Thời kỳ nội chiến

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 58 - 67)

- Thể chế chính trị của người Việt.

d. Triều Lê sơ

2.3.4. Thời kỳ nội chiến

2.3.4.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và diễn biến chính trịa. Tình hình kinh tế - xã hội a. Tình hình kinh tế - xã hội

Đầu thời Mạc, tình hình kinh – xã hội ổn định. Sau đó, chiến tranh liên miên cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực. Nền kinh tế đất nước ngày càng sa sút nghiêm trọng.

Ở Đàng Ngoài: chính quyền Lê – Trịnh phân chia lại ruộng đất để ban thưởng cho các tướng có công trong chiến tranh, các quan lại hoặc quân sĩ. Xung đột kéo dài làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Chính sách sưu cao thuế nặng, quan lại tham ô dẫn đến “tức nước vỡ bờ”, người nông dân cầm vũ khí đứng lên đấu tranh chống áp bức bất công bảo vệ chính mình.

Ở Đàng Trong: là vùng đất xa mới khai phá. Vùng đất này dưới sự cai trị của chúa Nguyễn. Các chúa Nguyễn rất chú trọng đến ruộng đất. Nhưng càng về sau thì sự bóc lột thuế của các chúa Nguyễn và quan lại ngày càng cao đẩy đời sống nông dân đến khó khăn. Tuy nhiên, do những điều kiện đặc biệt của Đàng Trong nên số dân đi lưu vong có thể tìm được đất mới để canh tác do đó mâu thuẫn của xã hội tạm thời được giải quyết, nó góp phần làm cho cuộc khủng hoảng đến chậm hơn so với Đàng Ngoài.

Về kinh tế thủ công nghiệp thì đều phát triển mạnh ở cả Đàng Trong – Đàng Ngoài, các chúa Trịnh, Nguyễn cho lập nhiều xưởng lớn chuyên đúc súng, chế tạo vũ

khí, làm đồ trang sức. Thời kỳ này đã xuất hiện một số ngành nghề mới như nghề in, là đồng hồ…Việc khai thác kim loại cũng phát triển nhanh chóng, và khai thác hầm mỏ đã trở thành một bộ phận quan trọng của thủ công nghiệp. Thờ kỳ này cũng chứng kiến sự phát triển rầm rộ của thương nghiệp. Nội thương phát triển. Cùng với đó thì nhiều đô thị mọc lên. Mầm móng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

Về lĩnh vực tôn giáo thì do tình hình xã hội thì Nho giáo ngày càng suy tàn, Phật giáo có phần được khôi phục tuy nhiên không được thịnh như thời Lý – Trần. Đạo giáo hòa nhập với tín ngưỡng dân gian thì phát triển hơn trước được vua quan sùng mộ.

b. Diễn biến chính trị

Trước sự suy thoái của triều Lê, Mạc Đăng Dung đã tập hợp lực lượng và chiếm lấy ưu thế trong triều. Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua lập nên nhà Mạc (1527 – 1592) khiến cho đất nước ngày càng thêm hỗn loạn. Một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim chạy sang Lào tìm gặp Lê Duy Ninh, con cháu vua Lê, tôn lên làm vua, Năm 1533, Lê Duy Ninh chính thức làm vua là Lê Trang Tông, Trung Hưng nhà Lê.

Khi Nguyễn Kim bị một hàng tướng nhà Mạc đầu độc chết, con rể là Trịnh Kiểm kế vị. Con cháu họ Trịnh từng bước thâu tóm quyền lực, biến vua Lê như một bù nhìn.

Thời Lê Trung Hưng trải qua các cục diện: Nam Triều – Bắc Triều; Trịnh – Nguyễn phân tranh và Đàng Trong – Đàng Ngoài, phong trào Tây Sơn. Đến năm 1788 kết thúc vương triều Lê.

Trong nội bộ Nam Triều xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn. Đề phòng mối nguy hại từ Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng xin cho được vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Tại đây, họ Nguyễn đã củng cố thế lực, xây dựng lục lượng cát cứ lấy danh nghĩa “phù Lê” để chống lại họ Trịnh. Cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn kéo dài từ năm 1627 – 1672 đã gây thiệt hại nặng nề về người và của, nhiều

tổn thất cho nhân dân cả hai miền. Không phân được thắng bại Hai bên đã lấy sông Gianh làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Ơ Đàng Ngoài chúa Trịnh lấn át vua Lê, mọi quyền lực đều nằm trong tay chuá Trịnh.

Ở Đàng Trong, mặc dù không có vua Lê nhưng chú Nguyễn cũng không giám xưng Đế, chỉ xưng vương và truyền ngôi vương theo chế độ thế tập.

Trong một thời gian dài cuộc nội chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn đã làm cho nước ta tiêu điều, đời sống nhân dân đói khổ. Nhiều phong trào nông dân đã nổi lên đấu tranh chống lại các tập đoàn phong kiến thống trị, một phong trào nông dân có quy mô lớn nhất và đã giành được thắng lợi lật đổ các tập đoàn phong kiến thống nhất đất nước đó là phong trào nông dân Tây Sơn do người anh hùng áo vải Quang Trung lãnh đạo. Chính phong trào nông dân này cũng đã đánh tan quân Xiêm xâm lược bảo vệ độc lập cho dân tộc. Sau khi đánh bại các thế lực phong kiến trong nước và bọn xâm lược Quang Trung đã lập ra nhà Tây Sơn.

Như vậy, thời kỳ 1527 – 1802 có thể chia làm ba giai đoạn (nhà Mạc với hai chính quyền Nam – Bắc Triều; Trịnh – Nguyễn phân tranh với hai chính quyền Đàng Trong – Đàng Ngoài, nhà Tây Sơn) với 5 thế lực tham gia tranh giành quyền lực (Mạc, Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn), 3 triều vua (Mạc, Lê, Tây Sơn), 2 phủ chú (Trịnh, Nguyễn).

Thời kỳ này thể chế chính trị và pháp luật vẫn mang những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á.

2.3.4.2. Thể chế chính trị

Trong giai đoạn này tình trạng nhiều chính quyền nhà nước song song tồn tại trên những vùng miền khác nhau của quốc gia là hiện tượng đặc biệt nhất, Có thể chia thành các giai đoạn nhỏ nối tiếp nhau: Bắc Triều và Nam Triều, Đàng Trong và Đàng Ngoài, triều Tây Sơn.

Về cơ bản thế chế chính trị thời kỳ này giữ nguyên như trước, chỉ có một vài thay đổi nhỏ Mạc Đăng Dung cho mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước, củng cố binh chế, tăng cường số quân bảo vệ kinh thành và nhà vua. Ở Nam Triều, về danh nghĩa là triều Lê nhưng quyền hành thực sự thuộc về Nguyễn Kim sau khi Nguyễn Kim chết quyền lực thuộc về Trịnh Kiểm. Nam triều tổ chức bộ máy thống trị giống nhà Lê trước đó. Sau cục diện Đàng Trong – Đàng Ngoài xuất hiện thì ở mỗi miền có một thể chế chính trị riêng.

Tổ chức chính quyền trung ương

Ở triều đình vẫn tổ chức lục bộ là bộ Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Hình bộ và Công bộ. Ở mỗi bộ đều có một viên thượng thư cùng hai viên Tả hữu thị lang chịu trách nhiệm chung và một cơ quan thường trực gọi là vụ tư cảnh. Thượng thư ở các bộ là viên quan có vị trí cao mang hàm Tòng nhị phẩm. Tả hữu thị lang thấp hơn một bậc là Tòng tam phẩm. Còn viên Tư vụ ở Vụ tư sảnh thì mang hàm tòng bát phẩm. Tùy thuộc vào công việc của từng bộ, ở mỗi bộ có thể có một hoặc một vài cơ quan chuyên trách riêng cũng như nha môn thừ hành riêng.

Giúp việc cho Lục bộ là Lục tự. Ngoài Lục tự còn có Lục khoa, là cơ quan giám sát công việc của từng bộ tương ứng. Ngoài lục khoa làm nhiệm vụ kiểm soát công việc của từng bộ theo chuyên môn còn có ngự sử đài làm nhiệm vụ kiểm soát tất cả các cơ quan và các quan về nhiệm vụ chung.

Tổ chức chính quyền địa phương thì hệ thống tổ chức hàng chính và chính quyền về cơ bản vẫn dựa vào tổ chức cũ của thời Lê Thánh Tông. Đất nước được chia ra làm các: trấn, phủ, huyện, châu và xã. Vào buổi đầu, họ Trịnh cho đổi các đạo trong nước làm các trấn và phân biệt nội trấn với ngoại trấn. Đứng đầu trấn có các cơ quan Trấn Ty, Thuấn ty, Hiến ty. Đứng đầu Trấn ty là chức Trấn thủ, Đốc trấn hay Lưu thủ. Xã trưởng là tổ chức chính quyền thấp nhất của bộ máy nhà nước phong kiến.

