Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa đến Việt Nam mà trọng tâm là trên lĩnh vực chính trị, xã hội, chúng ta cùng nghiên cứu với đề tài: “Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa đ
Trang 1MỞ ĐẦU
Mỗi quốc gia dân tộc đều có những đặc trưng văn hóa riêng Nó là những thành tựuphản sáng quá trình sáng tạo của dân tộc đó và chính là đóng góp của dân tộc đó vào nềnvăn hóa chung của nhân loại Nó đã in đậm vào lịch sử và nhờ có những nét văn hóariêng biệt, các dân tộc, các quốc gia mới có thể đứng trong rừng cây văn hóa các dân tộctrên thế giới
Nền văn hóa của mỗi dân tộc đều có một vị trí và ảnh hưởng nhất định trong sự pháttriển chung của nền văn hóa thể giới Các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng
Hà, Ấn Độ và Trung Quốc) là những cái nôi của văn minh nhân loại Tại nơi đây, nềnvăn minh của các dân tộc tỏa sáng, lan truyền và hội nhập với nhau, tạo nên đỉnh cao củavăn minh thế giới cổ đại Cũng từ đó, những nền văn hóa cổ đại phương Đông đã có ảnhhưởng rất lớn đến sự phát sinh, phát triển của các nền văn minh trên thế giới nhất là cácnền văn hóa Hy Lạp, La Mã, Nhật Bản, Triều Tiên vá các quốc gia Đông Nam Á thời kì
cổ đại Việt Nam cũng là một quốc gia nằm trong số đó, ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa
Ấn Độ và Trung Hoa
Việt Nam, với điều kiện địa lí, tư nhiên vô cùng thuận lợi đã có điều kiện thuận lợi
để chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa không chỉ về mặt nghệ thuật, kinh tế,văn hóa, chữ viết mà còn cả trên chính trị - xã hội Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng văn hóa
Ấn Độ, Trung Hoa đến Việt Nam mà trọng tâm là trên lĩnh vực chính trị, xã hội, chúng
ta cùng nghiên cứu với đề tài: “Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa đến văn hóa Việt Nam thời kì cổ trung đại trên lĩnh vực chính trị, xã hội”.
Trang 2NỘI DUNG1.MỘT SỐ THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM
Văn hóa bản địa
Văn hóa bản địa là những giá trị do chính dân tộc đó tạo ra, giữ gìn trong quá trình
hình thành và phát triển hoa-ngoai-lai-ban-dia-59176/ ]
[Nguồn:http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-xung-dot-van- Thể chế chính trị
Thể chế chính trị là loại hình chế độ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước mà mỗi quốcgia lựa chọn để quyết định xây dựng những quy định, luật lệ cho một chế độ xã hội màchính phủ nước đó sử dụng để quản lý xã hội
[Nguồn:http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/963/language/vi-VN/M-t-s-net-m-i-v-th-ch-chinh-tr-va-b-may-nha-n-c-m-t-s-qu-c-gia-tren-Th-gi-i.aspx]
Đồng hóa
Chính sách của bọn thống trị nước ngoài nhằm làm mất các đặc điểm truyền thốngcủa một dân tộc, một tộc người, bắt dân tộc đó sinh hoạt theo kiểu cách của nước đô hộ,
để cho chúng dễ bề cai trị Ngoài sự đồng hóa cưỡng bức còn có sự đồng hóa tự nhiên do
sự hòa nhập lâu ngày của nhiều tộc người trong một quốc gia [Nguồn: Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Thuật ngữ lịch sử dùng trong nhà trường, NXB Giáo Dục Việt Nam].
Mô hình Mandala
Trang 3Khái niệm được O W Wolters đưa ra lần đầu tiên năm 1982 Hệ thống mandala cóthể coi là thể chế liên bang, nhưng quyền lực của địa phương quan trọng hơn chính phủ trung ương, tương tự như chế độ phong kiến châu Âu thời Trung Cổ mà các quốc gia tồntại thông qua các quan hệ chúa tể và chư hầu So sánh với hệ thống phong kiến châu Âu,
hệ thống Mandala trao quyền lực nhiều hơn
[Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_Mandala]
Chế độ quân chủ huyên chế
Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kìtrung đại ở Tây Âu và phương Đông nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chếvào tay nhà vua, không bị pháp luật ràng buộc Công cụ chính là bộ máy quan liêu, tòa
án, nhà tù, quân đội và cảnh sát [Nguồn: Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Thuật ngữ lịch sử dùng trong nhà trường, NXB Giáo Dục Việt Nam].
Ấn Độ hóa
“Ảnh hưởng của những tư tưởng tôn giáo của đạo Hindu và đạo Phật, quan niệm của
Ấn Độ về vương quyền, việc dùng chữ Phạn như một ngôn ngữ chính thức và trong lễthức, cũng như những truyền thống nghệ thuật Ấn Độ được đem tới các dân tộc vùng
Trang 4người Arian đang sống ở giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy, sinh sống bằngnghề chăn nuôi du mục, ở trình độ sinh hoạt kinh tế thấp hơn người Dravia nhưng vìngười Dravia đang ở thời kì văn minh suy tàn cho nên không thể chống chọi nổi nhữngcuộc tấn công của các bộ lạc du mục hiếu chiến, hung hãn Arian Từ đây, lịch sử Ấn Độbắt đầu bước vào thời kì Vêda (1500 – 600 TCN).
