1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG “HÌNH THÁI XÃ HỘI” CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHÂU Á

34 898 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 522,47 KB

Nội dung

1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DẪN LUẬN 2 Chương1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG “HÌNH THÁI XÃ HỘI” CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHÂU Á (VỚI TÍNH CHẤT NHƯ MỘT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI) 3 1.1. Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á 3 1.1.1. Lược khảo khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Các Mác – Ănghen 3 1.1.2. Xuất xứ của khái luận phương thức sản xuất Châu Á 5 1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á 6 1.2. Hình thái xã hội của “phương thức sản xuất chấu Á” 9 Chương 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THÁI XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CỔ - TRUNG ĐẠI 11 2.1. Xã hội Việt Nam thời kì Văn Lang – Âu Lạc và Bắc thuộc 11 2.1.1. Thời kì Văn Lang – Âu Lạc 11 2.1.2. Thời Bắc thuộc 13 2.2. Xã hội Việt Nam trong thời kì dân tộc tự chủ từ thế kỉ X-XIV 18 2.2.1. Đại Cồ Việt thời Đinh (939 – 980) 18 2.2.2. Đại Cồ Việt thời Tiền Lê (980 – 1009) 19 2.2.3. Đại Việt thời Lý 21 2.2.4. Đại Việt thời Trần 23 2.3. Xã hội Việt Nam trong thời kì phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến từ thế kỉ XV- XIX 27 2.3.1. Thời Hậu Lê 27 2.3.2. Thời Nguyễn 30 TỔNG LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 2 DẪN LUẬN Phương thức sản xuất Châu Á là gì? Là một vấn đề được nói đến rất nhiều lần từ hơn một nửa thế kỉ nay. Càng bàn, ý kiến càng tân kì, nhận định càng khác và cho đến nay giữa các nhà học giả macxít trên thế giới vẫn chưa có một kiến giải nhất định, thoả đáng. Vì vậy, vấn đề phương thức sản xuất Châu Á có một tầm quan trọng nhất định trong công tác nghiên cứu lịch sử nhưng cũng là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó hiểu nhất mà những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã đề ra cho những người làm công tác sử học. Để tiếp cận với phương thức sản xuất châu Á, theo chúng tôi, chúng ta không thể tiếp cận môt cách tổng thể với khối lượng tài liệu, kiến thức đồ sộ về mọi mặt như ccá nhà nghiên cứu của thế kỉ XX đã làm. Thay vào đó chúng ta hãy tiếp cận và làm sáng tỏ từng bộ phận từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng của nó và đi đến một cái nhìn từ chi tiết đến cụ thể. Có như vậy chúng ta mới tìm được những chi tiết cho thấy sự dị biệt hay tương đồng giữa “phương thức sản xuất châu Á” với các hình thái kinh tế - xã hội khác đã được chứng minh và công nhận. Với tinh thần ấy, bài viết này sẽ tập trung vào việc phân tích các đặc điểm về hình thái xã hội của “phương thức sản xuất châu Á”, Đồng thời đem những đặc điểm ấy soi rọi vào lịch sử Việt Nam cổ trung đại để xem xem có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á ở Việt nam hay không và nhận dạng liệu ở Việt Nam có nưubgx đặc điểm gì khác so với mặt bằng chung của châu Á, phương đông không? 3 Chương1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG “HÌNH THÁI XÃ HỘI” CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHÂU Á (VỚI TÍNH CHẤT NHƯ MỘT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI) 1.1. Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á 1.1.1. Lược khảo khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Các Mác – Ănghen Mầm mống của khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á” xuất phát từ một đoạn văn trong bài tựa cuốn sách “Phê phán chính trị kinh tế học” của Mác viết năm 1859. Trong đoạn văn ấy, Mác nhận định: “Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất Châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội” (C.Mác – Ănghen, Tuyển tập, tập1, trang 578). Mác chỉ phát biểu một cách đại thể như thế và cũng chỉ phát biểu một lần. Ở đây cũng như trong toàn bộ tác phẩm trước Mác không hề xác định phương thức sản xuất Châu Á là phương thức sản xuất của giai đoạn lịch sử nào của Châu Á, phong kiến hay nô lệ hay công xã nguyên thuỷ mặc dù Mác luôn luôn nói đến Châu Á và đề cập đến nhiều vấn đề Châu Á. Mãi tới 50 năm sau khi Mác phát biểu, khái niệm phương thức sản xuất Châu Á mới lại được nhắc tới. Khái niệm khoa học do Mác đề ra đầu tiên để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa. Trong lời tựa tác phẩm “góp phần phên phái khoa kinh tế chính trị” xuất bản năm 1859, Mác coi phương thức sản xuất Châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội. Mác cùng với Ănghen đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời trước chủ nghĩa thực dân và tái hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của thuỷ lợi trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước, sự bảo tồn lâu dài của công xã nông thôn kiểu Á châu, hình thái sở hữu nhà nước về ruộng đất, đặc điểm của thành thị và mối quan hệ mật thiết, không tách rời giữa thành thị và nông thôn, sự hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại… Nhưng Mác – Ănghen chưa đưa ra một kết luận rõ ràng phương thức sản xuất Châu 4 Á có phải là một hình thái kinh tế - xã hội hay không. Vì vậy đã diễn ra cuộc tranh luận về phương thức sản xuất Châu Á vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 ở Liên Xô và những năm 60 thế kỉ XX ở Pháp rồi lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Á, Phi, Mỹ… Trong tranh luận, hình thành hai xu hướng chủ yếu: Phương thức sản xuất Châu Á là những nét đặc thù của hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến ở phương Đông; phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái kinh tế - xã hội phân hoá giai cấp và nhà nước sơ kì ở phương Đông không thuộc phạm trù chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến. Các ý kiến thảo luận đều nhận thấy phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa các hình thái kinh tế - xã hội cổ đại và trung đại phương Đông để đi đến một khái quát khoa học vững chắc về vấn đề này và trong trường hợp thừa nhận phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái kinh tế - xã hội thì phải xây dựng một thuật ngữ khoa học mới thay thế cho khái niệm phương thức sản xuất Châu Á. Phương thức sản xuất Châu Á là sự đúc kết của nhiều công trình nghiên cứu mà Mác và Ănghen đã phát hiện ở phương Đông. Trong công trình “Hệ tư tưởng Đức” (1845 – 1846), Mác đã phát hiện ra rằng: “Sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác của sở hữu” và tìm thấy các hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại: Thứ nhất là sở hữu bộ lạc, thứ hai là sở hữu công xã và sở hữu nhà nước, thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Tất cả các hình thức sở hữu đó đều gắn với sự xuất hiện nhà nước. Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Mác phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất: Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình… loài người thay đổi tất cả những quy luật xã hội của mình. Từ nhận thức lí luận đó đã đưa đến khẳng định sự ra đời kế tiếp lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên thuỷ đến chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. 