Phương thức sản xuất phong kiến

Một phần của tài liệu Phương thức sản xuất châu á (Trang 27)

3. Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại với phương thức sản xuất phong kiến

3.1. Phương thức sản xuất phong kiến

Trước hết, thuật ngữ “phong kiến” không phải là một từ dễ hiểu, nó không chứa đựng một nội dung rõ ràng như thuật ngữ “chiếm hữu nô lệ”. Giữa nguồn gốc của thuật ngữ “phong kiến” và nội dung của chế độ phong kiến có một khoảng cách, nên có một số người đã nhầm về bản chất của chế đọ phong kiến.

Thuật ngữ “chế độ phong kiến”, bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nghĩa là lãnh địa, thái ấp. Về sau, các ngôn ngữ phương Tây khác cũng vay mượn từ này để chỉ chế độ phong kiến.

Vậy bản chất của phương thức sản xuất phong kiến là gì? Là phương thức sản xuất trong đó có hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân. Giai cấp địa chủ phong kiến chiếm toàn bộ hoặc phần lớn ruộng đất trong xã hội, còn giai cấp nông dân thì không có hoặc có rất ít ruộng đất. Vì vậy, giai cấp nông dân phải cày cấy ruộng đất của địa chủ bị giai cấp địa chủ bóc lột bằng giai cấp địa tô.

Tuy đặc điểm chung của chế độ phong kiến là như vậy nhưng ở các nơi và ở các thời kỳ, giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân không hoàn toàn giống nhau và địa tô cũng được thể hiện bằng những hình thức khác nhau.

Trong giai cấp địa chủ, có một bộ phận gọi là lãnh chúa (vì họ là chủ nhân của những lãnh địa lớn cha truyền con nối). Ở những nơi toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu cao nhất là vua, tức là nhà nước, thì nhà nước cũng được xem là một địa chủ đặc biệt.

Trong giai cấp nông dân, có một bộ phận gọi là nông nô. Họ hoàn toàn không có ruộng đất và phải canh tác trên ruộng đất của lãnh chúa, bị lệ thuộc vào lãnh chúa hết đời này sang đời khác. Một bộ phận khác cũng không có ruộng đất, phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ nhưng mức độ lệ thuộc lỏng lẻo hơn nhiều so với nông nô và sự lệ thuộc đó không phải là cha truyền con nối, đó là tầng lớp tá điền. Đông đảo nhất trong giai cấp nông dân là tầng lớp nông dân công xã. Họ không có quyền sở hữu ruộng đất phải cày cấy trên ruộng đất công do làng chia theo thời hạn nhất định. Tuy vậy, họ là dân tự do.

Hình thức bóc lột đặc trưng của chế độ phong kiến là địa tô. Địa tô có ba hình thức là tô lao dịch, tô ruộng đất (còn gọi là tô hiện vật) và tô tiền. Trong trường hợp ruộng đất thuộc quyền sở hữu cao nhất của nhà nước, thì nông dân phải nộp một loại địa tô đặc biệt gọi là thuế. Về tỷ lệ mức bóc lột so với ruộng đất, thuế thường nhẹ hơn tô. Song về bản chất, tô và thuế giống nhau, đều là một phần được trích ra từ sản phẩm mà nông dân thu hoạch được trên ruộng đất mà nông dân canh tác.Vì vậy, trong sử sách, người ta hay gọi chung hình thức bóc lột của giai cấp phong kiến với nông dân là tô thuế.

Do cơ cấu giai cấp và hình thức bóc lột đa dạng, nên trong lịch sử thế giới , phương thức sản xuất phong kiến cũng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, đó là:

- Hình thức quan hệ lãnh chúa – nông nô. Hình thức bóc lột là tô lao dịch, tô sản phẩm và tô tiền.

- Hình thức quan hệ địa chủ - tá ddienf. HÌnh thức bóc lột chủ yếu là tô sản phẩm.

- Hình thức quan hệ vua (tức nhà nước) với nông dân công xã (kể cả nông dân tự canh), tức thần dân. Hình thức bóc lột chủ yếu là thuế.