Vào cuối thể kỉ VI TCN ở Ấn Độ có nhiều quốc gia nhỏ của người Arian Nhữngcuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các nước này không ngừng xảy ra, trong đó hainước Magadha và Kosala trở thành mạnh nhất Đến thế kỉ V TCN trải qua những cuộcđấu tranh lâu dài và gay go Magadha đã chinh phục được Kosala và các nước xungquanh, trở thành một nước lớn mạnh ở vùng đông bắc Ấn Độ Còn ở miền tây bắc, cácnước nhỏ vẫn ở tình trạng phân tán và luôn luôn xung đột với nhau, tạo điều kiện cho kẻthù bên ngoài đến xâm lược Ấn Độ
Năm 518 TCN, vua Ba Tư Darius I đã cho quân đội xâm lược vùng lưu vực sôngIndus của Ấn Độ và sáp nhập vào lãnh thổ của đế quốc Ba Tư Sự thống trị của Ba Tư ởtây bắc Ấn Độ kéo dài gần hai thế kỉ, cho tới khi đế quốc Ba Tư sụp đổ (327 TCN) bởiquân đội Hy Lạp – Macedonia do Alexander Đại đế chỉ huy đã kéo vào xâm chiếm miềntây bắc Ấn Độ Khi cuộc đấu tranh của nhân dân do một quý tộc của vương quốcMagadha là Chandragupta lãnh đạo Chandragupta đã sáng lập ra vương triều Maurya(321 -184 TCN), đế quốc thống nhất đầu tiên toàn miền bắc Ấn Độ
Về chính trị, đứng đầu nhà nước là vua với quyền lực rất lớn và được thần thánhhóa (vua là một bộ phận của cơ thể các thần tạo nên) Dưới vua là một bộ máy quan lại
từ trung ương đến địa phương Bộ máy triều đình được tổ chức bao gồm một hai Thượngthư Quan chức cao cấp nhất là Đại Tư tế (Tể tướng) Tiếp đó là được phân phụ tráchmột số ngành, thông qua các cơ sở địa phương phụ trách nội Sở một ngành chẳng hạnnhư đo lường, thương mại,… Nhà nước cũng đặt các phẩm trật quan chức, quy địnhchức năng, lương bổng một cách rõ ràng
Về hành chính, toàn bộ lãnh thổ chia làm một đặc khu kinh đô và 4 tỉnh mỗi nơi domột hoàng thân đứng đầu Dưới tỉnh có huyện và làng Làng và việc quản trị hầu nhưkhông biến đổi gì qua hàng thế kỉ Kết cấu xã hội cũng có những biến đổi phức tạp Tầng
Trang 5lớp tăng lữ không mấy thay đổi vị trí, chức năng và thành phần nhưng không còn địa vịkinh tế như trước Các quan chức và các nhà buôn giàu, có thợ thủ công làm các nghềnghiệp thông thường và nông dân Cuối cùng là tầng lớp nô lệ (dasa) chủ yếu làm cáccông việc hầu hạ, dasa ở Ấn Độ cũng chỉ phát triển một cách hạn chế và mang tính chấtgia trưởng như nhiều nước phương Đông khác Người nông dân công xã sống trong cáccông xã nông thôn vẫn là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.
Tình hình xã hội
Chế độ đẳng cấp Varna là một chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc,dòng họ, về nghề nghiệp và tôn giáo Chế độ đẳng cấp Varna hình thành trog quá trìnhngười Arian chinh phục và thống trị người Dravida Theo chế độ đẳng cấp Varna thì chia
- Đẳng cấp thứ ba là đẳng cấp bình dân (Vaisya) gồm nông dân, thợ thủ công,thương nhân có nhiệm vụ sản xuất, cung cấp mọi thứ cho hai đẳng cấp trên, ngoài ra cònnộp thuế, lao dịch,…
- Đẳng cấp cuối cùng là Sudra bao gồm đại bộ phần người da sẫm Dravida, phảilàm những công việc phục dịch, hầu hạ và những công việc mà người Arian cho là “bẩnthỉu” như nghề đồ tể, chôn cất người chết,…
Tuy giữa các đẳng cấp có sự phân biệt nhưng ranh giới sâu sắc nhất trong thời kìđầu là giữa ba đẳng cấp trên với Sudra, hay nói cách khác là giữa cộng đồng người Arianvới người bản địa Dravida Trong đó, đẳng cấp Bàlamôn là quan trọng nhất, không thểxâm phạm được
Tóm lại, mọi mâu thuẫn hay phân biệt trong xã hội đều bắt nguồn từ chế độ đẳngcấp Varna
Trang 62.1.2.Ấn Độ thời trung đại
Ấn Độ thời trung đại bao gồm 2 giai đoạn chính đó là phong kiến dân tộc cầmquyền (thế kỉ IV-XII) và chính quyền phong kiến ngoại bang (Arad, thế kỉ XIII – XV vàTurks – Mông Cổ, thế kỉ XVI – XIX)
Ở Ấn Độ, mặt dù tình hình chính trị có nhiều biến đổi từ phong kiến dân tộc đếnphong kiến ngoại bang, đất nước nhiều lần bị chia rẽ, các công quốc độc lập tồn tại riêng
lẽ trong nhiều thời kì khác nhau… nhưng đời sống kinh tế và xã hội ít thay đổi (công xãnông thôn, chế độ đẳng cấp… luôn tồn tại)
Tình hình chính trị
Sau khi vương quốc Maurya sụp đổ vào khoảng thế kỉ II TCN, Ấn Độ bị chia cắtthành nhiều tiểu quốc độc lập, trong đó có một số tiểu quốc hình thành do sự chiếm đóngcủa ngoại bang Giữa các vương quốc này thường xuyên xung đột với nhau Mãi đến đầuthế kỉ IV, miền Bắc Ấn Độ mới được thống nhất lại dưới một vương triều hùng mạnh –vương triều Gupta
Vương triều Gupta (thế kỉ IV – VI) được coi là vương triều mở đầu lịch sử trungđại Ấn Độ Người sáng lập ra vương triều đó là Chandragupta I dưới thời của ông lãnhthổ của vương triều đã được mở rộng hầu hết các lưu vực sông Hằng Đến thời con traicủa ông là Samudragupta trị vì, lãnh thổ của vương triều Gupta tiếp tục được mở rộng.Thời kì cầm quyền của ông được gọi là thời kì “vàng kim” trong lịch sử trung đại Ấn
Độ Thế nhưng, thời kì thịnh vượng của vương triều Gupta không được lâu dài Từ giữathế kỉ V, Ấn Độ đứng trước sự đe dọa của người Huns Hephthalites (hay còn gọi làHung trắng) Đến cuối thế kỉ V đầu thế kỉ VI, miền Bắc Ấn Độ thuộc sự thống trị củangười Hun Hephthalites
Vào đầu thế kỉ VII, ở miền Bắc Ấn Độ, một nhà vua của vương quốc Vardhana(kinh đô là Kanauj) thuộc dòng dõi Gupta đã dần dần mở rộng lãnh thổ và khôi phục lại
