế: Năm 1789, Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông, coi nông nghiệp là quan trọng nhất, đồng thời chỉ ra biện pháp phục hồi kinh tế nông nghiệp Bắt tất cả những người ngụ cư, lang thang về nguyên quán, trừ những người đã lập nghiệp ở nơi khác ba đời Trách nhiệm của quan lại địa phương phải chấm dứt tình trạng bỏ hoang ruộng đất Các xã trưởng phải lập sổ đinh, sổ điền kê khai rõ số nhân đinh phiêu tán mới trở về, số ruộng đất còn bỏ hoang và đã phục hoang Quá hạn, ruộng tư bỏ hoang sẽ bị tịch thu làm ruộng công và đánh theo mức thuế ruộng công Về tài chính: Quang Trung thi hành chính sách thuế khóa đơn giản trong Chiếu lên ngôi, Quang Trung qui định giamr ½ thuế đính, thuế điền và thuế tạp dịch trong vụ đông năm 1789 Bên cạnh đó bãi bỏ thuế điệu cho nhân dân từ sông Gianh trở ra Bắc Đối với các ngành kinh tế công- thương nghiệp, Quang Trung khuyến khích và cho tự do phát triển Trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục: Quang Trung ban hành chiếu lập học và chiếu mở khoa thi, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giáo dục trong việc xây dựng đất nước Chiếu lập học qui định, các xã phải lập nhà xã học, người dạy gọi là xã giáo hay xã giảng Ở phủ, huyện có trường học do huấn đạo phụ trách Quang Trung chủ trương cải cách lối học sáo mòn công thức cũ, chú trọng tính thiết thực nhằm đào tạo đội ngũ quan lại, viên chức có năng lực hoạt động thực tiễn Đặc biệt, trong giai đoạn nay chữ nôm lấy làm chữ viết chính thức của quốc gia GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 66 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á Tóm lại, thể chế chính trị, pháp luật thời kỳ nội chiến có mang những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á Tuy nhiên, sự biểu hiện đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á thời kỳ này là không rõ nét Nhất là ở thời kỳ đất nước bị chia cắt làm hai nên mỗi Đàng cũng có một thể chế chính trị, pháp luật riêng Về thể chế chính trị thì quyền lực tập trung trong tay vua chỉ là hình thức, quyền lực chính là nằm trong tay chúa Về pháp luật thì do mỗi Đàng xây dựng cho mình một thể chế khác nhau nên về cơ bản mỗi Đàng cũng có một hệ thống pháp luật riêng Nhưng đến thời Tây Sơn thì sự biểu hiện của phương thức sản xuất châu Á có phần đậm nét hơn so với giai đoạn Đàng Trong – Đàng Ngoài Thời Tây Sơn quyền chuyên chế biểu hiện rõ nét, quyền lực tập trung trong tay vua Theo đó pháp luật để nhằm bảo vệ quy định quyền lực của vua 2.3.5 Nhà Nguyễn 2.3.5.1 Thể chế chính trị Sau khi lên ngôi Gia Long và các vua kế tiếp theo đã thiết lập ở nước ta chế độ quân chủ chuyên chế, tăng cường thiết lập bộ máy đàn áp và các công cụ thống trị, cùng với việc thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố và bảo vệ quyền lợi của gia cấp địa chủ phong kiến Cụ thể: Về kinh tế, quá trình chiếm đoạt ruộng đất và tập trung ruộng đất vào tay địa chủ, bần cùng hóa nông dân tiếp diễn mạnh mẽ Gia Long đã ra lệnh tịch thu ruộng đất của những người theo Tây Sơn và bắt những người nhân dân trả lại cho chủ cũ những ruộng đất mà triều Tây Sơn cấp phát cho họ Có thể nói, đây là cách thức chiếm đoạt ruộng đất trắng trợn thành quả đấu tranh của nông dân và cũng là cách thức phục hồi, củng cố chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến Chính vì những hành động đó của vua Gia Long mà thời kỳ này nạn chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ, cường hào diễn ra rầm rộ Ngược lại, người nông dân một lúc vừa phải chịu cảnh mất đất, vừa phải nộp