trình bày vấn đề khách quan trong nghiên cứu sử học
MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU Cũng như bao ngành khoa học khác, Lịch sử cũng là một khoa học, nên việc nghiên cứu Lịch sử cũng phải tuân theo các quy tắc chung của công việc nghiên cức khoa học, đồng thời cũng phải tuân thủ những quy tắc riêng mang tính đặc thù của khoa học Lịch sử. Do đặc trưng của kiến thức Lịch sử là những cái cũ, những cái đã qua và không còn hiện hữu, nên nghiên cứu Lịch sử là nghiên cứu những thứ đã qua, đã không còn tồn tại. Điều này làm cho việc nghiên cứu của các nhà nghiên cứu gặp những khó khăn không nhỏ, chưa kể đến việc phải làm sao cho công trình nghiên cứu mang tính khách quan đúng với sự thật lịch sử, như nó đã từng tồn tại. Thật vậy, yếu tố khách quan là yếu tố mà tất cả các ngành khoa học đều cần đến không phải chỉ riếng khoa học Lịch sử. Vậy muốn đạt được đến trình độ khách quan trong nghiên cứu Lịch sử cần những yếu tố gì? Và phải kết hợp những yếu tố ấy như thế nào để công trình nghiên cứu Lịch sử có thể đạt đến trình độ nhận thức khách quan mà không phụ thuộc vào quan điểm cá nhân, hay giai cấp của người làm lịch sử. Đây là vấn đề rất quan trọng, hay nói cách khác đây là vấn đề trọng yếu trong nghiên cứu Lịch sử, rất cần được làm sáng tỏ để đạt đến khách quan trong các công trình nghiên cứu Lịch sử. Trên cơ sở đó, tiểu luận đi sâu trình bày khách quan trong nghiên cứu Lịch sử. 2 PHẦN NỘI DUNG 1. Khái quát về nhận thức Lịch sử Muốn nghiên cứu và học tập Lịch sử thì việc làm đầu tiên chúng ta cần phải làm là hiểu thế nào là “Lịch sử’, nghĩa là chúng ra phải hiểu khái niệm như thế nào là “Lịch sử”. Vậy Lịch sử là gì? Lịch sử chính là những cái đã từng xảy ra trong quá khứ, và để trả lời được câu hỏi Lịch sử là gì cho thật đúng chúng ta nên phân biệt được những hàm nghĩa trong khái niệm Lịch sử. Thứ nhất, Lịch sử chính là quá trình hiện thực khách quan của xã hội loài người trước đây hoặc lịch sử của những sự kiện, hiện tượng, nhân vật đã từng tồn tại trong quá khứ. Tức là lịch sử của một hiện thực khách quan, trở thành đối tượng nhận thức của những người nghiên cứu, học tập và giảng dạy lịch sử. Thứ hai, là sự nhận thức lịch sử của con người qua các nguồn cử liệu, thể hiện kết quả của sự nhận thức lịch sử, tức là lịch sử của chủ thế đối với việc dựng lại quá khứ lịch sử khách quan có thực mà nay không còn nữa. Thứ ba, chỉ môn khoa học lịch sử mà theo quan điểm mácxit thì chính là môn khoa học nghiên cứu các hiện tượng lịch sử đã xảy ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh phát triển của nó. Như chúng ta đã biết, do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu nên việc nhận thức lịch sử cũng có những nét đặc trưng của nó và do đó cũng có những quan điểm khác nhau về phương pháp nhận thức lịch sử. Có quan điểm cho rằng xem lịch sử giống như mọi khoa học khác nên nó cũng có phương pháp nghiên cứu giống với phương pháp nghiên cứu của các khoa học tự nhiên khác. Tuy nhiên, cũng có quan niệm đối lập với các khoa học tự nhiên để khẳng định rằng phương 3 pháp nghiên cứu lịch sử hoàn toàn đối lập với phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên. Nhận thức lịch sử là nhận thức về xã hội loài người, một đặc điểm của nhận thức về xã hội là con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của sự nhận thức. Xung quanh vấn