sự thống nhất ở miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương triều Harsha Vương quốc do Harsha
Trang 7cai trị trên thực tế chỉ là một liên bang phong kiến tạm thời dưới một tôn chủ có năng lực
và uy quyền
Sự thống nhất miền Bắc Ấn Độ lại không giữ được bởi từ thế kỉ VII đến thế kỉ X,miền Bắc Ấn Độ bị phân chia thành các quốc gia độc lập lớn, nhỏ khác nhau và đó là cơhội thuận lợi cho sự xâm chiếm của người Afghans và người Turks theo Hồi giáo vàocuối thể kỉ X
Trong khi vương triều Gupta và Harsha cai trị ở miền Bắc Ấn Độ, thì ở cao nguyênDekkan có vương quốc Chalukya và ở miền Nam Ấn Độ, người Tamil (hay Tamul,thuộc chủng tộc Dravida) bắt đầu xây dựng quốc gia của họ, trong đó nổi lên hai vươngquốc: Pallava (Tây Nam Dekkan) và Chola
Nhìn chung, từ thế kỉ VII trở về sau thì Ấn Độ thường xuyên bị chia cắt và nằmdưới các triều đại phong kiến ngoại tộc thống trị
Tình hình xã hội
Quan hệ kiểu phong kiến đã được xác lập ở thời Gupta Các vua Gupta tự xưng là
“Đại vương” (Maharaja) nắm lấy quyền sở hữu ruộng đất tối cao trong toàn vương quốc.Vua phân cấp ruộng đất và các làng xã sống trên ruộng đất đó cho các tiểu vương hayvương công và cho các đền thờ Balamon hay chùa Phật giáo
Dưới thời Gupta, ngoài bốn đẳng cấp đã có từ thời cổ đại vẫn tiếp tục được duy trì,
có một tầng lớp mới xuất hiện – thân binh gọi là radput, là những người suốt đời phục vụcho quân đội và được hưởng một khoản ruộng đất quy định và một số nông dân bị gắnvào ruộng đất đó
Lịch sử xã hội phong kiến Ấn Độ có một đặc điểm rất rõ rệt là chính quyền trungương luôn luôn tan rã, khôi phục rồi lại tan rã, các triều đại không ngừng có những thayđổi nhưng công xã nông thôn thì vẫn tồn tại một cách lâu dài và bền vững
Sang thời trung đại, chế độ đẳng cấp Varna dần dần chuyển sang chế độ đẳng cấpCasta Casta (hay Gia – ti) là khái niệm chỉ những nhóm người làm cùng một nghề, cóđịa vị xã hội, có tín ngưỡng, tập quán giống nhau Chế độ Casta ra đời vào khoảngnhững năm đầu công nguyên và ngày càng được củng cố, phát triển
Trang 82.2.Trung Quốc
2.2.1.Trung Quốc thời cổ đại
Nhà Hạ (khoảng thế kỉ XXI – XVI TCN)
Thời nhà Hạ được xác lập bởi Hạ Vũ Thời Vũ, mặc dù có sự phân hóa giai cấpdiễn ra mạnh mẽ, uy quyền của thủ lĩnh liên minh bộ lạc đã lớn nhưng Vũ cũng chỉ làthủ lĩnh của thời kì dân chủ quân sự trong xã hội quý tộc Nhưng đến thời Khải, con của
Vũ thì tình hình khác hẳn
Được sự ủng hộ của quý tộc thân cận, Khải trở thành một ông vua có quyền rất lớn,thống trị toàn thể nhân dân, bọn quý tộc cũng phải triều bái, phải phục tùng dưới uyquyền của Khải
Để bảo vệ quyền lợi của vua và quyền lợi của quý tộc, những tổ chức bạo lực nhưquan lại, hình phạt, quân đội, nhà tù được thiết lập Bộ máy quan lại bấy giờ còn rất đơngiản, chỉ mới có một số chức quan quản lí một số ngành kinh tế như Mục chính (quản líviệc chăn nuôi), Xa chính (quản lí xe),… Những chức quan này đều do bọn quy tộc bộlạc đảm nhiệm
Như vậy, bắt đầu từ Khải, một bộ máy nhà nước dùng để duy trì sự thống trị củagiai cấp này đối với giai cấp khác đã ra đời Nhà nước đầu tiên đó do bộ lạc Hạ lập nêngọi là nhà Hạ
Do bộ máy nhà nước chưa ổn định nên con cái nhà vua và các quý tộc thị tộcthường nổi loạn tranh cướp ngôi vua Đến thời con của Khải là Thái Khang đã bị HậuNghệ là thủ lĩnh bộ lạc Đông Di cướp ngôi vua Về sau, Hậu Nghệ chỉ vui thú hưởnglạc, mải mê săn bắn, không quan tâm đến việc triều sính, nên bị một tướng tá thân cận làHàn Trạc giết và cướp ngôi Hàn Trạc chỉ lo truy lùng dòng dõi nhà Hạ, nên bị nhân dânphản đối Nhân đó, một người dòng dõi nhà Hạ là Hạ Thiếu Khang đã liên hiệp với lựclượng của nhiều bộ lạc khác, giành được ngôi vua, khôi phục lại nhà Hạ
Nhà Hạ, trong thời thịnh trị từng phát triển về phía đông, từ thời Đế Dân Giáp trở
đi, nhà Hạ bắt đầu suy yếu, nhân tình hình chính trị bất ổn, một lực lượng mới trỗi dậy làThương đã tấn công và tiêu diệt nhà Hạ
Trang 9 Nhà Thương (khoảng thế kỉ XVI – XI TCN)
Khi bộ lạc Hạ chuẩn bị chuyển sang xã hội có giai cấp thì bộ lạc Thương mới bắtđầu bước vào giai đoạn tan rã của công xã nguyên thủy
Cuối thời Hạ, bộ lạc Thương dần dần lớn mạnh và không ngừng phát triển thế lựclên phía trung lưu Hoàng Hà, trở thành đối thủ nguy hiểm của nhà Hạ Lợi dụng tìnhhình chính trị rối ren của nhà Hạ, thủ lĩnh bộ lạc Thương đã lật đổ nhà Hạ, lập nên nhàThương Trong mười đời vua đầu của nhà Thương, tình hình chính trị chưa ổn định (vuathì ham vui, hưởng lạc, quý tộc thì xa xỉ tham ô) và vì nạn lũ ở Hoàng Hà thường xuyênxảy ra, triều đình phải dời đô đến năm lần Đến thế kỉ XIV TCN, vua Thương là BànCanh cho dời đô đến đất Ân (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay) Từ đó cho đến khi nhàThương diệt vong (chỉ vua cuối cùng là Trụ đóng ở Triều Ca) đều lấy Ân làm kinh đônên nhà Thương còn được gọi là nhà Ân (hay Ân Thương)
Về mặt xã hội, sự phân hóa giai cấp, phân hóa giàu nghèo trong xã hội Ân Thươngkhá rõ rệt Nô lệ ở thời nhà Thương khá đông
Nhà Tây Chu (từ thế kỉ XI – VIII TCN)
