Hoạt động của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc (10/1941 – 8/1945)
2.4.3 Trong thời kì Tiền khởi nghĩa (từ tháng 3-đầu tháng 8-1945), Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc còn làm nhiệm vụ của chính quyền cách mạng
trận Việt Minh Vĩnh Phúc còn làm nhiệm vụ của chính quyền cách mạng
Trong khi chưa khởi nghĩa thành lập chính quyền cách mạng, Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh hoạt dộng đấu tranh chống phá chính quyền địch; đồng thời tổ chức Việt Minh giác ngộ, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, đồng thời đảm nhận những nhiệm vụ như một chính quyền cách mạng, Việt Minh đứng ra giải quyết các công việc của chính quyền cách mạng và cải thiện đời sống nhân dân.
Về kinh tế, Mặt trận Việt Minh đẩy mạnh hoạt động tổ chức nhân dân trong tỉnh đấu tranh chống thuế, đòi giảm sưu thuế, không thực hiện lệnh “Phá lúa, ngô, trồng đay, gai, thầu dầu” của Nhật, không bán thóc gạo cho Nhật.
Cuối năm 1944, đầu năm 1945, nạn đói khủng khiếp do bọn Nhật- Pháp gây ra làm cho hàng vạn người chết đói, Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc đã kịp thời đưa ra khẩu hiệu “Phá kho thóc của giặc Nhật cứu đói” và tổ chức vận động những nhà giàu trong tỉnh đem thóc ủng hộ dân nghèo,
Về chính trị- xã hội, các tổ chức cứu quốc của Việt Minh tổ chức vận động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự do độc lạp, dân chủ chống lại chiêu bài độc lập giả hiệu, chính sách Đại Đông Á lừa bịp , mị dân của Phát xít Nhật và bè lũ tay sai, đấu tranh chống văn hóa giáo dục ngu dân, đồi trụy của địch, vận động nhân dân học chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh.
Về quân sự, Việt Minh tích cực tổ chức xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang tự vệ cứu quốc, trấn áp bọn phản động, tay sai của Nhật bảo vệ nhân dân, cán bộ và làm vai trò tổ chức cơ sở Đảng và cách mạng.
Ở các xã, huyện sau khi khởi nghĩa giành được chính quyền thi hành chỉ thị ngày 16/4/1945 của Tổng Bộ Việt Minh “về tổ chức các Uỷ ban dân tộc giải phóng” các Đảng bộ đã thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng ở nhiều huyện xã như: Ủy ban dân tộc giải phóng Lập Thạch (6/1945), Uỷ ban dân tộc giải phóng Vĩnh Tường, Uỷ ban dân tộc giải phóng Yên Lạc (7/1945)… Uỷ ban dân tộc giả phóng có một vai trò như một chính quyền cách mạng ở địa phương khi chưa thành lập một chính quyền chính thức.
Đến cuối tháng 8/1945, sau khi khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện, chính quyền cách mạng và huyện bộ Việt Minh về các làng xã lập (Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời) từ xã đến huyện. Sau khi giành chính quyền toàn tỉnh ngày 30/8/1945, tỉnh Phúc Yên đã lập ra Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Phúc Yên. Còn tỉnh Vĩnh Yên do cách mạng không thành công ở thị xã nên đến
đầu tháng 9/1945 Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời mới được thành lập do ông Đặng Việt Châu làm chủ tịch đóng tại Yên Lạc.
Như vậy Mặt trận Việt Minh trong cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Cách mạng tháng Tám gắn với sự nghiệp của Mặt trận Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vấn đề đoàn kết dân tộc, xây dựng phát triển lực lượng cách mạng của Mặt trận Việt Minh luôn là bài học quý báu đối với Đảng và dân tộc ta. Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc và Mặt trận Việt Minh cả nước thời kì 1941-1945 là biểu hiện sinh động của chính sách đại đoàn kết toàn dân của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành một trong những nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám-1945. Đồng thời thể hiện rõ vai trò sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân Vĩnh Phúc trong đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh.
1. Cách mạng tháng Tám thành công chẳng những nó đã kết thúc 80 năm thống trị của thực dân Pháp mà còn vĩnh viễn chấm dứt ách thống trị hàng nghìn năm của giai cấp địa chủ phong kiến, giải phóng dân tộc khỏi nạn ngoại xâm mà còn đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ thành người làm chủ đất nước.
Nhân dân Vĩnh Phúc vốn có truyền thống tham gia dựng nước và giữ nước từ thời vua Hùng nay đã góp phần xứng đáng vào thành công của cách mạng tháng Tám, giải phóng quê hương. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám cắm một mốc son chói lọi trong lịch sử Vĩnh Phúc, chấm dứt ách thống trị của thực dân phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng, chính quyền của dân, do dân và vì dân. Từ đây nhân dân Vĩnh Phúc cùng cả nước hân hoan bước vào cuộc sống mới trong độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Đảng bộ Vĩnh Phúc tuy còn non trẻ mới thành lập được 5 năm (1940- 1945) nhưng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh và được sự chỉ đạo trực tiếp của xứ uỷ Bắc Kì đã vận dụng thi hành sáng tạo các nghị quyết của Trung ương, tập hợp được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Việt Minh.