5 Vào những năm đầu của thập kỉ 50 của thế kỉ XIX, nhìn sang Ấn Độ, Mác và Enghen đã phát hiện ra cái mới. Những thư từ mà Mác công bố trước 1855 cùng với công trình “sự thống trị Anh ở Ấn Độ (10 – 6- 1857) đã cho thấy rõ những điều rất cơ bản về nét đặc thù của các xã hội phương Đông là “nhà nước chuyên chế phương Đông – Chuyên chế Châu Á” và “chế độ công xã nông thôn”. Từ những công trình “những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa” (1857 – 1858), cuốn “nguyên lý phê phán chính trị kinh tế học” và đến tác phẩm “góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” (1859), Mác đã chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất Châu Á, coi như một trong những phương thức sản xuất có trong lịch sử loài người. 1.1.2. Xuất xứ của khái luận phương thức sản xuất Châu Á Khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Mác và Enghen được đúc kết từ ba nguồn ý tưởng: Lý luận của các nhà kinh tế học quốc gia thửơ ấy như Streat Mill và Riched Jones mà Mác đã nghiên cứu vào năm 1853 và sử dụng những khái niệm của họ. Kiến thức lấy từ các kí sự chuyên đề các xứ phương Đông. Nguồn kiến thức từ những nghiên cứu về các cộng đồng xóm làng của nhiều xứ khác trên thế giới mà hai ông đã đặt trọng tâm nghiên cứu vào ý nghĩa của các cộng đồng này tại các nước phương Đông. Những công trình nghiên cứu này là những đóng góp hỗ trợ cho công trình nghiên cứu nền ngoại thương của Anh quốc và sự thịnh vượng kinh tế của xứ này. Thị trường phương Đông đã trở thành khu vực ảnh hưởng tăng trưởng của nền công nghiệp Anh quốc. Sự bành trướng xuất cảng hàng hoá Anh đã dẫn tới những xáo trộn sâu rộng nội tại của xã hội phương Đông. Loạn Thái Bình thiên quốc ở Trung Hoa, cuộc nổi dậy Sepoy tại Ấn Độ là những phản ứng trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình giải thể đang tăng mạnh của các xã hội trên. Với kiến thức khai phá, Mác và Enghen đã nghiên cứu thí điểm cấu trúc của các xã hội Châu Á đang lâm vào quá trình tan rã. Từ đó hai ông đã phác thảo đại cương khái luận phương thức sản xuất Châu Á. 6 1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á Những đặc trưng của phức thức sản xuất châu Á theo quan điểm của các tác gia kinh điển (Mác - Ănghen): Ở những tác phẩm khác nhau thì những phương sán xuất châu Á được Mác và Ăngghen chỉ ra (không có tác phẩm riêng biệt nào bàn về phương thức sản xuất châu Á).Tuy nhiên người ta thống nhất ở mấy đặc trưng sau: Một, chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ bảo thủ của nó (tiêu biểu nhất là công xã nông thôn ở Ấn Độ) Hai, Nhà nước chuyên chế phương Đông. Ba, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà người đứng đầu là nhà vua và sự chiếm dụng của các công xã. Bốn, sự bóc lột theo kiểu cống nạp. Năm, sự không tách rời giữa thủ công nghiệp với nông nghiệp, thành thị chậm ra đời và khó phát triển. Sáu, sự tồn tại một cách kiên trì nhất và lâu dài nhất của các hình thái châu Á. Bảy, sản xuất hàng hoá chậm phát triển. Tám, trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp là một. Chín, hiệp tác (hợp tác) giản đơn của những người lao động dưới sự chỉ huy của Nhà nước chuyên chính phương Đông tạo nên những công trình xa hoa hay có ích. Mười, tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành những đẳng cấp xã hội. Mười một, sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hoá