Sau khi diệt xong nhà Ân, Chu Vũ Vương lập ra nhà Chu, đóng đô ở Hạo Kinh,lịch sử gọi là Tây Chu Tuy nhiên, thế lực nhà Thương lúc này còn rất mạnh, chưa thểtrực tiếp thống trị hoặc nô dịch trực tiếp họ được, nên Chu Vũ Vương đã phong cho concủa vua Trụ là Vũ Canh làm chư hầu để tiếp tục cai trị người Ân và phái ba người emcủa mình đi giám sát gọi là “tam giám”
Hai năm sau, Chu Vũ Vương mất thì nhà Tây Chu xảy ra việc tranh giành ngôi giữacon của Chu Vũ Vương còn nhỏ và các người chú của mình đang giữ chức “tam giám”.Chu Công Đán (em của Vũ Vương) vừa củng cố ngôi của Thành Vương vừa trấn áp cácđối thủ Trên cơ sở đó, bên cạnh việc phân phong đất đai cho những người cùng họ, lậpnên một hệ thống các nước chư hầu, tương truyền “trước sau đã phân phong 71 nước”,thì Chu Công còn xác định địa vị chính trị và quyền thừa kế tài sản của con đích trưởng
đối với cha, gọi là “chế độ tông pháp” Với “chế độ tông pháp”, việc truyền ngôi phải
Trang 10theo nguyên tắc đích tử, tức là con trưởng của hoàng hậu – chỉ người đó mới được làmthiên tử hoặc vương, còn những người khác thì lãnh những tước nhỏ hơn, thái ấp cũngnhỏ hơn, hoặc làm chư hầu, hoặc làm khanh, đại phu
Người thống trị cao nhất trong bộ máy nhà nước là vua Giúp việc trực tiếp cho vua
là Tam công gồm: Thái sư, thái phó và thái bảo Cơ cấu bộ máy nhà nước ở trung ươnggồm có Lục Khanh, bên cạnh đó còn có Thái sử liêu Ở các nước chư hầu cũng lập bộmáy chính quyền tương tự như ở trung ương Các nước này có tính độc lập cao nhưngchúng có thể coi như là những chính quyền ở địa phương lúc bấy giờ
Thời Tây Chu trong xã hội có ba giai cấp: quí tộc, nông dân và nô lệ Để thi hànhchuyên chính đối với các giai cấp bị thống trị, nhà Chu rất chú ý đến hình pháp, hìnhphạt gồm 5 loại, gọi là “ngũ hình”: thích chữ vào mặt, cắt mũi, chặt chân, thiến và chémđầu
Thời Xuân Thu – Chiến Quốc (722 – 221 TCN)
Trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc, địa vị nhà Chu ngày càng sa sút do cha contranh ngôi vua, do đó, vua Chu danh nghĩa vẫn là vua chung cả nước nhưng thực tế thìkhông thể điều khiển được các nước chư hầu Trong khi đó thể lực của các nước chư hầungày càng cao, các nước chư hầu thường xuyên xung đột với nhau, tranh cướp đất đai vàdân cư của nhau, sau tiến tới các nước chư hầu lớn bắt các nước chư hầu nhỏ triều cống
và đặt ra chế độ “bá chủ chư hầu”
Đến thời nhà Tần, với sự lớn mạnh của mình, chỉ trong vòng 10 năm, nhà Tần đãlần lượt đánh bại các nước: Hàn (230 TCN), Triệu (228 TCN), Ngụy (225TCN), Sở (223TCN), Yên (222 TCN) và Tề (221 TCN), thống nhất lãnh thổ Trung Quốc, chấm dứttình trạng hỗn chiến lâu dài thời Xuân Thu - Chiến Quốc, lập ra nhà Tần, mở đầu chochế độ phong kiến ở nước này Việc nhà Tần thống nhất Trung Quốc là một việc phùhợp với nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội lúc bấygiờ
Trang 112.2.2.Trung Quốc thời trung đại
Trung Quốc thời kì trung đại là thời gian chế độ phong kiến ra đời và phát triển.Chế độ phong kiến tồn tại lâu dài, từ năm 211 TCN đến 1840 (hơn 20 thế kỉ) Conđường phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc phức tạp, triều đại phong kiến Hántộc xen lẫn triều đại phong kiến ngoại tộc, thời kì thống nhất xen kẽ thời kì phân liệt, cát
cứ, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra
Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, có những triều đại phát triển mạnh nhưTây Hán (202TCN – 24), Đông Hán (25 – 220), Tùy (581 – 618), Đường (618 - 907),Minh (1368 – 1644) Các triều đại Tần, Hán, Đường, Minh có vị trí quan trọng trên conđường phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc
Tình hình chính trị
Ở Trung Quốc, nhà nước được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế
Tần Thủy Hoàng là vua đầu tiên khởi đầu việc khởi đầu việc xây dựng bộ máychính quyền phong kiến tập trung Vua Tần tự xưng là Hoàng đế, tự coi mình là đấng tốicao, vua của các vua Hoàng đế có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề về kinh
tế, chính trị quân sự, văn hóa Dưới Hoàng đế có bộ máy quan lại được tổ chức chặt chẽ
từ trung ương xuống các địa phương
Bộ máy chính quyền trung ương gọi là triều đình gồm tam công và cửu khanh.Tam công có Thừa tướng, Thái úy và Ngự sử đại phu Dưới tam công là cửu khanh gồm
9 viên phụ trách các công việc khác nhau như quản lí cung môn, trông coi hình pháp, đốingoại sự vụ,…
Hoàng đế còn có một lực lượng quân sự lớn để duy trì trật tự xã hội, trấn áp cáccuộc nổi dậy trong nước, tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài
Ở địa phương , Hoàng đế chia cả nước thành các quận, huyện, đặt các chức quanThái thú (ở quận) và Huyện lĩnh (ở huyện) Các quan phải hoàn toàn chấp hành mệnhlệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước
Đến thời Hán, buổi đầu bộ máy nhà nước đại thể vẫn theo chế độ thời Tần, nhưngchủ trương tập trung quyền lực vào trung ương chưa rõ rệt Đến thời Hán Vũ Đế (140 –87TCN) chế độ trung ương tậm quyền mới được cũng cố Ngoài ra, ông đã sử dụng tư
Trang 12tưởng Nho học làm chỗ dựa cho nền thống trị của mình và cũng từ đó, tư tưởng Nhogiáo trở thành công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến suốt 2000 năm.