Về phương thức tuyển dụng quan lại bộ máy nhà nước ở Đàng Ngoài chủ yếu là thiên về trọng võ. Đội ngũ quan võ được giữ chức cao hơn quan văn trong triều đình. Về quân đội thì chính quyền Đàng Ngoài đã chú trọng đến xây dựng một lực lượng quân đội thường trực vững mạnh để bảo vệ. Vì chính quyền Lê – Trịnh không có cơ sở vững chắc trong nhân dân và thường xuyên phải đối pho với những nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Quân đội gồm 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, kỵ binh, pháo binh.

Thể chế chính trị Đàng Trong – Đàng Ngoài

Tổ chức chính quyền trung ương:

Từ một chính quyền địa phương lệ thuộc đã phát triển thành một chính quyền nhà nước biệt lập với bộ máy quan chức cồng kềnh theo phiên chế riêng của họ Nguyễn. Năm 1614 Nguyễn Phúc Nguyên cho cải tổ lại bộ máy hành chính theo phiên chế của họ Nguyễn. Ông đặt ra ba ty mới: Xá sai phụ trách hành chính, tư pháp, do đô tri đứng đầu, Tướng thần lại phụ trách về tài chính, do cai bạ đứng đầu, lệnh sử phụ trách về nghi lễ, tế tự do nha úy đứng đầu.. Ở mỗi ty đều có những thuộc viên giúp việc gọi là câu kê, thủ hợp… Năm 1638 chú Nguyễn đặt các chức nội tả, ngoại tả, nội hữu, ngoại hữu làm tứ trụ đại thần. Sau có them Ty Nông phụ trách việc thu thuế. Ở địa phương thì chia thành chính dinh và 5 dinh địa phương

Đến thời kỳ 1744 – 1777, tổ chức chính quyền chúa Nguyễn có nhiều thay đổi, trở nên chặt chẽ hoàn thiện hơn. Chúa Nguyễn xưng vương cho đặt lại cá nghi lễ, phẩm phục. Dinh chính gọi là kinh thành, phủ chúa gọi là điện. Ở trung ương đặt ra lục bộ và hàn lâm viện. Ở địa phương thì chia làm 12 dinh và 1 trấn. Đứng đầu dinh là đô đốc, đứng đầu trấn là trấn thủ. Dưới dinh là Huyện do tri huyện đứng đầu, dưới huyện là xã hoặc thuộc. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng, quân lính chia làm ba loại: quân túc bảo vệ đô thành Phú Xuân, quân chính quy thường trực ở các dinh

và thổ binh ở các địa phương. Nhìn chung thể chế chính trị Đàng Trong mang tính quan lieu, chuyên chế, coi trọng quân sự và mang tính đàn áp.

Thể chế chính trị thời đại Tây Sơn

Hoàng đế có quyền lực tối cao. Ngoài 6 bộ do thượng thư đứng đầu phụ trách, còn có các cơ quan cao cấp khác: Hàn lâm viện, viện ngự sử, thái y viện…các đơn vị hành chính đại phương về cơ bản vẫn giữu nguyên như cũ nhưng được chỉnh đốn lại thống nhất và chặt chẽ hơn. Cả nước chia làm nhiều trấn do trấn thủ đứng đầu, dưới trán là phủ, dưới phủ là huyện, đứng đầu là quan võ phân xuất giúp việc cho quan văn phân tri. Dưới huyện là Tổng, đứng đầu Tổng là Tổng trưởng. Mỗi tổng quản lý vài xã , đưng đầu là xã trưởng. Về quân đội thì nhà Tây Sơn xây dựng quân đội vững mạnh, có sức chiến đấu cao. Quân đội được chia làm 5 doanh: Trung, tiền, tả, hậu, hữu. Có đủ các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh. Như vậy, bộ máy nhà nước vẫn còn mang tính quan liệu, chủ yếu phỏng theo mô hình thời Lê Sơ nhưng mang đậm tính quân sự hơn.

 Trong điều kiện lịch sử đặc biệt, thì dưới thời Mạc thể chế chính trị của nước ta cơ bản vẫn như trước nhưng về sau đất nước bị chia cắt lâu dài với hai thể chế chính trị riêng biệt. Một đất nước mà có tới hai ông vua, sau đó một ông vua và hai ông chúa. Hai chính quyền ít nhất là về hình thức, đại diện cho hai dòng họ, hai tập đoàn phong kiến không cùng ruột thịt, đã cùng nhau điều hành bộ máy chung. Việc phủ chúa được thiết lập là cơ chế bổ khuyết cho ngôi vị của nhà vua, phủ chúa vừ từng bước kiêm tỏa ảnh hưởng của nhà Lê vừa từng bước thay thế nhà Lê đang ngày càng suy yếu không còn đủ sức đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử.

