Ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa đến văn hóa Việt Nam trên lĩnh vực chính trị, xã hộ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng văn hóa ấn độ trung hoa đến văn hóa việt nam thời cổ trung đại trên lĩnh vực chính trị xã hội (Trang 28 - 38)

trị, xã hội

4.2.1.Chính trị

Thể chế chính trị

Khi Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của họ Triệu (Trung Quốc), từ đây nước ta bước vào thời kì bị thống trị và đấu tranh giành độc lập trong hơn 1000 năm. Các triều đại Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp nhằm Hán hóa nước ta cả về tổ chức xã hội, văn hóa. Các tổ chức thống trị ở địa phương do Thứ sử, Thái thú, Huyện lệnh đứng đầu. Tuy nhiên, về cơ bản nhà Hán vẫn sử dụng các tầng lớp quý tộc trong xã hội Âu Lạc trước đây để cai trị. Đến thời Đường thống trị (618-907), nước ta bị biến thành An Nam đô hộ phủ, chức quan đứng đầu là Tiết độ sứ.

Đầu năm 905, Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân đánh đổ Tiết độ sứ nhà Đường, giành lấy chính quyền, đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, cả Khúc Thừa Dụ và Dương Đình Nghệ vẫn chưa lập được một thể chế chính trị riêng biệt mà vẫn xưng là Tiết độ sứ và để tên nước là An Nam đô hộ phủ. Phải đến năm 939, khi Ngô Quyền xưng vương thì chế độ Tiết độ sứ mới bị bãi bỏ, ông đặt ra các chức quan và các nghi lễ theo chế độ quân chủ, tuy rằng còn rất sơ sài và chưa kiểm soát được hết dân chúng. [6, tr92]. Thời nhà Ngô, sử cũ không cho biết gì thêm về tổ chức nhà nước trung ương đương thời. Ở địa phương, các châu huyện được giữ nguyên. Các thứ sử như Đinh Công Trứ tiếp tục cai quản châu của mình. Giáp, làng vẫn là những đơn bị hành chính cơ sở.

Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi năm 968, ông đã xây dựng thêm một bước về thể chế chính trị nước ta. Vua là người đứng đầu, dưới vua có hệ thống quan văn và quan võ, bên cạnh đó còn có những người chuyên trách về tôn giáo. Triều đình tiền Lê sau đó cũng dần hoàn thiện ở cấp độ trung ương, có thêm các chức Thái sư, Thái úy, Tổng Quản.

Nhìn chung, thể chế chính trị trước thời nhà Lý còn đơn giản, các hoạt động của nhà nước chưa được thể chế hóa, việc lựa chọn quan lại chưa có chế độ rõ ràng, ít nhiều còn tiếp thu mô hình chính quyền Đường, Tống. [6, tr92]

Từ nhà Lý về sau, thể chế chính trị Việt Nam lại chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, các ông vua đều chọn cho mình một tôn giáo để theo, đặc biệt là thời Lý, Trần – Phật giáo cực thịnh, hay sau này thì nhà Lê lại là thời kì thịnh trị của Nho giáo. Thứ hai, do Phật giáo, Nho giáo có những thời kì là quốc giáo do đó các nhà sư, nhà nho luôn được coi trọng và tham gia ngày càng tích cực vào công việc triều đình. Từ sự tổ chức hệ thống quan lại các cấp, cách tiến cử nhân tài cho đến đi sứ, tiếp sứ bộ nước ngoài, đều có sự tham gia của các vị cao tăng. Còn nhà Lê áp dụng khá chặt chẽ tư tưởng pháp trị vào quản lý xã hội thông qua các bộ luật thành văn, đồng thời giáo hóa nhân dân bằng các nghi lễ Nho giáo. Vì vậy, thể chế chính trị nhà Lý có

thể gọi là “thể chế quân chủ Phật giáo” còn nhà Lê là “thể chế quân chủ Nho giáo”.

