Thể chế chính trị phương Bắc: chia làm ba thời kỳ.

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 32 - 36)

Thời kỳ từ 179 Trước Công nguyên đến 40. Trong giai đoạn này nước

ta phải sống dưới ách thống trị của các nhà: Triệu, Tây Hán và Đông hán.

Dưới thời nhà Triệu (179 – 111 trước Công nguyên): Sau khi thôn tính xong Âu

Lạc, Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt, sau đó chia Âu Lạc thành hai quận là quận Giao Chỉ (gồm miền đồng bằng và trung da Bắc Bộ) và quận Cửu Chân (bao gồm vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh ngày nay). Ở mỗi quận chúng cử hai viên quan cai trị và gọi là quan sứ hay điển sứ với tư cách là sứ giả của nhà vua. Các Lạc tướng đều dưới quyền kiểm soát của hai viên quan sứ. Ngoài ra, bên cạnh các viên quan sứ, Triệu Đà còn đặt một chức quan võ (gọi là Tả Tướng) và một số quân đồn trú để kiểm soát các Lạc tướng.

Ở cấp quận nhà Triệu chưa xây dựng một tổ chức hành chính nào khác. Do vậy, chính quyền đô hộ phải thông qua các viên quan cai cai trị bản xứ cũ để thu cống nạp hay khi bắt nhân dân đi lao dịch. Như vậy, sau khi thôn tính xong Âu Lạc nhà Triệu đã không trực tiếp cai trị, do đó mà chế độ lạc tướng cổ truyền của nước ta vẫn tồn tại và tổ chức bộ lạc vẫn chưa bị xóa bỏ. Nhìn chung, cơ sở xã hội của Âu Lạc chưa bị thay đổi đáng kể.

Triều Tây Hán: Từ 111 trước Công nguyên sau khi Tây Hán chinh phục được

Nam Việt (bao gồm cả Âu Lạc). Lúc này Âu Lạc bị chia ra làm các quận, huyện theo hệ thống chính trị của Trung Quốc lúc đó. Năm 106 trước Công nguyên, nhà Tây Hán đặt Giao chỉ bộ (hau Châu Giao chỉ sau này), trụ sở đặt tại Mê Linh, quận Giao chỉ và nhà Tây Hán còn đặt thêm quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam. Giao chỉ bộ bao gồm 9 quận do một thứ sử đứng đầu, phụ trách thanh tra công việc của các quận. Hàng năm thứ sử đi tuần hành các quận để xem xét việc cai trị và

thanh tra đối với tầng lớp quan lại đã được qui định bằng những điều cụ thể. Qua đó để thăng thưởng, bãi truất, xét đoán,…Nhưng đây là qui định cho triều Tây Hán. Giao chỉ bộ gồm 9 quận, bao gồm: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, trong đó trên lãnh thổ của nước ta có ba quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh – Nghệ - Tĩnh) và Nhật Nam (từ đèo Ngang đến Đà Nẵng). Mỗi quận có một viên Thái thú và một viên đô úy phụ trách việc quân sự. Các Lạc Tướng vẫn giữ quyền thế tập và cai trị dân như cũ và được gọi là huyện lệnh. Như vậy, mặc dù nhà Tây Hán đã áp đặt được bộ máy đô hộ ở cấp Châu, cấp quận, nhưng ở cấp huyện vẫn do người Việt cai quản. Nhìn chung phương thức bóc lột lúc này vẫn chỉ là cống nạp.

Triều Đông Hán. Sang đầu công nguyên, ở Trung Quốc nhà Đông Hán đã thay

thế nhà Tây Hán, chính sách đô hộ của chúng ở nước ta được xiết chặt hơn. Ở cấp quận do thái thú cai quản, giúp việc hay thay thế cho thái thú khi vắng mặt có chức quận thừa. Ngoài ra, còn có một số chức quan thu thuế như: diêm quan, công quan, thiết quan,…

Thời kỳ thứ hai: Từ sau sự đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

của nhà Đông Hán đến hết triều Tấn.

