Hoạt động của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc (10/1941 – 8/1945)
2.1.1 Xây dựng lực lượng chính trị và tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị.
lượng vũ trang, An toàn khu cách mạng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
2.1.1 Xây dựng lực lượng chính trị và tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị. chính trị.
Lực lượng chính trị đóng một vai trò quan trọng trong đấu tranh cách mạng, là lực lượng đông đảo quần chúng trong các tổ chức đoàn thể của Mặt trận dân tộc thống nhất, là lực lượng nòng cốt của đấu tranh chính trị, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang. Nhận thức được vai trò đó, Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc đã tích cực xây dựng các cơ sở Đảng, các tổ chức đoàn thể cứu quốc của quần chúng.
Cuối tháng 10-1941, các đoàn thể Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh đã hình thành ở nhiều cơ sở trong tỉnh Vĩnh Yên, thay thế cho Mặt trận phản đế và các đoàn thể Phản đế trước đó. Nhưng nghị quyết 8 của Trung Ương vừa được
triển khai thực hiện thì Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Yên và các tỉnh trong khu Đ lại đứng trước những khó khăn lớn. Giặc Pháp đầu hàng và câu kết với phát xít Nhật nhưng lại đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng vô cùng dã man. Chúng điều một bộ phận của Sở Mật Thám Bắc Kỳ lưu động lên đóng ở Phú Thọ để đánh phá các cơ sở, tổ chức Đảng và Mặt trận Việt Minh. Chúng liên tiếp mở và kéo dài các chiến dịch khủng bố. Vì vậy quá trình xây dựng Mặt trận Việt Minh của tỉnh Vĩnh Yên cũng là quá trình từng bước đấu tranh phục hồi, củng cố cơ sở Đảng và phong trào cách mạng. Các đoàn thể Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh mới được hình thành đã phải trải qua thử thách rất gay go quyết liệt.
Tại thị xã Phúc Yên, trung tâm đầu não hành chính của dịch, là nơi có cơ sở cách mạng sớm, liên tục từ năm 1935- 1941, nên được ban cán sự tỉnh đặc biệt quan tâm xây dựng, chỉ đạo các đầu mối cơ sở của Mặt trận Việt Minh, trực tiếp giao nhiệm vụ và lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng.
Từ đầu năm 1942, Đảng bộ đã cùng với Đội công tác của Xứ ủy đã tiến hành củng cố duy trì những nơi có phong trào cũ như Xuân Kỳ, Lâm Hộ, Tráng Việt, Yên Bài, thị xã Phúc Yên…Tại thị xã Phúc Yên, trong hàng ngũ Mặt trận Việt Minh, ngoài lực lượng chủ yếu là thanh niên, học sinh, tiểu tư sản, dân nghèo, còn thu hút được cả một số người trong bộ máy chính quyền địch. Ban Cán sự đã cử người tham gia truyền bá chữ quốc ngữ, một tổ chức công khai hợp phá có từ những năm trước, để thu hút các viên chức và tầng lớp trên đi với cách mạng, đồng thời để phá âm mưu lôi kéo số này vào Đảng Đại Việt do bọn Nhật lập ra. Hội đã trở thành tổ chức tuyên truyền công khai của Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc.
