Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
240 KB
Nội dung
Bài tập điều kiện Vò Vân Nam I. Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á: 1. Lược khảo khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Các Mác – Eng ghen: Phương thức sản xuất Châu Á là gì? Là một vấn đề được nói đến rất nhiều lần từ hơn một nửa thế kỉ nay. Càng bàn, ý kiến càng tân kì, nhận định càng khác và cho đến nay giữa các nhà học giả macxít trên thế giới vẫn chưa có một kiến giải nhất định, thoả đáng. Vì vậy, vấn đề phương thức sản xuất Châu Á có một tầm quan trọng nhất định trong công tác nghiên cứu lịch sử nhưng cũng là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó hiểu nhất mà những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã đề ra cho những người làm công tác sử học. Vậy thì vấn đề phương thức sản xuất Châu Á đã xuất phát từ đâu? Nó xuất phát từ một đoạn văn trong bài tựa cuốn sách “Phê phán chính trị kinh tế học” của Mác viết năm 1859. Trong đoạn văn ấy, Mác nhận định: “Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất Châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”( C.Mác – Ănghen, Tuyển tập, tập1, trang 578). Mác chỉ phát biểu một cách đại thể như thế và cũng chỉ phát biểu một lần. Ở đây cũng như trong toàn bộ tác phẩm trước Mác không hề xác định phương thức sản xuất Châu Á là phương thức sản xuất của giai đoạn lịch sử nào của Châu Á, phong kiến hay nô lệ hay công xã nguyên thuỷ mặc dù Mác luôn luôn nói đến Châu Á và đề cập đến nhiều vấn đề Châu Á. Mãi tới 50 năm sau khi Mác phát biểu, khái niệm phương thức sản xuất Châu Á mới lại được nhắc tới. Khái niệm khoa học do Mác đề ra đầu tiên để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa. Trong lời tựa tác phẩm “góp phần phên phái khoa kinh tế chính trị” xuất bản năm 1859, Mác coi phương thức sản xuất Châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội. Mác cùng với Ănghen đã Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 1 Bài tập điều kiện Vò Vân Nam nghiên cứu lịch sử phương Đông thời trước chủ nghĩa thực dân và tái hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của thuỷ lợi trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước, sự bảo tồn lâu dài của công xã nông thôn kiểu Á châu, hình thái sở hữu nhà nước về ruộng đất, đặc điểm của thành thị và mối quan hệ mật thiết, không tách rời giữa thành thị và nông thôn, sự hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại… Nhưng Mác – ănghen chưa đưa ra một kết luận rõ ràng phương thức sản xuất Châu Á có phải là một hình thái kinh tế - xã hội hay không. Vì vậy đã diễn ra cuộc tranh luận về phương thức sản xuất Châu Á vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 ở Liên Xô và những năm 60 thế kỉ XX ở Pháp rồi lan rộng ra nhiều nước ở Châu Âu, Á, Phi, Mỹ… Trong tranh luận, hình thành hai xu hướng chủ yếu: Phương thức sản xuất Châu Á là những nét đặc thù của hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến ở phương Đông; phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái kinh tế - xã hội phân hoá giai cấp và nhà nước sơ kì ở phương Đông không thuộc phạm trù chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến. Các ý kiến thảo luận đều nhận thấy phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa các hình thái kinh tế - xã hội cổ đại và trung đại phương Đông để đi đến một khái quát khoa học vững chắc về vấn đề này và trong trường hợp thừa nhận phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái kinh tế - xã hội thì phải xây dựng một thuật ngữ khoa học mới thay thế cho khái niệm phương thức sản xuất Châu Á. Phương thức sản xuất Châu Á là sự đúc kết của nhiều công trình nghiên cứu mà Mác và Ănghen đã phát hiện ở phương Đông. Trong công trình “Hệ tư tưởng Đức” (1845 – 1846), Mác đã phát hiện ra rằng: “Sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác của sở hữu” và tìm thấy các hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại: Thứ nhất là sở hữu bộ lạc, thứ hai là sở hữu công xã và sở hữu nhà nước, thứ ba là sở hữu phong kiến Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bài tập điều kiện Vò Vân Nam hay sở hữu đẳng cấp. Tất cả các hình thức sở hữu đó đều gắn với sự xuất hiện nhà nước. Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Mác phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất: Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình… loài người thay đổi tất cả những quy luật xã hội của mình. Từ nhận thức lí luận đó đã đưa đến khẳng định sự ra đời kế tiếp lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên thuỷ đến chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Vào những năm đầu của thập kỉ 50 của thế kỉ XIX, nhìn sang Ấn Độ, Mác và Enghen đã phát hiện ra cái mới. Những thư từ mà Mác công bố trước 1855 cùng với công trình “sự thống trị Anh ở Ấn Độ (10 – 6- 1857) đã cho thấy rõ những điều rất cơ bản về nét đặc thù của các xã hội phương Đông là “nhà nước chuyên chế phương Đông – Chuyên chế Châu Á” và “chế độ công xã nông thôn”. Từ những công trình “những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa” (1857 – 1858), cuốn “nguyên lý phê phán chính trị kinh tế học” và đến tác phẩm “góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” (1859), Mác đã chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất Châu Á, coi như một trong những phương thức sản xuất có trong lịch sử loài người. 2. Xuất xứ của khái luận phương thức sản xuất Châu Á: Khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Mác và Enghen được đúc kết từ ba nguồn ý tưởng: Lý luận của các nhà kinh tế học quốc gia thửơ ấy như Streat Mill và Riched Jones mà Mác đã nghiên cứu vào năm 1853 và sử dụng những khái niệm của họ. Kiến thức lấy từ các kí sự chuyên đề các xứ phương Đông. Nguồn kiến thức từ những nghiên cứu về các cộng đồng xóm làng của nhiều xứ khác trên thế giới mà hai ông đã đặt trọng tâm nghiên cứu vào ý nghĩa của các cộng đồng này tại các nước phương Đông. Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 3 Bài tập điều kiện Vò Vân Nam Những công trình nghiên cứu này là những đóng góp hỗ trợ cho công trình nghiên cứu nền ngoại thương của Anh quốc và sự thịnh vượng kinh tế của xứ này. Thị trường phương Đông đã trở thành khu vực ảnh hưởng tăng trưởng của nền công nghiệp Anh quốc. Sự bành trướng xuất cảng hàng hoá Anh đã dẫn tới những xáo trộn sâu rộng nội tại của xã hội phương Đông. Loạn Thái Bình thiên quốc ở Trung Hoa, cuộc nổi dậy Sepoy tại Ấn Độ là những phản ứng trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình giải thể đang tăng mạnh của các xã hội trên. Với kiến thức khai phá, Mác và Enghen đã nghiên cứu thí điểm cấu trúc của các xã hội Châu Á đang lâm vào quá trình tan rã. Từ đó hai ông đã phác thảo đại cương khái luận phương thức sản xuất Châu Á. 3. Những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á: - Chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất: Mác và Enghen đã xuất phát từ phân công lao động và các hình thức sở hữu để tìm tới phương thức sản xuất Châu Á. Chế độ này bao gồm: Kẻ sở hữu tối cao hay sở hữu duy nhất là nhà vua, kẻ chiếm dụng đất đai theo kiểu cha truyền con nối là các công xã, kẻ sử dụng đất đai là các thành viên công xã và phải thực hiện nghĩa vụ nộp cống cho kẻ sở hữu. Mâu thuẫn của chế độ sở hữu nảy sinh từ khi tư hữu hoá về ruộng đất xuất hiện dẫn đến sự giải thể của phương thức sản xuất Châu Á. Chúng ta có thể khẳng định quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất là phổ biến ở các xã hội phương Đông cổ trung đại. Nhà vua đại biểu cho nhà nước cũng là kẻ nắm nhà nước có toàn quyền phong cấp đất đai trong lãnh thổ của mình cho bất cứ ai, vì vậy sở hữu nhà nước là một thực quyền. Chế độ sở hữu nhà nước thiết lập trên cơ sở các công xã nông thôn có thể là cả bộ lạc là đặc trưng của chế độ sở hữu theo phương thức sản xuất Châu Á. Quyền sở hữu nhà nước biểu hiện trong quyền hướng dùng sản phẩm thặng dư - quyền thu địa tô – do nông dân công xã cống nạp. Mác đã nói rất rõ về chế độ sở hữu nhà nước thông qua ông vua chuyên chế và việc bóc lột địa tô của những nhà nước kiểu phương thức sản xuất Châu Á và phân biệt nó với các phương thức bóc lột khác… sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 4 Bài tập điều kiện Vò Vân Nam dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện, và mặt khác địa tô giả định đã phải có quyền sở hữu ruộng đất tức là giả định đã phải có một số người nào đó là những kẻ sở hữu (bàn về các xã hội tiền tư bản, trang 237). - Nhà nước chuyên chế cổ đại: Nhà nước thực hiện chuyên chế dựa trên quyền sở hữu tối cao về ruộng đất được xác lập trên mối quan hệ kẻ thống trị là nhà vua và đẳng cấp, giai cấp cầm quyền thu cống nạp, giai cấp bị trị nộp cống phẩm, nhà nước thực hiện ba chức năng, ngoài việc bóc lột nhân dân trong nước bằng hình thức tô kết hợp với thuế làm một và đi cướp bóc nhân dân các nước khác, chức năng tích cực là chăm lo xây dựng các công trình mỹ quan và công cộng mà ở phương Đông quan trọng nhất là trị thuỷ, thuỷ lợi. Với tư cách là kẻ sở hữu tối cao về ruộng đất, nhà nước trực tiếp giữ quyền phân phối ruộng đất cho bất cứ ai, đồng thời nhà nước cũng can thiệp vào việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp cấm bỏ hoang ruộng đất thực hiện di dân lập làng. Nhà nước quân chủ Châu Á do quý tộc quan liêu nắm với tư cách là giai cấp bóc lột thu cống phẩm các công xã nông thôn, lợi ích của nó gắn liền với sự tồn tại của công xã nông thôn. Vì vậy nhà nước bảo vệ sở hữu công xã, bảo vệ người nông dân công xã khỏi rơi xuống thân phận nô lệ. Nhà nước hạn chế sự cướp đoạt nông dân, hạn chế sự áp bức bóc lột của bọn quý tộc, quan lại nhằm bảo vệ người đóng thuế, người đi lính, đi lao dịch cho nhà nước. Nhà nước thực hiện những chức năng xã hội – xây dựng thuỷ lợi với quy mô lớn và điều khiển việc thuỷ lợi. Rõ ràng chức năng thủy lợi của nhà nước quân chủ chuyên chế phương Đông là một nét đặc biệt, nó có thể giải thích phần nào những đặc trưng của nhà nước phương Đông. Một nét chung của nhà nước theo phương thức sản xuất Châu Á là sự thực hiện những chức năng xây dựng công cộng. Ngoài thuỷ lợi, đê điều còn có việc mở mang đường giao thông xây cầu cống, đào sông, xây dựng các công trình kiến trúc lớn như đền đài, cung điện, lăng tẩm quy mô. Như Mác nói: Đó là nhờ có việc các nhà nước quân chủ phương Đông đã tập trung trong tay của cải và nhân công mới có thể tiến hành được. Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 5 Bài tập điều kiện Vò Vân Nam - Công xã nông thôn: Với nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc khép kín, kinh tế hàng hoá chậm ra đời và kém phát triển. Thủ công nghiệp không tách rời khỏi công nghiệp, đô thị chỉ như những cái bướu của cơ cấu kinh tế. Duy trì và tàng trữ lâu dài những tàn dư lạc hậu cổ đại. Tình trạng thấp kém hạn chế của tư duy, phản ánh trong tôn giáo cổ đại và sự thần thánh hoá tự nhiên… hạn chế lý trí con người và hạ thấp nhân phẩm trước cả thiên nhiên và xã hội. Sự trì trệ của phương thức sản xuất Châu Á không phải là ở giai đoạn khởi đầu mà là ở giai đoạn sau. Tính chất trì trệ của phương thức sản xuất Châu Á biểu lộ ở chỗ nó đã bảo lưu công xã nông thôn lâu dài, nó làm chậm quá trình tư hữu hoá giai cấp, làm chậm quá trình tư hữu hoá, làm cho kinh tế hàng hoá không phát triển có nghĩa là duy trì nền kinh tế tự cấp tự túc. Sự kết hợp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp cũng tạo nên tình trạng chậm phát triển, ngưng đọng và đóng kín của công xã làm cho công xã trở thành bầu trời riêng, thế giới tự đầy đủ. Thiếu giao lưu với bên ngoài, công xã trở thành ngưng đọng. Ở các nước phương Đông công xã nông thôn được duy trì lâu hơ, chiếm một tỷ trọng lớn. Chế độ sở hữu lớn cũng đã xuất hiện cùng với giai cấp địa chủ nhưng suốt thời cổ đại và trung đại chưa bao giờ chế độ sở hữu lớn phát triển mạnh và lấn át sở hữu công xã, chưa bao giờ giai cấp địa chủ bắt được công xã lệ thuộc vào nó và trở thành giai cấp thống trị. Trong xã hội phương thức sản xuất Châu Á, chế độ quân chủ chuyên chế tập trung đã hình thành sớm nên chế độ này đã phát huy tác dụng kìm hãm sự tan rã của công xã, kìm hãm sự phát triển chế độ sở hữu lớn. Nhà nước bảo vệ sở hữu công xã và sau khi công xã tan rã thì nhà nước lại bảo vệ sở hữu nông dân tự do trong các cộng đồng làng xã để bảo đảm nguồn tô thuế, lao dịch, đi lính và nhà nước, công xã xuất phát từ những lợi ích khác đều đấu tranh chống lại sự phát triển sở hữu lớn của địa chủ. - Phương thức bóc lột: Chúng ta có thể sơ bộ định nghĩa phương thức bóc lột của chế độ xã hội theo phương thức sản xuất Châu Á là trên cơ sở Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 6 Bài tập điều kiện Vò Vân Nam chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, giai cấp quý tộc quan liêu đã bóc lột sản phẩm thặng dư dưới hình thức tô thuế do nông dân công xã nộp. Trong “tư bản luận” tập III đã hai lần Mác nói đến các giai cấp bóc lột của xã hội nô lệ, phong kiến và phương thức sản xuất Châu Á và xác định rõ ràng cũng như giai cấp chủ nô, giai cấp chúa đất, nhà nước là người sở hữu chính cùa sản phẩm thặng dư: “Trong điều kiện cùa chế độ nô lệ, chế độ nông nô của chế độ nạp cống thì người chủ nô, tên chúa đất và nhà nước thu cống nạp đều chiếm hữu sản phẩm do đó bán sản phẩm”. Mác đã nêu lên mối quan hệ hữu cơ giữa chiếm địa tô và quyền sở hữu ruộng đất: “…Sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện và mặt khác địa tô giả định đã phải có quyền sở hữu ruộng đất tức là giả định đã phải có một số người nào đó là những kẻ sở hữu”. Thời cổ đại và trung cổ nhà nước là kẻ thu tô địa tô của các công xã, điều đó chứng tỏ nhà nước là kẻ sở hữu ruộng đất vì chế độ sở hữu nhà nước thiết lập trên công xã nông thôn nên nông dân công xã phải nộp tô dưới hình thức thuế cho nhà nước. Địa tô bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư của người nông dân công xã, khi công xã nông thôn bị thu hẹp lại thì chế độ sở hữu nhà nước cũng bị thủ tiêu. Chế độ phong cấp, ban phát ruộng đất cho quý tộc, quan lại không còn nữa. Theo truyền thống nhà nước quân chủ vẫn tiếp tục thu thuế trên nông dân các làng nhưng thuế người tiểu noong phải nộp cho nhà nước bây giờ không còn là địa tô nữa, vì nó không phải là toàn bộ sản phẩm thặng dư mà chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư. II. Các cuộc tranh luận về phương thức sản xuất Châu Á trên thế giới và ở Việt Nam 1. Các quan điểm về phương thức sản xuất Châu Á trên thế giới: Khái niệm phương thức sản xuất Châu Á lần đầu tiên được Mác đưa ra trong những năm 50 của thế kỉ XIX do kết quả của việc nghiên cứu sâu sắc lịch sử và kinh tế của nhiều nước phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ. Mác đã đi đến kết luận rẳng tính chất độc đáo của các hiện tượng kinh tế xã hội ở Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 7 Bài