Đến thời Tùy, cơ cấu trụ cột của chính quyền trung ương gồm Tam tỉnh và Lục bộ.Tam tỉnh gồm Thượng thư tỉnh, Trung thư tỉnh và Môn hạ tỉnh, đứng đầu là Tể tướng.Lục bộ gồm Thống hạt sứ, bộ Binh, bộ Lễ, bộ Công, bộ Hộ, bộ Hình, đứng đầu làThượng thư Dưới mỗi bộ còn có bốn ty do Lang trung đứng đầu
Vào giai đoạn phát triển cao của chế độ phong kiến, nhà Đường tiếp tục tăng cường
bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên Hoàng đế cử những hoàng thân quốcthích và những người thân tín cai quản các địa phương
Đến triều đại nhà Minh nhằm chấm dứt tình trạng hỗn chiến và mưu phản, Hoàng
Đế bãi bỏ các chức Thừa tướng, Thái sứ trước đây thay mặt vua trong coi mọi công việcchính trị, quân sự và thay thế vào đó là các quan Thượng thư phụ trách các bộ Như vậy,chính quyền hoàn toàn tập trung trong tay Hoàng đế, Hoàng đế trực tiếp nắm quân đội.Thời Thanh, về chính thể tuy vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế nhưng mức độtập quyền và chuyên chế vẫn cao hơn bất cứ triều đại phong kiến Trung Quốc nào trước
đó Điều đó thể hiện ở chỗ mọi việc đều do Hoàng đế quyết định do đó Hoàng đế nhàThanh ngày càng xa rời với quần chúng nhân dân và ngày càng trở nên quan liêu
Ở địa phương, Hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm quan lại các tỉnh.Những tỉnh trực thuộc
có đặt Tổng đốc và Tuần phủ nắm quân chính địa phương, chịu sự điều khiển của trungương
Trang 13- Giai cấp nông dân phân loại thành 2 loại đó là nông dân tự canh và nông dân lĩnhcanh
- Tầng lớp công thương: thợ thủ công, thương nhân
- Tầng lớp nô lệ hay còn gọi là nô tì đến thời trung đại vẫn còn khá đông Họ chủyếu là những người phạm tội, tù binh hay những người quá nghèo khó phải bán bản thânhoặc vợ con
Có thể thấy rằng, mọi đặc quyền, đặc lợi đều thuộc về giai cấp địa chủ Họ lànhững người trong triều đình, là vua, quan lại, quý tộc Còn các giai cấp, tầng lớp khác
họ chiếm số đông trong xã hội nhưng họ không có quyền lực kinh tế, tiềm năng về chínhtrị Bên cạnh đó, các giai cấp, tầng lớp này họ phải đóng nhiều thứ thế, bị bóc lột nặng
nề, đời sống vô cùng khổ cực Do đó, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra liên tục
để chống lại các chính sách của nhà nước, sự áp bức, bóc lột nặng nề
3 CƠ SỞ, ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆT NAM CHỊU ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA ẤN
ĐỘ, TRUNG HOA TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
3.1.Văn hóa bản địa
Lớp văn hóa bản địa được tạo nên chủ yếu trong hai giai đoạn: giai đoạn văn hóathời tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc Đây là thời kỳ hình thành nền tảng
- cơ tầng văn hoá Việt Nam, được tính từ khi người nguyên thủy biết dùng đá để chế táccông cụ cách ngày nay vài chục vạn năm cho đến thời đại Hùng Vương dựng nước - thờiđại làm nên hai thành tựu lớn lao có ý nghĩa lịch sử Đó là sự hình thành của nền vănminh sông Hồng và sự ra đời của hình thái nhà nước sơ khai: nhà nước Văn Lang củacác vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của An Dương Vương
Văn hóa Việt Nam thời tiền sử là thời kỳ trước khi xuất hiện nền văn minh cổ đại,tức là trước khi hình thành nhà nước - quốc gia (từ thiên niên kỉ thứ nhất TCN - cuốithời đại đá mới), trên đất nước Việt Nam đã có một quá trình phát triển văn hoá lâudài Trong thời kỳ tiền sử ấy đã dần dần hình thành một cơ tầng văn hoá chung cho tất cả
cư dân ở vùng Đông Nam Á Đó là nền văn hoá lấy nghề nông làm phương thức hoạt
Trang 14động, thích nghi với điều kiện tự nhiên thuộc khu vực châu Á gió mùa Nền văn hoá cóđặc trưng là một phức thể văn hoá lúa nước với ba yếu tố: văn hoá núi, văn hoá đồngbằng và văn hoá biển Trong đó, yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủđạo
Tiến trình văn hoá Việt Nam thời tiền sử và sơ sử là tiến trình hình thành nênnhững nền tảng của văn hoá Việt Nam, hình thành cốt lõi của người Việt cổ, là phác thảokhởi nguyên về một nền văn hoá quốc gia dân tộc đa tộc người về sau Nền tảng văn hoá
đó là văn hoá bản địa - nội sinh, nằm trong cơ tầng văn hoá chung của khu vực văn hoáĐông Nam Á thời bấy giờ, nó khác với hai nền văn hoá - văn minh Trung Quốc và Ấn
Độ ở châu Á Đỉnh cao của giai đoạn hình thành những nền tảng văn hoá nội sinh ViệtNam là văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Đồng Nai, cũng là ba đỉnh caocủa văn hoá Đông Nam Á, miền đông bán đảo Đông Dương Ba trung tâm văn hoá đóphát triển theo thế chân vạc, nhưng luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, đồng thời pháttriển, giao lưu với nhiều văn hoá khác ở khu vực Đồng thời, ba trung tâm văn hoá ấyđều sẽ phát triển thành ba nền văn minh lớn ở Đông Nam Á, ứng với ba quốc gia cổ đại
là Văn Lang - Âu Lạc, Chăm Pa và Phù Nam
Văn Lang – Âu Lạc (Nguồn: https://www.google.com/search?q=tài+liệu+quốc+gia+phù+nam&biw=)
Trang 15Không gian văn hóa Đại Việt, Chăm pa, Phù Nam
(Nguồn: https://www.google.com/search?q=tài+liệu+quốc+gia+phù+nam&biw=)
Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
Sự phát triển của công cụ lao động bằng đồng thời kì văn hóa Đông Sơn đã thúcđẩy nền nông nghiệp lúa nước của người Việt cổ phát triển Nhờ thế, nhu cầu mở rộngđất đai canh tác và định cư rất được các bộ lạc quan tâm Bước chân của họ đã tiến dần
về phía hạ lưu các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cà Lồ Văn hóa củangười Việt cổ bắt đầu lan tỏa xuống đồng bằng từ đây
Quốc gia cổ đại Văn Lang ra đời dựa trên nhiều nguyên nhân khác nhau như sựchuyển biến xã hội (công xã thị tộc chuyển thành công xã nông thôn), yêu cầu cấp báchphải tổ chức đắp đê quan trọng nhất chính là chiến tranh Nhiều bộ lạc trong nhóm BáchViệt mạnh lên rõ rệt từ cuộc cách mạng về công cụ lao động và vũ khí
Hùng Vương và bộ lạc của mình – Lạc Việt – đã đóng vai trò hạt nhân của quốcgia sơ khai Quốc gia Văn Lang tồn tại từ khoảng thế kỉ thứ VII, VI đến thế kỉ thứ IIITCN Về địa giới, phía bắc có thể gồm một phần hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây
Trang 16của Trung Quốc hiện nay; phía đông giáp biển Đông; phía nam giáp nước Lâm Ấp (hayChiêm Thành); phía tây giáp Lục Chiếu (gồm sáu nước Chiếu, ở phía Tây Bắc nước ta).Buổi đầu khai sinh, quốc gia Văn Lang không tránh khỏi sự phân chia quyền lựcsâu sắc, vai trò của thủ lĩnh các bộ lạc vẫn được coi trọng Sự hợp nhất chỉ mang tínhthuần thục vì lợi ích chung Cho nên, 15 bộ lạc được tổ chức thành 15 bộ, đứng đầu làLạc tướng (trước là tù trưởng), với hình thức thế tập quyền lực theo huyết thống Dưới
bộ có các công xã nông thôn tự chủ (tên gọi là Kẻ, Chiềng, Chạ), đứng đầu công xã là
Bồ chính – có tuổi cáo, uy tín lớn Hùng Vương thống lĩnh các bộ, tổ chức điều hành cáchoạt động của quốc gia như: chiến tranh, ngoại giao, thủy lợi Giúp việc cho vua có cácLạc hầu, Lạc tướng
Vương quốc Chăm pa
Vương quốc Chăm pa là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục qua các thời kì từnăm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi là Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuốicùng là Panduranga – Chăm pa trên phần đất này thuộc miền Trung Việt Nam Cươngvực của Chăm pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía bắc cho đếnBình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Làongày nay
Vương quốc Chăm pa không phải là một quốc gia có thể chế chính trị “trung ươngtập quyền” mà là một dạng nhà nước liên bang gồm tộc người Chăm theo đạo Bàlamôn,Phật giáo và Hồi giáo chiếm đa số và một số tộc người nhỏ hơn ở vùng Tây nguyên điểnhình Có những nguồn tài liệu cho biết Chăm pa có thể được kết hợp từ bốn tiểu quốc làAmaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga Mỗi tiểu quốc đều có thể chế chính trị theohình thức tự trị và quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng quốc gia riêng độc lập.Vương quốc Chăm pa đã trải qua nhiều triều đại với nhiều lần dời đô từ Bắc vào Nam vàngược lại
Quốc gia Phù Nam
Phù Nam là tên một quốc gia cổ trong lịch sử Việt Nam, xuất hiện khoảng đầuCông nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông Theo nhiều thư tịch cổ
Trang 17Trung Quốc, thì trong thời kì hưng thịnh, vương quốc này về phía đông, đã kiểm soát cảvùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía tây đến thung lung sông Mê Nam(Thái Lan), về phía nam đến phần phía bắc bắn đảo Malaxia Quốc gia này tồn tại chođến khoảng nữa thế kỉ VII (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp.Mãi đến thế kỉ XVII – XVIII, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam,tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngàynay
Trên cơ sở một nền kinh tế đa dạng và phát triển, xã hội Phù Nam đã có sự phânhóa giàu nghèo Có tài liệu khảo cổ học đều cho thấy Phù Nam là một xã hội giàu có.Tuy nhiên, giàu đến mức nào, tất cả đều giàu hay có người giàu, người nghèo thì chưa
có những cứ liệu rõ ràng Những ngôi mộ và các đồ tùy táng chôn theo cũng không chophép ta đoán được vì người Phù Nam chủ yếu sử dụng điểu táng và hỏa táng
Trong xã hội có các tầng lớp khác nhau, như quý tộc, bình dân (nhân dân lao động),tầng lớp nô tỳ (từ nguồn tù binh)
Chính nền văn hóa bản địa là cơ sở, là cội nguồn, nòng cốt để Việt Nam tiếp nhận
và tiếp biến văn hóa Trung Hoa hay Ấn Độ cũng như văn hóa của các nước khác trongkhu vực và trên thế giới Văn hóa Việt Nam có tiếp thu, tiếp nhận nhưng vẫn giữ đượcnhững nét truyền thống, giữ được cái gì gọi là bản sắc văn hóa dân tộc
Trên cơ sở một nền văn hóa bản địa vững chắc kết tinh bản lĩnh, cá tính, lối sống vàtruyền thống của người Việt cổ với ý thức hệ cốt lõi là ý thức độc lập, tự chủ và tinhthần yêu quý, gắn bó với quê hương, đất nước, tổ tông mà các thời kì Văn Lang – ÂuLạc xây dựng nên, bởi vậy, dù cho các triều đại phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc hóa
ta, nhằm thủ tiêu nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, nhưng kết cục, trước cuộc đấu tranhmãnh liệt của nhân dân ta, nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc vẫn giữ được vịtrí chủ thể và tác dụng Việt hóa những yếu tố văn hóa ngoại nhập