[6, tr93]

Vua và cách truyền ngôi vua

Vua

Sau thời kỳ Bắc thuộc, bắt đầu với triều đại nhà Đinh các vua người Việt đã xưng là Hoàng đế đây là điều thách thức thần quyền của các vua Trung Quốc, người vẫn tự xưng là con trời (thiên tử) vâng mạng trời (thiên mệnh) cai trị thiên hạ, và đụng chạm tới tính chính danh của họ, tức lúc đó thế giới có đến hai vua. Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, người Hoa đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sát nhập bằng vũ lực nhưng, ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mạng trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam người trị vì "Vương quốc phía nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc.

Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng 5 móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà

thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.

Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền quân chủ dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc, ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi.

Tuy nhiên, so với Trung Quốc thì những ông vua ở nước ta có những địa vị và quyền lực có những điểm khác. Tiêu biểu nhất đó chính là sự tập trung quyền lực của nhà vua ở Việt Nam không đạt đến trình độ cao, đạt đến mức cực đoan, chuyên chế. • “Chế độ tông pháp”

Thời nhà Chu, mà trực tiếp là Tây Chu (từ thế kỉ XI – VIII TCN), khi Chu Công Đán dẹp yên được nội loạn, mở rộng biên giới phía đông của nhà Chu đến tận vùng hạ lưu Trường Giang. Trên cơ sở đó, bên cạnh việc phân phong đất đai cho những người cùng họ, lập nên một hệ thống các nước chư hầu, tương truyền “trước sau đã phân phong 71 nước”, thì Chu Công còn xác định địa vị chính trị và quyền thừa kế tài sản của con đích trưởng đối với cha, gọi là “chế độ tông pháp”. Với “chế độ tông pháp”, việc truyền ngôi phải theo nguyên tắc đích tử, tức là con trưởng của hoàng hậu – chỉ người đó mới được làm thiên tử hoặc vương, còn những người khác thì lãnh những tước nhỏ hơn, thái ấp cũng nhỏ hơn, hoặc làm chư hầu, hoặc làm khanh, đại phu.

Cũng giống như Trung Quốc thì ở Việt Nam cũng tồn tại “chế độ tông pháp”, ngôi vua sẽ chỉ được truyền cho con trai trưởng của Hoàng hậu. Bên cạnh đó, theo quy chế quý tộc hóa, hoàng tử cả được phong tước vương. Họ hàng xa được phong là thượng vị hầu. Các con thân vương, công chúa được gọi là “kim chi, ngọc diệp”. Các vương hầu sẽ

được giao cho nắm giữ chức vụ quan trọng trong triều đình còn được phái đi trấn thị các lộ phủ quan trọng.

Một số chức quan được hình thành từ sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa

Thái giám

Thái giám là người không thể thiếu trong chốn cung đình Trung Quốc và đôi khi có ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử. Do đó, nhiều người nhầm tưởng rằng thái giám là “sản phẩm” riêng của nền phong kiến Trung Hoa. Thực tế, thái giám đã xuất hiện rất sớm trong các vương triều của không ít quốc gia như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở nước ta, thái giám đã tồn tại từ chế độ phong kiến cho đến năm 1945. Chế độ thái giám của Việt Nam bắt nguồn từ việc học theo Trung Quốc, nhưng cụ thể là từ thời điểm nào thì sử sách không chép rõ. Có điều, chắc chắn rằng thái giám không thể xuất hiện sớm hơn thời kì hình thành các vương triều độc lập cuối thế kỉ X. Vị thái giám được thư tịch cổ nhắc đến sớm nhất đó là Lý Nhân Nghĩa thời Lý Thái Tổ (1010-1028). Còn trong

Lịch triều hiến chương loại chí (phần Quan chức chí), Phan Huy Chú có viết: “Đời nhà Lý có chức hành khiển, chuyên dùng trung quan (tên gọi khác của thái giám) để gia thêm danh hiệu nhập nội hành khiển đồng trung thư môn hạ bình chương sự…”. Như

vậy, căn cứ vào hai sự kiện trên có thể khẳng định ngay từ đầu thời nhà Lý, Việt Nam đã có thái giám và họ không giữ vai trò hầu cần trong cung mà còn được gia phong tước và nắm thực quyền trong triều.

