Thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Một phần của tài liệu mặt trận việt minh vĩnh phúc trong cách mạng tháng Tám 1945 (Trang 72 - 82)

Hoạt động của Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc (10/1941 – 8/1945)

2.2.1Thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Cách mạng muốn thành công bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cần phải xác định đúng thời cơ và chớp thời cơ giành chính quyền. Đây là một trong những vấn đề cốt yếu, có tính quyết định tới sự thành bại của cách mạng. Thời cơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những điều kiện chủ quan và khách quan, trong đó điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định nhất. Đó là lúc kẻ thù đã suy yếu đến mức không thể cai trị như cũ được nữa, quần chúng sẵn sàng nổi dậy, Đảng đã sẵn sàng lãnh đạo cách mạng.

Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 đã bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Châu Âu, Phát xít Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện (5-1945). Ở Châu Á, phát xít Nhật cũng đầu hàng đồng minh (8-19450. Quân Nhật ở Đông Dương

rơi vào tình thế tuyệt vọng. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ. Kẻ thù không thể thống trị nhân dân ta như cũ.

Trước tình hình đó Hội nghị Trung ương Đảng toàn quốc đã được triệu tập ở Tân Trào, Tuyên Quang (từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945). Sau khi phân tích nhận định tình hình, Hội nghị đã nhận định “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi, quân Nhật đã tan rã mất tinh thần, hàng ngũ Nhật ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm , bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ, toàn dân tộc đang sôi nổi chờ đợi khởi nghĩa giành độc lập.”[14; 413] Do đó Hội nghị đã quyết định phát động toàn dân nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngay trong đêm 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Uỷ Ban khởi nghĩa toàn quốc. Uỷ Ban khởi nghĩa đã ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân , dân Việt Nam vùng dậy giành độc lập cho nước nhà…Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng. Tổ quốc đang đòi hỏi những hi sinh lớn lao của các bạn! Cuộc thắng lợi nhất định sẽ thuộc về ta” [14; 411]

Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa mới kết thúc, Đại hội Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập đã họp ở Tân Trào, Tuyên Quang (từ ngày 16 đến 17-8- 1945). Đại hội đã hoàn toàn tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng và thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh; quyết định thành lập Uỷ Ban Dân tộc giải phóng (Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới đồng bào kêu gọi toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Hỡi đồng bào yêu quý!

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta.

…Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh đồng bào hãy dũng cảm tiến lên” [39; 553]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tổng bộ Việt Minh và chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương trong cả nước đã nhất loạt nổi dậy giành chính quyền.

Hoà chung vào không khí cách mạng của các nước, Mặt trận Việt Minh tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo các lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân trong toàn tỉnh nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

2.2.2 Mặt trận Việt Minh Vĩnh Phúc trong những ngày tổng khởi nghĩa giành chính quyền (từ 15-8 đến 31-8-1945) chính quyền (từ 15-8 đến 31-8-1945)

Mặc dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương nhưng khi nghe tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh một số địa phương đã chủ động tiến hành khởi nghĩa. Căn cứ vào điều kiện và thời cơ đang chín muồi mà chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh Vĩnh Yên và Phúc Yên đã chủ động huy động lực lượng tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh.

Khởi nghĩa giành chính quyền ở Phúc Yên

Phúc Yên là tỉnh nằm trong An Toàn khu của Trung ương, trong cùng một lúc có Đội công tác Trung ương, Đội công tác Xứ ủy và Ban cán sự tỉnh phụ trách, nên công cuộc khởi nghĩa các huyện trong tỉnh có nhiều mối chỉ đạo khác nhau.

Nơi khởi nghĩa đầu tiên là huyện Đông Anh. Được tin Nhật đầu hàng, tối 18-8-1945, Chi bộ nhà máy xe lửa Đông Anh chủ động chỉ huy công nhân nhà máy và tự vệ các làng xã chiếm huyện. “Tri huyện Vũ Văn Mẫu hoảng sợ bỏ trốn. Lực lượng khởi nghĩa giải tán chính quyền tay sai, thu ấn tín, sổ sách 6 khẩu súng trường,bố trí tự vệ canh giữ huyện đường rồi rút” [5;106]

Ngày 21-8-1945, các ông Lê Đình Thiệp, Trần Độ, trong Đội công tác Trung ương huy động lực lượng trong huyện biểu tình mit tinh lập chính quyền cách mạng và giải quyết bọn Nhật đóng ở ga Phúc Yên. Sau khi công bố, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời huyện Đông Anh, do ông Lê Đình Thiệp làm Chủ tịch, trước cuôc mittinh, đoàn biểu tình bao vây khu vực quân Nhật đóng quân để làm áp lực cho đại biểu chính quyền cách mạng vào thuyết phục bọn Nhật trao vũ khí. Quân Nhật không chịu trao vũ khí cho cách mạng. Lập tức chính quyền cách mạng huyện quyết định dùng vũ lực tấn công tiếu diệt bọn Nhật. Cuộc chiến đấu diễn ra gay go, ta tiêu diệt được toàn bộ 7 tên Nhật. Cuộc khởi nghĩa ở Đông Anh tuy phải đổ máu nhưng cũng giành được thắng lợi.

