Việt, Chăm pa. Tuy nhiên, ảnh hưởng mạnh mẻ, lâu dài nhất là đối với quốc gia Đại Việt, còn vương quốc Chăm pa thì chỉ ở những thời gian đầu khi mới lập quốc. Ta cũng thấy rằng, ở thời kì đầu, văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng đến Chăm pa cả về chính trị lẫn xã hội.
4.Ảnh hưởng lớn nhất hay sự tiếp thu triệt để nhất của người Chăm chính là việc xây
dựng các thiết chế xã hội theo hình mẫu Ấn Độ. Điều này được thể hiện trong cách áp dụng thánh luật (Arthasastra ) vào hệ thống chính trị, điều hành quốc gia.
3.Pháp luật: Dưới thời Bắc thuộc, các quy phạm pháp luật của nhà Hán được áp
dụng vào nước ta. Tuy nhiên, luật của nhà Hán chỉ có thể sử dụng tại thị thành, những nơi tập trung cư dân đông đúc, còn tại các làng quê, người Việt Nam vẫn sử dụng những điều luật riêng (hay còn gọi là tập quán) của mình và có nhiều điểm khác biệt so với luật
thành văn của nhà Hán. Chúng có tác dụng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Việt Nam thời đó. Mặc dù quan lại nhà Hán đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm thay đổi luật tục này nhưng họ đã không thành công. Bên cạnh đó, các triều vua như thời Đinh, Lê nổi tiếng với những hình phạt tàn khốc và nặng nề. Phạm nhân hoặc là bị hổ ăn thịt, hoặc là bỏ vào vạc dầu, bị xẻo thịt cho đến khi chết,… Những hình phạt này được đề ra do chịu ảnh hưởng của hình luật xét xử thời Bắc thuộc.
Pháp luật Chăm pa: không hề thấy có bóng dáng của luật pháp hay thể chế. Nhìn chung vua cai trị đất nước bằng uy quyền của thần linh, bằng lòng tin và sự bảo hộ của thánh thần.
6.Ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa đếnViệt Nam mang những nét tích cực và hạn chế
sau:
- Thứ nhất phải kể đến đó là việc tiếp thu thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế có những điểm tích cực đó là: Nó đã tạo điều kiện để xây dựng nên một nhà nước rộng lớn, thống nhất về mặt lãnh thổ. Bên cạnh đó, việc tập trung quyền lực vào tay nhà vua làm cho nhà nước ổn định hơn, những việc lớn có thể thống nhất được ý kiến vì vua là người có quyền quyết định. Thế nhưng, với việc tập trung quyền lực vào tay nhà vua cũng tạo nên sự chuyên quyền, có thể nói có rất nhiều nhà vua độc đoán dẫn đến đưa lại những quyết định sai lầm.
- Thứ hai, việc truyền ngôi được quy định rõ ràng và thống nhất từ đời này sang đời khác cũng tạo nên sự ổn định, thống nhất và có thể xem đó là “ý trời”. Nhưng cũng phải thấy rằng, với chế độ thế tập đó nó đã gây nên một hiện tượng: có những ông vua lên ngôi khi còn rất nhỏ tuổi, có người đau ốm nhưng là con trai trưởng của vua nên cũng được lên ngôi. Dẫn đến tình trạng đất nước không thịnh trị.
- Với ảnh hưởng từ pháp luật Trung Quốc đó dẫn đến xã hội Việt Nam được ổn định hơn, mọi người sống theo pháp luật, mọi việc đều được quy định ở pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật Trung Quốc cũng như pháp luật Việt Nam rất hà khắc và dã man: ngủ hình, ngủ súc phân thây,…
7.Cũng giống như văn hóa Trung Hoa, ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa đếnViệt Nam
mang những nét tích cực và hạn chế sau:
- Thứ nhất, việc xây dựng nhà nước theo mô hình Mandala nên đã tạo ra các tiểu vương quốc nhỏ. Người cai trị sẽ là quốc vương của tiểu quốc mạnh nhất, các tiểu quốc yếu hơn phải phục tùng theo. Nó dẫ đến sự không độc đoán nhưng tạo nên một xã hội không ổn định và thường xuyên thay đổi kinh đô.
- Thứ hai, việc truyền ngôi vua của Ấn Độ cũng như Chăm pa, Phù Nam cũng đã được quy định rõ ràng, những ông vua được chọn phải đạt rất nhiều tiêu chuẩn và có đầy đủ sức khỏe trí tuệ. Tuy nhiên, hình thức nối ngôi cực kì phức tạp, rườm rà và đầy tốn kém.
- Thứ ba, do ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ cho nên các quốc gia chịu ảnh hưởng vẫn chưa có luật thành văn, do đó nó đã không có sự thống nhất hay có quy định rõ ràng cho các hành vi phạm tội hay thưởng phạt. Việc xử phạt luôn dựa theo những quy tắc ngầm và dựa theo tình cảm, theo tôn giáo.
KẾT LUẬN
Việt Nam, một quốc gia với vị trí địa lí thuận, nằm ở ngã tư giao nhau giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đã tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội giao lưu với bên ngoài. Đó cũng là lí do mà các nền văn hóa lớn như Trung Hoa, Ấn Độ truyền bá vào nước ta.
Trải qua 1000 năm Bắc thuộc, với rất nhiều chính sách đồng hóa và cai trị hà khắc nhưng khi văn hóa Trung Hoa được truyền bá vào thì người Việt Nam đã tiếp nhận một cách có chọn lọc và không làm mất đi bản sắc của người Việt Nam. Tuy nhiên, với một thời gian quá dài Việt Nam trải qua sự thống trị của phong kiến phương Bắc thì việc tiếp nhận văn hóa Hán, mà đặc biệt là thể chế chính trị là điều không thể tránh khỏi.