tập điều kiện Vò Vân Nam những nước này đã được giải thích bằng việc duy trì một phương thức sản xuất cổ đại nào đó mà bản thân nó không chỉ tồn tại ở Châu Á mà còn có tính chất phổ biến toàn thế giới. Quan điểm của Mác và Enghen về phương thức sản xuất Châu Á được giới học giả thế giới quan tâm từ sớm nhưng chỉ tới đầu thế kỉ XX này nhất là từ những năm 30 của thế kỉ này khi mà các nước Á, Phi, Mĩ la tinh sau khi giải phóng dân tộc đi vào xây dựng xã hội mới thì giới học giả thế giới nhất là các nhà khoa học mác xít mới đặc biệt quan tâm. Việc nghiên cứu thảo luận được diễn ra ở nhiều nước kể cả những nước tư bản phát triển, những nước xã hội chủ nghĩa và một số nước thuộc thế giới thứ ba. a. Trường phái phủ nhận phương thức sản xuất Châu Á: Vào cuối những năm 40 của thế kỉ XX, nhận xét của Mác: “Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất Châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần của hình thái kinh tế xã hội” đã là đối tượng của những cuộc thảo luận sôi nổi của các nhà sử học, triết học, dân tộc học và đặc biệt trong giới học giả phương Đông học. Trong những cuộc thảo luận từ những năm 1925 đến năm 1931 những người tham gia tranh luận cho rằng có sự tồn tại của một hình thái kinh tế xã hội đặc biệt ở Châu Á. Dấu hiện chủ yếu của hình thai này là sự phổ biến của quyền sở hữu nhà nước đối với tư liệu sản xuất, và hình thái này đã tồn tại ở các nước Châu Á cho đến trước khi bọn thực dân Châu Âu xâm nhập. Cuộc thảo luận trong những năm này đã chưa đặt ra được nhiều những vấn đề có tính chất lí luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu phương thức sản xuất Châu Á, cũng như chưa có nhiều những công trình nghiên cứu về các xã hội cụ thể. Người đầu tiên giải thích khái niệm phương thức sản xuất Châu Á là Pơlêkhanốp trong cuốn “những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác” viết năm 1905, Pơlêkhanốp cho rằng Mác đã dùng khái niệm phương thức sản xuất Châu Á hay phương thức sản xuất phương Đông là để chỉ một loại hình phát triển kinh tế xuất hiện đồng thời với xã hội cổ đại. Và cả hai xã hội cổ đại và Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 8 Bài tập điều kiện Vò Vân Nam xã hội phương Đông đều song song tồn tại và đều hình thành trên sự tan rã của xã hội thị tộc, đều là sự tiếp tục của cơ cấu xã hội thị tộc. Như vậy, theo ông phương thức sản xuất Châu Á mà Mác đề cập đến chính là hình thái xã hội có giai cấp ở Châu Á, xuất hiện đồng thời với xã hội cổ đại, tức xã hội chiếm hữu nô lệ ở Châu Âu. Cũng theo Pờlêkhanốp sở dĩ xã hội có giai cấp ở Châu Á phát triển theo một con đường khác với xã hội cổ đại Châu Âu là do hoàn cảnh địa lý của Châu Á chi phối. Ở đây Pờlêkhanốp đã giải thích không đầy đủ và chưa làm cho vấn đề được sáng rõ, nhận định phương thức sản xuất Châu Á là phương thức sản xuất của xã hội có giai cấp ở Châu Á nhưng không xác định được nó là phương thức sản xuất của thời kì nào của Châu Á, nó là phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ hay phong kiến hay là một phương thức sản xuất đặc biệt, không phải chiếm hữu nô lệ cũng không phải Pờlêkhanốp đã quá đề cao tác dụng của hoàn cảnh địa lý, là sa vào nhị nguyên luận, vào địa lý sử quan… Dù vậy, những kiến giải của Pờlêkhanốp cũng được nhiều nhà học giả Liên Xô tán thành. Một học giả Đức là Vittơ phô ghen đã dựa vào giải thích của Pờlêkhanốp đưa vào trong cuốn sách của ông viết về xã hội và kinh tế Trung Quốc một lý luận về phương thức sản xuất Châu Á: Công tác trị thuỷ ở Trung Quốc cũng như ở các nước phương Đông khác là nhân tố quyết định đặc điểm của phương thức sản xuất Châu Á, mặc dù vậy ông vẫn chưa xác định được phương thức sản xuất Châu Á là phương thức sản xuất hay hình