thiên nhiên. Mười hai, tính trì trệ và sự tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á. Từ đó ta có thể rút ra mấy đặc trưng chính như sau: 7 - Chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất: Mác và Enghen đã xuất phát từ phân công lao động và các hình thức sở hữu để tìm tới phương thức sản xuất Châu Á. Chế độ này bao gồm: Kẻ sở hữu tối cao hay sở hữu duy nhất là nhà vua, kẻ chiếm dụng đất đai theo kiểu cha truyền con nối là các công xã, kẻ sử dụng đất đai là các thành viên công xã và phải thực hiện nghĩa vụ nộp cống cho kẻ sở hữu. Mâu thuẫn của chế độ sở hữu nảy sinh từ khi tư hữu hoá về ruộng đất xuất hiện dẫn đến sự giải thể của phương thức sản xuất Châu Á. Chúng ta có thể khẳng định quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất là phổ biến ở các xã hội phương Đông cổ trung đại. Nhà vua đại biểu cho nhà nước cũng là kẻ nắm nhà nước có toàn quyền phong cấp đất đai trong lãnh thổ của mình cho bất cứ ai, vì vậy sở hữu nhà nước là một thực quyền. Chế độ sở hữu nhà nước thiết lập trên cơ sở các công xã nông thôn có thể là cả bộ lạc là đặc trưng của chế độ sở hữu theo phương thức sản xuất Châu Á. Quyền sở hữu nhà nước biểu hiện trong quyền hướng dùng sản phẩm thặng dư - quyền thu địa tô – do nông dân công xã cống nạp. Mác đã nói rất rõ về chế độ sở hữu nhà nước thông qua ông vua chuyên chế và việc bóc lột địa tô của những nhà nước kiểu phương thức sản xuất Châu Á và phân biệt nó với các phương thức bóc lột khác… sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện, và mặt khác địa tô giả định đã phải có quyền sở hữu ruộng đất tức là giả định đã phải có một số người nào đó là những kẻ sở hữu (bàn về các xã hội tiền tư bản, trang 237). - Nhà nước chuyên chế cổ đại: Nhà nước thực hiện chuyên chế dựa trên quyền sở hữu tối cao về ruộng đất được xác lập trên mối quan hệ kẻ thống trị là nhà vua và đẳng cấp, giai cấp cầm quyền thu cống nạp, giai cấp bị trị nộp cống phẩm, nhà nước thực hiện ba chức năng, ngoài việc bóc lột nhân dân trong nước bằng hình thức tô kết hợp với thuế làm một và đi cướp bóc nhân dân các nước khác, chức năng tích cực là chăm lo xây dựng các công trình mỹ quan và công cộng mà ở phương Đông quan trọng nhất là trị thuỷ, thuỷ lợi. Với tư cách là kẻ sở hữu tối cao về ruộng đất, nhà nước trực tiếp giữ quyền phân phối ruộng đất cho bất cứ ai, đồng thời nhà nước cũng can thiệp vào việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp cấm bỏ hoang ruộng đất thực hiện di dân lập làng. Nhà nước quân chủ Châu Á do quý tộc quan liêu nắm với tư cách là giai cấp bóc lột thu cống phẩm các công xã nông 8 thôn, lợi ích của nó gắn liền với sự tồn tại của công xã nông thôn. Vì vậy nhà nước bảo vệ sở hữu công xã, bảo vệ người nông dân công xã khỏi rơi xuống thân phận nô lệ. Nhà nước hạn chế sự cướp đoạt nông dân, hạn chế sự áp bức bóc lột của bọn quý tộc, quan lại nhằm bảo vệ người đóng thuế, người đi lính, đi lao dịch cho nhà nước. Nhà nước thực hiện những chức năng xã hội – xây dựng thuỷ lợi với quy mô lớn và điều khiển việc thuỷ lợi. Rõ ràng chức năng thủy lợi của nhà nước quân chủ chuyên chế phương Đông là một nét đặc biệt, nó có thể giải thích phần nào những đặc trưng của nhà nước phương Đông. Một nét chung của nhà nước theo phương thức sản xuất Châu Á là sự thực hiện những chức năng xây dựng công cộng. Ngoài thuỷ lợi, đê điều còn có việc mở mang đường giao thông xây cầu cống, đào sông, xây dựng các công trình kiến trúc lớn như đền đài, cung