Trong ba kiểu bóc lột phong kiến đó, nếu xét về mức độ tàn bạo thì quan hệ lãnh chúa – nông nô là tàn bạo nhất. Còn xét về địa bàn và thời gian thì hai kiểu sau tồn tại trên phạm vi rộng hơn và thời gian tồn tại cũng lâu hơn.

3.2. Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất của phương Đông cổ đại với phương thức sản xuất phong kiến với phương thức sản xuất phong kiến

Có thể khẳng định xã hội phương Đông cổ đại không phải là một xã hội trong đó song song tồn tại các phương thức sản xuất nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ và phong kiến

Trong lịch sử thế giới, ở những quốc gia và khu vực nào đó, trong một thời kì lịch sử nhất định, ngoài một phương thức sản xuất chủ yếu, có thể tồn tại tàn dư của phương thức sản xuất cũ hoặc mầm mống của phương thức sản xuất mới. Ví dụ: Thời trung đại ở Tây Âu, trong giai đoạn sơ kì, những người lao động sản xuất gồm có: nông dân công xã, nông dân lệ thuộc và nô lệ. Tuy vậy, xã hội Tây Âu lúc bấy giờ là xã hội phong kiến chứ ko phải là xã hội tồn tại song song các phương thức nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Trong lịch sử thế giới, ở một giai đoạn cụ thể, bao giờ cũng có một phương thức sản xuất chủ đạo, chưa bao giờ, ở đâu có nhiều phương thức sản xuất cùng tồn tại song song và cùng có vị trí như nhau, cùng chi phối sự phát triển của lịch sử.

Ở phương Đông cổ đại, trong phần khảo sát về cơ cấu giai cấp và hình thức bóc lột ở các nước Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc cổ đại đã trình bày ở trên cũng đã chứng minh rằng, ở đây không hề có hiện tượng đó. Tuy nhiên, tại khu vực này có vấn đề công xã nông thôn. Công xã nông thôn vốn ra đời vào giai đoạn tan rã của công xã thị tộc, là một bước quá độ từ chế độ công hữu sang chế độ tư hữu về tài sản, là một sản phẩm của chế độ nguyên thủy song cũng có thể tồn tại trong xã hội có giai cấp và nhà nước.

Ở Tây Âu, công xã nông thôn không thể chung sống hòa bình với chế độ nông nô nên đã bị tan rã và nông dân công xã bị biến thành nông nô. Trái lại, ở

phương Đông, do chế độ quân chủ chuyên chế ngay từ đầu đã rất mạnh, toàn bộ ruộng đất trong nước đều thuộc về Vua, nên công xã nông thôn được công nhận là những đơn vị sản xuất nông nghiệp ở cơ sở, đồng thời là những đơn vị hành chính địa phương thuộc bộ máy nhà nước.

Chính vì vậy, công xã nông thôn đã tồn tại ở phương Đông trong một thời gian rất dài song không nên coi công xã nông thôn ở đây là tàn dư của xã hội nguyên thủy, mà là cơ sở của xã hội có giai cấp và nhà nước ở phương Đông cổ đại.

Vậy, xã hội phương Đông cổ đại phải chăng là xã hội phong kiến?

Muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta phải đối chiếu cấu trúc giai cấp và phương thức bóc lột của các nước phương Đông cổ đại với đặc trưng cơ bản của từng kiểu phương thức sản xuất phong kiến mới có thể kết luận được.

Đã có một số học giả cho rằng, xã hội phương Đông cổ đại là một xã hội phong kiến hoặc tiền phong kiến. Căn cứ chủ yếu của họ là trong các nông trang của vua quan và đền miếu ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại đã tồn tại hình thức bóc lột địa tô, đặc biệt ở cổ Babylon đã từng tồn tại hình thức phát canh thu tô.

Tuy nhiên, hình thức này ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại chỉ tồn tại trong một phạm vi nào đó và trong một thời kì nào đó mà thôi. Đó không phải là hình thức bóc lột chủ yếu trong toàn bộ xã hội và cũng không tồn tại trong suốt thời cổ đại ở Ai Cập và Lưỡng Hà, càng không phải là hình thức phổ biến ở Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại.

