Pháp luật a Triều Lý

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 51 - 58)

- Thể chế chính trị của người Việt.

d. Triều Lê sơ

2.3.2.3. Pháp luật a Triều Lý

a. Triều Lý

Cùng với sự phát triển của chế độ trung ương tập quyền, đến đời Lý, hoạt động lập pháp của nhà nước đã bắt đầu phát triển, được thể chế hóa và quy định chặt chẽ. Triều đại trước đó là Ngô – Đinh – Tiền Lê chưa có hệ thống pháp luật thành văn nhưng đến thời kỳ nhà Lý thì đã bắt đầu hình thành một bộ luật hoàn chỉnh là quyển Hình thư. Cụ thể là năm 1042, Lý Thái Tông sai quan trung thư “san định luật lệ, châm chước những điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục làm thành quyển Hình thư của một triều đại để cho người xem dễ biết. Sách làm xong chiếu ban ra cho thi hành, dân đều lấy làm tiện”. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư gồm có ba quyển, đó là một sưu tập luật lệ có tính chất pháp điển, đã bị thất truyền. Tuy chúng ta không biết được về Hình thư nhưng qua những pháp lệnh được chép lại trong sử cũ cũng cho chúng ta có thể thấy rõ tính chất của pháp luật thời Lý. Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, chứng tỏ bộ máy nhà nước trung ương tập

quyền đã có tính chất tương đối ổn định và đã được xây dựng với thiết chế tương đối hoàn bị của nó.

Sau khi ban bố Hình thư, các triều vua nhà Lý tiếp tục ban hành những luật lệ bổ sung về hành chính, hình sự và dân sự. Năm 1042, vua Lý đã quy định thể lệ chuộc tội: những người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi, những người có nhược tật, những người họ nhà vua và có công lớn nếu phạm tội có thể chuộc bằng tiền, trừ phạm tội thập ác. Năm 1071, lại quy định thêm là người được nộp tiền chuộc tội phải tùy theo tội ngặn hay nhẹ mà bắt nộp tiền ít hay nhiều khác nhau. Việc cho phép nộp tiền này đã khiến cho bọn quý tộc quan lại giàu có càng có điều kiện áp bức bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, đối với tội thập ác thì bất kỳ tầng lớp nào cũng không được chuộc tội. quy định này trước hết là để bảo vệ nhà nước trung ương tập quyền. những hành động chống đối lại nhà nước trung ương bị ghép vào các tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu loạn là những tội xếp hàng đầu trong mười tội (thập ác). Để bảo vệ hoàng thành cung cấm và nhà vua, vua Lý ban hành những điều cấm nghiêm ngặt việc đi lại trong cung cấm. ví dụ như lệnh của vua Lý Thánh Tông năm 1060 đối với các loại lính hay năm 1150, vua Lý Anh Tông đã hạ lệnh cấm hoạn quan không được tự tiện vào cung cấm, người nào phạm tội thì bị tội chết, kẻ nào canh giữ không cẩn thận để cho người khác vào cung cũng bị tội chết. các triều quan không được đi lại với các vương hầu ở trong cấm đình, không hội họp 3-5 người bàn bạc, chê bai, không được qua lại hành lang để khí giới của quân Phụng Quốc vệ đô tức là quân cấm binh thân tín bảo vệ nhà vua, ai phạm tội đó bị đánh 80 trượng và phạm tội đồ. Người nào vào trong hành lang ấy thì bị xử tử. Ngay cả quan phụng vệ, có chiếu chỉ mới được cầm khí giới, nếu không có chiếu chỉ mà cầm vũ khí đi phía ngoài hành lang cũng bị xử tử.

Sử cũ còn ghi lại những cực hình dã man dưới triều Lý như dùng những cực hình tàn khốc để giết những người chống đối nhà vua. Điển hình như “lên ngựa gỗ” là tội nhân bị đóng lên một tấm ván, đem đi bêu chợ rồi mới đem ra pháp trường xử,

các hình phạt chặt chân chặt tay và các hình phạt dã man khác. Ví dụ như năm 1035, Định Thắng đại tướng là Nguyễn Khánh, cùng với đô thống Đàm Toái Trạng, nhà sư họ Hồ và các em vua là bọn Thắng cán, Thái Phúc, toan đoạt ngôi vua. Nguyễn Khánh và nhà sư họ Hồ đều bị cắt thịt róc xương ở chợ Tây.