Thể chế chính trị Lê – Trịnh là thể chế “lưỡng đầu chế” của hai dòng họ kết hợp với nhau không loại bỏ nhau ẩn chứa sự vừa hòa hợp vừa mâu thuẫn. Sự tồn tại của thể chế chính trị Lê – Trịnh được duy trì trong một khoảng thời gian tương đối dài là

do xuất phát từ hệ tư tưởng Nho giáo. Mô hình thể chế chính trị thời Lê – Trịnh ít thay đổi so với thời Lê Sơ chỉ thay đổi tên gọi đạo thành trấn, nhà nước ít quan tâm đến cấp xã.

Ở Đàng Trong chính quyền chúa Nguyễn đã xây dựng một thể chê chính trị riêng biệt. Chính quyền địa phương ngày càng được củng cố và tăng cường có them nhiều đơn vị hành chính mới với xu hướng lùi dần vào phía Nam với bộ máy quan liêu cồng kềnh hơn trước.

Thể chế chính trị trong cả nước rất phức tạp và nặng nề. Cả Đàng Trong – Đàng Ngoài, hệ thống quan lại là đẳng cấp có đặc quyền rất lớn, chúng ra sức bóc lột, ức hiếp dân lành. Về cơ bản thể chế chính trị thời kỳ này có sự kế thừa rất lớn bộ máy của triều Lê Sơ trước đó. Sau thời kỳ đát nước bị chia cắt với sự thiết lập triều đại Tây Sơn đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu sự kết thúc tình trạng “hai chính quyền song song tồn tại” trên lãnh thổ nước ta. Việc xây dựng bộ máy nhà nước thời Tây Sơn chủ yếu dựa chủ yếu trên quan võ. Do tồn tại trong một thời gian ngắn nên triều Tây Sơn chưa có điều kiện xây dựng, kiện toàn thể chế chính trị mà chủ yếu là kế thừa mô hình đã có từ trước. Vì vậy, những hạn chế và thậm chí đã kìm hãm nhiều chính sách, cải cách tiến bộ.

2.3.4.3. Pháp luật

* Pháp luật thời kỳ từ Nam – Bắc triều đến Đàng Trong – Đàng Ngoài:

Mặc dù đây là thời kỳ đầy biến động nhưng hoạt động lập pháp của các nhà nước phong kiến cũng có một vài thành tựu đáng chú ý. Luật Hồng Đức về cơ bản vẫn được thi hành trên cơ sở bổ sung một số điều luật phù hợp với từng thời kỳ.

- Đàng Trong: các chúa Nguyễn vẫn áp dụng luật Hồng Đức. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, các chúa Nguyễn ban hành nhiều điều luật nhằm củng cố quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, thừa nhận và bảo vệ chế độ sở hữu lớn về đất đai, xây dựng thuế khóa tăng thu nhập Nhà nước.

+ Đáng chú ý nhất thời kỳ này là Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ ban hành của nhà nước Đàng Ngoài. Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ là bộ luật tố tụng, được xây dựng trên cơ sở tham khảo những điều lệ về kiện tụng, đặt làm định pháp. Đó là kết quả hệ thống hóa các sắc dụ về luật tố tụng của Nhà nước Đàng Ngoài.

+ Trên cơ sở phân loại việc, định thẩm quyền của các cấp xét xử:

Những việc kiện về ly hôn, ruộng đất thì cấp xã xử trước sau đó mới lên cấp huyện, phủ, thừa ty, hiến ty, cai đạo đại sử, ngự sử đài.

Đối với các vụ án đánh nhau, chửi mắng, đòi nợ… cấp xét xử đầu tiên là quan huyện, nếu xử không được thì theo trình tự xét xử như các vụ kiện về ly hôn.

Thời hạn xét xử được luật định là: giết người 4 tháng, kiện ruộng đất, trộm cướp 3 tháng, việc ly hôn 1 tháng, chửi mắng, đánh nhau, việc vặt thì xử ngay để vụ việc không tồn đọng.

Ngoài ra, còn nhiều sắc dụ quy định thủ tục, trình tự bắt người, khám xét, điều tra quản ngục …. Trong luật hình sự, Nhà nước Đàng Ngoài có một số sửa đổi về hình phạt. Hạn chế việc lấy tiền chuộc tội, bỏ hình phạt chặt ngón chân, ngón tay, đổi hình phạt lưu thành tù khổ sai có thời hạn. Ban hành nhiều điều luật trừng trị những kẻ có hành vi phạm tội cờ bạc, làm bạc giả, đào ngũ… cấm và trừng trị người theo đạo Thiên Chúa.

Như vậy, thành tựu luật pháp đáng kể nhất của nhà nước phong kiến Việt Nam

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w