2. Bài học kinh nghiệm của Mặt trận Việt Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng tháng Tám ở Vĩnh Phúc.
Ngay sau khi ra đời, Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã tập hợp, đoàn kết nhân dân địa phương làm nên thắng lợi cách mạng tháng Tám và để lại nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, đó là:
Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc có một đội ngũ cán bộ hội viên vững vàng kiên định, có phẩm chất và năng lực tiếp thu vận dụng, thi hành sáng tạo đường lối chủ trương của Trung ương Đảng vào thực tế địa phương. Cơ sở của Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc thời gian đầu ít và hẹp nhưng vẫn tạo nên sức mạnh đưa cách mạng tới thắng lợi.
Mặt trận vừa mới ra đời chưa có kinh nghiệm đã phải bắt tay vào tố chức lực lượng và lãnh đạo cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt dưới gót sắt của phát xít Nhật- Pháp, bị đàn áp khủng bố dự dội. Cả tỉnh Vĩnh Yên có lúc chỉ còn có 2 cơ sở Càn San và Văn Lãng (Bình Xuyên) nhưng các Đảng viên và cán bộ hội viên cứu quốc vẫn bám sát vào quần chúng, gây dựng lại phong trào và các cơ sở cách mạng. Vì vậy phong trào của tỉnh đã nhanh chóng hoà nhập với phong trào của cả nước. Nhất là trong cao trào kháng Nhật, Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng tiếp thu vận dụng sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết Trung ương trong việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang tiến lên khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa.
Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân nhằm mục tiêu khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám. Đây là bài học quý báu trong công tác xây dựng mặt trận.
Thực hiện nghị quyết Trung ương 8 về vấn đề xây dựng Mặt trận Việt Minh ngay từ cuối năm 1941, các đoàn thể Phản đế chuyển thành các đoàn thể Cứu quốc. Tuy phải trải qua nhiều khó khăn nhưng Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc vẫn duy trì và phát triển rộng rãi nhất là thời kì cao trào kháng Nhât. Đường lối chủ trương của Đảng thông qua Mặt trận Việt Minh đã đến với mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Thời kì cao trào kháng Nhật, Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc đã phát triển lên hàng ngàn hội viên. Ngoài lực lượng nòng cốt như nông dân, công nhân, tiểu tư sản, học sinh, dân nghèo thành thị còn thu hút cả viên chức chính quyền cũ thậm chí cả binh lính người Việt trong quân Pháp.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc đã kịp thời nắm bắt thời cơ chủ động, sáng tạo khởi nghĩa giành chính quyền. Mặc
dù nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa muộn hơn các tỉnh khác (21-8-1945) nhưng Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc đã kịp thời lãnh đạo các lực lượng cách mạng cùng nhân dân các huyện tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
Trong quá trình lãnh đạo mặc dù còn nhiều thiếu sót, hạn chế khuyết điểm như sơ hở thiếu cảnh giác, hoạt động của Việt Minh ở Vĩnh Yên nhiều khi rơi vào công khai nên bị địch chú ý theo dõi. Có nơi lại thiếu kinh nghiệm đối phó với địch, thiếu cảnh giác với bọn cường hào, tay sai vì thế đã gây nên những khó khăn, tổn thất lớn. Nhất là cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Vĩnh Yên đã gặp tổn thất lớn mà chưa giành được chính quyền.
Tuy nhiên qua thực tiễn xây dưng, phát triển cơ sở tổ chức và hoạt động của Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám 1945 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho cả hai giai đoạn cách mạng 1945-1954, 1954-1986 và cho cả công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế như hiện nay. Đó là phải tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, phải chủ động sáng tạo trong tổ chức xây dựng Mặt trận. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của Mặt trận do đội ngũ cán bộ quy định, do đó phải chú ý xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Mặt trận vững mạnh về mọi mặt. Mặt trận phải thường xuyên chú trọng công tác tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, khả năng công tác cho cán bộ, hội viên, thường xuyên học tập, vận dụng những tư tưởng, quan điểm, đường lối công tác Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng và Hồ Chí Minh. Đặc biệt là phải luôn xây dựng được khối đoàn kết toàn dân rộng rãi trong mặt trận.
Hiện nay đất nước ta đang chuyển sang giai đoạn cách mạng mới, đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế để phát triển bền vững đạt mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” Đảng và nhân dân ta đang có nhiều cơ hội mới để xây dựng và
phát triển đất nước, bảo vệ đất nước nhưng cũng đứng trước những khó khăn thử thách mới do tình hình thế giới và trong nước đặt ra. Vì vậy xây dựng Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam vững mạnh và khối đoàn kết toàn dân vững chắc là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhân dân ta. Như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) đã chỉ khẳng định: “Vấn đề dân tộc là vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”