Pháp luật của nhà Lý còn bảo vệ nguồn thu nhập bóc lột của nhà nước và cả dân đinh các làng xã – sức lao động chủ yếu của xã hội lúc bấy giờ. Năm 1146, vua Lý đã ra lệnh cho bách quan, quản giáp, chủ đô khi tuyển lính để bổ sung cho cấm quân phải chọn những hộ lớn tức là những hộ nhiều người, không được lấy những người cô độc, ai làm trái sẽ bị trị tội.

Thể lệ về việc thu thuế cũng được quy định rõ. Các quan lại thu thuế của nhân dân, ngoài mười phần đóng vào kho nhà nước, được thu riêng một phần gọi là “hoành đầu”, kẻ nào thu quá số ấy thì bị khép vào tội ăn trộm. trong nhân dân nếu có ai tố cáo việc lạm thu ấy thì được miễn lao dịch ba năm, người ở kinh thành cáo giác thì được thưởng. nếu quản giáp, chủ đô và người trưng thuế thông đồng với nhau thu quá lệ, tuy đã lâu ngày mà có người cáo phát thì tất cả cũng bị tội như nhau. Khố ti thu thuế lụa, nếu ăn lễ lấy lụa của nhân dân thì cứ mỗi thước lụa phạt 100 trượng; 1 tấm lụa đến trên 10 tấm thì theo số tấm, thêm phối dịch 10 năm.

Thời kỳ này, hiện tượng mua bán ruộng đất bắt đầu tăng. Việc kiện tụng về ruộng đất đã phổ biến và nhà nước đã phải ban hành nhiều điều luật công nhận quyền sở hữu đó. Lý Anh Tông đã quy định phép chuộc ruộng và nhận ruộng, ruộng cầm đợ trong 20 năm được chuộc, tranh nhau ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm thì được kiện. có ruộng vườn hoang người khác đã cày cấy, tranh nhận lại không được quá 1 năm, ai làm trái bị 80 trượng. ruộng đã bán đoạn có khế ước thì không được chuộc, ai trái cũng bị 80 trượng. Tranh nhận ruộng ao mà dùng binh khí đánh người tử thương cũng bị 80 trượng, xử tội đồ và đem ruộng ao trả cho người bị tử thương. Bên cạnh đó, để bào đảm cho sản xuất nông nghiệp, việc giết trâu bò được quy định chặt chẽ, ai giết trâu bò không đúng quy định sẽ bị xử nặng. để bảo

vệ tài sản tư hữu, tội trộm cắp bị xử nghiêm khắc. Lĩnh ngoại đại đáp chép rằng người ăn trộm bị chặt hết ngón tay, ngón chân, người láng giềng biết việc không tố cáo cũng bị phạt trượng, vợ của người bị tội bị phạt khổ sai ở các nhà theo lệnh của Lý Nhân Tông năm 1117. năm 1043, nhà vua định rằng người nào trộm lúa má của cải của bách tính, lấy được của thì đánh 100 trượng. không lấy được của mà làm bị thương người thì bị tội lưu. Quân lính cướp của cải của dân bị đánh 100 trượng và thích 30 chữ.

Ngoài ra, pháp luật thời Lý phản ánh rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội. đẳng cấp quý tộc quan liêu được hưởng nhiều đặc quyền, ngay cả trang phục, nhà cửa cũng phân biệt với nhân dân. Thợ trong các bách tác cục không được chế tạo những đồ dùng kiểu nhà quan bán ra cho nhân dân. Con cái dân gian không được bắt chước cách trang sức ở trong cung. Pháp luật thồi kỳ này còn quy định tầng lớp nô tỳ không được lấy con cái của dân gian. Tư nô không được xem mình như cấm quân xăm hình rồng, người nào phạm thì bị xung công. Nô tì nhà vương hầu và bách quan không được cậy thế đánh đập quân dân, nếu phạm cấm thì chủ phải tội đồ, còn nô bộc thì bị sung công.

