Nhà Nguyễn

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 67 - 74)

- Thể chế chính trị của người Việt.

d. Triều Lê sơ

2.3.5. Nhà Nguyễn

2.3.5.1. Thể chế chính trị

Sau khi lên ngôi Gia Long và các vua kế tiếp theo đã thiết lập ở nước ta chế độ quân chủ chuyên chế, tăng cường thiết lập bộ máy đàn áp và các công cụ thống trị, cùng với việc thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố và bảo vệ quyền lợi của gia cấp địa chủ phong kiến. Cụ thể:

Về kinh tế, quá trình chiếm đoạt ruộng đất và tập trung ruộng đất vào tay địa chủ, bần cùng hóa nông dân tiếp diễn mạnh mẽ. Gia Long đã ra lệnh tịch thu ruộng đất của những người theo Tây Sơn và bắt những người nhân dân trả lại cho chủ cũ những ruộng đất mà triều Tây Sơn cấp phát cho họ. Có thể nói, đây là cách thức chiếm đoạt ruộng đất trắng trợn thành quả đấu tranh của nông dân và cũng là cách thức phục hồi, củng cố chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến. Chính vì những hành động đó của vua Gia Long mà thời kỳ này nạn chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ, cường hào diễn ra rầm rộ. Ngược lại, người nông dân một lúc vừa phải chịu cảnh mất đất, vừa phải nộp tô thuế hết sức nặng nề và chế độ lao dịch hết sức nặng nề. Do vậy, người nông dân ngày càng trở nên bần cùng và kiệt quệ.

Đồng thời, đây cũng chính là nguyên nhân lý giải cho tình hình nền kinh tế nông nghiệp sa sút, thiên tai và mất mùa sảy ra thường xuyên. Tình cảnh đồng ruộng bỏ hoang, nhân dân phiêu bạt, xóm làng xác xơ đã trở nên quá quen thuộc đối với xã hội Việt Nam lúc này. Trước tình trạng đó, nhà Nguyễn đã đề ra những chính sách khẩn hoang với nhiều hình thức, đặc biệt là hình thức đồn điền và doanh điền. Tuy nhiên, những biện pháp này không làm cải thiện được bao nhiêu cho nền kinh tế đang đứng trước quá nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, ở nông thôn quá trình phân hóa giai cấp đang diễn ra hết sức sâu sắc và nhanh chóng.

Về công thương nghiệp, các vua triều Nguyễn đã thi hành chính sách kìm hãm sự phát triển của công nghiệp tư nhân, của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trong các công xưởng của nhà nước thì người lao động bị vắt kiệt sức lao động. Hơn nữa, nhà Nguyễn vẫn duy trì thuế sản phẩm rất nặng nề đối với thủ công nghiệp. Có thể nói, chính chính sách “ức thương” cấm chợ, đặc biệt là chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn đã làm cho thương nghiệp không phát triển được.

Như vậy, ngay từ khi thành lập nhà Nguyễn chưa có những chính sách thiết thực để yên lòng dân và làm cho tình hình kinh tế phát triển. Cũng chính vì lẽ đó mà ngọn lửa đấu tranh của nông dân luôn luôn bùng nổ ngay từ thời Gia Long, tiêu biểu như: Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1836), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1855),…

o Ở trung ương. Với mục đích xây dựng đất nước vững mạnh, thống nhất từ

trung ương đến địa phương và xóa bỏ tình trạnh phân tán, yếu kém nên ngay sau khi lên ngôi Gia Long đã cố gắng xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế. Sau đó các vua kế nghiệp vẫn duy trì và củng cố chế độ này, đặc biệt năm 1832 – 1932, vua Minh Mệnh đã tiến hành cuộc cải cách lớn nhằn củng cố chính quyền phong kiến.

Quyền hành nhà nước thuộc về hoàng đế (vua). Hoàng đế là chủ tối cao của quyền lực nhà nước: đứng đầu triều đình và có quyền quyết định mọi công việc. Hoàng đế cũng là người duy nhất ban hành luật, lệ, qui định các thứ thuế, đứng đầu tòa án quốc gia, có quyền ân xá, quyền sắc phong, lập đền cho các công thần và quyền phán xét các quan lại.