Tiếp sau Đông Anh, ba huyện còn lại và thị xã Phúc Yên liên tiếp khởi nghĩa và giành thắng lợi.

Riêng khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh gặp nhiều trở ngại, khó khăn vì phải đối phó rất gay go với bọn chỉ huy bảo an binh, với bọn Đại Việt, với sự can thiệp của Nhật và phải chiến đấu quyết liệt chống bọn Quốc dân đảng phản động từ Vĩnh Yên xuống.

Được tin Nhật đầu hàng, Hà Nội đã khởi nghĩa giành chính quyền, tuy chưa nhận được lệnh khởi nghĩa, nhưng căn cứ vào chỉ thị của Trung ương, Ban Cán sự Phúc Yên nhận định thời cơ khởi nghĩa đã đến, nên đã triệu tập gấp Hội nghị cán bộ toàn tỉnh họp vào tối 18-8-1945, tại làng Chi Đông (Kim Anh) để bàn kế hoạch khởi nghĩa. Hội nghị đã quyết định khởi nghĩa giành chính quyền ngay ngày hôm sau (19-8). Hội nghị cử ra Uỷ Ban khởi nghĩa tỉnh gồm 4 người: Vũ Ngọc Linh, Trần Thị Sinh, Nguyễn Ngọc Dư, Nguyễn Ngọc Trượng do Vũ Ngọc Linh làm trưởng ban để chỉ huy cuộc khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Theo đúng kế hoạch, sáng ngày 19-8-1945, hàng vạn nhân dân tỉnh Phúc Yên giương cao cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ rầm rập từ nhiều hướng tiến về thị xã khởi nghĩa

giành chính quyền ở tỉnh. Tại đây các lực lượng cách mạng đã ngăn chặn được âm mưu của bọn Đại Việt định cướp chính quyền trước Việt Minh.

Cùng lúc cuộc khởi nghĩa ở huyện Kim Anh cũng giành thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Ngọc Trượng lực lượng tự vệ và quần chúng cứu quốc cơ sở Chi Đông đã tiến vào huyện đường. Tri huyện Đàm Sĩ Hiến đầu hàng ngay, giao nộp toàn bộ sổ sách ấn tín và vũ khí cho cách mạng. Sau đó tiến về thị xã tăng cường lực lượng cho đoàn biểu tình.

Có thêm lực lượng và vũ khí, sau khi đã dẹp xong bọn Đại Việt, đoàn biểu tình toàn tỉnh chia làm 2 mũi tên về dinh tỉnh trưởng và trại Bảo an binh. Tại dinh tỉnh trưởng, lúc đầu tỉnh trưởng Bùi Văn Thiệp còn chần chừ, nhưng trước áp lực của quần chúng đông đảo và thái độ kiên quyết của Ủy ban khởi nghĩa, y buộc phải đầu hàng, giao nộp toàn bộ tài sản, ấn tín và trên 30 khẩu súng cho cách mạng. Giải quyết xong chính quyền bù nhìn, nhưng khi chiếm trại bảo an binh thì gặp nhiều khó khăn trở ngại. Bọn chỉ huy bảo an binh rất ngoan cố, không chịu đầu hàng mà chỉ nhận “hợp tác” với Việt Minh. Biết không thể thuyết phục được bọn này, mà nổ súng chiến đấu thì bất lợi cho ta vì chúng còn lực lượng, còn vũ khí và bọn Nhật sẽ can thiệp, nên Ủy ban khởi nghĩa chấp nhận hợp tác với điều kiện chúng phải treo cờ đỏ sao vàng trong doanh trại và cử một đơn vị tham gia mit tinh cùng nhân dân. Lập tức cờ đỏ sao vàng được binh sĩ bảo an kéo lên cột cờ trước cổng trại, trong tiếng hoan hô vang dậy của đoàn biểu tình. Việc chiếm trại bảo an binh tạm dừng lại chờ giải quyết sau. Đoàn biểu tình tiến về sân vận động thị xã vào lúc 16h cùng ngày để dự mittinh khởi nghĩa thắng lợi và mừng chính quyền cách mạng tỉnh Vĩnh Phúc ra mắt. Tại cuộc mittinh, ông Nguyễn Trọng Duệ thay mặt Ủy ban khởi nghĩa tỉnh tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân, phong kiến tại Phúc Yên và long trọng tuyên bố Ủy ban bảo vệ cách mạng (do còn có sự hợp tác với bảo an binh nên chính quyền cách mạng Phúc Yên lúc đó không

