1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình nhân cách nghề nghiệp và vai trò xã hội của nhà báo

19 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 47,93 KB

Nội dung

Đề tài được chọn để tìm hiểu trong bài tiểu luận này là “Mô hình nhân cách nghề nghiệp và vai trò xã hội của nhà báo”.. Với đề đề tài này tôi và mọi người có thể tìm hiểu sâu hơn về nhân

Trang 1

Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khoa Phát thanh - Truyền hình

TIỂU LUẬN

Môn: Cơ sở Lý luận Báo chí

Đề bài: Anh chị hãy chọn 1 vấn đề trong môn Cơ sở Lý luận Báo chí mà anh chị

cho là nóng hổi, thiết thực nhất để làm đề tài cho tiểu luận Liên hệ thực tế?

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Trường Giang Sinh viên: Nguyễn Kim Bách – Lớp: Báo mạng điện tử K33

Tháng 5 – 2014

Trang 2

MỞ ĐẦU

Cùng với bước chuyển biến mạnh mẽ của đất nước , trong những năm qua

hệ thống báo chí trong cả nước ngày cang phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần xây dựng , củng cố dường lỗi của Đảng, phát triển kinh tế đất nước và hoàn thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa xã hội

Tuy nhiên hệ thống báo chí không thể thể tự vận động, phát triển nếu khong có những người làm báo – những nhà báo Nhà báo luôn là những người có vai trò quyết định cho sự phát triển, tạo chỗ đứng cho hệ thống báo chí trong xã hội

Đề tài được chọn để tìm hiểu trong bài tiểu luận này là “Mô hình nhân cách nghề nghiệp và vai trò xã hội của nhà báo” Với đề đề tài này tôi và mọi người có thể tìm hiểu sâu hơn về nhân cách của một người làm báo và những vai trò, trách nhiệm xã hội của nhà báo

Nắm giữ những vai trò quan trọng trong xa hội, tuy nhiên hiện nay nghề báo ở nước ta không chỉ có những mặt tốt mà còn tồn tai rất nhiều vấn đề đáng quan tâm Vì vật đưa ra đề tài nhân cách nghề nghiệp của nhà báo trong thời điểm hiện nay là điều rất cần thiết Không chỉ những người đã và đang làm báo mà cả những sinh viên học báo chí, những người đang có ý định hoạt động báo chí cũng cần xem xét về vấn đề hoàn thiện bản than, trở thành một nhà báo với đúng nghĩa của nó và đáp ứng được các yêu cầu, mong đợi của công chúng, xã hội

Trang 3

MỤC LỤC

Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội Dung

A Vai trò xã hội của nhà báo

I Khái niệm

II Những vai trò của nhà báo trong xã hội

1 Vai trò chính trị

1.1.Vai trò định hướng tư tưởng chính trị vững vàng cho quân chúng nhân dân, ủng hộ chế hộ Xã hội Chủ nghĩa(XHCN)

1.2.Nhà báo là cầu nối hữu hiệu giữa Đảng với nhân dân2 Vai trò trong việc định hướng và tạo lập dư luận

3 Vai trò trong văn hóa xã hội

4 Nhà báo – người bảo vệ lẽ phải

III Tiểu kết

B Mô hình nhân cách nghề nghiệp của nhà báo

I Các cách tiếp cận mô hình phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo

II Các nhóm phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo

1 Lập trường xã hội của nhà báo

2 Năng khiêu nghề nghiệp

3 Tư chất cá nhân

4 Kiến thức, vốn sống

5 Kỹ năng và kinh nghiệm

6 Trách nhiệm xã hôi

7 Đạo đức nghề nghiệp và tính trung thực

8 Lòng yêu nghề

III Tiểu kết

KẾT LUẬN

Trang 4

NỘI DUNG

A. Vai trò xã hội của nhà báo

I. Khái niệm Theo từ điển tiếng Việt : “Vai trò là chức năng và tác dụng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó”