Về hành pháp, Hoàng đế là người trực tiếp nắm tất cả các bộ, các viện ở trung ương, các quan đầu tỉnh ở địa phương, chủ trì các hội nghị định thần đình thần, các buổi thiết triều, phê duyệt và quyết định mọi việc triều chính, bổ nhiệm, thay đổi hay luân chuyển các quan chức, hơn nữa Hoàng đế còn trực tiếp ra đề thi và chấm thi trong các kỳ thi Đình,..

Đồng thời, Hoàng đế cũng là người độc quyền trong ngoại giao, chịu hoàn toàn trách nhiệm về chính sách đối ngoại của mình và cũng là người trực tiếp đón tiếp các người nước ngoài trong quá trình ngoại giao.

Về bên quân đội, Hoàng đế có vai trò là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, có quyền tổ chức, bổ nhiệm các quan, có quyền “điều binh, khiển tướng”. Không những thế, để khẳng định quyền lực tuyệt đối và bất khả xâm phạm, ngăn chặn nguy cơ tiếm chiếm quyền Hoàng đế, nhà Nguyễn hạn chế phong tước công hầu và đặt ra lệnh “tứ bất”.

Hơn nữa, khi thiết lập bộ máy quan lại, Gia Long đưa ra hai nguyên tắc ưu tiên đó là: những người có công trong quá trình đấu tranh xác lập vương triều và những người trong dòng họ Nguyễn. Vì thế, hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố và hoàn thiện.

Bộ máy nhà nước trung ương bao gồm các bộ phận: Các quan đại thần, một

Văn phòng (dưới thời Gia Long Nội các gọi là Thị thư viện, sau đổi là Văn thư phòng và đến năm 1829 Minh Mệnh đổi thành Nội các), Cơ mật viện, lục bộ (bao gồm: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công), các cơ quan chuyên môn, cơ quan giám sát và các cơ quan tư pháp. Trong đó, Nội các và Cơ mật viện là một

cơ quan rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Bởi lẽ, thông qua hai cơ quan này nhà vua có thể khống chế và ràng buộc quyền lực của lục bộ, qua đó quản lý quốc gia một cách sâu sát hơn.

o Ở địa phương: Trên cơ sở thống nhất đất nước của triều Tây Sơn, Nhà

Nguyễn đã nhanh chóng thiết lập hệ thống chính quyền ở địa phương trên cơ sở vừa có kế thừa, vừa có bổ xung phát triển.

Ngay từ năm 1802 đến 1831, cả nước chia thành 3 khu vực: Miền trung, nơi đặt kinh đô, nhà Nguyễn đã chia thành các doanh hoặc trấn, ở miền Bắc chia ra làm 11 trấn, nơi đặt thành được gọi là Bắc Thành, ở miền Nam đặt Gia Định thành gồm 5 trấn. Dưới trấn (hoặc doanh) là phủ, huyện hoặc châu (ở miền núi), đơn vị cơ sở có cấp xã.

Nhìn chung, bên cạnh sự thống nhất thể hóa về tổ chức chính quyền ở địa phương, thời kỳ đầu nhà Nguyễn vẫn tồn tại song song hai khu vực hành chính gần như độc lập ở bắc thành và Nam thành. Để khắc phục tình trạng đó, tháng 11- 1831, khi Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, ông đã xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định thành, từ Quảng trị trở ra Bắc có 18 tỉnh, từ Quảng Nam trở vào Nam có 12 tỉnh.

Để quản lý các tỉnh, triều đình đặt các chức quan trông coi một cách nghiêm ngặt (trừ đất Thanh Hóa là đất “thang mộc” của nhà Nguyễn nên đặt một viên tổng đốc, còn 29 tỉnh còn lại được chia làm 14 liên tỉnh). Cứ mỗi một tỉnh đặt một tổng đốc. Tổng đốc vừa là viên quan cao cấp nhất tại địa phương, vừa làm thành viên của chính quyền trung ương được phái về địa phương cai quản. Tổng đốc coi việc cai trị chung và việc quân sự. Tổng đốc thường phụ trách từ 2 đến 3 tỉnh, những tỉnh nhỏ chỉ đặt tuần phủ. Giúp việc cho tổng đốc có tuần phủ (trông coi việc chính trị, văn hóa giáo dục) , bố chính (coi việc thuế khóa, tài chính, dịch điền), án sát(coi việc hình án, giao thông, trạm dịch,..).