Không những đã có bộ luật quy định rõ ràng mà ở thời Lý đã có cơ quan chuyên trách xử án, giám sát hình ngục. Đó là cơ quan bộ hình và thẩm hình viện, thường là các Á tướng kiêm nhiệm. Văn bia Sùng Thiện diên linh cho biết vào thời Lý Nhân Tông có Nguyễn Công Bật làm hình bộ thượng thư và Lý Bảo cũng đồng làm tri thẩm hình viện sự. Và một đôi lần vua cũng trực tiếp xét xử. Chẳng hạn tháng 7/1065, vua Lý ra điện Thiên Khánh để xét kiện. Mỗi khi có dịp lễ hội, cầu đảo, thời tiết thay đổi, khi mới lên ngôi… nhà vua ra lệnh chẩn tế, giảm niên hạn hay tha bớt tù. Am hiểu hình luật cũng là điều kiện làm quan. Năm 1077, nhà Lý tổ chức thi lại viên để tuyển chọn quan lại với ba môn thi: thư (chữ viết), toán và hình luật. Vào thời Lý Anh Tông triều đình có đặt hòm bằng đồng để thu nhận thư oan. Nhưng sau đó đã bị Đỗ Anh Vũ chống lại biện pháp này.

Hình thư và các bộ luật khác ra đời cùng với sự tồn tại cơ quan hình bộ và thẩm hình viện riêng biệt là bước tiến trong tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý. Pháp luật thời Lý là pháp luật bảo vệ quyền lợi của nhà nước trung ương tập quyền và của tầng lớp quý tộc quan liêu, củng cố chế độ đẳng cấp, bảo vệ tư hữu. Nhưng để tập trung toàn bộ quyền lực vào tay nhà nước mà đại biểu là vua, pháp luật nhà Lý đã phần nào hạn chế thế lực của bọn quan lại quý tộc và có những biện pháp tốt để phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

b. Triều Trần

Bước sang thời Trần, hoạt động pháp chế được tăng cường hơn. Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều Hiến chương loại chí thì năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế (20 quyển) quy định về tổ chức chính quyền. sau đó, năm 1244, qua nhiều lần sửa chữa và bổ sung, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật.

Cơ quan luật pháp thời Trần cũng được tăng cường và hoàn thiện hơn, quy định rõ ràng thể lệ xét xử. Ở trung ương, nhà Trần thành lập có thẩm hình viện, Tam ty viện để trông coi công việc pháp luật. Còn ở địa phương, việc hình án do các quan hành chính ở địa phương nắm. Năm 1332, Nguyễn Trung Ngạn phụ trách thẩm hình viện lại lập thêm nhà bình doãn xử án. Sau đó, năm 1341, Trần Dụ Tông trao cho Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu cùng soạn ra Hình thư gồm một quyển để ban hành. Cuối thế kỷ XIII, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật và lập viện đăng văn kiểm pháp (gọi tắt là viện kiểm pháp) lấy các đại thần phụ trách. Năm 1230, Trần Thái Tông xuống chiếu cho phép các ngục giám xét xử lấy tiền “cước lực” (sức chân) tùy theo nhật trình xa hay gần. Năm 1241, cho phép các ty xử án được lấy tiền “bình bạc” tức là tiền phí tổn khi xét xử. năm 1304, quy định giấy tờ xét xử ngục tụng phải điểm chỉ.

Pháp luật thời Trần quy định mưu phản thì phải giết hết thân tộc, đấy là tội lớn nhất trong các tội thập ác. Lệ chuộc tội bằng tiền từ thời trước vẫn được duy trì và

chính quy định này làm cho bọn quý tộc quan liêu và quan lại giàu có coi thường pháp luật.