thái xã hội của thời kì lịch sử nào của Châu Á. Ở Liên Xô, nhà học giả Mátgia đã xuất bản cuốn “Nghiên cứu nông thôn Trung Quốc” trên cơ sở ảnh hưởng của hai quan điểm của Pờlêkhanốp, Víttơ Phô ghen và tiến thêm một bước khẳng định thời kì tồn tại của phương thức sản xuất Châu Á. Theo quan điểm Mátgia, lịch sử Trung Quốc không có thời kì chế độ chiếm hữu nô lệ, cũng không có thưòi kì chế độ phong kiến mà từ khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã đến trước ngày chủ nghĩa tư Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 9 Bài tập điều kiện Vò Vân Nam bản phương Tây xâm nhập, ở Trung Quốc chỉ có một thời kì lịch sử là thời kì “phương thức sản xuất Châu Á”, yếu tố cơ bản của phương thức sản xuất này là vấn đề nước, vấn đề trị thuỷ. Cũng trong năm 1928, một học giả Liên Xô là Xaphanốp cho rằng ở Trung Quốc trước thời Chu là xã hội nguyên thuỷ, thời Chu là xã hội phong kiến, thời Tần Hán là xã hội vừa phong kiến vừa nô lệ, tức là thời kì mà cả hai chế độ phong kiến và nô lệ đều song song tồn tại và hỗn hợp với nhau. Thời kì này chính là thời kì phương thức sản xuất Châu Á ở Trung Quốc. Như vậy, theo quan điểm của Xaphanốp, phương thức sản xuất Châu Á là một phương thức sản xuất hỗn hợp vừa nô lệ vừa phong kiến, có sau xã hội phong kiến ở phương Đông. Như vậy, với những quan điểm của Pờlêkhanốp, Vittơ Phô ghen đã được Mátgia làm cho hoàn bị hơn coi phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái xã hội đặc biệt của Châu Á. Xuất hiện từ sau chế độ công xã nguyên thuỷ tới khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào Châu Á. Các nhà học giả Xaphanốp chủ trương phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái xã hội đặc biệt của Châu Á, hỗn hợp hai chế độ vừa phong kiến vừa nô lê, có sau thời kì chế độ phong kiến ở Châu Á. Trong khoảng thời gian từ năm 1928 – 1931, kiến giải của Mátgia là kiến giải chiếm ưu thế, có nhiều ảnh hưởng hơn cả. Tháng 1 / 1931, một nhà học giả là Ôncơ đã tham bác cả hai quan điểm của Mátgia và Xaphanốp. Quan điểm này giống quan điểm Mátgia ở chỗ coi phương thức sản xuất Châu Á là hình thái xã hội xuất hiện ngay từ sau chế độ công xã nguyên thuỷ và tồn tại cho đến trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập nhưng lại giống quan điểm Xaphanốp ở chỗ coi phương thức sản xuất Châu Á là phương thức hỗn hợp vừa nô lệ vừa phong kiến. Tóm lại, những chủ trương của Mátgia, Xaphanốp, Ôncơ coi phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái xã hội đặc biệt của Châu Á, chỉ có ở Líp: Cao học K18 - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... tố kinh tế xã hội nằm trong phương thức sản xuất Châu Á chứ không phải là một phương thức sản xuất Tôi coi phương thức sản xuất Châu Á là một phương thức sản xuất riêng biệt như các phương thức sản xuất khác trong lịch sử nhân loại Nhìn chung lại, đại đa số tác giả nghiên cứu về phương thức sản xuất Châu Á ở Việt Nam đều thừa nhận sự hiện diện của phương thức sản xuất Châu Á trong lịch sử Việt Nam Về... phương thức sản xuất nhất định, không thể cùng một hình thái xã hội lại có hai ba phương thức sản xuất khác cũng như không thể có một phương thức sản xuất riêng nào cho những thời kì quá độ từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác Năm 1952 ở Liên Xô tổ chức hội nghị bàn về phương thức sản xuất Châu Á và nêu lên những chủ trương sau: Không dùng những khái niệm phương thức sản xuất Châu Á và phương. .. đôi ánh sáng về vấn đề cực kì quan trọng đó là vấn đề phương thức sản xuất Châu Á Vào những năm 1958 – 1959, Nguyễn Hồng Phong đã cho ra công trình “xã thôn Việt Nam”, tuy không nói đến khái niệm phương thức sản xuất Châu Á nhưng tác giả đã đề cập đến những nội dung cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á và khẳng định rõ đặc điểm của xã hội phương đông cổ đại là sự tồn tại dai dẳng của công xã nông... hình của nó Ở Nhật Bản, cuộc thảo luận diễn ra khá sớm từ nặm 1929 đến năm 1937 coi phương thức sản xuất Châu Á là một giai đoạn của chế độ công xã nguyên thuỷ Phương thức sản xuất Châu Á chỉ là thành phần của xã hội cộng sản nguyên thuỷ, phương thức sản xuất Châu Á là chế độ cống nạp coi chế độ cống nạp là thời kì quá độ từ chế độ thị tộc sang cơ cấu xã hội chiếm hữu nô lệ .phương thức sản xuất Châu Á. .. một cách thoả đáng “Không thể giải thích phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái xã hội dù là nguyên thuỷ hay nô lệ hay phong kiến đều không được vì những đặc điểm của phương thức sản xuất Châu Á có suốt từ cuối thời kỳ nguyên thuỷ đến hết thời kì phong kiến Cũng không thể giải thích phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái xã hội đặc biệt vì như thế là trái với 5 phương thức sản xuất của chủ... khái niệm phương thức sản xuất Châu Á, không tìm cách giải thích nó nữa, chủ trương thế là tiêu cực Vả lại trong thực tế dù không muốn dùng khái niệm phương thức sản xuất Châu Á, chúng ta vẫn không thể bỏ được những đặc điểm của phương thức sản xuất Châu Á như: Công xã Châu Á, chế độ sở hữu ruộng đất và tài sản Châu Á, chế độ nhà nước chuyên chính Châu Á Chính vì vậy Nguyễn Lương Bích thấy không những. .. phạm trù phương thức sản xuất Châu Á nhưng không cho đó là một hình thái kinh tế xã hội riêng biệt phương thức sản xuất Châu Á chỉ là để nói đến những cộng đồng thôn xã có thể có mặt ở nhiều hình thái xã hội khác trong các xã hội có giai cấp chính thức Một số chủ yếu là viện các dân tộc phương Đông coi phương thức sản xuất Châu Á chỉ là đặc điểm Châu Á hoặc của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc của chế độ... của các học giả Liên Xô và những cuộc thảo luận do họ tiến hành ở Đông Âu cũng xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về phương thức sản xuất Châu Á Trong những năm 1963 – 1967 ở Hungari nhà Đông phương học Tôcây là một trong những người kiên trì chủ trương phương thức sản xuất Châu Á là một hình thái xã hội riêng biệt Những tác phẩm nghiên cứu về phương thức sản xuất Châu Á của ông đã được xuất bản. .. chuyển tiếp của bước quá độ từ xã hội không giai cấp sang xã hội có giai cấp Witfogel năm 1964 trên lập trường chống cộng thừa nhận có phương thức sản xuất Châu Á nhưng lại cho rằng các nước xã hội chủ nghĩa là “xã hội Á châu có tồn tại chế độ chuyên chế Châu Á Ở Châu Mỹ la tinh hầu hết các nghiên cứu mác xít và các đảng cộng sản đều quan tâm đến vấn đề phương thức sản xuất Châu Á xuất phát từ tầm quan... là xã hội theo phương thức sản xuất Châu Á Trước đó là chế độ công xã nguyên thuỷ, sau đó là phong kiến, không có chiếm hữu nô lệ Ở Nhật Bản, năm 1983, Hidemichi Ota trong bài Những luận thuyết về phương thức sản xuất Châu Á ở Nhật Bản đã thừa nhận có phương thức sản xuất Châu Á trong lịch sử nhân loại Riêng trong lịch sử Nhật Bản có nhà khoa học cho rằng phương thức sản xuất Châu Á đã tồn tại trước . Vân Nam I. Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á: 1. Lược khảo khái luận phương thức sản xuất Châu Á của Các Mác – Eng ghen: Phương thức sản xuất Châu Á là gì? Là một vấn đề được. niệm phương thức sản xuất Châu Á, coi như một trong những phương thức sản xuất có trong lịch sử loài người. 2. Xuất xứ của khái luận phương thức sản xuất Châu Á: Khái luận phương thức sản xuất Châu. những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác” viết năm 1905, Pơlêkhanốp cho rằng Mác đã dùng khái niệm phương thức sản xuất Châu Á hay phương thức sản xuất phương Đông là để chỉ một loại hình phát