sự ra đời, hoạt động của mặt trận việt minh Vĩnh Phúc trong cách mạng tháng Tám 1945
LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Am, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời cho phép em gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam, Phòng Lịch sử Đảng- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, Bảo tàng Lịch sử Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực hiện đề tài, mực dù đã có rất nhiều cố gắng song khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế do đó đề tài không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong được các thầy cô và các ban đóng góp ý kiến bổ ích. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên: Đàm Thị Huyền Anh 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. Cách mạng tháng Tám là một biến cố vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách thống trị của chế độ phát xít, biến nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, dưới chế độ Dân chủ cộng hoà. Một trong những nhân tố đưa đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám đó là Mặt trận dân tộc thống nhất- Mặt trận Việt Nam độc lập đồng Minh (Mặt trận Việt Minh). Mặt trận Việt Minh đã thể hiện nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mac-Lênin ở một nước thuộc địa muốn đánh đổ ách thống trị của đế quốc thì Đảng của giai cấp công nhân phải điều kiện được đông đảo các lực lượng yêu nước trên cơ sở khối liên minh công nông vững chắc và do giai cấp công nhân lãnh đạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi lực lượng để khi thời cơ chín muồi đã kịp thời lãnh đạo toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc là một bộ phận khăng khít của Mặt trận Việt Minh trong cả nước. vì vậy khi nghiên cứu về Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc,chúng ta sẽ hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về Mặt trận Việt Minh trong cách mạng thánh Tám trên phạm vi cả nước. Sự ra đời và hoạt đọng của Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc có những đặc điểm riêng của địa phương nhưng cũng có những đặc điểm chung về công cuộc chuẩn bị lực lượng cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945 của Mặt trận Việt Minh trong cả nước. Vì vậy nghiên cứu về “Sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc (từ 10/1941 đến 8/1945)”, chẵng những giúp ta hiểu sâu sắc về lịch sử cách mạng tháng Tám ở Vĩnh Phúc mà còn giúp chúng ta hiểu toàn diện hơn về lịch sử cách mạng tháng Tám trong cả nước. 2 Nghiên cứu tốt đề tài khóa luận chúng ta còn có thêm nguồn tư liệu về lịch sử, góp phần vào việc nghiên cứu giảng dạy, học tập về Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám của cả nước nói chung, lịch sử địa phưong Vĩnh Phúc nói riêng. Hơn nữa nghiên cứu đề tài này còn góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng lòng tin tuyệt đối vầo sự lãnh đạo của Đảng, của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong thời kì đổi mới đất nước cho thế hệ trẻ , Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc. Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, có nhiều cơ hội thích hợp, nhưng cũng có nhiều khó khăn thách thức mới. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, nhưng những bài học đại đoàn kết toàn dân cứu nước, kinh nghiệm xây dựng, hoạt động của Mặt trận Việt Minh 1941-1945 trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám ở Vĩnh Phúc và cả nước vẫn còn nguyên giá trị. Vì vậy Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: “vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng” nước ta (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX, 2001). Đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công nông và đội ngũ tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố quyết định thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bào vệ Tổ quốc ở nước ta (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, 2003) Vì những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như vậy cho nên tôi đã chọn đề tài “Sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh (từ 10-1941 đến 8- 1945)” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Vấn đề Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc đã được đề cập rải rác tản mạn trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử Vĩnh Phúc, như các cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng Vĩnh Phúc, Lịch sử Đảng bộ các huyện của Vĩnh Phúc. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 1930-2005” của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, NXB Chính trị Quốc gia, 2007 đã phản ánh một cách trung thực sinh động về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Vĩnh Phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc. Tuy nhiên cuốn sử này không đi sâu nghiên cứu về Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc mà trình bày rải rác từ trang 70 đến trang 118. Chính vì vậy việc lựa chọn những sự kiện về phong trào đấu tranh của nhân dân Vĩnh Phúc trong cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc là rất cần thiết. Từ đó đi sâu vào tìm hiểu quá trình hình thành và hoạt động của Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc giai đoạn 1941-1945 Cuốn “Sơ thảo lịch sử cách mạng tháng Tám tỉnh Vĩnh Phúc” của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Vĩnh Phúc, xuất bản năm 1966, là một trong những tài liệu sử dụng chính. Cuốn sách đã trình bày tương đối đầy đủ về lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Vĩnh Phúc trong thời kì vận động cách mạng tháng Tám. Cuốn sách có nhiều nội dung lịch sử, sự kiện về phong trào cách mạng của nhân dân Vĩnh Phúc gắn với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh thời kì từ khi ra đời đến năm 1945. Các cuốn “Mặt trận Việt Minh” của Nguyễn Thành, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1991, “Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của cách mạng tháng Tám”- Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương- NXB Sự thật, Hà Nội, 1963; “Lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945” Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh- Viện Lịch sử Đảng- NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995. Các tác phẩm trên đã cung cấp cho chúng tôi những sự kiện, những nhận xét, 4 đánh giá làm cơ sở nghiên cứu đề tài “Sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc trong thời kỳ vận động Cách mạng tháng Tám (10/1941- 8- 1945) Ngoài ra có các cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Tường”, “Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Lạc”, “Lịch sử Đảng bộ huyện Lập Thạch”, “Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Dương”, “Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Xuyên”, “Lịch sử Đảng bộ huyện Mê Linh”, “Lịch sử Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên”, “Lịch sử Đảng bộ thị xã Phúc Yên” là các cuốn lịch sử Đảng bộ của các huyện có trình bày về các điều kiện địa lý tự nhiên, truyền thống lịch sử và phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân các huyện dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương. Luận văn “Quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Vĩnh Phúc 1939-1945”của Vũ Trọng Hùng- Thạc sĩ khoa lịch sử, Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2006, khoá luận tốt nghiệp cử nhân khoa lịch sử “Cao trào kháng Nhật và khởi nghĩa giành chính quyền ở Vĩnh Yên từ tháng 3 đến tháng 8- 1945” của cử nhân Phùng Thị Vương Dung, Khoa lịch sử Đại học sư Phạm Hà Nội, 2005 đã trình bày một cách sơ lược về hoạt động của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình vận động chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám và trong khởi nghĩa giành chính quyền. Những tác phẩm trên đã cung cấp nguồn tư liệu, nội dung lịch sử quý giá để tôi có thể sử dụng vào đề tài khóa luận của mình. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. *Đối tượng nghiên cứu. Khóa luận tập trung nghiên cứu sự ra đời và những hoạt động của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình vận động cách mạng tháng Tám từ 10-1941 đến 8-1945. Bao gồm sự thành lập của Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc (10-1941) và toàn bộ quá trình phát triển của nó thông qua việc 5 xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng trong suốt thời gian từ 10-1941 đến 8-1945. *Phạm vi nghiên cứu. - Không gian: Hoạt động của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc theo giới hạn địa lý hành chính lúc đó gồm 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. - Thời gian: từ tháng 10-1941 (Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc ra đời) đến 8-1945 (cách mạng tháng Tám thắng lợi ở Vĩnh Phúc) *Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá các nguồn tư liệu có liên quan đến sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc (từ 10-1941 đến 8-1945) - Khôi phục một cách khái quát về sự ra đời và những hoạt động của Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc (từ 10-941 đến 8-1945). - Nêu đặc điểm và vai trò của Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc trong Cách mạng tháng Tám, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay. 4. Nguồn tư liệu nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các nguồn tài liệu sau để nghiên cứu: - Nguồn tư liệu thành văn: bao gồm các tư liệu gốc của lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc như các cuốn: Văn kiện Đảng tập 6 (1936-1939), Văn kiện Đảng tập 7 (1940-1945) của Đảng cộng sản Việt Nam; Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 (1930-1945), Tuyên ngôn, Chương trình, điều lệ của Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (1941-1945)…Nguồn tư liệu này giúp chúng tôi có quan điểm, phương hướng, cách nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn về vai trò của Mặt trận Việt Minh với công cuộc vận động Cách mạng tháng Tám. 6 - Nguồn tư liệu lưu trữ tại Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Văn hóa thông tin, thư viện, bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc cũng là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi cơ sở để nghiên cứu đề tài này. - Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, lịch sử Đảng bộ các huyện, thị xã, các tài liệu liên quan đến Mặt trận Việt Minh…là nguồn tư liệu tham khảo giúp chúng tôi có thêm nguồn sử liệu và nhận định đánh giá có liên quan đến đề tài; đồng thời giúp chúng tôi có cơ sở để so sánh với những kết quả nghiên cứu của mình. - Tài liệu tham khảo bao gồm cuốn “Mặt trận Việt Minh” của tác giả Nguyễn Thành, cuốn “Trận đánh ở Tam Đảo”, “Đồn điền Tam Lộng” của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Vĩnh Phúc… là những tài liệu mà tôi đã tham khảo để có những bổ xung, nhận xét, đánh giá cho bài viết. - Tài liệu điền dã: bao gồm một số bản hồi ký như “Hồi kí của Vũ Duy Cương 1930-1945”, “Hồi kí của Ngô Văn San 1930-1968”, tranh ảnh về Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc hiện lưu trữ tại Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ và Bảo tàng lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra tôi còn sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung của đề tài. 6. Đóng góp của khóa luận. - Khóa luận lần đầu tiên trình bày một cách tương đối hệ thống, đúng đắn về sự ra đời và hoạt động của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ vận động tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. - Trên cơ sở đó, bước đầu nêu đặc điểm, vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Vĩnh Phúc. Thông qua đó rút ra 7 những bài học kinh nghiệm phục vụ cho xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung. - Khóa luận còn cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy, học tập lịch sử địa phương và giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ và nông dân Vĩnh Phúc. 7. Bố cục của đề tài. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục phần nội dung khóa luận gồm có 2 chương: Chương 1: Bối cảnh lịch sử và sự ra đời của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc (9-1939 đến 10-1941) Chương 2: Những hoạt động của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc (từ 10-1941 đến 8-1945) 8 9 Chương 1. Bối cảnh lịch sử và sự ra đời của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc 1.1.Khái quát về miền đất, con người và truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân Vĩnh Phúc trước năm 1939 1.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên. Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ sớm có người Việt sinh sống. Từ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, trải qua các triều đại phong kiến, Vĩnh Phúc có tên là bộ Văn Lang, huyện Mê Linh, Gia Ninh, Tân Xương và Phong Châu. Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX)- triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, địa bàn Vĩnh phúc thuộc đất của ba tỉnh: Bắc Ninh, Sơn Tây và Thái Nguyên. Sau khi chiếm được nước ta, thực dân Pháp tổ chức lại bộ máy cai trị và lập các đơn vị hành chính mới. Thực dân Pháp chia lại các đơn vị hành chính để lập ra một số đơn vị hành chính mới, nhằm phục vụ cho mục đích áp bức và khai thác của chúng. Ngày 20-10-1890, chính quyền thực dân Pháp cắt một số vùng đất thuộc các tỉnh Sơn Tây, Thái Nguyên và Bắc Ninh để lập đạo Vĩnh Yên gồm một phủ Vĩnh Tường và các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch, Yên Lãng và Bạch Hạc. Đến năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lập lại tỉnh Vĩnh Yên. Vĩnh Yên từ năm 1899 cho đến năm 1950 gồm một phủ Vĩnh Tường và bốn huyện :Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên. Ngày 6-10-1901, thực dân Pháp lấy ba huyện của Bắc Ninh (Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc) và huyện Yên Lãng của tỉnh Vĩnh Yên để thành lập tỉnh Phù 10 . Phúc 1939-1945”của Vũ Trọng Hùng- Thạc sĩ khoa lịch sử, Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2006, khoá luận tốt nghiệp cử nhân khoa lịch sử “Cao trào kháng Nhật và khởi. lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, 2003) Vì những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như vậy cho nên tôi đã chọn đề tài “Sự ra đời và hoạt