tô thuế hết sức nặng nề và chế độ lao dịch hết sức nặng nề Do vậy, người nông dân ngày càng trở nên bần cùng và kiệt quệ GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 67 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á Đồng thời, đây cũng chính là nguyên nhân lý giải cho tình hình nền kinh tế nông nghiệp sa sút, thiên tai và mất mùa sảy ra thường xuyên Tình cảnh đồng ruộng bỏ hoang, nhân dân phiêu bạt, xóm làng xác xơ đã trở nên quá quen thuộc đối với xã hội Việt Nam lúc này Trước tình trạng đó, nhà Nguyễn đã đề ra những chính sách khẩn hoang với nhiều hình thức, đặc biệt là hình thức đồn điền và doanh điền Tuy nhiên, những biện pháp này không làm cải thiện được bao nhiêu cho nền kinh tế đang đứng trước quá nhiều bất cập Bên cạnh đó, ở nông thôn quá trình phân hóa giai cấp đang diễn ra hết sức sâu sắc và nhanh chóng Về công thương nghiệp, các vua triều Nguyễn đã thi hành chính sách kìm hãm sự phát triển của công nghiệp tư nhân, của thủ công nghiệp và thương nghiệp Trong các công xưởng của nhà nước thì người lao động bị vắt kiệt sức lao động Hơn nữa, nhà Nguyễn vẫn duy trì thuế sản phẩm rất nặng nề đối với thủ công nghiệp Có thể nói, chính chính sách “ức thương” cấm chợ, đặc biệt là chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn đã làm cho thương nghiệp không phát triển được Như vậy, ngay từ khi thành lập nhà Nguyễn chưa có những chính sách thiết thực để yên lòng dân và làm cho tình hình kinh tế phát triển Cũng chính vì lẽ đó mà ngọn lửa đấu tranh của nông dân luôn luôn bùng nổ ngay từ thời Gia Long, tiêu biểu như: Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1836), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1855),… o Ở trung ương Với mục đích xây dựng đất nước vững mạnh, thống nhất từ trung ương đến địa phương và xóa bỏ tình trạnh phân tán, yếu kém nên ngay sau khi lên ngôi Gia Long đã cố gắng xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế Sau đó các vua kế nghiệp vẫn duy trì và củng cố chế độ này, đặc biệt năm 1832 – 1932, vua Minh Mệnh đã tiến hành cuộc cải cách lớn nhằn củng cố chính quyền phong kiến GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 68 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á Quyền hành nhà nước thuộc về hoàng đế (vua) Hoàng đế là chủ tối cao của quyền lực nhà nước: đứng đầu triều đình và có quyền quyết định mọi công việc Hoàng đế cũng là người duy nhất ban hành luật, lệ, qui định các thứ thuế, đứng đầu tòa án quốc gia, có quyền ân xá, quyền sắc phong, lập đền cho các công thần và quyền phán xét các quan lại Về hành pháp, Hoàng đế là người trực tiếp nắm tất cả các bộ, các viện ở trung ương, các quan đầu tỉnh ở địa phương, chủ trì các hội nghị định thần đình thần, các buổi thiết triều, phê duyệt và quyết định mọi việc triều chính, bổ nhiệm, thay đổi hay luân chuyển các quan chức, hơn nữa Hoàng đế còn trực tiếp ra đề thi và chấm thi trong các kỳ thi Đình, Đồng thời, Hoàng đế cũng là người độc quyền trong ngoại giao, chịu hoàn toàn trách nhiệm về chính sách đối ngoại của mình và cũng là người trực tiếp đón tiếp các người nước ngoài trong quá trình ngoại giao Về bên quân đội, Hoàng đế có vai trò là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, có quyền tổ chức, bổ nhiệm các quan, có quyền “điều binh, khiển tướng” Không những thế, để khẳng định quyền lực tuyệt đối và bất khả xâm phạm, ngăn chặn nguy cơ tiếm chiếm quyền Hoàng đế, nhà Nguyễn hạn chế phong tước công hầu và đặt ra lệnh “tứ bất” Hơn nữa, khi thiết lập bộ máy quan lại, Gia Long đưa