Đông hán: Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, nhà Hán lập lại ách

thống trị đối với nước ta. Chính sách nô dịch, bóc lột và đồng hóa được đẩy mạnh, có hệ thống và quy mô lớn hơn trước. Cụ thể, Mã Viện đã chia huyện Tây Vu (thuộc quận Giao Chỉ) thành hai huyện mới là huyện Phong Khê và Vọng Hải. Do đó, Giao Chỉ có 12 huyện, Cửu Chân có 5 huyện và chỉ có Nhật Nam là giữ nguyên.

Các chức thứ sử, thái thú vẫn được duy trì. Ở cấp huyện lúc này các Lạc tướng đa số đã bị mất quyền cai quản, thay vào đó là các quan cũng lấy tên là huyện lệnh nhưng hầu hết là người Trung Quốc. Năm 203, Giao Chỉ bộ đổi thành Giao Châu.

Trong hàng chức cai trị cũng có những thay đổi. Trước hết, đó là viên Thứ sử lúc đầu chỉ có nhiệm vụ tuần sát ở các địa phương, chủ yếu là giám sát thái thú chứ

không có quyền can thiệp vào công việc sự vụ hành chính của các quận, huyện. Nhưng từ cuối thế kỷ II, thứ sử có quyền can thiệp vào sự vụ của địa phương, mục đích là để trấn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Còn thái thú – viên quan đứng đầu quận, do hoàng đế bổ nhiệm, được chia thẻ bài với hoàng đế và có con dấu bằng sừng, thao xanh để thi hành quyền lực. Thái thú có quyền quyết định mọi việc trong quận, tuyển bổ các hạng thuộc loại dân sự, hàng năm còn phải cử những người hiền tài, thanh liêm, hiếu nghĩa để triều đình tuyển chọn làm quan lại. Giúp việc cho thái thú có đô úy (chỉ huy quân sự). Ở cấp huyện, phục tá cho huyện lệnh có viên thừa (quan văn) và hai viên úy (quan võ) và các tào phụ trách từng công việc cụ thể.

Năm 203, một đơn vị hành chính mới được thiết lập có tên Giao Châu, đứng đầu Giao Châu là châu mục, sau đó lại đổi lại thành thứ sử. Lúc này thứ sử có nhiệm vụ quản lý. Giúp việc cho thứ sử gồm 7 viên tòng sự: Công tòng sự sử - coi việc tuyển bổ quan lại hay việc dân chính; binh tào tòng sự sử - coi việc quân; Bạc tào tòng sự sử - coi việc sổ sách, tiền, thuế,…Ngoài ra, còn có các giả tá trông coi các việc văn thư, thời tiết, tế tự, pháp luật,.. Ở Luy Lâu, trụ sở Giao Châu còn có chức tu quan chuyên đốc thúc việc cống nạp hoa quả.

Như vậy, thể chế chính trị mới gồm ba cấp: châu – quận – huyện được thiết lập từ 203 đến hết gần 4 thế kỷ và ở cả ba cấp đều nằm trong tay các quan lại người Han. Tóm lại, cùng với việc thay đổi đơn vị hành chính, bộ máy thống trị nhà Hán trên lãnh thổ nước ta ngày càng được tăng cường.

Đến thời Tam quốc, nước ta sống dưới ách đô hộ của Đông Ngô (220 – 279).

Lúc này Giao Châu bị tách thành hai châu: Quảng Châu và Giao Châu. Đến cuối thời Tam quốc, Giao Châu gồm 6 quận, 41 huyện.

Dưới triều Tấn, nhân dân Chăm ở quận Nhật Nam nổi dậy giết huyện lệnh và lập

nên nước Lâm Ấp. Sau đó, trải qua các nhà Tống (420 – 477), Tề (479 – 501) nước ta đã có sự thay đổi về tên và số huyện. Đến Nhà Lương (502 – 544) Giao Châu bị thu nhỏ lại để lập ra nhiều châu mới.