3.2.Cơ sở để văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa ảnh hưởng vào Việt Nam
3.2.1.Điều kiện để văn hóa Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam
Trang 18Tuy không có vị trí thuận lợi về điều kiện địa lý là nằm tiếp giáp nhau như TrungQuốc với Việt Nam nhưng Ấn Độ vẫn có những điều kiện để truyền bá văn hóa vàonước ta Khi mà ngành hàng hải phát triển thì sự cách trở về mặt biển không còn là vấn
đề lo ngại mà đã trở thành điều kiện thuận lợi để văn hóa Ấn Độ vào nước ta Theo tưliệu ngành Khảo cổ học đã chứng tỏ được mối quan hệ này có từ rất sớm đặc biệt là quacác hiện vật được phát hiện ở Óc Eo và các địa điểm khác ở đồng bằng sông Cửu Long Mặt khác, do Ấn Độ có tính ôn hòa nên nó phù hợp với tính cách của người Việt,
nó trở thành điều kiện thuận lợi thứ hai khi văn hóa Ấn Độ được du nhập vào Việt Nam,làm cho người Việt Nam dễ dàng tiếp nhận hơn
3.2.2 Điều kiện để văn hóa Trung Hoa truyền bá vào Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước liền kề nhau về mặt địa lí, gần gủi tươngđồng với nhau về văn hóa Trong các thời kì lịch sử đã sớm có sự tiếp xúc và giao lưuvới nhau, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, núi liền núi, sôngliền sông, có quan hệ lịch sử lâu đời và khẳng khít Trong quá trình giao lưu lâu dài giữahai nước, sử sách của hai nước đã ghi chép lại rất nhiều tư liệu về đất nước bạn củamình Đặc biệt là do mối quan hệ mật thiết giữa hai bên, hai nước đã thường xuyên traođổi sứ thần và luôn liên hệ với nhau Các sứ thần đó trong quá trình đảm nhiệm sứ mệnhngoại giao của mình thường ghi lại những điều tai nghe, mắt thấy về mọi mặt ở nướcbạn trong thời gian đi sứ
Nước Việt Nam từ khi tự chủ (938), một chế độ mới ra đời đã chấm dứt thời kỳquận huyện (hay còn gọi là thời kì Bắc thuộc) của Việt Nam, dù hai bên thiết lập mốiquan hệ nước to và nước nhỏ, nhưng vẫn giao lưu với tư cách cơ bản bình đẳng lẫnnhau Trong thời gian 1000 năm Bắc thuộc này, dưới sự cai trị và đồng hóa của dân tộcHán, các viên cai trị đã đem nguyên vẹn thể chế chính trị của người Hán sang thiết lập ởnước ta Do đó, nước ta đã chịu ảnh hưởng rất nhiều và sâu đậm văn hóa Trung Hoa trênlĩnh vực chính trị, xã hội
3.2.3.Các con đường để văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam trên lĩnh vực chính trị, xã hội
Ấn Độ
Trang 19Con đường văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam là con đường hòabình: thương mại, truyền đạo hay di dân
- Thời kỳ đầu trước khi người Ấn Độ di cư vào Ấn Độ thì cư dân ở khu vực ĐôngNam Á trong đó có Chăm pa, Phù Nam còn đang sống trong thời kỳ mông muội, thời kỳnông nghiệp Đông Nam Á rất phát triển nên dẫn tới xu hướng tập quyền là phổ biến.Biết được điều này, cư dân Đông Nam Á đã hợp nhau hình thành những liên minh bộ lạc– tiền đề cơ bản cho sự thành lập của quốc gia thống nhất Nhưng do trình độ nhận thứccòn hạn chế nên họ chưa biết chọn hình thức nào làm hình thức chính cho quốc gia mớisắp thành lập của mình; trong lúc họ đang chưa tìm thấy thiết chế nhà nước phù hợp thìngười Ấn Độ đã đến, mang theo một thiết chế nhà nước vốn còn rất xa lạ với người bản
xứ - thiết chế Mandala
- Người Ấn Độ biết đến Chăm pa, Phù Nam bởi những nguồn nguyên liệu như:trầm hương, vàng,… Và khi mà những tàu buôn cập bến ở đây để mua hàng hóa thì họphải ở lại đây một năm để chờ gió Đông Nam mới trở về Do đó, trong một năm chờ đợi
đó, họ sinh sống tại đây và họ khi đến đây cũng mang theo những phong tục, tập quán,văn hóa và cả tôn giáo Đó là lí do xã hội Chăm pa chịu ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa
Tuy nhiên chúng ta cũng thấy được, trên lĩnh vực chính trị, xã hội thì người ViệtNam tiếp nhận văn hóa Trung Hoa bằng phương thức tự nguyện là chính Cũng dễ hiểuđược bởi trong 1000 năm Bắc thuộc nhưng dù các triều đại phong kiến phương bắc có
sử dụng những chính sách gì thì các chính sách đó chỉ ảnh hưởng ở các tầng lớp trên
Trang 20Sau 1000 năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Việt Nam mới học hỏi, tiếp thu vàchọn lọc những yếu tố văn hóa phù hợp với nước ta
4.ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA ẤN ĐỘ, TRUNG HOA THỜI CỔ TRUNG ĐẠI ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
4.1 Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Việt Nam trên lĩnh vực chính trị,
xã hội
4.1.1.Chính trị
Khi đánh giá ảnh hưởng của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á, G.Xodes đãviết: “ảnh hưởng của một nền văn minh Ấn chủ yếu là sự bành trướng của một nền vănhóa có tổ chức, dựa trên quan điểm Ấn về vương quyền…” Người Ấn Độ không hề tiếnhành một cuộc xâm lăng nào, không hề thôn tính tên tuổi của một quốc gia hay một kinhthành nào ở Đông Nam Á, nhưng các quốc gia chịu ảnh hưởng Ấn Độ trong khu vựcĐông Nam Á lại lấy khuôn mẫu tổ chức chính trị và thiết lập vương quyền theo mô hình