đề nhận thức Lịch sử và khả năng nhận thức lịch sử có nhiều quan điểm khác nhau. Chủ nghĩa bất khả tri của Kant cho rằng con người chỉ có khả năng nhận thức được hiện tượng mà không nhận thức được bản chất của hiện tượng ấy, chỉ có thể thấy được bề nổi của lịch sử nà không thấy được chiều sâu của lịch sử. Chủ nghĩa thực chứng của Comte lại cho rằng con người có khả năng nhận thức được sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp, trung thành đúng như thực tế vốn có. Chủ nghĩ duy vật biện chứng của Mac lại cho rằng con người có khả năng nhận thức được sự vật, hiện thực nhưng nhận thức không phải là bản sao của hiện thực khách quan mà chỉ là sự tiệm cận hiện thực khách quan. Có nhiều quan điểm khác nhau về nhận thức lịch sử, nhiều nhà sử học có ý kiến trái ngược nhau và đưa ra nhiều lập luận cho riêng mình. Thứ nhất, thực tiễn là thước đo của chân lý. Hiện thực lịch sử là thước đo chân lý của nhận thức lịch sử. Nhưng hiện thực lịch sử là cái đã qua, cái không còn hiện hữu, do đó nhận thức lịch sử của nhà sử học là nhận thức gián tiếp mà nhận thực gián tiếp thì không thể kiểm tra được sự chính xác của lịch sử. Cho nên chúng ta không thể khẳng định được nhận thức của nhà sử học có phải là nhận thức khách quan hay không. Thứ hai, nhà sử học nhận thức lịch sử thông qua vai trò của sử liệu, song trên thực tế, sử liệu với tư cách là kênh thông truyền đạt thông tin lịch sử từ quá khứ đến người nhận thức luôn thiếu thốn. Dó đó, hiện thực lịch sử mà nhà sử học khôi phục không bao giờ đầy đủ như nó vốn có. Mặt khác, sử liệu bản thân nó đã là 4 sản phẩm mang đầy đủ tính chủ quan của người làm ra nó. Vì vậy, cơ cở để nhận thức không được vững chắc. Thứ ba, lịch sử được tái hiện qua lăng kính của nhận thức của nhà sử học. Tuy nhiên, bản thân nhà sử học trong khi nhận thức lịch sử luôn bị tác động, chi phối trực tiếp bởi vị trí xã hội, tri thức học vấn, tâm lý cá nhân và hệ thống giá trị mà nhà sử học đó thừa nhận, gây ảnh hưởng đến kết quả nhận thức, làm cho nhận thức lịch sử không ai giống ai. Chính vì thế bao trùm lên sử học là nhận thức chủ quan của người làm lịch sử. 2. Điều kiện để đạt được sự khách quan trong nghiên cứu lịch sử 2.1 Những quan điểm về sự nhận thức khách quan trong lịch sử Xung quanh vấn đề nhận thức khách quan trong sử học có rất nhiều những quan điểm khác nhau của các nhà sử học trên thế giới. tựu chung lại có những trường phái sau: Nửa đầu thế kỉ XIX, trường phái Sử học khách quan do nhà sử học Đức L. V. Ranke xây dựng đã nhấn mạnh đến yếu tố khách quan trong sử học. Ranke cho rằng, sử học không đánh giá quá khứ cũng không dạy dỗ người đương thời, nhiệm vụ của nhà sử học là lạnh lùng mô tả khách quan sự kiện “như nó đã tồn tại trên thực tế” (Wiees eigentlich ge wesen). Từ những sự kiện đó mà lịch sử được cấu tạo nên và để cho người đọc tự diễn giải. Nhà sử học không cần đưa vào bất cứ một suy diễn lí thuyết nào. Con đường nhận thức lịch sử được Ranke luận giải theo tinh thần của chủ nghĩa khách quan tuyệt đối như sau: Thứ nhất, lịch sử bao gồm những sự kiện tồn tại khách quan, nó có một hình dáng cho trước, một cấu trúc xác định và tiếp cận trực tiếp với tri thức. 5 Thứ hai, không có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chủ thể nhận thức (nhà sử học) với đối tượng nhận thức (sự kiện lịch sử). Nhà sử học cần thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, điều đó cho phép họ khách quan khi mô tả các sự kiện. Thứ ba, mối quan hệ nhận thức phù hợp với một khuôn mẫu máy móc, nhà sử học mô tả sự kiện một cách thụ động như chiếc gương phản chiếu hình của một vật, như chiếc máy ảnh chụp một cảnh nào đó. Trường phái Sử học thực chứng nửa sau thế kỉ XIX kế thừa những luận điểm của trường phái Sử học khách quan nhưng đặt trọng tâm của sự khách quan vào các tài liệu lịch sử. Langlois và Seignobos, hai đại biểu lớn nhất của trường phái Sử học thực chứng nêu khẩu hiệu “Lịch sử được tạo ra từ các tài liệu” (L’histore se fait avec des documents), mô tả lịch sử là mô tả trật tự của các tài liệu, hoạt động cơ bản của nhà sử học là làm việc với tài liệu. Trường phái Sử học thực chứng xây dựng một hệ thống qui tắc mang tính chất kĩ thuật để khai thác thông tin lịch sử từ các văn bản tài liệu. Khi chứng minh được sự xác thực của tài liệu và độ tin cậy của thông tin lịch sử trong tài liệu thì nhà sử học có thể kết luận về sự khách quan trong sử học. Trường phái Sử học phản thực chứng đầu thế kỉ XX bác bỏ hoàn toàn những luận điểm của Sử học thực chứng. Họ không công nhận có một khái niệm “khách quan” trong sử học và luôn nhấn mạnh đến yếu tố chủ quan của nhà sử học. Hai luận điểm cơ bản của họ là: Thứ nhất, bộ phận quan trọng nhất của hiện thực lịch sử là tư tưởng, ý thức của con người, do đó nhận thức lịch sử chủ yếu là nhận thức tư tưởng, ý thức của con người. Thứ hai, lịch sử trên thực tế không còn tồn tại nên quá trình nhận thức lịch sử không phải là sự phản ánh mà là sự cải biên lại, sắp xếp lại và giản lược lịch sử. Đóng vai trò quan trọng trong nhận thức lịch sử là sự tưởng tượng hư cấu, suy diễn 6 thông qua tư tưởng của người nhận thức nên “mọi lịch sử đều là lịch sử tư tưởng” hoặc “mọi lịch sử đều là lịch sử hiện đại”. Trường phái Sử học mới hoạt động trong nửa sau thế kỉ XX, muốn xây dựng một kết cấu lịch sử 3 tầng bao gồm toàn bộ những yếu tố liên quan đến hoạt động của con người: Kinh tế - nhân khẩu; Trạng thái và xu thế xã hội; Văn hoá, tôn giáo, chính trị. Khi luận giải về tính chất của nhận thức lịch sử, Sử học mới nhấn mạnh trước hết đến vai trò chủ quan của người nhận thức và coi đó là yếu tố bao trùm toàn bộ hoạt động sử học. Sự chủ quan của nhận thức lịch sử thể hiện ở hai điểm. Thứ nhất, trong mọi công trình sử học đều có dấu ấn tư tưởng, tình cảm cá nhân của người viết sử. Thứ hai, nhà sử học là người lựa chọn và định đoạt lịch sử. Trong đại dương mênh mông các sự kiện, nhà sử học chỉ trục vớt lên những sự kiện mà theo quan điểm của ông ta là quan trọng và có tính lịch sử, vô số các sự kiện khác sẽ bị chìm vào quên lãng. Vì thế, Sử học mới khẳng định rằng, viết sử là cách duy nhất để tạo ra lịch sử. Sử học mới thừa nhận có nhân tố khách quan trong sử học nhưng lại cho rằng đó không phải là tính khách quan của đối tượng nghiên cứu mà chỉ là tính khách quan của quá trình nghiên cứu, của mối liên hệ giữa sự thực và giải thích, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. E. N. Carr, một đại diện của trường phái Sử học mới định nghĩa sử học “là quá trình liên tục không ngừng tác động lẫn nhau giữa nhà sử học với lịch sử, là sự đàm thoại, hỏi và trả lời không bao giờ ngừng giữa hiện tại và quá khứ”. Quá trình tương tác giữa nhà sử học với lịch sử có thể tìm ra chân lí hay