Thể chế chính trị: Vương quốc Chăm Pa không phải là một quốc gia có thể chế

Một phần của tài liệu ảnh hưởng văn hóa ấn độ trung hoa đến văn hóa việt nam thời cổ trung đại trên lĩnh vực chính trị xã hội (Trang 38 - 39)

chính trị “Trung ương tập quyền” mà là một dạng nhà nước liên bang gồm tộc người Chăm theo Đạo Bàlamon. Chăm pa được kết hợp từ bốn tiểu quốc là Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi Tiểu quốc đều có thể chế chính trị theo hình thức tự trị và có quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng quốc gia riêng độc lập.

Đối với Đại Việt, thể chế chính trị là thể chế quân chủ trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, dưới vua có các quan đại thần. Đó là một thể chế thống nhất lãnh thổ, chỉ có một vua và không có sự chia cắt thành các tiểu quốc.

5.Mức độ ảnh hưởng: Trước hết, thể chế chính trị của Ấn Độ về cả tổ chức chính

trị và vương quyền được người Chăm áp dụng triệt để. Vua là hiện thân của thần trên mặt đất và cũng là người bảo vệ thần dân giữ gìn trật tự đất nước theo “luật riêng”. Các nhà vua Chăm pa do vậy, là những người nhiệt thành bởi tôn giáo Bàlamôn. Về nguyên tắc việc truyền ngôi tiến hành theo huyết thống nhưng đôi khi không phải như vậy mà do triều đình cử ra.

Đối với sự ảnh hưởng thể chế chính trị của Trung Hoa vào Việt Nam đó là thể chế chính trị chuyên chế trung ương tập quyền, nhà vua được coi là thiên tử con trời. Tuy nhiên sự thống trị của nhà vua không nắm giữ thần quyền mà chỉ nắm giữ vương quyền, thần quyền thuộc về các tầng lớp tăng sĩ, đạo sĩ. Việc truyền ngôi của vua thường là cha truyền con nối hoặc là chỉ có trong dòng họ mới được truyền ngôi.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng văn hóa ấn độ trung hoa đến văn hóa việt nam thời cổ trung đại trên lĩnh vực chính trị xã hội (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w