ra hai nguyên tắc ưu tiên đó là: những người có công trong quá trình đấu tranh xác lập vương triều và những người trong dòng họ Nguyễn Vì thế, hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố và hoàn thiện Bộ máy nhà nước trung ương bao gồm các bộ phận: Các quan đại thần, một Văn phòng (dưới thời Gia Long Nội các gọi là Thị thư viện, sau đổi là Văn thư phòng và đến năm 1829 Minh Mệnh đổi thành Nội các), Cơ mật viện, lục bộ (bao gồm: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công), các cơ quan chuyên môn, cơ quan giám sát và các cơ quan tư pháp Trong đó, Nội các và Cơ mật viện là một GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 69 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á cơ quan rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Bởi lẽ, thông qua hai cơ quan này nhà vua có thể khống chế và ràng buộc quyền lực của lục bộ, qua đó quản lý quốc gia một cách sâu sát hơn o Ở địa phương: Trên cơ sở thống nhất đất nước của triều Tây Sơn, Nhà Nguyễn đã nhanh chóng thiết lập hệ thống chính quyền ở địa phương trên cơ sở vừa có kế thừa, vừa có bổ xung phát triển Ngay từ năm 1802 đến 1831, cả nước chia thành 3 khu vực: Miền trung, nơi đặt kinh đô, nhà Nguyễn đã chia thành các doanh hoặc trấn, ở miền Bắc chia ra làm 11 trấn, nơi đặt thành được gọi là Bắc Thành, ở miền Nam đặt Gia Định thành gồm 5 trấn Dưới trấn (hoặc doanh) là phủ, huyện hoặc châu (ở miền núi), đơn vị cơ sở có cấp xã Nhìn chung, bên cạnh sự thống nhất thể hóa về tổ chức chính quyền ở địa phương, thời kỳ đầu nhà Nguyễn vẫn tồn tại song song hai khu vực hành chính gần như độc lập ở bắc thành và Nam thành Để khắc phục tình trạng đó, tháng 11- 1831, khi Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, ông đã xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định thành, từ Quảng trị trở ra Bắc có 18 tỉnh, từ Quảng Nam trở vào Nam có 12 tỉnh Để quản lý các tỉnh, triều đình đặt các chức quan trông coi một cách nghiêm ngặt (trừ đất Thanh Hóa là đất “thang mộc” của nhà Nguyễn nên đặt một viên tổng đốc, còn 29 tỉnh còn lại được chia làm 14 liên tỉnh) Cứ mỗi một tỉnh đặt một tổng đốc Tổng đốc vừa là viên quan cao cấp nhất tại địa phương, vừa làm thành viên của chính quyền trung ương được phái về địa phương cai quản Tổng đốc coi việc cai trị chung và việc quân sự Tổng đốc thường phụ trách từ 2 đến 3 tỉnh, những tỉnh nhỏ chỉ đặt tuần phủ Giúp việc cho tổng đốc có tuần phủ (trông coi việc chính trị, văn hóa giáo dục) , bố chính (coi việc thuế khóa, tài chính, dịch điền), án sát(coi việc hình án, giao thông, trạm dịch, ) GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 70 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á Về quan võ, cấp tỉnh có đề đốc, lãnh binh Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên môn như: doanh điền, hà đê sứ Tất cả các cơ quan hành chính tỉnh và liên tỉnh đều đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của triều đình và chịu sự giám sát thường xuyên của Viện đô sát Các viên giám sát ngự sử thường đóng tại các liên tỉnh để giám sát mọi hành động của cơ quan chính cấp tỉnh Họ có thể thay mặt nhà vua để đàn áp hoặc bắt phạt từ các chức quan từ Tổng đốc trở xuống Dưới triều Nguyễn cả nước ta có 78 phủ, 252 huyện và 39 châu Đứng đầu các phủ, huyện, châu do Tri phủ, tri huyện, tri Châu đứng đầu Tri huyện, tri châu đều có nhiệm vụ đốc thúc tiền lương, làm việc sai dịch, thu thuế khóa, lưu giữ công văn, giấy tờ, sổ sách và xử án trong đại phận của mình Ở cấp tổng, thời vua Gia long, cai tổng