II. Những vai trò của nhà báo trong xã hội

Hệ thống báo chí hình thành và phát triển không ngừng đã kéo theo vai trò của nhà báo trong xã hội ngày một quan trọng Bởi nhà báo là nhân tố quyết định sự tồn tại của một nền báo chí, một cơ quan báo chí, một tờ báo; một xã hội

ổn định và phát triển lành mạnh có sự đóng góp không nhỏ của nhà báo trong việc định hướng thông tin chính xác Dù hoạt động ở vị trí nào trong tòa soan và trong quá trình sản xuất tin tức, nhà báo có thể và cần phải đảm trách các vai trò quan trọng

1. Vai trò về chính trị

Nhà báo là nhà tư tưởng, tức là anh ta luôn đứng trên lập trường tư tưởng nào đó, đứng về phía tiến bộ xã hội, đứng về phía nhân dân, luôn luôn có tinh thần, thái độ và bản lĩnh bảo vệ chân lý Mặt khác, nhà báo là người khởi động, phát huy tư tưởng và dư luận xã hội bảo vệ, ủng hộ cái mới, nhân tố mới

Đảng ta đã khéo léo sử dụng báo chí như một công cụ để chiến đấu giành lại chủ quyền, bảo vệ chế độ, giữ vững và phát triển đất nước đi theo đường lối của mình

1.1. Vai trò định hướng tư tưởng chính trị vững vàng cho quân chúng nhân dân, ủng hộ

chế hộ Xã hội Chủ nghĩa(XHCN)

Như đã nói ở trên, Đảng đã sử dụng rất linh hoạt báo chí trong việc định hướng nhân dân có tư tưởng chính trị vững vàng Thông qua các chuyên mục, với những nhà báo có trình độ chuyên môn cao về chính trị tư tưởng của Đảng để nhân

Trang 5

dân hiểu và ủng hộ đi theo con đường XHCN, chống lại các luận điệu xuyên tạc, của kẻ thù

Ví dụ: Trên báo Nhân Dân điện tử , tại mục Chính trị có chuyên muc

‘Tuyên truyền Hiến pháp’ của Mục Chính trị có các định hướng tư tưởng cho nhân dân ngày 06/04/2014 “Ðẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Hiến

pháp (sửa đổi)” – PV Ngày 5-4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp Bộ Tư

pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp (sửa đổi) cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên Dự hội nghị, có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư; đại diện lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trong

cả nước.

1.2. Nhà báo là cầu nối hữu hiệu giữa Đảng với nhân dân

Nhà báo cùng nhân dân phát hiện những sự việc sai phạm và đưa ra pháp luật Ví dụ : “Phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, chế biến gây ô nhiễm môi trường” – Đăng Đức (Dân trí – 6/11/2013) Hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến bị kiểm tra đều phát hiện vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường như chưa đảm bảo về công tác xử lý nước thải, vệ sinh, cũng như bảo hộ an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất.

2. Vai trò trong việc định hướng và tạo lập dư luận

Nhà báo là nhà truyền thông – vận động xã hội có khả năng và kỹ năng thuyết phuc công chung xã hội, lôi kéo họ vào tầm ảnh hưởng của mình Việc định hướng và tạo lập dư luận của báo chí là rất quan trọng Nếu như cả dư luận xã hội

cả báo chí cùng lên tiếng về một vấn đề nào đó sẽ gậy một sức ép không nhỏ khiến đến những nơi có liên quan và có trách nhiệm giải quyết vấn đề này

Nhà báo là nhà tư vấn, chỉ dẫn cho công chúng mình, luôn đưa ra những thông tin và lời khuyên bổ ích, đúng lúc và thú vị; là người bạn lớn đáng tin cậy của công chúng – tức là công chung tin và có thể nhở cậy khi cần thiết