Về Trung Quốc, có một số học giả cho rằng, xã hội thời Tây Chu là xã hội phong kiến. Tuy có chung một kết luận của mỗi người lại khác:

- Có người cho rằng, chính sách phân phong ruộng đất thời Tây Chu đã tạo ra giai cấp lãnh chúa. Quân chúng lao động gọi là thứ dân. Thứ dân chia làm 3 hạng: thứ dân lớp trên là dân tự do, thứ dân lớp giữa là nông nô, thứ dân lớp dưới là nô lệ. Trong 3 loại đó đông đảo nhất là thứ dân lớp giữa tức nông nô. Nguồn gốc

của nông nô một phần là các nông nô cũ thời Chu, một phần là nô lệ của triều Thương biến thành. Do xã hội thời Tây Chu là xã hội có 2 giai cấp chính là lãnh chúa và nông nô nên xã hội thời Tây Chu là xã hội phong kiến.

Có người cho rằng không những trong thời Chu đã tồn tại quan hệ lãnh chúa – nông nô, mà đến thời Chu, các công xã cũng biến thành trang viên. Đồng thời, nông dân trong công xã phải cùng nhau canh tác phần ruộng công trong công xã đã trở thành tô lao dịch.

Sự thật, do chính sách phân phong ruộng đất theo thứ bậc, giai cấp thống trị thời Tây Chu có điểm giống giai cấp lãnh chúa ở Tây Âu, nhưng điểm khác nhau là các Công, Khanh, Đại Phu, Sĩ ở Trung Quốc sống bằng nguồn thuế nộp từ dưới lên trên chứ không phải trực tiếp bóc lột địa tô.

Trong khi đó, không thể gọi quần chúng nhân dân thời Tây Chu là nông nô được vì họ không lệ thuộc vào chúa đất hết đời này sang đời khác mà họ là dân tự do, là thần dân của nhà nước. Nghĩa vụ của họ không phải là nộp tô bằng 5/10 mà nộp thuế bằng 1/10 thu hoạch. Ngoài ra con cái họ còn có thể được học hành, một số người ưu tú có thể được làm quan.

Còn ấp, tuy xung quanh có tường đất, phía trước có cổng làng nhưng không thể gọi là trang viên vì cư dân sống trong đó là những người nông dân tự do sống có tổ chức và được ràng buộc với nhau bằng tình cảm quê hương hàng xóm.

Tóm lại, mọi cố gắng để chứng minh thời Tây Chu ở Trung Quốc đã tồn tại quan hệ lãnh chúa – nông nô giống như ở Tây Âu thời trung đại là không phù hợp với sự thật lịch sử.

Như vậy, phương thức sản xuất ở phương Đông cổ đại cũng không phải là phương thức sản xuất phong kiến, địa chủ - tá điền hoặc lãnh chúa – nông nô, mặc dù ở Ai Cập, Lưỡng Hà đã từng tồn tại hình thức phát canh thu tô ở một phạm vi nào đó và trong một thời gian nào đó.

Với những đặc điểm ruộng đất chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước, công xã nông thôn tồn tại lâu dài, nông dân công xã là lực lượng sản xuất chủ yếu, nghĩa vụ chính của nông dân là nộp thuế ruộng đất. Phương thức sản xuất ở phương Đông cổ đại chỉ có thể là một kiểu phương thức sản xuất phong kiến trong đó, một bên là nhà nước, một bên là nông dân công xã và hình thức bóc lột chủ yếu là thuế.

Phương thức này tồn tại không những phổ biến ở các nước phương Đông cổ đại mà còn tồn tại ở Ấn Độ trong suốt thời Trung đại và qua nhiều thế kỉ ở Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Trung Quốc, từ thời chiến quốc về sau, phương thức này tồn tại song song với phương thức phong kiến kiểu địa chủ - tá điền. Đặc biệt, phương thức này có vị trí quan trọng trong thời kì Trung Quốc thi hành chế độ “quân điền” vào thế kỉ V đến thế kỉ VIII.

Ở Việt Nam cũng vậy, các học giả đều cho rằng, vào thời kì Văn Lang – Âu Lạc, nước ta chỉ có ruộng công, đồng thời công xã nông thôn vẫn tồn tại vững chắc. Do vậy, phương thức sản xuất trong thời kì này là phương thức sản xuất phong kiến theo kiểu nhà nước – nông dân. Thời kì Bắc thuộc, ngoài ruộng đất công do nông dân công xã cày cấy, bọn quan lại đô hộ còn tổ chức khai phá đất đai, thành lập đồn điền. Lực lượng lao động sản xuất trong đồn điền là binh lính, tội nhân, dân nghèo… Quan hệ sản xuất ở đây là một hình thức phụ của quan hệ Nhà nước – nông dân.