Giai đoạn thứ Ba: kéo dài từ 603 – 938. Sau gần 60 năm độc lập và nội

chiến, đến năm 603 nước ta lại nằm dưới ách đô hộ của nhà Tùy.

Dưới triều Tùy các quận đều trực tiếp chịu sự quản lý của trung ương, các cấp bộ

hay châu đều bị bỏ. Cả nước ta lúc này chia thành 7 quận, gồm: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tỉ Cảnh, Hải Âm, Lâm Ấp và Ninh Việt. Thêm vào đó chế độ hương xã bắt đầu được thiết lập với việc đặt đại hương, tiểu hương, đại xã và tiểu xã. Có thể nói, đây là lần đầu tiên các thiết chế cấp cơ sở của thể chế chính trị kiểu Tần – Hán được áp dụng vào nước ta.

Đến triều Đường thì chế độ cai trị của vùng Giao Châu bị thay đổi nhiều lần.

Năm 622, nước ta chia thành 2 tổng quản phủ: Giao châu phủ và Đức châu phủ. Năm 679, toàn bộ đất Giao Châu đô đốc phủ và Hoan châu đô đốc phủ được đổi thành An Nam đô hộ phủ. Chính quền An Nam đô hộ phủ được chia thành hệ thống 4 cấp: phủ - châu – huyện – hương, trong đó có 12 châu, 59 huyện.

Bộ máy cai trị lúc này cũng khá hoàn chỉnh. Đứng đầu phủ đô hộ là viên đô hộ, dưới có hai phó đô hộ, 1 trưởng sứ trông coi việc dân chính, 1 tư mã chỉ huy quân sự và một số ty, tào giúp việc quản lý quan lại, hộ khẩu, đất đai, tài chính, thương mại, giáo dục,… Dưới đô hộ phủ là Lộ, châu.

Đứng đầu mỗi châu là thứ sử, bên dưới có 1 hoặc 2 biệt giá (phó thứ sử), 1 trưởng sử và một tư mã,.. Dưới châu là huyện, đứng đầu là huyện lệnh. Bên dưới huyện lệnh có một số lại thuộc như: thừa úy, chủ bạ, lục sự, tư hộ, tư pháp,… Trong huyện lại chia thành các Hương. Mỗi một hương có khoảng 70 đến 150 hộ (tiểu Hương), hay 160 đến 540 hộ (đại Hương). Riêng những vùng có dân cư đông thì hương lại chia thành xã, những xã có 10 đến 13 hộ gọi là tiểu xã, còn những xã có số hộ từ 40 đến 60 hộ thì gọi là đại xã. Ngoài ra, An Nam đô hộ phủ còn có 41 châu cơ mi (hay còn gọi là kỵ mi) là những đơn vị hành chính tự trị, phiên thuộc, tập trung ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi. Đến 757, An Nam đô hộ phủ đổi thành Trấn Nam đô đốc phủ, sau đó đổi lại thành An Nam đô đốc phủ. Đứng đầu là một Tiết độ

sứ - cai trị toàn bộ lãnh thổ của nước ta. Ở cấp châu, đứng đầu là thứ sử, còn những người chỉ huy quân đội gọi là trưởng lại. Riêng thời kỳ 866 – 868, khi Cao Bền làm An Nam tiết độ sự, ông này đã rất chú trọng tới việc củng cố hệ thống hương, xã. Cả nước ta lúc này chia thành 159 hương.

Sang thời Ngũ đại (907 – 960), thể chế cai trị của nước ta không có gì thay đổi.

Ban đầu họ Khúc, sau đó là Dương Đình Nghệ tự xưng làm tiết độ sứ Giao Châu.

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 32 - 36)