Luật tố tụng:

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 75 - 77)

Quy định hệ thống cơ quan xét xử nhiều cấp. Các vụ trước hết phải được lý trưởng, chánh tổng hòa giải. Nếu không hòa giải được thì chuyển lên quan huyện, quan phủ hòa giải. Hòa giải vẫn không thỏa đáng thì xét xử theo luật. Các án có áp dụng hình phạt trượng trở lên đều phải chuyển lên quan án sát (cấp tỉnh) đốc lại.

Ở trung ương, các bộ đều có quyền phúc thẩm các vụ việc quan trọng thuộc quyền hạn của bộ. Tam pháp tuy có quyền phúc thẩm các vụ án bị tuyên án tử hình, các vụ án khó giải quyết. Người có quyền xét xử tối cao là vua. Đối với các án tử hình, Tam pháp y phải tâu vua ba lần. Sau ba lần vua y án, án mới được thi hành.

Để bạn chế số lượng vụ việc, luật quy định việc trừng trị những người tố cáo nặc danh, quan lại thụ lý đơn tố cáo nặc danh sẽ bị phạt, việc đáng thụ lý mà quan lại không thụ lý sẽ bị phạt.

Trong quá trình xét xử, phải coi trọng chứng cứ, trọng lấy cung, cho phép tra khảo phạm nhân. Để bảo đảm tính chân thực của hồ sơ vụ án, quy định trong quá trình thẩm vấn, quan lại không được xét hỏi và áp đặt những tội ngoài cáo trạng đã

ghi. Xét xử phải công khai tại công đường, nghiêm cấm trì hoãn , kéo dài việc xét xử một vụ việc.

Quan lại phạm “công tội” bị áp dụng hình phạt xuy, trượng đều được đổi thành phạt tiền, giáng cấp.

Tóm lại, pháp luật triều Nguyễn là nền pháp luật phong kiến, phản ánh và

củng cố những quan hệ sản xuất và quan hệ phong kiến ở mức độ cao nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Pháp luật triều Nguyễn trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi của triều đại và chế độ phong kiến, tăng cường chuyên chế, củng cố chính quyền nhà nước trung ương tập quyền. Mặc dù vậy, chính quyền nhà nước và pháp luật thời Nguyễn đã không đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử, do đó đứng trước những biến cố của thời đại, nó đã không làm tròn được sứ mệnh của mình.

 Từ đó đối chiếu với phương thức sản xuất châu Á có thể nhận định: nhà Nguyễn vẫn mang một vài những đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á. Thứ nhất, nhà nước là người nắm quyền tối cao, trong đó quyền lực tập trung vào tay nhà vua. Về kinh tế thì chỉ chú trọng vào nông nghiệp mà không quan tâm đến sự phát triển của sản xuất hàng hóa, do đó sản xuất hàng hóa chậm phát triển. Đặc biệt hình thức bóc lột tô, thuế được kết hợp lại làm một. Tuy nhiên, giai đoạn này không hoàn toàn là phương thức sản xuất châu Á. Bởi lẽ, một luận điểm lớn của phương thức sản xuất châu Á là hoàn toàn không có sự tư hữu về tài sản (cụ thể là đất đai) nhưng ở nước ta từ thế kỷ XVI cho đến khi nhà Nguyễn thiết lập thì chế độ tư hữu về ruộng đất đã xuất hiện và ngày càng phát triển. Trong khi đó, tại bộ luật Gia Long trong luật dân sự đã thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân và đặc biệt là đã chú ý quyền sở hữu tư nhân. Do đó, không thể khẳng định thời nhà Nguyễn nắm quyền nằm trong phương thức sản xuất Châu Á được. Mà cho đến nay việc xác định sự tồn tại của phương thức sản xuất Châu Á nằm trong giai đoạn nào của lịch sử phát triển đất nước vẫn còn nhiều tranh cãi, trên đây chỉ là những ý kiến của nhóm đánh giá. Vì thế, những nhận định và đối chiếu này có thể chưa xác đáng.

C. Kết luận

Như vậy có thể nói phương thức sản xuất châu Á là môt vấn đề khoa học đã được nhiều nhà khoa học thế giới và Việt Nam nghiên cứu. Đây cũng là một vấn đề cần thiết cho việc nhận thức các phương thức sản xuất đã có trong lịch sử châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Qua việc nghiên cứu Phương thức sản xuất châu Á, ta thấy được rằng nó tồn tại rất lâu ở xã hội châu Á, bên cạnh đó nó còn tồn tại đan xen trong nền kinh tế, chính trị và cả pháp luật Việt Nam khiến cho nó khó phân biệt được rạch ròi một di sản nào là của phương thức sản xuất nào để lại. Chẳng hạn, đặc điểm xuyên suốt của thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam trong lịch sử cổ trung đại là biểu hiện rõ nét của một nhà nước chuyên quyền phương Đông, nhà vua là người đứng đầu, có quyền quyết định cũng như ban bố mọi việc trong nước. Hay hình thức sở hữu ruộng đất công của nhà nước và các công xã nông thôn là những hình thức sở hữu luôn chiếm ưu thế trong lịch sử Việt Nam cổ trung đại…Bên cạnh đó vẫn là những yếu tố khác cùng tồn tại song song như tính chuyên chế chuyên quyền của nhà nước và vua Việt Nam thì không đặc trưng và điển hình do những yếu tố của lịch sử dân tộc quy định nên như sự tồn tại lâu dài của công xã nông thôn…, hoặc là sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân cũng vẫn tồn tại bên cạnh sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước…

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước theo mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, lại càng cần phải nhận thức rõ những mặt tích cực, tiêu cực do quá khứ để lại. Qua đó góp phần cung cấp những căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 75 - 77)