Trang 6

Vai trò tạo lập, đinh hướng dư luận là vô cùng quan trọng Nếu như nhà báo

có những nhận định sai về vấn đề sẽ gây nên ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế lẫn

uy tín của một cá nhận, tập thể; còn nếu vấn đề ở phương diện xã hội có thể tạo nên những bất ổn xã hội Do vậy mỗi nhà báo luân phải cẩn thận, có trách nhiệm với những định hướng của mình tới dư luận Luôn phải trau dồi, nâng cao nhân thức để tránh để sảy ra những sai làm không đáng có

Ví dụ: Trong vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước, mà gần đây là sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trên vùng biển việt nam Các nhà báo đã định hướng dư luận, biến nó thành một vũ khí để tấn công Trung Quốc và

đã rất thận trọng khi sử dụng nó “Công nhân Bình Dương kêu gọi biểu tình đúng

cách” – Trường Nguyên, Ngọc Linh (Zing.vn 14/05/2014) Trưa 14/5, trên địa bàn

tỉnh Bình Dương, nhiều công nhân giăng băng-rôn, tờ rơi khuyên bảo mọi người bày tỏ quan điểm đúng cách, không quậy phá, bảo vệ công việc của mình.

3. Vai trò trong văn hóa xã hội

Nhà báo là nhà văn hóa Sản phẩm tin tức, bài bở, mà anh ta cung cấp cho công chúng xã hội cần có hàm lượng văn hóa cao và tính nhân văn sâu sức, đưa ra đúng lúc…; trên cơ sở ấy giúp công chúng mở mang thêm hiểu biết, góp phần bảo

vệ chuẩn mực giá tri và sáng tạo giá trị mới

Nhà báo là nhà tổ chức – nhân tố tích cực liên kết swucs mạnh xã hội, can thiệp xã hội, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội thông qua nghề nghiệp của mình Ngoài ra nhà báo còn có vai trò lớn trong việc duy trì, phát triển văn hóa Việt Nam mang đậm đà bản sắc dân tộc

Tất cả các trang báo mạng ở Việt Nam hiện nay đều có mục Văn Hóa Các bài báo thường xuyên được cập nhật, mỗi nhà báo am hiểu về văn hóa của một vùng, một địa phương nhất định họ đều viết về văn hóa mỗi ngày

Trang 7

Các chương trình văn nghệ, đi tìm hiểu văn hóa, đặc sắc của mỗi vùng miền ngày càng được đầu tư nhiều hơn như YAN AROUND, Hà Nội 360, Trò chơi âm nhạc,…

Nhìn chung trong lĩnh vực văn hóa, xã họi báo chí có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với sự tò mò, muốn khám phá những nét văn hóa mới, độc đáo của nhiều nơi trên mọi vùng miền của đất nước

4. Nhà báo – người bảo vệ lẽ phải

Nhà báo là nhà bảo vệ - bảo vệ chân lý, lẽ phải, bảo vệ giá trị của đạo lý và đạo đức cộng đồng, bảo vệ pháp luật được thực thi,… Nhà báo bảo vệ các sự kiện vấn đề đã và đang xảy ra được phản ánh chính xác, khách quan, không để nó bị vo tròn, bóp méo

Trong mọi lĩnh vực, nhà báo chỉ có thể bảo vệ quyên lợi của nhân dân khi họ thực thi đúng pháp luật Trách nhiệm của nhà báo được thể hiện qua tính xác thực, chính xác, nhanh nhạy, không bao che cho bất kì bên nào sai phạm

Đăc biệt khi xây dựng hình ảnh người tốt, một việc làm tốt của họ sẽ là tấm gương để các cá nhân xung quanh học tập và noi theo Trong khi các tệ nan xã hội, suy thoái về đạo đức đang có dấu hiệu gia tăng thì việc biểu dương, ghi nhận những việc tốt trong xã hội là rất hợp lý

VD: “500 tình nguyện viên tham gia 'Giờ xanh toàn quốc 2014'” – Phương Thảo ( Dân Trí 6/5/2014)

“Hà Nội hưởng ứng giờ trái đất” – Phạm Hải (vietnamnet.vn 29/3/2014)