Từ năm 1942 đến năm 1944, nhiều tổ chức thanh niên cứu quốc được thành lập mà nòng cốt là một số thanh niên: Lê Văn Tâm, Nguyễn Bá Lô, Hoàng Bá Tín, Đàm Hữu Yến, Hoàng Lý Chỉ, Nguyễn Đăng Truyền…
Từ năm 1942 đến năm 1944, các đoàn thể quần chúng phát triển ngày càng rộng ở vùng Nam Kim Anh (Đình Phú, Bảo Tháp, Thanh Nhàn, Phù Lỗ, Chi Đông), Nam Yên Lãng (Hạ Lôi, Đông Cao, Nội Đồng) nối tiếp sang ven sông Hồng, Đông Anh (Ngọc Giang, Võng La, Hải Bối, Xuân Trạch, Cổ Loa…)
Đi đôi với việc xây dựng cơ sở và tổ chức cứu quốc của quần chúng, vấn đề xây dựng Đảng cũng được Đảng bộ Phúc Yên hết sức chú trọng. “Năm 1942 chi bộ Xuân Kỳ, Lâm Hộ, Võng La được thành lập. Tiếp đó còn phát triển một số đảng viên ở Càn San, thị xã Phúc Yên (1942) và tổ chức các cơ sở ở Hải Bối, Xuân Trạch (1944), Tráng Việt (đầu năm 1945)”[17; 37]
Từ năm 1942 đến năm 1944, nhiều tổ chức Thanh niên cứu quốc đã được thành lập ở Tráng Việt (Yên Lãng), Khả Do (Kim Anh)…Năm 1944, một số người trong Hội truyền bá quốc ngữ từ Hà Nội đã đến thị xã Phúc Yên lập chi nhánh và hoạt động. Với danh nghĩa công khai là mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho thanh niên, Hội đã tuyên truyền đường lối của Đảng, Mặt trận Việt Minh để giác ngộ và tập hợp quần chúng, nhất là tầng lớp thanh niên tham gia Việt Minh, góp phần phá vỡ âm mưu lôi kéo tập hợp lực lượng của các đảng phái phản động thân Nhật. Từ đó, Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc ngày càng được củng cố và mở rộng. Trong hàng ngũ Việt Minh ngoài lực lượng chủ yếu là thanh niên, học sinh, tiểu tư sản, dân nghèo, còn thu hút một số người trong bộ máy chính quyền địch.
Dựa vào nhiệm vụ chung do Trung ương chỉ thị cuối năm 1943, Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc đã tổ chức các Hội nghị cán bộ nông dân toàn tỉnh họp ở Liên Lý (Phù Lỗ) và Hội nghị Thanh niên toàn tỉnh họp ở Đình Phú, để phổ biến chương trình của Việt Minh và kế hoạch đẩy mạnh hoạt động cho từng giới.
Tháng 6-1943 Ban Cán sự tỉnh xuất bản tờ báo bí mật có tên là “Mê Linh”, in tại cơ sở Lâm Hộ, làm phương tiện tuyên truyền cách mạng cho các đoàn thể Cứu quốc. Các cán bộ trong Ban Cán sự tỉnh lúc đó như Lê Liêm, Lê Thu Trà…
là những cây bút chính của tờ báo. “Do hoàn cảnh khó khăn nên báo chỉ ra được 5 số, mỗi số trên 20 tờ theo khổ giấy học sinh”[5; 82] Tuy vậy tờ báo đã có tác dụng rất tốt trong việc giáo dục và tập hợp quần chúng trong đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Mặt trận Việt Minh.
Tháng 6 năm 1944, một bộ phận của cơ quan in báo Cờ giải phóng (đặt tại làng Viên Nội- Đông Anh) được tách ra để thành lập một nhà in mới- Nhà in Trần Phú. Nhà in đặt trụ sở tại gia đình ông Ngô Văn Mạo (làng Tráng Việt, Mê Linh). Trực tiếp lãnh đạo nhà in từ buổi đầu thành lập là ông Trường Chinh tiếp theo là ông Nguyễn Lam- Xứ ủy viên Bắc Kỳ. Ông Hoàng Lương là người trực tiếp chỉ huy, điều hành công việc in ấn. Trong suốt thời kỳ từ giữa năm 1944 đến ngày tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhà in đã in nhiều tài liệu, văn kiện quan trọng của Đảng, trong đó có bản “Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Tính đến cuối năm 1944 đầu năm 1945 “riêng Phúc Yên có hơn 30 xã, phường thành lập được chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể quần chúng.” [17; 44]
Về lãnh đạo đấu tranh, tại Phúc Yên, do đặc điểm là An toàn khu của Trung ương và Xứ ủy nên Đảng bộ đã được Trung ương chỉ đạo hết sức chặt chẽ và thận trọng không bộc lộ lực lượng. Trong những năm từ 1942 đến 1944, do điều kiện cơ sỏ của Đảng và Việt Minh chưa thật rộng, địch còn có thể tập trung khủng bố lớn, việc bố trí địa điểm của cơ quan Trung ương có nhiều khó khăn, cho nên tại vùng An toàn khu ta chỉ sử dụng những hình thức đấu tranh bí mật. Những hình thức hoạt động có tính chất rầm rộ như rải truyền đơn, diễn thuyết, cắm cờ…đều tiến hành ở xa cơ sở An toàn khu, để tránh sự tập trung chú ý của địch đối với địa điểm cơ quan của Đảng.