gọi là Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời mà gọi là Ủy ban bảo vệ cách mạng) tỉnh gồm 7 thành viên do ông Vũ Ngọc Linh làm Chủ tịch.

Cuộc mit tinh vừa kết thúc thì quân Nhật do bọn phản động cầu cứu đã từ Vĩnh Yên kéo xuống để phá cuộc khởi nghĩa của ta. Suốt đêm 19-8, tự vệ được lệnh bố trí khắp các ngả đường trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, nhân dân thị xã dựng chướng ngại vật để cản địch. Trước thái độ vừa kiên quyết vừa mềm mỏng của Việt Minh và thấy rõ nhân dân ta sẵn sàng chống trả nên bọn Nhật không dám liều lĩnh với ta. Chiều ngày 20-8, chúng buộc phải rút quân về thị xã Phúc Yên.

Bọn bảo an binh tuy bề ngoài nhận “hợp tác” với Việt Minh nhưng bên trong vẫn ngấm ngầm chống ta. Chúng cầu cứu Nhật không được, xoay sang cầu cứu bọn Quốc Dân đảng Vĩnh Yên. Theo yêu cầu của chúng, đêm 27-8-1945, một đại đội linh Quốc dân đảng từ Vĩnh Yên kéo xuống định thực hiện âm mưu trong đánh ra ngoài đánh vào, hòng tiêu diệt lực lượng tự vệ của ta, chiếm thị xã, nhưng Đảng bộ và nhân dân Phúc Yên đề cao cảnh giác đã chuẩn bị đối phó từ trước, khi bọn Quốc dân đảng vừa tới đã bị quân ta chặn đánh. Hành động phản bội của bọn chỉ huy bảo an binh đã kịp thời bị ngăn chặn. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Tự vệ Việt Minh chiến đấu dũng cảm và giành thắng lợi vẻ vang, tiêu diệt và bắt sống gần một đại đội lính Quốc dân Đảng, thu một số súng. Thấy đồng bọn bị đánh tan, bọn chỉ huy bảo an binh hốt hoảng định thúc binh lính tháo chạy lên Vĩnh Yên và thủ tiêu một số cán bộ Việt Minh đang bị chúng giam giữ. Nhưng chưa kịp hành động, anh em binh lính yêu nước trong bảo an binh đã nổ súng kết liễu bọn đầu sỏ phản động là tên quản Điện và quản Lộc. Chính quyền cách mạng nhanh chóng cử người đến tiếp quản trại bảo an binh, giải thoát một số cán bộ Việt Minh bị bắt và giải tán binh lính bảo an trong trại. Đến đây trở lực cuối cùng trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Phúc Yên được thanh toán. Thắng lợi này đã làm cho quân Tưởng mất chỗ dựa khi chúng kéo vào đóng quân ở Phúc Yên.

Sau khi dẹp xong bọn phản động, ngày 30-8-1945, Ủy ban bảo vệ cách mạng tỉnh bổ xung thêm ủy viên và đổi tên thành Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Phúc Yên, do ông Phạm Đức Khiêm làm Chủ Tịch, ông Nguyễn Trọng Duệ là Phó chủ tịch. Cùng ngày, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Phúc Yên cũng được thành lập do ông Hoàng Hữu Thanh làm Chủ tịch.

Hai huyện còn lại là Đa Phúc và Yên Lãng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Huyện Đa Phúc khởi nghĩa diễn ra ngày 19-8, cùng ngày với khởi nghĩa tỉnh. Ngày 19-8-1945, cơ sở Việt Minh ở Vệ Linh, Phú Mã, do biết tin thị xã đã khởi nghĩa nên tự động huy động lực lượng đến chiếm huyện Đa Phúc. Tri huyện Nguyễn Phúc Sa giao đầy đủ tài sản, ấn tín cho Việt Minh. Sáng ngày 20-8- 1945, Lê Thị Thái Bảo phụ trách Đội công tác Xứ Uỷ, huy động tự vệ từ Hiệp Hoà (Bắc Giang) sang phối hợp với tự vệ Đa Phúc để khởi nghĩa. Ngày 19-8- 1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Đa Phúc.