là quan võ, làm việc quan ở các phủ, huyện, không liên quan đến việc quân Quan cai tổng không có trụ sở làm việc mà được đặt dưới sự sai phái của tri phủ và tri huyện Ở cấp xã, từ năm 1828, không tồn tại chức xã trưởng nữa, thay vào đó là chức Lý trưởng Giúp việc cho Lý trưởng có phó lý, do kỳ lão và các chức sắc trong xã cử ra Ngoài ra, còn có các chức: trương tuần, chưởng bạ, tuần đinh Mỗi xã là một đơn vị độc lập, tự chịu trách nhiệm về thuế, đinh điền, phu phen và tạp dịch đối với nhà nước Ở miền núi, có các trị châu cai quản Các trị châu này thường là những người có uy tín trong các từ trưởng, thổ tỵ, lang đạo Đến thời Minh Mệnh, chế độ quan bị xóa bỏ, các quan lại của triều đình trực tiếp cai quản các châu, huyện Có thể nói, từ cuộc cải cách hành chính năm 1831 – 1832, các đơn vi hành chính ở địa phương tương đối ổn định và phần lớn các đơn vị tỉnh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay Ngoài các chức dịch trên, ở địa phương còn có hệ thống các quan trông coi việc giáo dục được phân cấp như sau: cấp tỉnh có chức quan đốc học, cấp phủ và huyện có giáo thụ và huấn đạo Năm 1831, đặt thêm chức Tri sự, lại mục Thời Minh Mệnh, ông đã căn cứ vào tính chất công việc đã chia phủ, huyện thành 3 loại: loại rất GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 71 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á nhiều việc, loại nhiều việc và loại ít việc; còn căn cứ vào hoàn cảnh địa lý, kinh tế Minh Mệnh đã phân thành các lạo phủ, huyện về nơi sung yếu, nơi bận nhiều việc, công việc nặng nhọc, hoàn cảnh khó khăn,… Từ việc phân cấp này Minh Mệnh ban hành những chính sách riêng biệt cho từng vùng Có thể nói, đây là cách thức phân cấp khoa học và thỏa đáng đối với những vùng quan trọng o Tổ chức quân đội Để đảm bảo cho quyền lợi được vững mạnh thì song song với việc xây dựng và chỉnh sửa lại hệ thống hành chính, quan lại, tổ chức quân đội cũng đã được các vua triều nguyễn chú trọng Ở triều đình có bộ Binh quản lý các võ chức, thuyên chuyển, bổ dụng và quản lý lực lượng quân đội Bộ này do thượng thư đứng đầu, giúp việc có hai tả hữu tham trị và hai tả hữu thị lang, bên dưới còn có các ty Vũ Tuyển, Kinh kỳ, Trực tỉnh, Khảo công và Bình trực sứ Quân đội chia thành 5 quân, triều đình đặt 5 phủ đô đốc để quản lý và chỉ đạo 5 cánh quân đó, gồm: trung, tiền, hậu, tả và hữu Mỗi phủ đứng đầu là chưởng phủ sự đô thống, sau đó có các chức thống chế, chưởng vệ Binh lính có ba loại: Thân binh, cấm binh và tinh binh Tước phẩm: Nhà nguyễn duy trì chế đội “ngũ tước, cửu phẩm” Tước vương gồm thân vương và tự thân vương Tước hiệu này chỉ phong cho những người trong dòng họ nguyễn Ngũ tước gồm: công tước, hầu tước, bá tước, tử tước và nam tước Trong đó, hạn chế phong tước vương, công tước, hầu tước Những người ngoài dòng tộc chỉ được phong đến hầu tước là cao nhất, còn hầu hết dành cho những người có công lớn Cửu Phẩm thì phong theo hai bên văn, võ  Nhìn chung, từ khi Gia Long lên ngôi cho đến những vị vua sau này với những chính sách thi hành đã ngày càng làm cho chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố vững chắc, đặc biệt là từ sau cải cách của vua Minh Mệnh Trong quá trình xây dựng chính quyền quân chủ tập trung đó, nhà nguyễn đã thừa hưởng được những kinh nghiệm về tổ chức, những di sản văn hóa của dân tộc, lại có GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 72 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á thêm thuận lợi khi đất nước được mở rộng và thống nhất Chính vì lẽ đó, nhà nước dưới triều