không? Sử học mới lí giải rằng, khi nhà sử học nhậbiết được những hạn chế mang tính qui định của các thời đại trong quá khứ, trong hiện tại, thậm chí là trong cả tương lai, thiết lập một hệ thống chuẩn mực để giải thích và đánh giá lịch sử, hệ thống này mang tính xuyên suốt và không bị tác động của những hạn chế thời đại, đến lúc đó, nhà sử học đạt được sự khách quan. 7 Trường phái Sử học mác-xit ra đời dưới ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa Mác. Dựa trên cơ sở các nguyên lí của chủ nghĩa duy vật lịch sử và thuyết phản ánh của Lê nin, Sử học mác-xít khẳng định sự tồn tại khách quan của lịch sử và khả năng đạt tới chân lí trong nhận thức lịch sử. Các luận điểm cơ bản của Sử học mác-xít như sau: - Lịch sử (quá trình phát triển của xã hội loài người) là một hiện thực đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại độc lập khách quan, là đối tượng nghiên cứu của sử học. - Khoa học lịch sử có khả năng nhận thức được lịch sử nhưng không phải là nhận thức trực quan, tuyệt đối mà là quá trình tiệm cận với lịch sử, chân lí trong sử học mang tính chất tương đối. - Nhà sử học, chủ thể của nhận thức lịch sử, luôn để lại dấu ấn chủ quan trong tất cả các khâu của hoạt động nhận thức. Cũng giống như mọi thành viên xã hội khác, nhà sử học luôn thuộc về một giai cấp nhất định và do đó luôn mang quan điểm giai cấp để khôi phục sự kiện và giải thích lịch sử. Trong thời hiện đại, nhà sử học dựa trên lập trường của giai cấp vô sản để lí giải lịch sử thì có khả năng thiết lập được sự phù hợp giữa cái chủ quan của người nghiên cứu với cái khách quan của hiện thực lịch sử. Lập trường giai cấp chính là tính đảng trong sử học mác-xít và ở đây tính đảng và tính khoa học có sự thống nhất. Các trường phái sử học trên đây đều đã hoặc đang chi phối hoạt động của sử học. Trong tiến trình sử học thế giới, các trường phái này kế tiếp nhau hoặc đồng thời tồn tại, hoạt động một cách độc lập, ảnh hưởng trong một phạm vi nhất định và không thừa nhận các lập luận của nhau. Nguyên nhân của những ý kiến đối lập trên là do đối tượng nhận thức của sử học là một hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, chỉ xảy ra một lần và không lặp lại. Giữa nhà sử học và đối tượng nghiên cứu của mình luôn có một hoảng cách về thời gian, đó là khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, nhà sử học không thể quan sát 8 trực tiếp được đối tượng nhận thức vì nó không còn hiện hữu nữa. Người ta còn có thể nghi ngờ là lịch sử có tồn tại hay không tồn tại. Một nguyên nhân nữa là nhà sử học luôn bởi chi phối bởi hệ thống giá trị. Hệ thống giá trị khác nhau dẫn đến kết quả nhận thức lịch sử khác nhau. Nhưng chắt lọc từ những quan điểm tích cực khác nhau từ những trường phái khác nhau ta có thể khẳng định được trong nhận thức lịch sử có khả năng đạt được sự khách quan nhất định khi đảm bảo những điều kiện. 2.2 Các điều kiện để đạt được sự khách quan trong nghiên cứu lịch sử Nghiên cứu lịch sử là một quá trình nhận thức dài lâu. Lịch sử đã qua thì không thể hiện hữu được trước mắt để nhà sử học có thể tiếp cận được trực tiếp. Tuy nhiên các nhà sử học cũng có thể đặt cho mình mục tiêu khôi phục lại lịch sử sao cho nó giống với sự thật như nó đã từng xảy ra hoặc tồn tại, có thể dựa vào các yếu tố sau để khôi phục lại lịch sử một cách khách quan. 2.1.1 Sử liệu Khái niệm lịch