Tại huyện Yên Lãng, Đội công tác Trung ương đóng ở Tráng Việt do Nguyễn Lam phụ trách đã huy động quần chúng các cơ sở trong huyện biểu tình chiếm huyện ngày 20-8-1945. Tri phủ Phan Trung Ngôn run sợ lập tức trao đầy đủ sổ sách, ấn tín và hai khẩu súng cho Việt Minh. Như vậy ngày 20-8 khởi nghĩa giành thắng lợi ở Yên Lãng.

Chỉ trong vòng 3 ngày từ 18 đến 20-8-1945, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra và giành thắng lợi ở tất cả các huyện của Phúc Yên.

* Khởi nghĩa giành chính quyền ở Vĩnh Yên.

Khác với Phúc Yên, khởi nghĩa ở Vĩnh Yên diễn ra ở các huyện rồi mới đến tỉnh. Huyện khởi nghĩa đầu tiên là Lập Thạch từ ngày 17/8/1945.

Được tin Nhật đầu hàng, Uỷ ban dân tộc giải phóng huyện Lập Thạch nhận định thời cơ khởi nghĩa đã đến, nên chỉ huy hơn 200 tự vệ đến chiếm huyện ngày 17/8/1945. Tri huyện Bùi Tất Cường đã bỏ trốn, bọn nha lại hoảng sợ nộp

đầy đủ sổ sách, ấn tín và 18 khẩu súng cho Việt Minh. Giải tán xong chính quyền tay sai, lực lượng tự vệ rút về Thụy Điền.

Sau khi tham gia khởi nghĩa ở tỉnh, Đội công tác Xứ ủy mới trở về Lập Thạch thành lập chính quyền cách mạng cấp huyện. Đầu tháng 9/ 1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Lập Thạch do ông Nguyễn Ngọc Phác làm Chủ tịch ra mắt nhân dân trong cuộc mittinh toàn huyện được tổ chức ở sân vận động xã Sơn Đông.

Tiếp sau Lập Thạch, khởi nghĩa diễn ra ở huyện Bình Xuyên. Tối ngày 18/8, một số đảng viên Đẩng Dân Chủ ở Tam Canh đã huy động tự vệ đột nhập huyện lỵ Bình Xuyên thu 11 súng và ấn tín rồi rút. Ngày 24/8/1945, Tỉnh ủy cử cán bộ huy động lực lượng tự vệ và nhân dân trong huyện biểu tình chiếm huyện, bắt giam Tri huyện Đỗ Trọng Vinh, tuyên bố giải tán chính quyền tay sai và thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Bình Xuyên do ông Nguyễn Văn Thao làm Chủ tịch.

Tại Vĩnh Tường, ngày 20/8, cán bộ huyện đã họp Hội nghị tại làng Bích Đại với sự có mặt của Khuất Thị Vĩnh- Tỉnh uỷ viên để bàn kế hoạch khởi nghĩa. Hội nghị nhận định nếu ta khởi nghĩa chậm, bọn Quốc dân đảng phản động ở Thổ Tang sẽ chiếm huyện trước, cách mạng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy hội nghị quyết định khởi nghĩa vào ngày 21/8 và cử ra Ủy ban khởi nghĩa huyện do ông Khuất Thị Vĩnh làm Trưởng ban.

Sáng 21/8, theo kế hoạch đề ra, quần chúng cứu quốc và tự vệ cơ sở phối hợp với tự vệ trong huyện mang theo cở đỏ sao vàng và vũ khí tiến về huyện lỵ Vĩnh Tường để khởi nghĩa giành chính quyền. Do vỡ đê Quảng Cư, Vĩnh Tường bị ngập lụt nên khởi nghĩa phải đi bằng thuyền theo hai cánh quân xuất phát từ làng Bích Đại và từ đình Hoà Lạc tiến về Thổ Tang (huyện lỵ Vĩnh Tường) để tiến hành khởi nghĩa. Lúc này, trong huyện có một trung đội lính Bảo an đóng và khá đông bọn lính Quốc dân đảng. Thấy thuyền của đoàn biểu tình đến, bọn Bảo

an và Quốc dân đảng ra ngăn cản không cho vào huyện. Lập tức quần chúng hô vang “ủng hộ Việt Minh” và tự vệ của ta cảnh cáo hành động chống phá khởi nghĩa của chúng. Trước sức mạnh của lực lượng vũ trang, bọn lính Bảo an và

Một phần của tài liệu mặt trận việt minh vĩnh phúc trong cách mạng tháng Tám 1945 (Trang 72 - 82)