nguyễn được tổ chức xây dựng qui mô và chặt chẽ hơn Tính chất nổi bật của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là khuynh hướng tăng cường tập trung và chuyên chế, đặc biệt dưới thời Minh Mệnh Vua thâu tóm mọi quyền hành và quyết định mọi việc Mặc dù nhà Nguyễn đã thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ và trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa nước ta vẫn phát triển, nhưng nhìn chung những chính sách, biện pháp của nhà Nguyễn chưa tạo được nền tảng cơ sở cho sự phát triển của xã hội trong trào lưu của thế giới lúc này Chính vì thế, đây cũng là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của dân tộc suy yếu và dẫn đến thất bại trước sự xâm lược của thực dân phương tây 2.3.5.3 pháp luật Về mặt pháp luật có thể nói, sản phẩm cao nhất là bộ Hoàng triều luật lệ ban hành năm 1815 dưới đời Gia Long, nên thường được gọi là bộ luật Gia Long Cùng với sự ra đời của bộ luật Gia Long các vua sau còn ban bố nhiều đạo dụ, chiếu để bổ sung cho luật Gia Long Bộ luật Gia Long được áp dụng trong suốt thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn Bộ luật Gia Long gồm 22 quyển với 398 điều Các điều khoản được sắp xếp và phân loại theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của sáu bộ Cơ cấu bộ luật như sau: Danh lệ 45 điều, Luật lại 24 điều, Luật bộ 66 điều, Luật lễ 26 điều, Luật binh 58 điều, Luật hình 166 điều, tỉ dẫn điều luật 22 điều Các điều khoản trong bộ luật gồm 2 phần: Luật và lệ - Luật hình: Phần Dang lệ quy định hệ thống hình phạt, một số nguyên tắc của chế độ trừng trị Hệ thống hình phạt chính trong luật Gia Long vẫn là hệ thống ngũ hình cổ điền như luật Mãn Thanh (xuy, trượng, đồ, lưu, tử) Ngoài ra luật còn quy định một số GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 73 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á hình phạt phụ như phạt tiền, tịch thu tài sản một phần hoặc tất cả, sung vợ con nạn nhân làm nô tỳ, thích chữ vào mặt, giáng cấp, cách chữ… Phần Danh lệ và một số điều khoản khác quy định các nguyên tắc của chế độ trừng trị, như nguyên tắc giảm tội, nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự tập thể, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tăc xử phạt hành vi phạm tội chưa được luật định bằng phương pháp so sánh, nguyên tắc xử phạt những hành vi không nên và nên làm Luật còn quy định nếu có sự mâu thuẫn giữa những điều khoản trong phần Danh lệ và một điều khoản khác thì áp dụng hình phạt theo quy định của điều khoản cụ thể Các tội phạm cụ thể được quy định trong các chương của bộ luật như tội thập ác, các tội vi phạm luật cấm vệ, cường đạo, thiết đạo các tội phạm về tình dục… Hình phạt cho các tội phạm cụ thể quy định cụ thể, tỉ mỉ trong từng điều khoản - Luật dân sự: Tuy trong bộ luật không có điều khoản cụ thể nào quy định về quyền sở hữu, nhưng qua các điều khoản khác có thể thấy luật thừa nhận và bảo vệ ba hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã và sở hữu tư nhân Các quan hệ hình thức hợp đồng, thừa kế được luật định rất ít Luật thừa nhận hai hình thức thừa kế: theo di chúc và theo luật Nếu không có dic chúc sẽ áp dụng thừa kế theo luật Diện thừa kế là các con (trai), cháu và các họ hàng thân thuộc khác Các con cháu thuộc hàng kế vị trước tiên, nếu không có người thế vị vào hàng thừa kế thứ nhất thì sẽ cho thừa kế chuyển tiếp - Luật hôn nhân và gia đình: Luật bảo vệ tuyệt đối chế độ gia đình gia trưởng phong kiến và được xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân không tự