Trung tâm Hà Nội như hồ Gươm, Nhà hát Lớn và các tuyến phố đã đồng loạt tắt đèn hưởng ứng giờ trái đất năm 2014 Các bạn học sinh, sinh viên hưởng ứng giờ trái đất bằng cách đeo vòng phát sáng, áo in khẩu hiệu 60+

III. Tiểu kết

Vị thế của nhà báo trên mọi phương diện xã hội ngày một tăng lên Và vì vậy nhà báo yêu cầu của công chúng về một nhà báo, một tòa soạn, một nền báo

Trang 8

chí đáp ứng đầy đủ những vai trò xã hội là một điều tất yếu Nền báo chí ấy đápứng nhu cầu thông tin nhanh nhạy cả trong nước và quốc tế, cùng với nhà báo dẫn dắt nhân dân đi theo đường lối, chủ trương và những chính sách của đảng Nhà báo cần có ý thức xây dững một nên báo chí vững mạnh, tạo điều kiện nâng cao vị thế đất nước, phát triển kinh tế

Bên cạnh những thuận lợi và ưu điểm mà báo chí mang lại cho xã hội thì hiện nay đang xuất hiện những hình thức tiêu cực trong báo chí của một bộ phân nhà báo tha hóa, biến chất, suy đồi phẩm chất đạo đức nhà báo, không có tư tượng chính trị rõ ràng Vậy nên phần B của bài tiểu luận sẽ đề cập đến nhân cách của nhà báo trong hoạt động báo chí ở nước ta

B. Mô hình nhân cách nghề nghiệp của nhà báo

Bất cứ một công việc gì cũng đòi hỏi rất khắt khe về mô hình nhân cách người lam công việc đó, nghề báo cũng không phải là một ngoại lệ Nghề báo có những yêu câu vô cùng khắt khe bởi đây là một nghề hết sức nhạy cảm, có liên quan tới mọi mặt xã hội về kinh tế, văn hóa, chính trị

Nghề báo rất khác biệt so với những nghề khác trong xã hội, là một nhà báo khác hẳn với một người công nhân viên chức nhà nước, ngày làm 8 giờ, sáng

đi tối về Nhà báo làm việc bất giờ giấc, trong mọi trường hợp, có trách nhiệm với công chúng, luôn cập nhật thông tin nhanh chóng và tôn trọng sự thật khách quan

Có hai cách tiêp cận về mô hình phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo:

I. Các cách tiếp cận mô hình phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo

+ Cách tiếp cận thứ nhất: nêu ra 4 nhóm phẩm chất nghề nghiệp cơ bản của nhà báo

+ Cách tiếp cận tứ hai: phân chia và miêu tả chi tiết hơn các phẩm chất cần có trong mô hình phẩm chất nghề báo

Dưới đây ta sẽ đi sâu tìm hiểu cách tiếp cận thứ hai

II. Các nhóm phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo

Trang 9

1. Lập trường xã hội của nhà báo

Bao gôm lập trường chính trị, lập trường xã hôi – nghề nghiệp Lập trường chính trị của nhà báo có thể dược hiểu là việc tiếp cận, xem sét và giải quyết vấn đề thời sự xuất phát từ lý tưởng, đường lối, mục đích và nhiệm vụ đấu tranh chính trị của các chính đảng hay của quần chúng nhân dân, các giai cấp hay các nhóm xã hội Mục đích và lợi ích chính trij là cơ sở và mục tiêu cơ cản nhất của lập trường chính trị Lập trường chính trị của nhà báo thể hiện trước hết ở thái

độ dối với quyền lực thống trị và với lợi ích của đông đảo nhân dân Nhà báo khó

co thể che giấu hay khước từ lập trường chính trị, dù trực tiếp hay gián tiếp , dù biểu hiện dưới hình thức và phương thức vào đi chăng nữa