Ấn Độ Thoạt nhìn dường như đây là một nghịch lí Có thể thấy ở hiện tượng hơi đặcbiệt này hai nguyên nhân: một là, các quốc gia mới hình thành ở Đông Nam Á cần cómột mẫu hình phù hợp để thiết lập vương quyền; hai là, thế mạnh ghi chép thành vănbản về mọi phương diện của Ấn Độ cổ đại, từ nghệ thuật, trò chơi đến pháp luật vàchính trị Chính thông qua những văn bản do người Ấn đem sử dụng những ghi chépcủa các quốc vương Đông Nam Á đã học được và đem sử dụng những ghi chép của cácvăn bản đó vào tổ chức quốc gia của mình Hơn thế nữa, khi đã tự nguyện tiếp thu thìbao giờ sự tiếp thu đó cũng đến nơi đến chốn và triệt để Vương quốc Chăm pa vàvương quốc Phù Nam không nằm ngoài quỹ đạo chung của cả khu vực Đông Nam Á
[5, tr337]
Chăm pa
Thể chế chính trị
Trang 21Các học giả hiện đại quan niệm thể chế chính trị và hành chính của vương quốcChăm Pa theo hai thuyết đối lập nhau Mặc dù các học giả đều thống nhất việc vươngquốc Chăm Pa bị chia nhỏ thành bốn địa khu (Panduranga, Kauthara, Amaravati, Vijaya)chạy từ Nam lên Bắc dọc theo bờ biển Việt Nam ngày nay và được thống nhất bởi ngônngữ, văn hóa và di sản chung Tuy nhiên, các học giả không thống nhất việc các địa khunày có cùng thuộc một thực thể chính trị đơn nhất, hay là các địa khu này hoàn toàn độclập với nhau như là các tiểu quốc Nhiều tác giả quan niệm Chăm pa là một liênbang bao gồm nhiều tiểu quốc, tuy có chính quyền trung ương thống nhất nhưng các tiểuvương hoàn toàn tự quyết cai trị tiểu quốc của mình Một thực tế là không phải lúc nàocác tài liệu lịch sử cũng phong phú đối với mỗi địa khu ở tất cả các giai đoạn Ví dụ, vàothế kỷ thứ 10, tài liệu về Indrapura rất phong phú trong khi ở thế kỷ thứ XII lại rất giàutài liệu về Vijaya; còn sau thế kỷ thứ 15, tài liệu về Panduranga rất phong phú Một sốhọc giả xem việc biến động của các tài liệu lịch sử trên là phản ánh việc di dời của thủ
đô Chăm Pa và quan niệm Chăm Pa nếu không phải là một thể chế chính trị đơn nhất thìcũng là một liên bang các tiểu quốc và việc tài liệu phong phú chính minh chứng chođiều này là thủ đô của Chăm Pa Các học giả nhận thấy, thế kỷ thứ X tài liệu
về Indrapura rất phong phú, có lẽ xuất phát từ lý do đây là thủ đô của Chăm Pa Các họcgiả khác không nhất trí như vậy và cho rằng Chăm Pa chưa bao giờ là một quốc giathống nhất và không cho rằng việc giàu cứ liệu ở một giai đoạn lịch sử là cơ sở để chorằng đó là thủ đô của quốc gia thống nhất Điều đó dẫn một số nhà nghiên cứu nghĩ đếnmột thiết chế lỏng lẻo, không phải là vương quốc mà là thiết chế kiểu Mandala theothuyết của W.Wolters, và theo A.Reid chẳng hạn thì Chăm pa là một điển hình của thiếtchế Mandala này
Tóm lại, thể chế nhà nước Chăm pa là quân chủ chuyên chế, xây dựng nhà nướctheo mô hình Mandala vua có toàn quyền đối với đất nước và cư dân, thường dùngvương hiệu Ấn: Varman Giúp vua trị nước có hai tôn quan (Đại thần): Senapati (Tây na
bà đế) phụ trách dân sự và Tapatica (Tát bà địa ca) phụ trách quân sự
Bộ máy nhà nước của Chăm pa:
Trang 22Các vua Chăm pa thường được gọi là đại vương (maharaja) hay đại vương tối caohay vua tối cao Vua đứng đầu nhà nước và giải quyết mọi việc từ sản xuất theo dõi cáchình phạt Uy quyền của vua rất lớn Dưới vua là các kế vương hay hoàng thân Qua cácbia kí chúng ta biết thêm về một số quan chức trong triều đình Chăm pa: tổng tư lệnh,thượng thư, và một số nhân vật giữ chức vụ khác nhau, một số nhân vật có tên là Pokhun Piilih Rajadvara được vua Bhadravarman phong hàm Akaladhipati và là người giữhương hỏa cho vua Indravarman II; một người khác tên là Praleyesvara Dharmaraja cóchức vị là tiểu vương Cũng các bia kí, đôi chỗ, nói tới một vài tổ chức hành chính củaChăm pa, như đô thị, quận,…
Từ những tư liệu dẫn trên đây, chúng ta thấy rõ một điều là Chăm pa đã mô phỏngmột cách khá trung thành những quy tắc tổ chức hành chính của Ấn Độ như chia đấtnước thành các quận, huyện, làng mạc, đô thị, như việc sử dụng một loạt những chứcquan phụ trách các công việc khác nhau như: thượng thư, tư lệnh quân đội, quan tưpháp, tiểu vương, lãnh chúa, quan phụ trách hương hỏa của vua,… Hơn thế nữa, tên gọicác chức quan hay các đơn vị hành chính đều có nguồn gốc từ các thuật ngữ Ấn Độ như:đại vương (maharaja), tư lệnh (agrasenapati), đại tướng (maha senapati), thượng thư(amatya), đô thị (pura hay nagara),…
Vua và quy định truyền ngôi vị của vua
Theo những tài liệu mà bia kí cung cấp, chúng ta biết chắc rằng các vua chúa Chăm
pa không chỉ đã biết tới mà còn rất thông hiểu các trước tác về chính trị luật pháp, đạopháp của Ấn Độ cổ đại, như: Luận về chính trị, Luận về đạo pháp, Luật Manu Ví dụ, bia
Mỹ Sơn ca ngợi vua Jaya Indravarman IV là người hiểu mọi điều trong Dharmasastra vàtheo con đường của Manu (nhân vật huyền thoại được coi là đã viết luật Manu) Cònhoàng thân Pan khi lên ngôi vua đã được tán tụng bằng một loạt những ngôn ngữ lấy từArthasastra
Theo những quan niệm truyền thống của người Ấn Độ, vua chính là hiện thân củathần trên mặt đất Mỗi khi làm lễ đăng quang, vị thầy tế chính thường hướng tới các vị