do, nhiều vợ, đề cao quyền của người cha, người chồng, người con trưởng thành, người vợ cả trong gia đình Điều kiện để kết hôn là phải có sự đồng ý của ông bà hoặc những người thân thuộc khác trong trường hợp không còn cha mẹ Tuy nhiên luật cũng thừa nhận một GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 74 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á biệt lệ: nếu người con kết hôn khi làm ăn xa nhà thì hôn nhân được coi là hợp pháp Đồng thời, luật quy định một số trường hợp cấm kết hôn: giữa họ hàng thân tích, khi có tang cha, mẹ hoặc cha mẹ bị giam, khi không tôn trọng trật tự thê thiếp, giữa dân tự do và nô tỳ Hình thức kết hôn là hôn thư (văn bản do hai họ ký kết đồng ý gả con cho nhau) hoặc nạp sính lễ Khi đã thực hiện một trong hai hình thức đó, quan hệ hôn nhân đã có hiệu lực về mặt pháp lý Trong chế định ly hôn: thứ nhất là trường hợp thất xuất, thứ hai là nghĩa tuyệt, thứ ba là tuyệt tình Luật cũng quy định những trường hợp thuận tình ly hôn Quy định những trường hợp ly hôn vì một trong hai bên vi phạm một số nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hôn nhân Đồng thời, luật còn quy định một số trường hợp không thể ly hôn - Luật tố tụng: Quy định hệ thống cơ quan xét xử nhiều cấp Các vụ trước hết phải được lý trưởng, chánh tổng hòa giải Nếu không hòa giải được thì chuyển lên quan huyện, quan phủ hòa giải Hòa giải vẫn không thỏa đáng thì xét xử theo luật Các án có áp dụng hình phạt trượng trở lên đều phải chuyển lên quan án sát (cấp tỉnh) đốc lại Ở trung ương, các bộ đều có quyền phúc thẩm các vụ việc quan trọng thuộc quyền hạn của bộ Tam pháp tuy có quyền phúc thẩm các vụ án bị tuyên án tử hình, các vụ án khó giải quyết Người có quyền xét xử tối cao là vua Đối với các án tử hình, Tam pháp y phải tâu vua ba lần Sau ba lần vua y án, án mới được thi hành Để bạn chế số lượng vụ việc, luật quy định việc trừng trị những người tố cáo nặc danh, quan lại thụ lý đơn tố cáo nặc danh sẽ bị phạt, việc đáng thụ lý mà quan lại không thụ lý sẽ bị phạt Trong quá trình xét xử, phải coi trọng chứng cứ, trọng lấy cung, cho phép tra khảo phạm nhân Để bảo đảm tính chân thực của hồ sơ vụ án, quy định trong quá trình thẩm vấn, quan lại không được xét hỏi và áp đặt những tội ngoài cáo trạng đã GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 75 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á ghi Xét xử phải công khai tại công đường, nghiêm cấm trì hoãn , kéo dài việc xét xử một vụ việc Quan lại phạm “công tội” bị áp dụng hình phạt xuy, trượng đều được đổi thành phạt tiền, giáng cấp  Tóm lại, pháp luật triều Nguyễn là nền pháp luật phong kiến, phản ánh và củng cố những quan hệ sản xuất và quan hệ phong kiến ở mức độ cao nhất của chế độ phong kiến Việt Nam Pháp luật triều Nguyễn trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi của triều đại và chế độ phong kiến, tăng cường chuyên chế, củng cố chính quyền nhà nước trung ương tập quyền Mặc dù vậy, chính quyền nhà nước và pháp luật thời Nguyễn đã không đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử, do đó đứng trước những biến cố của thời đại, nó đã không làm tròn được sứ mệnh của mình  Từ đó đối chiếu với phương thức sản xuất châu Á có thể nhận định: nhà Nguyễn vẫn mang một vài những đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á Thứ nhất, nhà nước là người nắm quyền tối cao, trong đó quyền lực tập trung vào tay nhà vua Về kinh tế thì chỉ chú trọng vào nông nghiệp mà không quan tâm đến sự phát triển của sản xuất hàng hóa, do đó sản xuất