Về quan võ, cấp tỉnh có đề đốc, lãnh binh. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên môn như: doanh điền, hà đê sứ. Tất cả các cơ quan hành chính tỉnh và liên tỉnh đều đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của triều đình và chịu sự giám sát thường xuyên của Viện đô sát. Các viên giám sát ngự sử thường đóng tại các liên tỉnh để giám sát mọi hành động của cơ quan chính cấp tỉnh. Họ có thể thay mặt nhà vua để đàn áp hoặc bắt phạt từ các chức quan từ Tổng đốc trở xuống.

Dưới triều Nguyễn cả nước ta có 78 phủ, 252 huyện và 39 châu. Đứng đầu các phủ, huyện, châu do Tri phủ, tri huyện, tri Châu đứng đầu. Tri huyện, tri châu đều có nhiệm vụ đốc thúc tiền lương, làm việc sai dịch, thu thuế khóa, lưu giữ công văn, giấy tờ, sổ sách và xử án trong đại phận của mình.

Ở cấp tổng, thời vua Gia long, cai tổng là quan võ, làm việc quan ở các phủ, huyện, không liên quan đến việc quân. Quan cai tổng không có trụ sở làm việc mà được đặt dưới sự sai phái của tri phủ và tri huyện.

Ở cấp xã, từ năm 1828, không tồn tại chức xã trưởng nữa, thay vào đó là chức trưởng. Giúp việc cho Lý trưởng có phó lý, do kỳ lão và các chức sắc trong xã cử ra. Ngoài ra, còn có các chức: trương tuần, chưởng bạ, tuần đinh. Mỗi xã là một đơn vị độc lập, tự chịu trách nhiệm về thuế, đinh điền, phu phen và tạp dịch đối với nhà nước.

Ở miền núi, có các trị châu cai quản. Các trị châu này thường là những người có uy tín trong các từ trưởng, thổ tỵ, lang đạo. Đến thời Minh Mệnh, chế độ quan bị xóa bỏ, các quan lại của triều đình trực tiếp cai quản các châu, huyện. Có thể nói, từ cuộc cải cách hành chính năm 1831 – 1832, các đơn vi hành chính ở địa phương tương đối ổn định và phần lớn các đơn vị tỉnh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Ngoài các chức dịch trên, ở địa phương còn có hệ thống các quan trông coi việc giáo dục được phân cấp như sau: cấp tỉnh có chức quan đốc học, cấp phủ và huyện có giáo thụ và huấn đạo. Năm 1831, đặt thêm chức Tri sự, lại mục. Thời Minh Mệnh, ông đã căn cứ vào tính chất công việc đã chia phủ, huyện thành 3 loại: loại rất

nhiều việc, loại nhiều việc và loại ít việc; còn căn cứ vào hoàn cảnh địa lý, kinh tế Minh Mệnh đã phân thành các lạo phủ, huyện về nơi sung yếu, nơi bận nhiều việc, công việc nặng nhọc, hoàn cảnh khó khăn,… Từ việc phân cấp này Minh Mệnh ban hành những chính sách riêng biệt cho từng vùng. Có thể nói, đây là cách thức phân cấp khoa học và thỏa đáng đối với những vùng quan trọng.

o Tổ chức quân đội. Để đảm bảo cho quyền lợi được vững mạnh thì song

song với việc xây dựng và chỉnh sửa lại hệ thống hành chính, quan lại, tổ chức quân đội cũng đã được các vua triều nguyễn chú trọng. Ở triều đình có bộ Binh quản lý các võ chức, thuyên chuyển, bổ dụng và quản lý lực lượng quân đội. Bộ này do thượng thư đứng đầu, giúp việc có hai tả hữu tham trị và hai tả hữu thị lang, bên dưới còn có các ty Vũ Tuyển, Kinh kỳ, Trực tỉnh, Khảo công và Bình trực sứ. Quân đội chia thành 5 quân, triều đình đặt 5 phủ đô đốc để quản lý và chỉ đạo 5 cánh quân đó, gồm: trung, tiền, hậu, tả và hữu. Mỗi phủ đứng đầu là chưởng phủ sự đô thống, sau đó có các chức thống chế, chưởng vệ. Binh lính có ba loại: Thân binh, cấm binh và tinh binh.

