Thể chế chính trị

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 27 - 31)

II. Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam cổ trung đại 2.1 Thời kỳ Hùng Vương

b. Diễn biến chính trị

2.1.2. Thể chế chính trị

Dựa vào tài liệu khảo cổ học, tài liệu thành văn (sử cũ của Trung Quốc, Việt Nam) có thể phác thảo sơ bộ cấu trúc của nhà nước thời Hùng Vương theo hệ thống 3 cấp của bộ máy cai trị tương ứng với 3 cấp quan chức.

Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương (Cun, Khun), nhà vua điều hành các việc chung, là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Ngôi Hùng Vương theo cha truyền con nối.

Dưới Hùng Vương và giúp việc cho vua là các Lạc Hầu, Lạc Tướng. Lạc Hầu – tướng văn giúp vua giải quyết công việc trong nước. Lạc Tướng (Phụ đạo, bộ tướng) trực tiếp cai quản việc của các bộ. Nước Văn Lang chia làm 15 bộ, vốn là 15 bộ trước đó. Lạc Tướng trước đó là tù trưởng, cũng thế tập cha truyền con nối. Và phải nộp cống phẩm cho Hùng Vương. Dưới bộ là các công xã nông thôn (kẻ, chạ, chiềng), do Bồ Chính (già làng) đứng đầu. Bên cạnh Bồ Chính còn có Hội đồng công xã. Mỗi xã có một ngôi nhà công cộng làm nơi hội họp và là nơi sinh hoạt văn háo tín ngưỡng..

Vậy Vua, Lạc Hầu, Lạc Tướng đều có những đơn vị thân binh bảo vệ, khi có chiến tranh lạc tướng trở thành thủ lĩnh quân sự chỉ huy lực lượng vũ trang của bộ lạc mình chịu sự điều động của Vua, Lạc Hầu. Trải qua một thời gian dài thống trị những người làm việc trong bộ máy nhà nước dần tập trung nhiều của cải lẫn quyền

lực. Nguồn sống chính của họ là bóc lột nhân dân. Dù vậy thể chế chính trị của nhà nước Văn Lang vẫn còn giữ được vẻ hài hòa.

Thể chế chính trị của nhà nước Âu Lạc về cơ bản giống thể chế chính trị của nhà nước Văn Lang, nhưng quy mô lớn hơn, chặt chẽ hơn. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương có quyền lực tối cao bên cạnh là các Lạc Hầu, Lạc Tướng, Bồ Chính. Như vậy, các danh hiệu, chức vụ và các vật dụng là biểu tượng cho quyền lực trong bộ máy nhà nước đã được xác định rõ. So với thời kỳ của các vua Hùng thì nhà nước của An Dương Vương được tổ chức tốt hơn, quân đội mạnh hơn, thể chế chính trị chặt chẽ hơn trên cơ sở kế thừa của thể chế nhà nước trước đó.

 Cũng giống như đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời xuất phát từ nhu cầu trị thủy, chống giặc ngoại xâm.

Nhà nước ra đời thì buộc nó phải tổ chức cho mình một thể chế chính trị để quản lý đất nước vì thế dưới thời Hùng Vương thể chế chính trị đầu tiên của nước ta cũng đã được xây dựng tuy còn sơ khai, đơn giản nhưng nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ đáp ứng yêu cầu của đất nước. Như vậy qua việc tìm hiểu thể chế chính trị thời Hùng Vương ta thấy Phương thức sản xuất châu Á có từ thời kỳ này nó được biểu hiện ở những đặc trưng đó là sự chuyên chế của nhà nước, dưới thời kỳ này nhà vua đóng vai trò chủ đạo tuy quyền lực chuyên chế của vua không biểu hiện rõ nét như đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á. Thể chế chính trị thời Hùng Vương là bước khởi thủy cho lịch sử thể chế chính trị của nước ta, khẳng định tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc ta sánh ngang với các tộc người phương Bắc. Tuy còn đơn giản sơ khai nhưng bộ máy máy nhà nước này đã hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố của một thể chế chính trị với những nhiệm vụ được phân bổ rõ ràng.

Sự ra đời của nhà nước đã đánh dấu sự chuyển biến của xã hội từ những công xã biệt lập sang sinh hoạt nhà nước mọi người cùng đoàn kết trong một cộng đồng thống nhất.

Sau khi nhà nước Văn Lang ra đời tiếp đó là sự ra đời của nhà nước Âu Lạc cũng mang tính tất yếu khách quan đáp ứng yêu cầu cấp thiết của lịch sử dân tộc. Những đặc trưng về công xã nông thôn, quyền lực nhà vua của phương thức sản xuất châu Á được thể hiện rõ nét hơn. Quyền uy của vua được tăng cường.Quan hệ giữa công xã và chính quyền nhà nước cấp trên là quan hệ mang tính chất lưỡng hợpKhi một nhà nước mất đi thì sẽ có một nhà nước khác ra đời để tiếp tục sứ mệnh lịch sử của mình cùng với đó là một thể chế chính trị xã hội mới ra đời trên cơ sở kế thừa của trước đó.

Tóm lại thể chế chính trị Văn Lang – Âu Lạc là kết tinh của hàng nghìn năm hình thành và phát triển của nên văn minh sông Hồng, đã đặt nền tảng vững chắc cho nền chính trị Việt Nam. Thể chế chính trị thời kỳ Hùng vương đã có những biểu hiện của phương thức sản xuất châu Á.