hàng hóa chậm phát triển Đặc biệt hình thức bóc lột tô, thuế được kết hợp lại làm một Tuy nhiên, giai đoạn này không hoàn toàn là phương thức sản xuất châu Á Bởi lẽ, một luận điểm lớn của phương thức sản xuất châu Á là hoàn toàn không có sự tư hữu về tài sản (cụ thể là đất đai) nhưng ở nước ta từ thế kỷ XVI cho đến khi nhà Nguyễn thiết lập thì chế độ tư hữu về ruộng đất đã xuất hiện và ngày càng phát triển Trong khi đó, tại bộ luật Gia Long trong luật dân sự đã thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân và đặc biệt là đã chú ý quyền sở hữu tư nhân Do đó, không thể khẳng định thời nhà Nguyễn nắm quyền nằm trong phương thức sản xuất Châu Á được Mà cho đến nay việc xác định sự tồn tại của phương thức sản xuất Châu Á nằm trong giai đoạn nào của lịch sử phát triển đất nước vẫn còn nhiều tranh cãi, trên đây chỉ là những ý kiến của nhóm đánh giá Vì thế, những nhận định và đối chiếu này có thể chưa xác đáng GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 76 Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á C Kết luận Như vậy có thể nói phương thức sản xuất châu Á là môt vấn đề khoa học đã được nhiều nhà khoa học thế giới và Việt Nam nghiên cứu Đây cũng là một vấn đề cần thiết cho việc nhận thức các phương thức sản xuất đã có trong lịch sử châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng Qua việc nghiên cứu Phương thức sản xuất châu Á, ta thấy được rằng nó tồn tại rất lâu ở xã hội châu Á, bên cạnh đó nó còn tồn tại đan xen trong nền kinh tế, chính trị và cả pháp luật Việt Nam khiến cho nó khó phân biệt được rạch ròi một di sản nào là của phương thức sản xuất nào để lại Chẳng hạn, đặc điểm xuyên suốt của thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam trong lịch sử cổ trung đại là biểu hiện rõ nét của một nhà nước chuyên quyền phương Đông, nhà vua là người đứng đầu, có quyền quyết định cũng như ban bố mọi việc trong nước Hay hình thức sở hữu ruộng đất công của nhà nước và các công xã nông thôn là những hình thức sở hữu luôn chiếm ưu thế trong lịch sử Việt Nam cổ trung đại…Bên cạnh đó vẫn là những yếu tố khác cùng tồn tại song song như tính chuyên chế chuyên quyền của nhà nước và vua Việt Nam thì không đặc trưng và điển hình do những yếu tố của lịch sử dân tộc quy định nên như sự tồn tại lâu dài của công xã nông thôn…, hoặc là sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân cũng vẫn tồn tại bên cạnh sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước… Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước theo mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, lại càng cần phải nhận thức rõ những mặt tích cực, tiêu cực do quá khứ để lại Qua đó góp phần cung cấp những căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn Tài liệu tham khảo GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 77 ... tơi với đề tài:” Đối chiếu thể chế trị pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại với phương thức sản xuất Châu Á? ?? GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung Thể chế trị pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu. .. Dung Thể chế trị pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á Qua thấy thể chế trị pháp luật có nét tương đồng khác biệt với phương thức sản xuất Châu Á Để... nhận phương thức sản xuất châu Á phương thức sản xuất GVHD: Th.s Nguyễn Ngọc Dung 21 Thể chế trị pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á riêng biệt Việt Nam

Ngày đăng: 13/11/2014, 23:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w