Tước phẩm: Nhà nguyễn duy trì chế đội “ngũ tước, cửu phẩm”. Tước vương

gồm thân vương và tự thân vương. Tước hiệu này chỉ phong cho những người trong dòng họ nguyễn. Ngũ tước gồm: công tước, hầu tước, bá tước, tử tước và nam tước. Trong đó, hạn chế phong tước vương, công tước, hầu tước. Những người ngoài dòng tộc chỉ được phong đến hầu tước là cao nhất, còn hầu hết dành cho những người có công lớn. Cửu Phẩm thì phong theo hai bên văn, võ.

 Nhìn chung, từ khi Gia Long lên ngôi cho đến những vị vua sau này với những chính sách thi hành đã ngày càng làm cho chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố vững chắc, đặc biệt là từ sau cải cách của vua Minh Mệnh. Trong quá trình xây dựng chính quyền quân chủ tập trung đó, nhà nguyễn đã thừa hưởng được những kinh nghiệm về tổ chức, những di sản văn hóa của dân tộc, lại có

thêm thuận lợi khi đất nước được mở rộng và thống nhất. Chính vì lẽ đó, nhà nước dưới triều nguyễn được tổ chức xây dựng qui mô và chặt chẽ hơn.

Tính chất nổi bật của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là khuynh hướng tăng cường tập trung và chuyên chế, đặc biệt dưới thời Minh Mệnh. Vua thâu tóm mọi quyền hành và quyết định mọi việc. Mặc dù nhà Nguyễn đã thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ và trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa nước ta vẫn phát triển, nhưng nhìn chung những chính sách, biện pháp của nhà Nguyễn chưa tạo được nền tảng cơ sở cho sự phát triển của xã hội trong trào lưu của thế giới lúc này. Chính vì thế, đây cũng là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của dân tộc suy yếu và dẫn đến thất bại trước sự xâm lược của thực dân phương tây.

2.3.5.3. pháp luật

Về mặt pháp luật có thể nói, sản phẩm cao nhất là bộ Hoàng triều luật lệ ban hành năm 1815 dưới đời Gia Long, nên thường được gọi là bộ luật Gia Long. Cùng với sự ra đời của bộ luật

Gia Long các vua sau còn ban bố nhiều đạo dụ, chiếu để bổ sung cho luật Gia Long. Bộ luật Gia Long được áp dụng trong suốt thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn.

Bộ luật Gia Long gồm 22 quyển với 398 điều. Các điều khoản được sắp xếp và phân loại theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của sáu bộ. Cơ cấu bộ luật như sau: Danh lệ 45 điều, Luật lại 24 điều, Luật bộ 66 điều, Luật lễ 26 điều, Luật binh 58 điều, Luật hình 166 điều, tỉ dẫn điều luật 22 điều.

Các điều khoản trong bộ luật gồm 2 phần: Luật và lệ.

- Luật hình:

Phần Dang lệ quy định hệ thống hình phạt, một số nguyên tắc của chế độ trừng trị. Hệ thống hình phạt chính trong luật Gia Long vẫn là hệ thống ngũ hình cổ điền như luật Mãn Thanh (xuy, trượng, đồ, lưu, tử). Ngoài ra luật còn quy định một số

hình phạt phụ như phạt tiền, tịch thu tài sản một phần hoặc tất cả, sung vợ con nạn nhân làm nô tỳ, thích chữ vào mặt, giáng cấp, cách chữ…

Phần Danh lệ và một số điều khoản khác quy định các nguyên tắc của chế độ trừng trị, như nguyên tắc giảm tội, nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự tập thể, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tăc xử phạt hành vi phạm tội chưa được luật định bằng phương pháp so sánh, nguyên tắc xử phạt những hành vi không nên và nên làm. Luật còn quy định nếu có sự mâu thuẫn giữa những điều khoản trong phần Danh lệ và một điều khoản khác thì áp dụng hình phạt theo quy định của điều khoản cụ thể.

Các tội phạm cụ thể được quy định trong các chương của bộ luật như tội thập ác, các tội vi phạm luật cấm vệ, cường đạo, thiết đạo các tội phạm về tình dục…

Hình phạt cho các tội phạm cụ thể quy định cụ thể, tỉ mỉ trong từng điều khoản.

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 67 - 74)