điện, lăng tẩm quy mô. Như Mác nói: Đó là nhờ có việc các nhà nước quân chủ phương Đông đã tập trung trong tay của cải và nhân công mới có thể tiến hành được. - Công xã nông thôn: Với nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc khép kín, kinh tế hàng hoá chậm ra đời và kém phát triển. Thủ công nghiệp không tách rời khỏi công nghiệp, đô thị chỉ như những cái bướu của cơ cấu kinh tế. Duy trì và tàng trữ lâu dài những tàn dư lạc hậu cổ đại. Tình trạng thấp kém hạn chế của tư duy, phản ánh trong tôn giáo cổ đại và sự thần thánh hoá tự nhiên… hạn chế lý trí con người và hạ thấp nhân phẩm trước cả thiên nhiên và xã hội. - Phương thức bóc lột: Chúng ta có thể sơ bộ định nghĩa phương thức bóc lột của chế độ xã hội theo phương thức sản xuất Châu Á là trên cơ sở chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, giai cấp quý tộc quan liêu đã bóc lột sản phẩm thặng dư dưới hình thức tô thuế do nông dân công xã nộp. Trong “tư bản luận” tập III đã hai lần Mác nói đến các giai cấp bóc lột của xã hội nô lệ, phong kiến và phương thức sản xuất Châu Á và xác định rõ ràng cũng như giai cấp chủ nô, giai cấp chúa đất, nhà nước là người sở hữu chính cùa sản phẩm thặng dư: “Trong điều kiện cùa chế độ nô lệ, chế độ nông nô của chế độ nạp cống thì người chủ nô, tên chúa đất và nhà nước thu cống nạp đều chiếm hữu sản phẩm do đó bán sản phẩm”. 9 Mác đã nêu lên mối quan hệ hữu cơ giữa chiếm địa tô và quyền sở hữu ruộng đất: “…Sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện và mặt khác địa tô giả định đã phải có quyền sở hữu ruộng đất tức là giả định đã phải có một số người nào đó là những kẻ sở hữu”. Thời cổ đại và trung cổ nhà nước là kẻ thu tô địa tô của các công xã, điều đó chứng tỏ nhà nước là kẻ sở hữu ruộng đất vì chế độ sở hữu nhà nước thiết lập trên công xã nông thôn nên nông dân công xã phải nộp tô dưới hình thức thuế cho nhà nước. Địa tô bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư của người nông dân công xã, khi công xã nông thôn bị thu hẹp lại thì chế độ sở hữu nhà nước cũng bị thủ tiêu. Chế độ phong cấp, ban phát ruộng đất cho quý tộc, quan lại không còn nữa. Theo truyền thống nhà nước quân chủ vẫn tiếp tục thu thuế trên nông dân các làng nhưng thuế người tiểu noong phải nộp cho nhà nước bây giờ không còn là địa tô nữa, vì nó không phải là toàn bộ sản phẩm thặng dư mà chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư. 1.2. Hình thái xã hội của “phương thức sản xuất chấu Á” Để nói về hình thái xã hội của “phương thức sản xuất châu Á” thì yêu cầu căn bản nhất là phải chứng minh được “phương thức sản xuất châu Á tồn tại trong lịch sử nhân loại như một kiểu hình thái kinh tế - xã hội độc lập, ngang hàng với các hình thái kinh tế - xã hội đã được chứng minh và khẳng định (như chiếm hữu nô lệ, phong kiến hay tư bản chủ nghĩa). Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể sử dụng một cách khoa học thuật ngữ “hình thái”. Và như những gì đã trình bày trong phần các đặc trưng của “phương thức ản xuất châu Á”, chúng ta có thể dễ dàng nhìn nhận các đặc trưng ấy trải rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống con người (kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Cụ thể, có thể gom các đặc trưng ấy và chia lại như sau: -Về chính trị: Sự tồn tại của Nhà nước chuyên chế đối với quyền lực tối cao nằm trong một cá nhân người. -Về xã hội: Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp. 10 -Về kinh tế: Sự phổ biến của sở hữu tập thể về ruộng đất mà người đứng đầu là