Theo phương hướng đó, tại vùng An toàn khu trực tiếp của cơ quan Trung ương như Đông Anh, Nam Yên Lãng, các cán bộ đội Công tác Xứ ủy cũng như
các Chi bộ của Đảng đã đi tăng cường tuyên truyền giác ngộ quần chúng, giám sát chặt những hoạt động của bọn cường hào và chính quyền địch, nhằm bảo vệ an toàn cho cơ quan của Đảng. Đồng thời rèn luyện tinh thần đấu tranh cách mạng và khéo léo bảo vệ những quyền lợi thiết thân của quần chúng. Các Chi bộ Phúc Yên đã lãnh đạo một số phong trào đấu tranh của quần chúng như: vận động thanh niên bỏ trốn không đi lính cho địch ở Võng La, Hải Bối, Cổ Loa (1943); làm đơn đòi giảm thuế ở Xuân Trạch; chống Nhật cướp ruộng đất ở Cổ Loa (1944). Những cuộc đấu tranh này do Chi bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh đã khéo vận dụng hình thức bí mật, biết lợi dụng hình thức hợp pháp nên đã đạt được kết quả.
Tháng 1-1944, nhân ngày hội đền Hạ Lôi, Việt Minh đã tổ chức một số cuộc mit tinh cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn thể phụ nữ cứu quốc toàn tỉnh. Giữa lúc nhân dân đang dự hội đông đảo, một lá cờ đỏ được giương cao thu hút sự chú ý của mọi người, ông Lê Thị Lịch- Bí thư Ban Cán sự bước lên Tam Quan nói chuyện về lịch sử đấu tranh bất khuất chống quân Hán xâm lược của hai vị anh hùng dân tộc và kêu gọi nhân dân hãy noi gương Hai Bà, gia nhập Việt Minh đánh đuổi Pháp- Nhật.
Ngoài ra một số cuộc mít tinh bí mật cũng được tổ chức như: kỉ niệm thành lập Đảng, kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, hoan nghênh chiến thắng của Giải phóng quân Trung Quốc và hô hào đánh đuổi Pháp- Nhật. Đặc biệt là cuộc biểu tình diễn thuyết tại chợ Lồ (Yên Lạc), chợ Thượng Phúc (Đông Anh) vào ngày 21/11/1944 đã gây được ảnh hưởng của Việt Minh đối với hàng nghìn quần chúng.
Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh ở thị xã Phúc Yên là cuộc đấu tranh ngày 26/8/1944 của công nhân nhà máy xe lửa Đông Anh. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ nhà máy hàng trăm công nhân đã ký đơn đòi chủ xưởng phải cấp phát bông mua vải gạo, diêm và muối. Trong dịp kỷ niệm Quốc tế lao động
(1/5/1944), cơ sở công nhân nhà máy Đông Anh đã phối hợp với cơ sở nhà máy Gia Lâm, xưởng vũ khí Đình Ấm (Vĩnh Yên) tổ chức một đợt truyền rải truyền đơn trên dọc đường xe lửa từ Gia Lâm đi Vĩnh Yên gây ảnh hưởng sâu rộng về chính trị trong quần chúng.