Lục bộ

Lục bộ là sáu cơ quan cao cấp trong triều đình phong kiến. Lục bộ là cơ quan hành chính thiết yếu nhất trong bộ máy chính quyền nhà nước. Cơ quan này xuất hiện khá sớm ở Trung Quốc thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, mà ban đầu được gọi là Thượng thư sảnh. Tuy nhiên, tên gọi sáu bộ ở Thượng thư sảnh này là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công mới thực sự có từ thời Đường. Đứng đầu các bộ này là Thượng thư, sau đó là các Viên ngoại lang hay Thị thư. Mỗi bộ lại có các ty mà chức quan ở đó là Lang trung và

Viên ngoại lang. Thiết chế này được duy trì đến tận đời Thanh. Các quan lại ở Lục bộ dưới thời Minh được gọi là “đường quan” (quan ở công đường) và các trưởng quan ở mỗi bộ phận trực tiếp nhận mệnh Hoàng đế, điều hành công việc. Trong số đó, vị trưởng quan bộ Lại có vị trí hàng đầu.

Ảnh hưởng từ các chức quan lục bộ của Trung Quốc, ở Việt Nam lục bộ cũng là tên gọi của sáu chức quan. Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư, giúp việc có tả thị lang, hữu thị lang (thời Lý, Trần, Lê)… Năm 1089, Lý Nhân Tông bắt đầu đặt các bộ nhưng chưa đủ. Đầu thời Lê sơ, có hai bộ Lại và Lễ. Đến đời Lê Nghi Dân (1459) bộ máy được tổ chức dựa theo hệ thống của Trung Hoa mới chính thức đặt đủ Lục bộ. Quan văn, quan võ được xếp theo sáu bộ: bộ Lại, bộ Lễ, bộ Hộ, bộ Binh, bộ Công, bộ Hình.

Các cấp quan

Hệ thống quan lại, viên chức là một trong những yếu tố cơ bản, là xương sống làm nên tổ chức hành chính quốc gia. Thực tế, dưới bất kì thời đại nào, không có hệ thống quan lại thì không có một chính thể thống nhất từ trung ương đến địa phương. Do vậy, ngay từ những buổi đầu hình thành, chính quyền đã đặt ra hệ thống quan chức để vận hành bộ máy nhà nước.

Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu mô hình phong kiến Trung Hoa để xây dựng nhà nước tự chủ. Ngô Quyền đã đặt các chức quan, quy điịnh nghi lễ trong triều và phẩm phục. Tuy nhiên, do sử sách không ghi chép rõ, nên khó xác định chức vụ thời kì này. Chỉ từ triều Đinh trở về sau, hệ thống quan lại mới được ghi lại tương đối rõ ràng. Theo Lịch triều hiến chương loại chí: vào năm Thái Bình thứ 2 (971),

nhà vua bắt đầu gia phẩm các quan văn – võ, có các chức Đô hộ sĩ, Tướng quân, Nha hiệu. Bên cạnh các chức quan văn võ thông thường, triều Đinh còn đặt thêm một số chức

quan cho các nhà tu hành (cả Phật giáo và Đạo giáo), như Đại sư, Tăng lục, Đạo sĩ, Sùng chân uy nghi. Giai đoạn này, chính các vị quan tăng – đạo đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cố kết dân tộc cũng như ảnh hưởng tích cực đến nền chính trị quốc gia.

Tiếp nhận hệ thống quan chế nhà Đinh, song triều Tiền Lê đã có đôi chỗ cải cách. Ngay năm đầu lên ngôi, Lê Đại Hành đã đặt chức quan có: Thái sư, Thái úy, Tổng quản, Đô chỉ huy sứ. Tới năm 1006, Lê Long Đĩnh cho “sửa đổi quan chế về văn võ tăng đạo

đều theo như nhà Tống cả”. [6, tr104]