Trong khi khẳng định phương thức sản xuất chủ yếu của các nước phương Đông cổ đại là một trong ba dạng thức của phương thức sản xuất phong kiến, ta nên lí giải khái niệm của phương thức sản xuất “châu Âu” như thế nào?

Chúng tôi cho rằng, “phương thức sản xuất châu Á” không phải tên gọi phản ánh một phương thức sản xuất như chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa… mà chỉ là cách dùng địa danh để chỉ một phương thức sản xuất nào đó khi chưa tìm được tên gọi thỏa đáng.

Câu nói của Mác trong lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính

trị” có thể hiểu là:

- Trước chế độ chiếm hữu nô lệ, ở châu Á là một xã hội có nhà nước và đã tồn tại một phương thức sản xuất.

- Phương thức sản xuất ấy khác với phương thức sản xuất ở Hy Lạp, La Mã và phương thức phong kiến ở Tây Âu.

- Vì là một phương thức sản xuất đặc biệt, chưa có tên gọi nên Mác đã dùng quê hương của phương thức sản xuất ấy để mệnh danh cho phương thức sản xuất này.

Vào thế kỉ IX, khi mà sự giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây chưa phát triển lắm, khi mà những tư liệu lịch sử mà Mác được tiếp xúc còn rất có hạn, việc đề xuất ở châu Á có một phương thức sản xuất khác với phương thức chiếm hữu nô lệ và phong kiến ở phương Tây là một phát hiện rất quan trọng của Mác, còn tên gọi của phương thức ấy có thể chỉ là quy ước.

C. KẾT LUẬN

Khi đi nghiên cứu tìm hiểu về phương thức sản xuất châu Á, chúng ta càng làm sáng tỏ những tranh cãi về phương thức sản xuất châu Á mà Mark đã đưa ra. Phương thức sản xuất châu Á là môt vấn đề khoa học đã được nhiều nhà khoa học thế giới và Việt Nam nghiên cứu. Đây cũng là một vấn đề cần thiết cho việc nhận thức các phương thức sản xuất đã có trong lịch sử châu Á.

Qua việc nghiên cứu Phương thức sản xuất châu Á, ta thấy được rằng nó tồn tại rất lâu ở xã hội châu Á, bên cạnh đó nó còn tồn tại đan xen trong nền kinh tế phương Đông cổ đại khiến cho nó khó phân biệt được rạch ròi một di sản nào là của phương thức sản xuất nào để lại. Chẳng hạn, di sản thị tộc mà hiện nay còn đậm nét ở các thôn, làng đều bắt nguồn từ thời kì thị tộc nguyên thủy tới phương thức sản xuất châu Á nhiễm thêm nét nô lệ gia đình, rồi tới phong kiến và tư sản (thời kì thực dân nửa phong kiến)…Về tổ chức bộ máy quản lý làng xã cũng vậy.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước theo mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, lại càng cần phải nhận thức rõ những mặt tích cực, tiêu cực do quá khứ để lại. Qua đó góp phần cung cấp những căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn.

Như vậy, vấn đề phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam đã được nghiên cứu và cũng đã gây ra không ít cuộc tranh cải khá gây gắt. Qua quá trình nghiên cứu đó của nhiều học giả Việt Nam từ những năm 1968 đến nay ta thấy nổi lên 3 quan điểm cơ bản sau :

+ Khẳng định có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử Việt Nam.

Về thời gian tồn tại của phương thức sản xuất châu Á ở việt Nam, có ý kiến cho rằng đỉnh cao của nó là giai đoạn từ thế kỷ X – XI. Và từ thế kỷ XII – XIII xã hội Việt Nam chuyển sang giai đoạn phong kiến. Lại có ý cho rằng phương thức

sản xuất châu Á tồn tại trong lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thế

Một phần của tài liệu Phương thức sản xuất châu á (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w