Các cuộc đấu tranh bị địch khủng bố, nhưng chi bộ nhà máy Đông Anh vẫn lên tiếp tổ chức các cuộc đấu tranh mới. Ngày 16/10/1944, công nhân nhà máy đã cử đại biểu gặp chủ xưởng đấu tranh đòi tăng phụ cấp. Tên chủ xưởng người Pháp bắt giữ đại biểu của quần chúng, lập tức Chi bộ nhà máy đã vận động trên 200 quần chúng đình công và cử đại biểu công nhân đấu tranh buộc bọn chủ xưởng phải tăng phụ cấp đắt đỏ từ 9% đến 20% (các loại vải, gạo,diêm). Phong trào đấu tranh của công nhân đã ảnh hưởng trực tiếp đối với phong trào đấu tranh cách mạng ở nông thôn. Từ đầu năm 1945, Chi bộ nhà máy đã chủ động phát triển cơ sở ra một số làng xã như Cổ Loa, Dục Nội, Lâm Tiên,, Nguyên Khê…Sự gắn bó liên kết đấu tranh giữa phong trào công nhân và nông dân ngày càng chặt chẽ hơn nữa.
Ở Vĩnh Yên ngay từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng Mặt trận Việt Minh đã bị địch khủng bố gắt gao.
Ngày 23-11-1941, địch phát hiện và khủng bố Chùa Tiếng, nơi chính quyền Khu uỷ Đ đóng. Trong 2 tháng 11 và 12 năm 1941, địch lần lượt khủng bố các cơ sở, tổ chức cách mạng ở Bạch Hạc, Dẫn Tự, Hoà Lạc, Thượng Trưng (Vĩnh Tường), Tề Lỗ (Yên Lạc), Ấp Hạ, Phú Vinh (Tam Dương), Thuỵ Sơn, Thuỵ Điền (Lập Thạch), xưởng vũ khí Đình Ấm, thị xã Vĩnh Yên…Toàn tỉnh Vĩnh Yên chỉ còn hai cơ sở là Càn San và Vân Lãng (Bình Xuyên) là chưa bị địch khủng bố. “Hơn 50 Cán bộ đảng viên, hội viên cứu quốc bị bắt. Báo cáo của Sở Mật Thám Bắc Kỳ tháng 3-1942 cho biết: Từ 26 tháng giêng đến 25 tháng 2 năm 1942, đội lưu động cảnh sát đặc biệt Hà Nội hoạt động tại khu uỷ đã tiến
hành nhiều cuộc bắt bớ mới trong hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Yên. Tổng số người bị bắt từ 25/11/1941 đến 2/1942 tới 115 người [5; 74]
Quá trình xây dựng lực lượng Mặt trận Việt Minh ở Vĩnh Yên gặp rất nhiều khó khăn gian khổ vừa phải chống địch khủng bố vừa phải từng bước phục hồi, củng cố cơ sở và phong trào cách mạng. Nhưng khi Xứ Uỷ Bắc Kỳ tăng cường cán bộ về chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương thì nhiều cơ sở tổ chức Mặt trận Việt Minh được khôi phục và phong trào cách mạng có điều kiện phục hồi, phát triển. Hầu hết các cơ sở cũ trong tỉnh đều nhanh chóng được chắp nối, các đòan thể Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ cứu quốc được thành lập thêm. Cơ sở tổ chức Việt Minh được mở rộng tại nhiều làng xã, như Phan Lâm, Thản Sơn, Tiên Định, Đạo Nội (Lập Thạch) Yên Nhiên, Hoàng Xá (Vĩnh Tường), Tam Canh (Bình Xuyên)… Số hội viên tham gia các tổ chức đoàn thể Việt Minh giữa năm 1944, mỗi huyện có từ 15 đến 20 hội viên, nhưng tới đầu năm 1945 đã tăng lên 60-70 người.