Luật pháp

Nói đến nhà nước là phải nói đến pháp luật, nhưng rất tiếc là những tài liệu nói về pháp luật ở Đại Việt đầu Công nguyên hầu như chưa tìm thấy. Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện với vua Hán Quang Vũ, ngay sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có nói: “Luật Việt khác với luật Hán hơn 10 điều” (Hậu Hán thư), chúng ta được biết ở xã hội thời Trưng Vương đã có pháp luật. Nhưng thời gian yên ổn độc lập của nhà nước Trưng Vương quá ngắn ngủi và mọi nỗ lực của chính quyền này đều tập trung vào bố phòng đất nước để đối phó với nạn xâm lược trở lại của phong kiến phương Bắc, nên chính quyền không có thể có điều kiện về mặt thời gian để đứng ra xây dựng hệ thống pháp luật cho triều đại của mình. Về hệ thống pháp luật đó chính là sự kế thừa từ hệ thống pháp luật cũ thời Hùng Vương và An Dương Vương. Như vậy, ở thời Hùng Vương người Việt đã có một nền pháp luật riêng của mình và nội dung của nền pháp luật phản ánh lối sống và quan hệ ứng xử riêng của người Việt cổ, nên nó hoàn toàn khác với nề pháp luật của người Hán.

Xã hội không thể thiếu những quy định ràng buộc con người theo quy chuẩn nhất đỉnh. Đó là luật lệ, tập quán hay cao nhất là bộ luật thành văn do nhà nước ban hành. Từ tập quán đến luật thành văn là sự phát triển kế tiếp ở những mức độ khác nhau nhưng không từ bỏ cái cũ – thấp hơn. Thời kì đầu tiên của quốc gia độc lập: Khúc, Ngô, Đinh, Tiền Lê chưa có luật nên nhà nước xử tội theo ý vua, cho đến thời Tiền Lê pháp luật vẫn còn tùy tiện: “ Quan lại tư hữu có lỗi nhỏ cũng bị giết đi hoặc đánh từ 100 đến 200 roi. Bon quan giúp việc, ai hơi có làm việc gì phật ý cũng bị đánh từ 30 đến 50 roi, truất xuống làm tên gác cổng, khi hết giận lại cho vào làm chức cũ”. Đến năm 1002 Lê Hoàn bắt đầu định luật lệ. Năm 1003 những người làm phản sẽ bị chém bêu đầu.

Người Việt xây dựng luật pháp từ một thể chế nhà nước hoàn chỉnh – nhà nước phong kiến. Bộ luật thành văn sớm nhất Việt Nam được biết đến là bộ luật Hình thư thời nhà Lý, những việc áp dụng luật pháp quản lý đất nước có thể được xác nhận bắt đầu từ thời nhà Đinh và Tiền Lê. Bộ Quốc triều hình luật (nhà Trần) rồi sau đó là luật Hồng Đức thiện chính thư (nhà Lê) và Hoàng triều luật lệ (nhà Nguyễn) là những kế thừa mang dấu ấn lịch sử sâu sắc. [tr147, Văn hóa Việt Nam thường thức]

Pháp luật phong kiến Việt Nam vừa tiếp thu những điều luật của Trung Quốc, vừa bảo tồn những yếu tố văn mang đặc trưng tính văn hóa dân tộc. Trải qua 1000 năm Bắc thuộc, mô hình pháp quyền Trung Quốc đã có tác động lớn đối với pháp luật Việt Nam qua các triều đại phong kiến sau này, từ nội dung đến hình thức, với các chế định, hình phạt như: ngũ hình, thập ác…. Tuy chịu ảnh hưởng như vậy nhưng pháp luật Việt Nam vẫn phản ánh được các phong tục bản địa, như pháp luật thời nhà Lê đã bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong việc phân chia tài sản khi hai vợ chồng không sống chung. Hoặc đối với các dân tộc thiểu số, khi phạm tội thì xử theo những luật riêng, nếu phạm tội trong cộng đồng của họ thì xử theo luật tục của cộng đồng đó, còn nếu phạm tội với

Một phần của tài liệu ảnh hưởng văn hóa ấn độ trung hoa đến văn hóa việt nam thời cổ trung đại trên lĩnh vực chính trị xã hội (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w