nhà vua và không có chế độ tư hữu về ruộng đất.Phát triển công nghiệp và nông nghiệp không tách rời nhau.Thành thị chậm ra đời và hình thức bóc lột theo kiểu cống nạp. -Về văn hoá: Ảnh hưởng nặng nề bởi tôn giáo. Mặc dù phương thức sản xuất châu Á đã Mác- Ăngghen nói tới cách đây hàng thế kỉ, song đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này. Rõ ràng, với việc tìm ra đặc điểm của “phương thức sản xuất châu Á” trên tất cả các lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng, chúng ta có một cơ sở vững chắc để khẳng định đây thực sự là một hình thái kinh tế - xã hội riêng biệt từng tồn tại trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Vậy, những đặc điểm cơ bản của hình thái xã hội thời kì này là gì, cũng từ những đặc trưng đã nêu trên, chúng ta cũng có thể chỉ ra những đặc điểm của xã hội trong “phương thức sản xuất châu Á”. Thứ nhất, đây chắc chăn slà một xã hội đã phân chia giai cấp. Bởi lẽ, phương thức sản xuất châu Á tồn tại có sự hiện diện của nhà nước. Mà nền tảng để hình thành nhà nước là phải có sự phân chia giai cấp. Ở trên, chúng tôi còn sử dụng thuật ngữ đẳng cấp là để bổ sung thêm rằng, cho đến thời kì này, trong xã hội đã hình thành nên một cách căn bản sự pohân tầng xã hội, sự xuất hiện của các ngành nghề cơ bnả như nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp,… Chúng tôi nhân mạnh là mình không tan sthành voié ý kiến cho rằng đẳng cấp là một “nấc thang” nền tảng để tiến lên gia cấp. Quan điểm của chúng tôi là đẳng cấp và giai cấp và hai cách phan chia xã hội loài người trên các tiêu chí phân chia khác nhau mà thôi. Thứ hai, đơn vị tổ chức cơ sở của xã hội trong “phương thức sản xuất châu Á” là các công xã nông thôn. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sự tiếp nối của lịch sử xã hội loài người. tuy đã hình thành nhà nước nhưng xã hội của “phương thức sản xuất châu Á” vân duy trì nét đặc trưng của hình thái công xã nguyên thủy – đó là các công xã, chỉ có điều tổ [...]... Vương và đi đến nhận xét: “Đó là một xã hội 12 có giai cấp sơ kì với những nét đặc trưng của hình thái Á châu, đó không phải là xã hội chiếm hữu nô lệ mà thuộc hình thái kinh tế xã hội của phương thức sản xuất Châu Á ) Sau khi nghiêm cứu về hình thái xã hội thời Văn Lang- Âu Lạc thì có thể nhận thấy hình thái xã hội thời kỳ này biểu hiện ở những đặc trưng về công xã nông thôn, chế độ sở hữu tập thể... tại của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử Việt Nam, ông cho rằng sau chế độ công xã nguyên thủy, Việt Nam bước vào xã hội có giai cấp sơ kỳ mang đặc trưng “hình thái Á châu hay phương thức sản xuất châu Á, không qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, để sau đó tiến lên chế độ phong kiến với những đặc điểm khác phương Tây Bước sang thế kỷ thứ X trở về sau, tình hình Việt nam có nhiều biến đổi làm cho phương. .. chính sách quân điền Nhờ đó khuynh hướng tư hữu hóa ruộng đất ngày càng phổ biến, ruộng tư lấn át ruộng công Tóm lại, có thể thấy suốt từ thời Văn Lang cho đến đầu thế kỉ XV, ở Việt Nam đã tồn tại phương thức sản xuất châu Á, với những biểu hiện cụ thể của nó Trong đó có nhiều điểm trùng với những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của Mác - Ăngghen, như : chế độ công xã nông... phong kiến phương Bắc Thời kỳ này xã hội Việt nam có nhiều biến đổi xong phương thức sản xuất châu Á (PTSXCA) vẫn mang những sắc thái riêng của Việt Nam Chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ bảo thủ của nó (dưới góc nhìn của chế độ phong kiến) là một trong những đặc điểm tiêu biểu của PTSXCA Tuy nhiên dưới sự cai trị của phong kiến phương Bắc, dù cố gắng đến mấy thì công xã (tức làng xã) vẫn... hữu ruộng đất xuất hiện trong cơ sở hạ tầng của phương thức sản xuất châu Á , việc này đồng nghĩa với sữ không có một thế lực tư nhân nào có thể xâm phạm đến quyền lực của các công xã Nhà nước muốn thu tô thuế của nhân dân sẽ không thể thông qua con được quyền lực của các “tay sai” như trong thời phơng kiến mà buộc phải thông qua các công xã, những đơn vị căn bản cấu tạo nên Nhà nước và trong trường... thuế được gọi là vật phẩm công nạp Chương 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THÁI XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CỔ - TRUNG ĐẠI 2.1 Xã hội Việt Nam thời kì Văn Lang – Âu Lạc và Bắc thuộc 2.1.1 Thời kì Văn Lang – Âu Lạc Phương thức sản xuất châu Á có từ thời Văn Lang (thế kỷ VII TCN Đồng chí Phạm Văn Đồng đã có những hướng dẫn quan trọng về vấn đề phương thức sản xuất Châu Á, trong đó người đã nói: “Nghiên cứu về giai... thể thấy vai trò của ccá công xã đối với hình thái xã hội của phương thức sản xuất châu á là cực kì quan trọng, là nền tảng, động lực để nó tồn tại trong lịch sử Thứ ba, sự bóc lột giữa các giai cấp được thực thi qua mói quan hệ giữa nhà nước và các công xã Các công xã nông thôn tồn tại trên nền tảng về sở hữu công đối với tư liệu sản xuất và như đã nói ở trên thì các công xã có tính độc lập và khả... chế độ đẳng cấp phương thức sản xuất châu Á vẫn còn tồn tại dai dẳng ở Việt Nam đến thế kỷ XIX, nhưng theo tôi đó chỉ là những tàn dư không điển hình của phương thức sản xuất châu Á mà thôi Thực tế, qua các thời kỳ khác nhau, đều có sự tồn tại của nhiều phương thức sản xuất đan xen nhau 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đào Duy Anh, 2013, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Tp Hồ... Vương, nếu chúng ta làm tốt hoặc là có những tài liệu đích đáng, có thể chúng ta dựa được vào đây để tìm ra một đôi ánh sáng về vấn đề cực kì quan trọng đó là vấn đề phương thức sản xuất Châu Á hay vào những năm đầu 70, Phan Huy Lê cùng với Chữ Văn Tần sau khi phân tích tình hình của sức sản xuất, quá trình phân hóa xã hội đã nêu lên những đặc điểm của kết cấu kinh tế xã hội và tổ chức nhà nước phôi thai... bộ máy nhà nước 27 2.3 Xã hội Việt Nam trong thời kì phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến từ thế kỉ XV-XIX 2.3.1 Thời Hậu Lê Từ thời Lê sơ (thế kỉ XV trở đi ), xã hội Việt Nam có sự chuyển biến về tất cả các mặt : thể chế chính trị, kinh tế, xã hội Những thay đổi đó đã hình thành phương thức sản xuất phong kiến với mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền, thay thế cho phương thức sản xuất châu Á với . Chương1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG “HÌNH THÁI XÃ HỘI” CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHÂU Á (VỚI TÍNH CHẤT NHƯ MỘT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI) 3 1.1. Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á. khảo khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Các Mác – Ănghen 3 1.1.2. Xuất xứ của khái luận phương thức sản xuất Châu Á 5 1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á 6 1.2 niệm phương thức sản xuất Châu Á, coi như một trong những phương thức sản xuất có trong lịch sử loài người. 1.1.2. Xuất xứ của khái luận phương thức sản xuất Châu Á Khái luận phương thức sản xuất

Ngày đăng: 11/06/2015, 19:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w