2.1.3. Pháp luật

Những đặc trưng cơ bản nhất của hình thái phương thức sản xuất châu Á là chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ và bảo thủ của nó, cùng với đó là chế độ sở hữu tập thể ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và chiếm dụng của các công xã. Xã hội của hình thái phương thức sản xuất châu Á là một xã hội có giai cấp…Những đặc trưng này thì được thể hiện tương đối rõ nét trong xã hội Việt Nam thời Hùng Vương mà biểu hiện của nó là thông qua những phong tục, tập quán pháp của luật pháp thời kỳ này.

Hiện nay thì hầu hết tất cả các sử gia đều cho rằng trong thời đại Hùng Vương thì có thể đã có pháp luật nhưng chắc chắn không phải là một thứ luật riêng của một địa phương mà là luật chung của người Lạc Việt. Nó có thể là một thứ luật tục hay là tập quán pháp.

Trong thời kỳ này thì tập quán pháp giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất. Trước hết là một số tập quán vốn có từ thời nguyên thủy và được bảo đảm thực hiện không chỉ bằng sự tự nguyện mà bằng cả biện pháp cưỡng chế của quyền lực nhà

nước. Tập quán pháp này điều chỉnh nhiều lĩnh vực của quan hệ xã hội như quan hệ sở hữu, chiếm hữu và sử dụng ruộng đất, các quan hệ về trật tự an toàn xã hội…Một tập quán khác mà người ta ít khi nhắc tới là tập quán chính trị, được hình thành trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước và điều hành xã hội, như tập quán truyền ngôi của vua và các chức quan cho con cái, tập quán cống nạp, “ăn ruộng”….

Lệ của công xã nông thôn cũng là một loại tập quán pháp, khi những lệ đó được nhà nước mặc nhiên thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của tổ chức công xã. Công xã nông thôn vừa là cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước, vừa mang tính tự quản nên các lệ của công xã nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị xã hội bấy giờ. Đây chính là biểu hiện điển hình nhất của phương thức sản xuất châu Á tại nước ta thời kỳ này. Bởi đặc trưng lớn nhất của phương thức sản xuất châu Á là sự tồn tại và khẳng định vai trò to lớn của công xã nông thôn trong xã hội.

Nội dung của pháp luật thời kỳ này thì cũng chỉ được phản ánh một cách gián tiếp và mơ hồ trong truyền thuyết dân gian và các thư tịch cổ. Trong đó luật lệ và phong tục tập quán còn chưa được phân định rõ nét. Tuy nhiên thì cũng có thể thấy các mối quan hệ xã hội đã được pháp luật điều chỉnh như:

+ Quan hệ hôn nhân – gia đình: qua các truyền thuyết thì có thể thấy ở thời kỳ này đã xuất hiện hôn nhân một vợ một chồng, không sống lang chạ. Hôn nhân được cử hành qua hôn lễ, con gái được cưới về nhà chồng và cũng đã có việc thách cưới. Trong hôn nhân người con gái cũng có vai trò chủ động. Trong gia đình an hem phải biết nhường nhịn thương yêu nhau. Tức là trong thời kỳ Hùng Vương thì chế độ phụ hệ đã dần dần được xác lập, nhưng vẫn còn kết hợp với nhiều tàn dư và truyền thống của chế độ mẫu hệ. Trong xã hội tuy uy quyền đã thuộc về nam giới nhưng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ vẫn được tôn trọng và có nhiều mặt vẫn còn bình đẳng với đàn ông.

+ Quan hệ sở hữu: qua các khai quật khảo cổ học thì có thể thấy là ở thời kỳ này đã có ý niệm về sở hữu tài sản không chỉ đối với người sống mà còn cả đối với người chết. Và qua sự khác biệt, chênh lệch về tài sản tống táng đã cho thấy ở thời kỳ này đã xuất hiện sự phân hóa địa vị xã hội, mức độ giàu nghèo, quan lại và thường dân…Đặc biệt là ở thời kỳ này vẫn chưa có sự tư hữu về đất đai. Toàn bộ ruộng đất cày cấy cùng với rừng núi, sông ngòi, ao đầm trong phạm vi công xã thì đều thuộc quyền sở hữu của công xã các thành viên chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng. Đây chính là biểu hiện tiếp theo chứng minh sự tồn tại của phương thức sản xuất châu á ở nước ta thông qua pháp luật. Bởi lẽ, đặc trưng lớn nữa của phương thức sản xuất châu Á là chế độ công hữu về ruộng đất và đây là một xã hội bắt đầu có giai cấp.

+ Về hình phạt: những người vi phạm những luật tục này hay xúc phạm nhà vua…thì sẽ bị phạt lưu đày, và sau khi thụ hình xong thì có thể sẽ được xóa án và phục hồi quyền lợi.

Có thể nói rằng thời kỳ này đã có pháp luật nhưng đó chỉ là pháp luật sơ khai chủ yếu là tập quán pháp còn mang đậm tàn dư của chế độ nguyên thủy, tức là một xã hội còn mang tính “phong tục thuần hậu chất phác”. Và những pháp luật sơ khai này cũng chính là những biểu hiện rõ nét nhất về sự tồn tại của hình thái phương thức sản xuất Châu Á ở nước ta thời kỳ Hùng Vương.

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 27 - 31)