sử, xét ở góc độ bản thể luận là một hiện thực đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại độc lập khách quan, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có sử học. Khi tiếp cận với lịch sử, nhà sử học tiếp cận với một đối tượng không còn hiện hữu. Việc xác định sự kiện lịch sử có tồn tại hay không phải dựa vào những dấu tích lịch sử từ quá khứ để lại, đó là những thông tin lịch sử từ các nguồn sử liệu. Trong qui trình nghiên cứu lịch sử, sử liệu đóng vai trò trung gian giữa lịch sử và nhà sử học: Lịch sử Sử liệu Nhà sử học Lịch sử được phản ánh trong sử liệu, nhà sử học biết được lịch sử thông qua sử liệu. Như vậy, sử liệu là chứng cứ để xác định sự tồn tại của lịch sử. Vì tính chất đặc biệt quan trọng này của sử liệu nên làm việc với sử liệu là công việc quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết định của nhà sử học trong quá trình khôi phục lịch sử. Sử liệu là tài sản quí giá nhất của nhà sử học. 9 Nhà sử học làm việc với sử liệu là thực hiện những thao tác nghiệp vụ để khai thác được những thông tin lịch sử từ các nguồn sử liệu. Sử liệu học chia các nguồn sử liệu thành hai nhóm: Sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp. Sử liệu trực tiếp cung cấp những thông tin lịch sử trực tiếp cho người nghiên cứu, giữa người nghiên cứu với lịch sử không có vai trò thông tin trung gian. Sử liệu gián tiếp cung cấp những thông tin lịch sử gián tiếp cho người nghiên cứu, giữa người nghiên cứu với lịch sử có vai trò thông tin trung gian. Trước các nguồn sử liệu trên, nhà sử học nhất thiết phải có ý thức phê phán. Việc nắm vững qui trình phê phán sử liệu và biết áp dụng trong các trường hợp cụ thể khi làm việc với nguồn là phẩm chất hàng đầu của nhà sử học. Những thông tin lịch sử tin cậy sẽ giúp nhà sử học khôi phục được những sự kiện lịch sử đúng với thực tế. Khi làm được điều đó thì bản thân sự kiện đã nói được nhiều điều. Sự kiện lịch sử được xây dựng nên trước hết bởi những “chất liệu” bất biến. Các yếu tố thời gian, không gian, nội dung sự cố chỉ một lần xuất hiện và không lặp lại, đó là “phần cứng” của sự kiện. Các yếu tố này khiến cho bất kì một ý đồ nào muốn làm sai lệch nhận thức thì cũng khó có thể thực hiện. Có thể coi đây là bộ phận của thực tiễn để kiểm tra chân lí trong sử học. 2.2.2 Vai trò của tri thức ngoài sử liệu Tri thức là một trong những cơ sở quan trọng để con người nhận thức thế giới nói chung và hiện thực lịch sử nói riêng. Nhà sử học khi nhận thức lịch sử phải dựa trên một nền tảng tri thức nhất định. Nền tảng tri thức đó là tri thức tổng quát của nhà sử học hay tri thức ngoài sử liệu. Tri thức tổng quát của nhà sử học được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: Tri thức thường ngày, tri thức lịch sử (hay tri thức chuyên môn) và tri thức của các ngành khoa học khác. Kết quả nhận thức lịch sử được qui định bởi một phần tri thức tổng quát của nhà sử học. Nhà sử học có tri thức học vấn cao thì khả năng khôi phục lịch sử và nhận xét đánh giá lịch sử sẽ thuận lợi và chính xác hơn. 10 . trình nghiên cứu lịch sử, sử liệu đóng vai trò trung gian giữa lịch sử và nhà sử học: Lịch sử Sử liệu Nhà sử học Lịch sử được phản ánh trong sử liệu, nhà sử. thực lịch sử là thước đo chân lý của nhận thức lịch sử. Nhưng hiện thực lịch sử là cái đã qua, cái không còn hiện hữu, do đó nhận thức lịch sử của nhà sử