Để bảo vệ kinh tế tư hữu, tội trộm cắp bị xử rất nặng nề, có thể bị chặt chân tay hay cho voi giày. Quyền lợi của tầng lớp trên trong xã hội được pháp luật ưu đãi, việc bán người làm nô tỳ được coi là hợp pháp. Việc mua bán ruộng đất được nhà nước thừa nhận qua các chiếu qui định về việc làm chúc thư, văn khế mua bán và văn tự vay mượn,.. Ngoài ra, dưới nhà Trần vẫn áp dụng những hình phạt rất nặng nề, hà khắc như chặt ngón chân, tay, voi giày, lăng trì…

c. Triều Hồ

Song song với việc tăng cường quân độ nhà Hồ ban hành một số luật lệ về kinh tế, xã hội như chính sách hạn điền hạn nô. Để bảo vệ lưu hành tiền giấy nhà Hồ đã ban hành những quy định trừng trị tội làm giấy bạc giả, tàng trữ tiền đồng và bắt buộc dân đổi tiền đồng lấy tiền giấy. Năm 1401 Hồ Hán Thương định Đại Ngu Quan Chế hình luật nhưng hiện nay chưa có tài liệu nào cho ta biết rõ nội dung của hình luật ấy.

d. Lê sơ

Do nhu cầu phát triển của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, các hoạt động lập pháp của nhà Lê được đẩy mạnh và thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các hoạt động lập pháp của nhà Lê nhằm xác định ý chí của giai cấp thống trị và bảo vệ, bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. thế kỷ XV được coi là cái móc hết sức quan trọng của pháp quyền Việt Nam, nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển trong giai đoạn xác lập và phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật thời kỳ này bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến đời Lê Thánh Tông và đánh dấu bằng sự ra đời của bộ luật Hồng Đức. Ngay sau khi lên ngôi, năm 1428, Lê Lợi đã cùng một số đại thần bàn định một số luật lệ về kiện tụng và phân chia ruộng đất công làng xã, một số quy định về hình phạt, ân xá… Dưới thời Thái Tông, một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo và một

số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hoạt động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm. Năm 1449, Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành vi xâm phạm đến quyền tư hữu đó. Sang đới Thánh Tông, triều đình ban bố nhiều quy định về việc trấn áp các hành vi chống đối, làm nguy hại đến nền an ninh quốc gia và địa vị thống trị của giai cấp phong kiến, về bảo vệ tôn ti trật tự đạo đức phong kiến. Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua trước, soạn định lại và xây dựng thành một bộ luật hoàn chỉnh. Đó chính là Lê triều hình luật mà sử sách gọi là Bộ luật Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật chính của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho tới tận thế kỷ XVIII. Bộ luật Hồng Đức bên cạnh quy định về luật hình thì còn cả những quy định về luật hành chính, luật tố tụng, luật dân sự…

Như vậy, Nhà nước và pháp luật thời kỳ này về cơ bản là hoàn thiện hơn và

có sự quy củ hơn thời kỳ trước. Từ thời kỳ Lý – Trần – Hồ, chế độ trung ương tập quyền đã được tăng cường vững mạnh và đạt tới trình độ cao trong lịch sử nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam dưới triều Lê sơ. Vua vẫn nắm quyền hành tối cao trong triều đình và ngày càng chuyên chế hơn đặc biệt dưới triều Lê sơ. Vua vẫn là người chuyên quyền, quyền lực của vua được tập trung cao độ và trực tiếp chỉ đạo hệ thống quan lại trong triều cũng như quân đội. Với những đặc điểm đó thì những biểu hiện của phương thức sản xuất châu Á đã biểu hiện rõ nét nhất trong giai đoạn này. Với sự chuyên quyền của nhà vua thì nhân dân phải chịu sự áp đặt và lao dịch nặng nề với một hệ thống pháp luật mang hình phạt hà khắc, dã man mà đặc biệt là Bộ luật Hồng Đức dưới triều Lê sơ. Pháp luật thời kỳ này là phương tiện, công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội, trị vì đất nước với những tư tưởng pháp luật hiện đại.

Dưới địa phương, phương thức sản xuất châu Á cũng đã thể hiện rõ nét qua những quy định của pháp luật đặc biệt là chế độ sở hữu ruộng đất. Tuy nhiên, ruộng

đất vẫn thuộc sở hữu tối cao của nhà vua tức là ruộng đất công và nhà nước đã đưa ra luật pháp để quy định việc thu thuế hoặc phong cấp đất đai cho quan lại… giai đoạn đầu tức thời kỳ Lý – Trần – Hồ thì nhà nhước còn mang màu sắc của phương thức sản xuất châu Á với mối quan hệ giữa nông dân công xã và nhà nước. nhưng

Một phần của tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á (Trang 51 - 58)