Từ cuối năm 1942 đến đầu năm 1943, Xứ Uỷ Bắc Kỳ cử ông Trần Tử Bình- Xứ Uỷ Viên về phụ trách 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phú Thọ. Sau đó lại cử tiếp các ông Vũ Bật và Ngô Thế Sơn về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở đây, làm cho phong trào Việt Minh ngày càng phát triển. Khẩu hiệu đấu tranh được đề ra xoay quanh vấn đề kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh kinh tế như: “Ủng hộ Mặt trận Việt Minh đánh đuổi Nhật giành lại độc lập cho dân tộc”, “tăng lương giảm giờ làm cho công nhân”, “chống bắt phu bắt lính, chống phá lúa và hoa màu để trồng đay”…[37; 25]
Dưới sự lãnh đạo của ông Lê Xoay- Bí thư Ban Cán sự liên tỉnh Vĩnh Yên- Phúc Yên, ngày 1-5-1942, cờ đỏ truyền đơn hô hào đồng bào ủng hộ gia nhập Việt Minh, chống địch khủng bố, chống thu thóc thu thuế đã xuất hiện ở một số địa điểm của các huyện Vĩnh Tường, Bạch Hạc. Trong lần đang ông đang làm nhiệm vụ ở Bồ Sao (Vĩnh Tường) Lê Xoay đã hi sinh anh dũng. Đây là một
tổn thất lớn đối với Đảng bộ và phong trào cách mạng tỉnh Vĩnh Yên. Tiếp đó địch lại khủng bố phong trào ở Vĩnh Yên và các cơ sở của tỉnh mất liên lạc với cấp trên.
Đến tháng 3-1944, ông Kim Ngọc- Chính trị viên đã bắt liên lạc được với Xứ Uỷ Bắc Kỳ. Từ tháng 4-1944 đến tháng 8-1944, Xứ Uỷ Bắc Kỳ đã cử Ngô Văn San, Dinh Đức Thiện, Khuất Thị Vĩnh, Phạm Học về Vĩnh Yên phụ trách phong trào ở Vĩnh Yên.
Nhờ sự giúp đỡ của Trung ương Đảng và Xứ Uỷ Bắc Kỳ, từ cuối năm 1944 trở đi, việc liên lạc giữa địa phương với Trung ương và Xứ Uỷ Bắc Kỳ được nối lại, Các cơ sở tổ chức Đảng, Mặt trận Việt Minh, các Hội Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh ở Vĩnh Yên dần dần được phục hồi và phát triển. Đặc biệt đến tháng 1-1945, Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc không chỉ được phục hồi mà còn phát triển ở hầu hết các huyện.
Cùng thời gian này Đảng và Mặt trận Việt Minh còn lãnh đạo một số cuộc đấu tranh dưới hình thức làm đơn đòi chính quyền địch bán gạo cứu đói cho dân nghèo, như ở Vũ Di, Bích Đại, Văn Trưng, Lạc Trung (Vĩnh Tường); đòi cấp bông mua muối cho 45 gia đình ở Đạo Tú (Tam Dương)…Phong trào đấu tranh thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia….Đặc biệt là phong trào đấu tranh chống địch thu thóc lúa ở vùng Càn San, Văn Lãng ( Bình Xuyên) đã diễn ra hết sức mạnh mẽ. Từ ngày 2 đến 5-12-1944 hàng trăm quần chúng ở Càn San đã anh dũng đấu tranh chống bọn quan lại cùng với trên 50 lính khố xanh của địch đến vây làng cướp thóc. Tiếp đó hàng trăm nông dân tá điền ấp Văn Lãng đã kéo ra ngăn đường cướp lại hàng chục tấn thóc lúa do chủ đồn điền Hàn Hinh thu của dân đem bán cho Nhật.
Những cuộc đấu tranh đó không những đã giành được quyền lợi thiết thân cho quần chúng mà còn cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào chung của toàn tỉnh. Phong trào đã gây dựng được cơ sở, tổ chức Đảng, Mặt trận Việt Minh, đấu