Trong thời đại hiện nay, mặc dù con người đã đạt tới trình độ khoa học công nghê rất cao, nhưng sự phân chia và áp bức giai cấp vấn còn là một vấn đề nhức nhối Ngay trong chủ nghĩa tư bản khi phát triển cũng không thể tự điều chỉnh các mâu thuẫn xã hội cơ bản, không thể tự đổi mới cơ chế hoạt động để trở thành một hình thái chủ nghĩa điển hình của nhân loại Hình thái kinh tế cổng san chủ nghĩa ra đời để thay thế hình thái chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ mọi sự áp bức giai cấp, dân tộc là điều tất yếu trong sự phát triển của nhân loại Trong sự chuyển giao giữa hai hình thái kinh tế sẽ có rất nhiều chiều hướng phủ nhận các thành tựu mà

ca hai hình thái đạt được, những nhà báo trong giai đoạn này phải hết sức cảnh giác, giữ vững lâp trường chính trị của mình Mỗi bài báo dù ở vấn đề nào cũng đều có tư tưởng chính của mình trong đó, người làm báo phải có trình độ và ý thức

tự giác chính trị cao Nghề báo đòi hỏi nhà báo phải có trình độ chính trị, phải nắm vững tư tưởng, lý luận Mác – Leenin, đường lối chính sách của Đảng trong mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn.Chính những mặt hiểu biết đó tạo nên sự nhảy cảm, bản lĩnh chính trị của người làm báo trong hoạt động báo chí Khi báo chí đặt mục đích kinh tế, lợi nhuận lên hàng đầu, thù việc dung tiền bạc, kinh tế chi phối mục đích ấy là điều hoàn toàn dễ hiểu

Trang 10

Ví dụ: Khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan HD 981 vùng biển chủ

quyền của Việt Nam, không ít các tờ báo, diễn đàn, các học giả Trung Quốc đã hùa vào tự vạch ra ‘đường 9 đoạn’ và đưa ra các lập luận vô căn cứ để che mắt cộng đồng Thế giới Ngày 20/5/2014 trên tờ báo mạng ‘Jakarta Post’ của Indonesia đã đăng bài “Vietnam’s dangerous acts” (Tạm dịch: Những hành động nguy hiểm của Việt Nam) của đại sứ Trung Quốc – Lưu Hồng Dương ở Indonesia đã xuyên tạc

rằng quần đảo Hoàng Sa “là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc” và

14/09/1958 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đại diện cho chính phủ Việt Nam đã công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc”… Nhưng trên thực tế công

thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập tới quần đảo Hoàng Sa, ông đại sứ Trung Quốc này đã trích dẫn sai công thư này và hàng loạt các hiệp định có giá trị pháp lý quốc tế mà Trung Quốc đã tham ra như Công ước Geneva, hội nghị hòa binh San Francisco,…

Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ Thôi Thiên Khải trả lời phỏng vấn CNN:

“Chúng tôi (Trung Quốc) chỉ có tàu chính phủ và dân sự tại đó (khu vực giàn khoan Hải Dương 981), nhưng Việt Nam có tàu quân sự, tàu vũ trang” hay Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói việc tàu Việt Nam mang số hiệu DNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm là do phía Việt Nam đã bỏ qua lời kêu gọi của Trung Quốc, “can thiệp thô bạo vào quá trình hoạt động của công ty Trung Quốc và các hành động nguy hiểm trên biển”

Như vậy trong những diễn biến chính trị nhạy cảm như bây giờ, các nhà báo cần giữ vững phẩm chất nghề nghiệp của mình, sự chuẩn chính xác của vấn đề phải được đặt lên đầu Điều này được đề cập đến và cảnh báo rất nhiều ở cả trong nước và quốc tế Lập trường chính trị vững vàng nhưng nhà báo phải tôn trọng sự thật khách quan, không thể bóp méo, xuyên tạc sự thật như trên Với lập trường chính trị của mình nhà báo có thể đưa ra những lý lẽ, thái độ, quan điểm, điểm xuất phát hay góc độ tiếp cận, xem xét, giải quyết các vấn đề và sự kiên trong xã hội

Ngày đăng: 04/07/2015, 17:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w